Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghị luận xã hội: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm - Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.1 KB, 4 trang )

Đề bài: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Cịn hơn buồn le lói suốt trăm
năm.” Anh (chị) hãy bình luận về hai câu thơ trên.
Bài làm
“Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời lại là một
việc rất khó" (Pixarit). Mỗi con người chúng ta đều có những quan điểm sống rất riêng
của chính mình. Tuy nhiên sống như thế nào mới là đúng nhất? Đây là một câu hỏi
luôn được chờ trả lời. Trong số đó, một câu trả lời đã được nêu ra, chính là hai câu thơ
trong bài “Giục giã" của Xuân Diệu:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Mỗi quan điểm sống chứa đựng ý nghĩa khác nhau mà ta cần phải tìm hiểu.
Qua hai câu thơ trên, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, Xuân Diệu đã biểu trưng
cho cuộc sống bằng hình ảnh thơng thường nhất cũng điển hình nhất, đó chính là ánh
sáng. Nhà thơ đã đưa ra một sự đánh đổi, ông sẵn sàng đổi cả trăm năm sống nhạt
nhẽo lấy duy nhất chỉ một giây phút huy hồng mà thơi. Nhưng trong giây phút ấy,
con người ta được sống hết mình, sống mãnh liệt, tận hưởng cuộc sống muôn màu,
muôn vẻ. Ta thấy Xuân Diệu đem trăm năm đổi lấy một phút là cái giá quá đắt, đặc
biệt là đối với những người nhạy cảm với thời gian như ông. Vậy mà nhà thơ vẫn chấp
nhận, có lẽ để khẳng định một điều với cuộc sống, chất lượng cần hơn là số lượng, chỉ
có sống hết mình với cuộc đời mới tận hưởng hết mọi điều kỳ diệu nơi trần thế.
Thế nhưng tại sao Xuân Diệu lại làm như vậy? Trước hết là bởi vì ơng là người
khao khát sống đến mãnh liệt, với tác giả, cuộc đời này đẹp vô cùng và rất đáng sống.
Mọi điều kỳ diệu của cuộc sống đều tập trung vào mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Câu
thơ trên thể hiện tiếng nói của cái tơi cá nhân đã thức tỉnh và đòi hỏi được khẳng định
một cách quyết liệt. Một thái độ không chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, vơ nghĩa, “buồn
le lói". Qua từ “huy hồng", ơng muốn khẳng định sự hiện diện của mình giữa cuộc
đời. Sự đối lập giữa “một phút" và “trăm năm" thật quá sâu sắc. “Một phút" là khoảng
thời gian vô cùng ngắn ngủi, còn “trăm năm" là cả một đời người. Điều này nhấn
mạnh ý nghĩa sự tồn tại của cái tôi cá nhân khơng phải ở khoảng thời gian mà nó hiện
diện mà ở tính chất sự hiện diện của nó.


1


Có một khoảng thời gian, người ta xem quan điểm này của Xuân Diệu là điển
hình cho lối sống gấp, sống chỉ biết hưởng thụ. Nhưng cốt lõi sâu xa của nó là nhu cầu
chính đáng của con người cá nhân được khẳng định giá trị. Đây là một lối sống tích
cực. Thời gian là vơ hạn nhưng con người chỉ hữu hạn mà thôi, nên thời gian để chúng
ta hưởng thụ khơng nhiều:
“Lịng tơi rộng mà lượng trời cứ chật
Khơng cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Cịn trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi"
(Vội vàng)
Đoạn thơ trên đã thấy quan điểm của Xuân Diệu là con người phải sống gấp
lên, biết tranh thủ trong từng khoảnh khắc, sống hết mình, yêu hết mình. Những người
sống nhàm chán, chưa từng thấy cuộc đời thú vị thì thử hỏi cuộc đời của họ sao không
vô nghĩa, mà vơ nghĩa thì cịn gì ngồi cái chết nữa đâu? Tuy nhiên khơng phải bất cứ
câu thơ nào cũng có thể trở thành quan điểm sống. Quan điểm sống mà được đúc kết ở
trong câu thơ chính là lúc nó đang ở trong trạng thái tâm lý, tình cảm, nhận thức, suy
nghĩ và khát khao của con người trước cuộc đời. Nó trở thành một triết lý sâu sắc,
quyết định sự phản ứng và cách cư xử của con người trong xã hội, không chỉ ảnh
hưởng ở một vài thời điểm mà là cả cuộc đời. Riêng đối với nhà văn, quan điểm sống
còn chi phối hàng loạt các sáng tác, để lại dấu ấn rất sâu đậm trong thơ văn và Xn
Diệu cũng khơng ngoại lệ. Ơng khẳng định cuộc sống có “chất lượng" và phủ định
cuộc sống vơ nghĩa quan cách chứng minh hùng hồn cho quan niệm của mình. Quan
điểm ấy trở thành một luồng gió mới thổi vào văn học lãng mạn.
Từ quan điểm sống của Xuân Diệu, ta thấy ông ý thức được thời gian trôi qua
đem lại quá nhiều mất mát cho cá nhân. Ham sống. Khát vọng, tình cảm của ơng khác
hẳn khát vọng, tình cảm của con người thời trung đại. Một câu hỏi đặt ra là tại sao

trong thời phong kiến, chưa có ai đề ra quan điểm sống này? Là bởi vì khi ấy, bản ngã
của con người đã bị triệt tiêu. Còn ở thời đại của Xuân Diệu, cái tôi cá nhân đã được
thức tỉnh, hiện diện một cách hồn chỉnh, đường hồng. Con người ta nói nhiều đến
bản thân, đến những điều mình nghĩ, mình muốn. Cũng là cái tôi, nhưng Thế Lữ lại
2


nhốt mình trong tháp ngà của nghệ thuật, Hàn Mặc Tử say sưa ở cõi mộng… Chỉ có
Xuân Diệu thiết tha, gắn bó với vườn trần đầy hương sắc. Cá tính và thời cuộc đã làm
nên hồn cảnh nảy sinh ham muốn sống hết mình của nhà thơ. Đồng thời, nó cũng là
một trong những cơ sở để đánh giá giá trị của quan điểm ấy.
Có thể nói, quan điểm sống của Xuân Diệu là chân lý muôn đời không ai có thể
phủ nhận. Nó hướng tới con người, nhân đạo hóa con người, khiến con người ta sống
có ý nghĩa hơn. Trong xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 ngột ngạt bấy giờ, nó chỉ
ra được giá trị đích thực của cuộc sống nơi trần thế. Nó mang đến cho tầng lớp thanh
niên tiểu tư sản đang chìm trong lối sống buồn chán, ảm đạm và vơ vị một cách sống
mới sơi nổi, mạnh mẽ hơn. Nó lay động và thắp sáng lên trong trái tim họ niềm yêu
đời, yêu cuộc sống mạnh mẽ, khơi dậy đời sống của những “thế giới" nội tâm phong
phú. Đối với chúng ta hôm nay và cả thế hệ mai sau, quan niệm này vẫn không ngừng
phát huy tác dụng của nó. Tuy nhiên, trả một cái giá quá đắt như vậy, Xuân Diệu có
cực đoan quá chăng? Xét trên nghĩa đen của văn bản, đúng là ông đã đưa ra sự đối lặp
hơi quá mức. Theo quan niệm xưa, trăm năm là giới hạn lớn nhất cho vòng đời của
con người. Hơn nữa, cuộc sống của một người không nhất thiết phải đi hết quãng thời
gian này. Nhưng còn một phút? Quá ngắn ngủi, không thể coi là một đời người, chỉ có
thể coi là một khoảnh khắc sống mà thôi. Song ngôn ngữ văn học là thứ ngôn ngữ kỳ
diệu không hề đồng nhất với bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Một trong những đặc điểm
của nó là ít nhiều đều mang tính tượng trưng và chỉnh địi hỏi sự chính xác về bản
chất.
Về mặt đúng sai, thiết nghĩ hai câu thơ của Xn Diệu khơng cịn gì để bàn cãi.
Để trả lời câu hỏi “Sống như thế nào là đúng nhất?”, quan điểm của ông thể hiện qua

hai câu thơ trong bài “Giục giã" là không sai.
Niềm khao khát sống bắt nguồn từ cái tôi và là một mặt mâu thuẫn lớn lao của
cái tôi ấy. Cho nên, dù thế nào nó cũng khơng thể tách rời nỗi cơ đơn, hồi nghi và bế
tắc trước cuộc sống. Sau những giờ phút miệt mài với tình u, ơng ln phải đối mặt
với những bế tắc và cô đơn của chính mình nên Xn Diệu sợ hãi tương lai:
“Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai"
(Vội vàng)

3


Cũng vì thế mà thời gian trong mắt Xuân Diệu còn là sự vận động đến lụi tàn.
hai câu thơ thể hiện quan niệm sống của Xuân Diệu chỉ giữ lại phần chân lý tinh hoa
nhất trong quan niệm của ông lúc đó. Cuộc sống theo đà phát triển, từ đó tư tưởng của
con người cũng khơng ngừng phát triển. Vẫn là Xuân Diệu, nhưng khi đi theo Cách
mạng, cuộc đời ông chuyển sang trang mới, tư tưởng của ông cũng thay đổi lớn lao.
Chỉ có một điều duy nhất khơng thay đổi là ơng vẫn sống hết mình với cuộc đời. Con
người chúng ta khơng chỉ sống vì mình mà cịn sống vì người khác.
Đối với Xn Diệu, cuộc đời tràn đầy niềm vui, hy vọng và những điều kỳ
diệu. Thế cho nên ông luôn ham muốn, ham muốn sống đến tột cùng. Có lẽ đối với
nhà thơ, cuộc sống không đo bằng thời gian sống mà đo bằng những gì ta làm được.
Ơng khơng muốn sống cuộc đời tẻ nhạt, nhàm chán, vơ vị khi có q nhiều điều thú
vị, mới mẻ đang “chờ đợi" ông. Nhà thơ vội vàng, gấp gáp vì sợ rằng khơng đủ thời
gian để tận hưởng cuộc sống, để cống hiến, để tô điểm và sáng tạo cho đời, cho mọi
người được sống một ngày tươi đẹp hơn. Như vậy, trong thời đại ngày nay, quan điểm
sống của Xuân Diệu mới thực sự phát huy đến mức cao độ tác dụng của nó đối với
con người chúng ta.
Plu-tác từng nói: “Tình u cổ xưa nhất nhưng cũng vĩ đại nhất là tình yêu cuộc
sống". Chứa đựng hạt nhân của sự vĩnh cửu này, quan niệm sống của Xuân Diệu trong
hai câu thơ:“Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt. Cịn hơn buồn le lói suốt trăm

năm” sẽ khơng bao giờ bị vùi lấp theo thời gian. Quan niệm này mãi mãi là một trong
những kim chỉ nam của con người, nhất là những người trẻ tuổi đang đứng trước
ngưỡng cửa cuộc đời muôn màu, muôn vẻ này.

4



×