Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dấu hiệu giúp bạn nhận biết quá trình chuyển dạ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.38 KB, 5 trang )

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết
quá trình chuyển dạ


Vào giai đoạn cuối, việc dự đoán chính xác cảm giác và thời gian
chuyển dạ là rất khó. Thế nên, biết được các dấu hiệu sắp lâm bồn sẽ giúp
bạn tự tin và bớt lo lắng hơn.
Bụng tụt xuống thấp
Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời
và thường được gọi là sa bụng. Trọng lượng của bé sẽ không còn đè nặng cơ
hoành của bạn lâu hơn nữa và bạn sẽ được thở phào nhẹ nhõm vì sắp được đón bé
yêu.

Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả.
Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải
mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ
giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn
không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục
Bạn có thể bấm giờ các cơn co ấy. Khi các cơn co cách nhau từ 5 - 7 phút ít
nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ. Điều đó có phải là đến lúc bạn phải
vào bệnh viện hay nhà hộ sinh? Chưa cần thiết. Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử
bệnh tật của bạn dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành
nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của
mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng
5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã quá ngày sinh dự kiến. Nếu
không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách
nhau từ 10 - 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa
thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.


Khi gọi cho bác sĩ, bạn nhớ nói về những biểu hiện khác thường của mình
kể từ lần thăm khám gần nhất. Nếu bác sĩ bảo bạn cứ ở nhà thêm một lúc nữa, hãy
cố thư giãn. Việc đó sẽ làm các cơ lỏng ra và giúp bạn bớt đau trong khi sinh.

Vỡ ối
Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình
chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy
màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những
phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng không thể kiểm soát
được như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết
đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh
không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn
nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Phải làm gì lúc đó?
Một lần nữa, hãy gọi cho bác sĩ. Bạn cần nói rõ về màu của chất lỏng và kết quả
kiểm tra khuẩn liên cầu nhóm B - xét nghiệm cần thiết trong tháng cuối mang thai.
Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu
hiệu tốt cho thấy mọi thứ bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính
hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bác sĩ sẽ khuyên bạn tới ngay bệnh viện,
vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cần giám sát tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Dấu hiệu nên nhập viện sớm
Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết
chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, những
trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi
lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ
cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.
- Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người
mẹ không chịu đựng nổi.
- Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.

- Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn
co thắt.

×