Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.67 KB, 4 trang )

Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ
Mút tay là một trong những biểu hiện tâm sinh lý của bé trong quá trình phát triển,
nhưng hành động này lại khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và đặt ra câu hỏi: “Vì sao
bé mút tay, phải làm gì để trị bé mút tay?“.
Mút tay – con dao hai lưỡi
Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn,
thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ. Ở đa số trường hợp, thói
quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can
thiệp kịp thời.
Chị Ngọc Thúy (32 tuổi, Võ Thị Sáu, Hà Nội) chia sẻ rằng bé Bi rất hay mút tay từ
khi sinh ra. Ban đầu chị nghĩ đó cũng chỉ là một biểu hiện bình thường, chị yên
tâm rằng thói quen mút tay sẽ tự dừng ở tuổi lên 2 thế nhưng Bi vẫn còn mút tay
khi mới đây vừa tròn 4 tuổi.
Chị Thúy rất lo lắng sau khi nghe thông tin mút tay nhiều có thể là dấu hiệu cho
thấy bé bị rối loạn tính cách. Tâm trạng lo lắng của chị cũng giống suy nghĩ của
nhiều ông bố bà mẹ có trẻ nhỏ.

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay.
Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc “an thần” khi bé mệt
mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn
đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.
Vậy, bạn cần làm gì lúc này?
Xác định nguyên nhân
Ngay từ nhỏ, bạn có thể trò chuyện, lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé
có hành động này. Mút tay có nhiều nguyên nhân, đó là hành vi khám phá cơ thể
bằng các giác quan (khứu giác và vị giác).
Khi bé mút tay có thể do tay bé đang ở trạng thái “nhàn rỗi” quá chẳng biết làm gì,
chẳng biết chơi gì, chẳng ai nói chuyện cùng thế nên bé sẽ “mút mát” cho đỡ buồn.
Những lúc buồn thỉu buồn thiu, những khi bị bố mẹ la mắng, khi bé đói, rồi khi mẹ
có em bé, bé bị “ra rìa”… bé sẽ mút tay cho tâm trạng thoải mái.
Trị tật mút tay ở trẻ


Giải thích nhẹ nhàng cho bé
Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút
tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé
sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.
Cho bé thấy mình trong gương
Đây là phương pháp mà chị Nhi Linh (Bạch Đằng, Hà Nội) áp dụng khi bé mút
tay. Khi bé Sun (26 tháng) “mút mát”, chị lôi ra cái gương và cho bé chiêm
ngưỡng dung nhan mình trong đó.
Rồi chị phân tích: “Sun thấy không? Bình thường Sun xinh bao nhiêu, con nhìn
xem, con mút tay thật là không xinh chút nào. Eo ơi, nước dãi chảy kìa…”.
Vài lần chê bai Sun, thế rồi một ngày đẹp trời, bé “bái bai” luôn tật mút tay đấy.
“Dọa” bé
Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn
nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.
Khiến bé bận rộn
Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm
cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.
Ôm gấu bông đi ngủ
Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài
tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm
một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn
mút tay ban đêm.
Khen ngợi sự thay đổi
Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng
khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc
đẩy sự hợp tác của bé.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu mỗi lần khuyên bé không mút tay thành công, bạn lại
khen thưởng thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện tật xấu này cho bé sẽ sớm
hoàn thành trước thời hạn. Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần
thưởng nho nhỏ để động viên.


×