Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của CISG để minh họa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.84 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI HẾT MƠN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề bài: Phân tích phạm vi áp dụng và phạm vi không áp dụng của Công ước
Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG). Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của CISG để minh họa.

Họ và tên: Đoàn Thị Hồng Nhung
MSSV: 441204
Lớp: N01.TL2

Hà Nội, 2022
1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CISG: Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980
UNCITRAL: Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế

3


MỞ ĐẦU


Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) được soạn thảo bởi UNCITRAL trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất
nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 1Cho đến nay, CISG
đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp
dụng rộng rãi nhất. CISG là Cơng ước quốc tế có quy mơ lớn hơn hẳn về số quốc
gia tham gia và mức độ được áp dụng. Với 74 quốc gia thành viên, ước tính Cơng
ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế
giới. Trong phạm vi bài viết này, em xin phân tích và làm rõ phạm vi áp dụng và
phạm vi không áp dụng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Lấy 01 án lệ về phạm vi áp dụng của
CISG để minh họa
I.

NỘI DUNG
Các quy định của CISG về phạm vi áp dụng
Theo quy định của Điều 1, CISG được áp dụng trong các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: CISG được áp dụng khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc
gia là thành viên của CISG
Quy định này đáp ứng mục tiêu trọng tâm của Công ước là xây dựng một khung
pháp lý thống nhất cho các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra trên tồn
cầu. Nó được áp dụng phổ biến nhất của các thành viên tham gia giải quyết tranh
chấp chung nhất, các bên được đảm bảo về quyền và lợi ích hơn so với việc áp
dụng pháp luật riêng của các thành viên. Ví dụ, CISG 1980 sẽ được áp dụng thay
cho pháp luật quốc gia đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp có
trụ sở tại Việt Nam và doanh nghiệp có trụ sở tại Đan Mạch, Ai Cập, Canada, bởi lẽ
Việt Nam và các nước này đều là thành viên của Cơng ước. Theo đó, khi các quốc
gia phê chuẩn hoặc gia nhập Cơng ước thì Cơng ước trở thành một phần nội luật
của quốc gia đó và sẽ đương nhiên được áp dụng đối với các giao dịch giữa các
cơng dân của quốc gia thành viên đó. Tuy nhiên, quan hệ hợp đồng là quan hệ
mang tính chất dân sự nên việc các bên có thể thoả thuận chọn luật của quốc gia cụ

II.

1.

1.1.

1 Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG), truy cập ngày 3/6/2022;

4


1.2.

1.3.
-

thể để điều chỉnh hợp đồng nếu không muốn áp dụng CISG và điều này phải phải
được các bên thể hiện ý định loại trừ một cách rõ ràng hoặc ngầm định2.
Trường hợp 2: CISG được áp dụng khi chiếu theo các quy tắc của Tư pháp quốc tế
thì luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng là pháp luật của quốc gia thành viên CISG
Đây được gọi là trường hợp áp dụng “gián tiếp” Công ước và mở rộng đáng kể
phạm vi áp dụng của Công ước này đối với các hợp đồng được ký giữa một bên có
trụ sở tại quốc gia thành viên Cơng ước cịn bên kia thì khơng. Trường hợp thứ hai
này bao gồm hai tình huống cụ thể. Tình huống thứ nhất là khi áp dụng các quy
phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế của một nước (thơng thường là nước có tịa
án đang giải quyết tranh chấp) dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên cơng
ước. Thứ hai là tình huống các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật của
một nước thành viên CISG, bởi vì quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa
chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng và cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp
đồng.

Một vài quốc gia thành viên Công ước đã bảo lưu điều này với lý do tránh việc
CISG sẽ thay thế luật nội địa của họ trong việc điều chỉnh hợp đồng với một bên có
trụ sở tại một quốc gia khơng phải thành viên Công ước (gồm Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Singapo và Cộng hịa Séc). Điều đó có nghĩa là nếu hợp đồng mua bán giữa
một cơng ty có trụ sở tại một quốc gia thành viên và một công ty có trụ sở tại một
quốc gia chưa phải là thành viên và hai bên thỏa thuận áp dụng luật của một quốc
gia thứ ba là thành viên của CISG nhưng đã bảo lưu việc áp dụng CISG theo Điều
1.1.b thì CISG cũng khơng được áp dụng mà thay vào đó là luật quốc gia được lựa
chọn.3
Các trường hợp áp dụng khác:
Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thoả thuận lựa chọn CISG là
luật áp dụng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng là
nguyên tắc tự do hợp đồng. Nghĩa là các bên có thể tự do thoả thuận về các nội
dung trong hợp đồng, bao gồm cả luật áp dụng. Trên cơ sở đó, các bên hồn tồn có
thể chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của họ, ngay cả khi tất cả hoặc một
2 Nguyễn Thị Hồng Trinh – Bùi Thị Quỳnh Trang, Phân tích phạm vi áp dụng của công ước viên 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, Khoa học Kiểm sát, số chuyên đề 01-2021;
3 Vụ pháp chế - Bộ Cơng thương, Tìm hiểu chung về CISG từ các án lệ tiêu biểu, Nxb Thanh niên, tr.10;

5


-

trong các bên khơng có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của CISG
như quy định tại điều 1a hoặc cũng như không rơi vào trường hợp quy tắc quốc tế
dẫn chiếu tới luật áp dụng là pháp luật của một nước là thành viên của công ước.
Cơ quan giải quyết tranh chấp xác định CISG là luật áp dụng. Nếu các bên không
thoả thuận lựa chọn luật thì hội đồng trọng tài sẽ có phương án giải quyết khác,
không chịu ràng buộc theo điểm a khoản 1 Điều 1 CISG cho dù tổ chức trọng tài ở

nằm ở nước thành viên hay không. Khi quy tắc trọng tài yêu cầu áp dụng quy tắc
xung đột dẫn chiếu đến luật của một nước thành viên CISG thì bắt buộc áp dụng
CISG. Hơn nữa, trọng tài cũng có thể khơng cần áp dụng các quy phạm xung đột
mà chọn CISG áp dụng ngay cả khi trường hợp đó nằm ngồi phạm vi áp dụng của
CISG.
2. Những trường hợp không áp dụng CISG
Điều 2 CISG đã đưa ra những quy định nhằm loại trừ việc áp dụng CISG trong
một số trường hợp nhất định; tuy nhiên, những loại trừ này cần được phải giải thích
một cách chặt chẽ dựa trên ý chí của người làm luật cũng như thực tiễn áp dụng tại
những nước thành viên. Những trường hợp mà CISG khơng áp dụng được dựa theo
mục đích, hình thức, bản chất của việc mua bán hàng hố và hậu quả không mong
muốn của việc mua bán hàng hoá gây ra.
Thứ nhất, vấn đề cần lưu ý trong quy định này là “ý định” của bên mua. Chính ý
định mua bán hàng hóa này, tại thời điểm giao kết hợp đồng, mới là nhân tố quyết
định phạm vi áp dụng của CISG mà không phải là thực tế sử dụng hàng hóa của
bên mua. Như vậy, giao dịch mua ô tô để sử dụng cá nhân hay trong gia đình,
khơng nằm trong phạm vi áp dụng của CISG. Tuy nhiên, ngược lại, nếu giao dịch
mua bán được thực hiện bởi một cá nhân với mục đích thương mại thì giao dịch
này lại nằm trong phạm vi áp dụng của CISG4.
Thứ hai, về hình thức mua bán hàng hố: để tránh xung đột với luật các quốc gia
thành viên, CISG được loại trừ không áp dụng đối với một số loại giao dịch đặc thù
như bán đấu giá, bán hàng hóa để thi hành luật hoặc các quyết định tư pháp, hay
mua bán chứng khoán. Đối với các giao dịch này, do tính chất đặc thù nên các quốc

4 Tìm hiểu chung về CISG từ các án lệ tiêu biểu, />%82U%20CHUNG%20V%e1%bb%80%20CISG%20T%e1%bb%aa%20C%c3%81C%20%c3%81N%20L%e1%bb
%86%20TI%c3%8aU%20BI%e1%bb%82U%20b%e1%ba%a3n%20draft(1).pdf, truy cập ngày 3/6/2022;

6



gia thường có các quy định riêng và có nhiều điểm khác biệt với giao dịch mua bán
hàng hóa thơng thường.
Thứ ba, về loại hàng hóa, CISG khơng áp dụng trong những giao dịch mua bán
tàu thủy, máy bay, các máy chạy trên đệm khơng khí và điện năng. Tuy vậy, án lệ
CISG cho thấy có trường hợp hợp đồng mua bán thành phần, bộ phận riêng lẻ của
tàu thủy, máy bay, có thể quy định luật áp dụng là CISG.
Thứ tư, bản chất của việc mua bán hàng hoá: CISG chỉ áp dụng đối với hợp
đồng mua bán hàng hố quốc tế mà khơng áp dụng với các hợp đồng như hợp đồng
thuê, hợp đồng lao động… Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng thì vẫn tồn tại một
hợp đồng đó là hợp đồng dịch vụ. Do đó, khi áp dụng cần phải xem xét về mặt bản
chất của hợp đồng.
Thứ năm, hậu quả xảy ra khi mua bán hàng hố hoặc hậu quả khơng mong
muốn. CISG tồn tại để điều chỉnh việc giao kết hợp đồng các bên, tuy nhiên vẫn có
các trường hợp ngoại lệ mà CISG khơng điều chỉnh như trong trường hợp hàng hóa
đã bán hoặc trường hợp hàng hoá là đối tượng của hợp đồng gây thiệt hại đến tính
mạng hoặc sức khỏe của một người nào đó.
3. Án lệ minh hoạ về
3.1.
Tóm tắt án lệ

phạm vi áp dụng của CISG



Nguyên đơn: Bên bán có trụ sở tại Hungary;
Bị đơn: Bên mua có trụ sở tại Áo;
Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án tối cao Áo ngày 22/10/2001.
Nội dung án lệ: Hai bên ký kết hợp đồng mua bán xăng dầu trong thời hạn một




năm, thỏa thuận chọn luật điều chỉnh hợp đồng là pháp luật Áo. Sau một năm, bên
bán đưa ra bản dự thảo hợp đồng mới, trong đó ghi nhận đơn vị tiền tệ thanh tốn là
đồng Đơ la Mỹ và pháp luật Áo vẫn được áp dụng nếu có tranh chấp. Thực tế, bên
mua chưa ký vào hợp đồng thứ hai này, nhưng vẫn tiếp tục đặt hàng với bên bán.
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, một cơng ty Hungary khác - có quyền địi
bồi thường đối với bên bán, và thực tế đã nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để
yêu cầu bồi thường - đã chuyển giao quyền nhận bồi thường này cho bên mua. Đến
thời điểm thanh toán, bên mua yêu cầu bù trừ nghĩa vụ của mình sang nghĩa vụ bồi
thường của bên bán với công ty Hungary kia, nhưng bên bán khơng chấp nhận và
u cầu được trả tồn bộ số tiền.
Lập luận của Toà án:





7


-

III.

Tòa án cấp dưới và Tòa phúc thẩm đều ủng hộ lập luận bên bán, cho rằng giao dịch
chuyển nhượng quyền yêu cầu giữa bên mua và công ty Hungary kia là vơ hiệu.
Tịa án tối cao cho rằng hai bên đã xác lập một hợp đồng, mặc dù thực tế là người
mua Áo chưa bao giờ ký hợp đồng từ người bán, và tuyên bố bên mua phải trả đầy
đủ số tiền mua hàng cho bên bán,
3.2.

Bình luận án lệ
Thứ nhất, về vấn đề luật áp dụng, Tòa án tối cao cho rằng trao đổi giữa hai bên
vẫn được xem là một hợp đồng được ký kết hợp lệ. Áo và Hungary đều là các quốc
gia thành viên của CISG, hai bên đã ký kết một hợp đồng khung về mua bán hàng
hóa. Ý kiến của Tồ là hợp lý bởi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 CISG,
việc lựa chọn pháp luật Áo điều chỉnh hợp đồng đã bao gồm cả các điều khoản của
CISG, vì nó là một phần của pháp luật Áo. Các bên nếu khơng muốn CISG điều
chỉnh hợp đồng thì cần đưa ra một thỏa thuận loại trừ rõ ràng hoặc mang tính ngụ
ý, nhưng vụ việc này khơng tồn tại các tình tiết như vậy, do đó CISG vẫn được áp
dụng.
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh của CISG: Tòa án tối cao cho rằng Điều 4 CISG
không giải quyết tất cả các yêu cầu phát sinh liên quan đến việc xác định phạm vi
áp dụng của CISG, các vấn đề không được quy định trong công ước sẽ được áp
dụng theo pháp luật quốc gia. Do đó, yêu cầu bồi thường mà người mua nhận
chuyển giao từ bên công ty Hungary thứ hai không thuộc phạm vi điều chỉnh của
CISG, mà được điều chỉnh bởi pháp luật Áo.
Việc Toà nhận định như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi Điều 4 CISG quy định khá
rõ rằng CISG chỉ điều chỉnh các vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán cũng như
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó. Đối với các quan hệ khác, CISG
khơng điều chỉnh. Trong vụ án này, đó là quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu bồi
thường. Mặc dù quyền yêu cầu bồi thường không nằm trong điều khoản loại trừ
theo Điều 2 và Điều 3 CISG, nhưng nó cũng khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của
công ước, bởi quyền này khơng được xem là hàng hóa. Vì vậy, khi thỏa thuận các
nội dung liên quan đến chuyển giao quyền yêu cầu, các bên cần sử dụng thuật ngữ
chính xác và xác định rõ bản chất của đối tượng chuyển giao để bảo đảm quyền
hợp pháp của mình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
8



CISG là một luật thương mại hiện đại phù hợp với các truyền thống pháp luật.
Công ước này thúc đẩy tự do hợp đồng bằng cách trao cho các bên sự tự do cần
thiết trong việc thay đổi hoặc thay thế hầu hết tất cả các quy định bằng những điều
khoản hoặc biện pháp riêng của họ. Có thể thấy một điều rằng, quy định về phạm vi
áp dụng và khơng áp dụng của CISG cịn khá chung điều này thể hiện sự mềm dẻo
của CISG. Tuy nhiên nó lại dẫn đến việc khó áp dụng, trên thực tế nhiều thẩm phán
phát triển các định nghĩa khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu các án lệ, các cách
giải thích của Uỷ ban tư vấn CISG là rất cần thiết.5
IV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế (CISG).

2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2017.

3.

Kỷ yếu hội thảo cấp Khoa: “Án lệ của CISG trong thực tiễn trọng tài
thương mại quốc tế”.

4.

Nguyễn Thu Hương, Một số vấn đề cần lưu ý khi thực thi Công ước Viên 1980 về

mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) tại Việt Nam, Tạp chí Nghề luật số 01/2019.

5.

Nguyễn Thị Hồng Trinh – Bùi Thị Quỳnh Trang, Phân tích phạm vi áp
dụng của công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và
khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam, Khoa học Kiểm sát, số chuyên đề

6.

01-2021;
Trịnh Đức Thuận, Phạm vi áp dụng của CISG: quy định và thực tiễn xét

7.

xử, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 107 (8/2018);
Vụ pháp chế - Bộ Cơng thương, Tìm hiểu chung về CISG từ các án lệ
tiêu biểu, Nxb Thanh niên;
5 Trịnh Đức Thuận, Phạm vi áp dụng của CISG: quy định và thực tiễn xét xử, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 107
(8/2018);

9


8.



lược


lịch

sử

Công

ước

Viên

1980

(CISG),

/>
1980-cisg, truy cập ngày 3/6/2022;
o/cisg/case/764, truy cập ngày 3/6/2022.

10



×