Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Ngậm vú giả - Thói quen dẫn đến những tật xấu của trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.24 KB, 2 trang )

Ngậm vú giả - Thói quen dẫn đến những tật xấu
của trẻ
Liên tục trong nhiều ngày, giấc ngủ của con bạn trở nên chập chờn và bị
đảo lộn: bé thức dậy nhiều lần trong đêm, nhận thấy "tù và" của bé không
còn nữa và cứ khóc mãi cho đến khi bạn phải đưa trở lại cho bé ngậm.
Đôi khi bé không sao ngủ lại được. Làm sao để thoát khỏi tình cảnh này?
Ảnh hưởng của thói quen ngậm núm vú giả:
Người ta luôn cho rằng núm vú giả có tác dụng làm dịu hay yên lòng bé
khi bé cảm thấy khó chịu. nhưng trong thực tế, nó thường xuyên mang
đến nhiều rắc rối hơn chúng ta tưởng. Để bé liên tục ngậm núm vú sau
này bé sẽ không thể nào bỏ được thói quen ngậm một cái gì đó như mút
ngón tay, ngậm quản bút. trước hết là mất vệ sinh sau nữa là ảnh hưởng
đến răng miệng, ngón tay thì bị vẹo đi. Nếu không thể bỏ thói quen ngậm
núm vú của bé trong ngày một ngày hai thì nhất thiết phải tránh để cho
con bạn lúc nào cũng có núm vú ngay bên cạnh để ngậm.
Hãy giúp bé từ bỏ thói quen xấu đó:
Chắc bạn nghĩ: Nói thì dễ, nhưng trong thực tế thì làm sao có thể đành
lòng trước tiếng khóc của một đứa trẻ sơ sinh mà chẳng có gì có thể làm
dịu đi được? Khi đã qua mức thời gian là 4 tháng đầu kể từ khi sinh, là
khoảng thời gian mà nhu cầu bú mớm thường là rất quan trọng đối với
phần lớn trẻ em, thì bạn phải lập ra một kế hoạch tỉ mỉ về thời gian, chế độ
bú của bé. Đó là cách duy nhất để không làm cho bé hoàn toàn bị phụ
thuộc vào núm vú giả. Cụ thể hơn là tập cho bé làm quen với việc "có" và
"không có" núm vú. Và điều này tùy thuộc vào bạn, các bậc cha mẹ, bạn
phải kiểm soát tình trạng này mà suy cho cùng bạn chính là người chịu
trách nhiệm: vì nếu bạn không gợi ý cho bé làm điều đó - ngậm núm vú -
thì bé đâu có đòi.
Nhanh chóng tìm những cách thức khác để thay thế "tù và". Bằng cách để
ý đến những nhu cầu thực sự của bé như sự vuốt ve, chiều chuộng,
những bài hát, lời ru, những lời xoa dịu, âu yếm.
Để dành "tù và" cho những lúc khó khăn


Những lúc mà có thể sẽ dẫn đến một sự rối loạn thực sự về thể xác hoặc
những lúc phải đòi hỏi ở bé một nỗ lực rất lớn để thích nghi. Sự củng cố
mạnh mẽ về tinh thần bằng cách cho bé ngậm núm vú lúc này là rất thiết
thực, nó cho phép bé vượt qua được những cơn khủng hoảng thần kinh.
Trong số đó, có những khi:
 Bé phải chờ đợi lâu để đến giờ ăn
 Bé gặp khó khăn trong lúc ngủ: chẳng hạn khi bé quá mệt, khó chịu
hoặc đơn giản là nô đùa phấn khích quá trước khi đi ngủ, núm vú giả lúc
này sẽ có tác dụng làm dịu bớt những chấn động thần kinh mà bản thân
bé không tự chế ngự được.
 Khi bé mắc những bệnh nhẹ: sốt nóng lúc mọc răng, những căn
bệnh viêm nhiễm ở trẻ em, như chàm Eczêma chẳng hạn, tất cả đều có
thể làm cho đứa trẻ trở nên bực bội, rất khó chịu.
 Khi phải rời xa mẹ: "tù và" có thể hữu dụng khi người mẹ phải đi
làm, hoặc không có điều kiện chăm sóc thường xuyên bé. Trách nhiệm lúc
này thuộc về người thay thế mẹ phải trông nom bé, như ông bà, những
người thân trong gia đình, vú em, không để cho bé giữ núm vú cả ngày.
Ngay khi những cơn căng thẳng thần kinh của bé đã qua đi, bạn nên tìm
cách lấy lại đồ vật đó: chẳng hạn, khi bạn thấy con bạn bắt đầu thấy thoải
mái và vui đùa, hãy lấy núm vú ra khỏi miệng bé ngay cả khi bé đang mút.
Tương tự như vậy, hãy gỡ nó ra một cách nhẹ nhàng khi bé đang đi dần
vào giấc ngủ.

×