Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.99 KB, 3 trang )
4 chiêu mở đầu bài thuyết trình
Ấn tượng đầu tiên của khán giả là mối bận tâm chính yếu của diễn giả.
Lúc diễn giả bước ra sân khấu, thì những lời chào hỏi, những câu nói đầu
tiên sẽ tạo nên ấn tượng ban đầu nơi khán giả. Và diễn giả có nhiệm vụ
phải tranh thủ cho được thái độ đồng tình ủng hộ của khán giả để đưa họ
nhập cuộc vào buổi thuyết trình.
Lời mở đầu phải tạo ra được một mối liên hệ thân thiện giữa diễn giả với
khán giả, gợi lên được mối quan tâm thích thú của họ về đề tài cùng
những gì bạn sẽ trình bày.
Mở đầu với một trích dẫn
Tại sao nên mở đầu với một trích dẫn? Bởi vì một câu trích dẫn cô đọng
và thích hợp sẽ làm thu hút ngay sự quan tâm của khán giả và tiếp thêm
lửa cho bài nói của bạn.
Để mở đầu một bài thuyết trình về đề tài Thay đổi để thành công hơn, tôi
thường trích dẫn một câu nhận định nổi tiếng của Albert Einstein như sau:
“Điên, đó là mong muốn một kết quả tốt hơn từ cách làm như cũ.”
Mượn lời lẽ khôn ngoan của nhà vật lý đại tài, tôi đã lập tức thu hút được
khán giả. Và họ nhập cuộc ngay từ đầu. Họ bắt đầu hiểu được một chân lý
rất đỗi bình thường của cuộc sống: làm sao có thể khấm khá hơn được
nếu vẫn sống cuộc đời như cũ.
Mở đầu với một phát biểu gây kinh ngạc
Bạn có thể “dụ” khán giả mình bằng cách nói vài lời nào đó gây kinh ngạc
và hấp dẫn. Hãy thử nói điều gì đó khiến họ bật cười. Theo cách này, có
diễn giả nọ đã có lời mở đầu như sau: “Tôi rất thường tự hỏi người ta nhét
thứ gì vào cái bánh hot dog. Giờ thì tôi đã biết và cũng ước gì tôi đừng biết
thì hơn.”
Hãy tìm đọc và nghiên cứu những tác phẩm văn chương cổ điển để tìm ý
tưởng gây ngạc nhiên, bởi vì những nhà văn danh tiếng thường rất giỏi về
chuyện câu kéo sức tập trung của người đọc ngay lập tức. Chẳng hạn,
bạn hãy xem lời mở đầu tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell: “Đó
là một sớm tháng Tư lạnh lẽo, và những chiếc đồng hồ treo tường đang