Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x (2006) của đảng cộng sản việt nam đề ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.33 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................5
I. Hoàn cảnh đất nước:........................................................................................5
II. Nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa:........................................5
III.

Kết quả đạt được:..........................................................................................9

IV.

Vận dụng vào hoàn cảnh đất nước ngày nay:.............................................10

KẾT LUẬN............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một đất nước bé nhỏ hình chữ S nằm ven bờ Tây của Biển Đông, không
thể phủ nhận rằng, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta một địa hình đặc biệt
cùng vô vàn nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú trải khắp từ Bắc chí Nam. Tuy
nhiên, cũng bởi cả ưu điểm và nhược điểm trên, Việt Nam và các nước Đông Nam
Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây dịm nhó với
mục đích biến thành các nước thuộc địa, phục vụ cho ý đồ xâm lược rộng khắp và
thống trị toàn thế giới. Trải qua q trình 80 năm đơ hộ của chủ nghĩa thực dân và
hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành
công dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành cơ bản sự nghiệp giải phóng Việt
Nam khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nước ta trở thành quốc gia có độc lập chủ quyền.


Ngay thời điểm bấy giờ, Đảng đã nhận định nước ta sẽ phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa trong đại hội lần thứ III sau khi giải quyết những tàn dư Pháp để
lại. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn đang xâm chiếm miền Nam, vì vậy, Đại hội quyết
định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa trước, đưa ra nhận định về
công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng một
cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ở miền
Bắc sẽ có vai trị quyết định nhất với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam
và với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đến Đại hội khóa VI đã chỉ đạo thực hiện
q trình xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với những hình thức đổi mới.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra đúc kết lại những thành quả đã
đạt được và một lần nữa khẳng định lại định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển kinh tế thị trường ở nước ta trong quá trình thực hiện 2006-2011. Đất nước
bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế quốc dân có nhiều thay đổi.Việc xác định lại
2


từng bước đi lên, thay đổi chiến lược phù hợp với thực tiễn để có những thành tựu
to lớn là điều vơ cùng quan trọng, Chính vì lí do trên, em đã quyết định lựa chọn
vấn đề: “Nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng
Cộng Sản Việt Nam đề ra?” làm đề tài cho bài tiểu luận mơn Lịch sử Đảng của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Phân tích nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X (2006) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra, từ đó nêu lên những bài học
kinh nghiệm rút ra từ văn kiện này và áp dụng giá trị của chúng vào hoàn cảnh
thực tiễn của nước ta từ năm 2006 đến nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Tìm hiểu hồn cảnh Việt Nam khi Đại hội lần thứ X diễn ra.
 Trình bày nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển
kinh tế thị trường trong văn kiện Đại hội lần thứ X.
 Nêu lên những bài học kinh nghiệm rút ra, những thành tựu lớn được áp
dụng vào thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa
trong phát triển kinh tế thị trường
Phạm vi nghiên cứu: Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
(2006) của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3


Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề phân tích nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong
phát triển kinh tế thị trường của văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
(2006) của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu văn bản: giáo trình, tài liệu tham khảo.
 Đề tài sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa và hệ thống hố.
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của tiểu luận được chia thành 04 phần.

4


NỘI DUNG

I.

Hoàn cảnh đất nước:
Kể từ đại hội lần thứ VI đề ra những đường lối đổi mới, đất nước ta đã có

những đổi thay nhất định trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sau gần 20 năm
xây dựng và phát triển. Từ một nước đi lên từ đau thương chiến tranh, vượt qua
mọi khó khăn thử thách để có những sự chuyển biến rõ rệt, trở thành nước đang
phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ nhanh hơn, nâng cao tầm vóc đất nước, tạo thế
đẩy lớn cho đất nước tiếp tục phát triển đi lên. Đặc biệt, kể đến thời gian diễn ra
Đại hội VI, nước ta đã bỏ chế độ quan liêu bao cấp để trở thành nước có nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc mở rộng hợp tác
và quan hệ quốc tế giúp nước ta phát triển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên, đối diện với thuận lợi vẫn có những khó khăn, thách thức to lớn. Diễn biến
trong nước và quốc tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến cơng cuộc đổi mới của
đất nước.
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan thời
đại, tạo ra nhiều cơ hội và khó khăn với Việt Nam. Khoa học- công nghệ phát triển,
chiến tranh khu vực gây nhiều hệ lụy khó lường, các thế lực thù địch tìm cách
chống phá Đảng, nền kinh tế có nhiều khởi sắc nhưng phát triển không đồng đề,…
Các vấn đề nhức nhối đòi hỏi dân tộc ta lúc này phải tranh thủ thời cơ, vượt qua
thách thức và ra sức đổi mới toàn diên trên mọi mặt, sớm đưa đất nước bước ra
khỏi tình trạng lạc hậu và kém phát triển hơn so với đất nước khác.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng đã được
triệu tập. Sau một ngày họp trù bị, từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006, Đại hội họp
chính thức, với sự tham dự của 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên
trong cả nước.
II.

Nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa:

5


Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta đưa
vào Đại hội IX năm 2001, coi đó là mơ hình tổng qt, là đường lối chiến lược
nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội X của Đảng được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi lẽ q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
là một phần quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nội dung “tiếp
tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong
các lĩnh vực chủ yếu của nội dung mới trong thành tốt thứ ba chủ đề Đại hội X về
“đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới”. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình
đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận, Đại
hội đề ra đường lối đổi mới.
Từ thể chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, sử dụng tem phiếu mua đồ,
Việt Nam đã chuyển sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, trong văn kiện của Đại hội lần X, việc tập trung vào hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa gồm ba vấn đề lớn:
Trước hết, cần nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị
trường nước ta. Tức là, nhân dân cả nước cùng đồng lòng ra sức sản xuất, phải
triển để nâng cao chất lượng đời sống, đóng góp GDP cho đất nước, từ đó có
nguồn vốn hỗ trợ nhân dân vươn lên làm giàu trong mọi lĩnh vực nhà nước cho
phép, giúp dân thoát nghèo. Mục tiêu Đảng hướng tới là một đất nước “dân giàu,
nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh” cũng chính là ước nguyện suốt
cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh. Muốn như vậy, cần phải phá bỏ lối tư duy cũ,
hình thức kinh tế cũ. Tập trung phát triển nền kinh tế nhiều thành phần giữa nhà
nước- thị trường- xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

6



Một xã hội cơng bằng, văn minh chính là một xã hội tiến bộ, công bằng ngay
trong từng chủ trương, đường lối, chính sách phát triển tới tồn nhân dân. Phát
triển văn hóa, giáo dục cũng quan trọng ngang phát triển kinh tế. Muốn kinh tế
phát triển phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội như những nhu cầu đời sống hằng
ngày để phát triển con người. Bên cạnh đó, quyền làm chủ xã hội của nhân dân
cũng được chú trọng, đảm bảo vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước dưới sự
quản lý của Đảng Cộng sản. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ đóng góp sức lực và nguồn vốn
theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế thơng qua phúc lợi xã hội. Đây chính là sự
gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển
văn hóa và bảo vệ mơi trường.
Tiếp theo, cần nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Vì đây là
nền kinh tế thị trường với nền kinh tế Nhà nước là chủ đạo, thế nên, vai trò quản lý
Nhà nước cần được coi trong hơn bao giờ hết. Các chiến lược, quy hoạch, cơ chế
hay chính sách được xây dựng dựa trên các nguyên tắc vốn có của thị trường. Đổi
mới các kế hoạch phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn, phát huy tối đa
điểm mạnh của quốc gia, từng vùng miền để thu hút các nhà đầu tư xây dựng, để
mọi nguồn lực tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Rủi ro và khó khăn là điều
khơng thể tránh khỏi, vì vậy, Đảng cũng chỉ rõ, cần đảm bảo tính bền vững và tích
cực của các cân đối kinh tế vĩ mơ để hạn chế tác động xấu nhất có thể kể đến như
vấn đề độc quyền hay cạnh tranh không lành mạnh. Việc phân định rõ trách nhiệm,
chức năng cụ thể giữa các ban ngành và Chính phủ trong việc quản lý kinh tế xã
hội sẽ làm giảm các bước giải quyết vấn đề, để tất cả mọi tổ chức đều có trách
nhiệm tham gia quản lý nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh VIệt Nam ngày
càng tiến sâu vào nền kinh tế thế giới, xây dựng thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa
và nền kinh tế thị trường có vai trị quan trọng để bảo đảm sự phát triển nhanh,
mạnh và bền vững của đất nước.
7



Thứ ba, bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh
tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường theo cơ chế cạnh tranh lành
mạnh. Đảng mong muốn có thể thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh
doanh và phát triển mạnh thương mại trong nước; tăng nhanh xuất khẩu, nhập
khẩu, tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện, nhất là những dịch vụ cao cấp,
có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn.
Với thị trường tài chính, đảm bảo thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo
hướng đồng bộ, có cơ cấu hồn chỉnh. Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội cho
đầu tư phát triển. Xây dựng các ngân hàng thương mại nhà nước vững mạnh về
mọi mặt. Với thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất
động sản gắn liền với đất: bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hoá một
cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, thị
trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức
hấp dẫn các nhà đầu tư. Với thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo
sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong
học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Với thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở
đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành
hàng hố. Thơng tin rộng rãi và tạo mơi trường cạnh tranh để các sản phẩm khoa
học và công nghệ được mua bán thuận lợi trên thị trường.
Thứ tư, cần phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản
xuất kinh doanh. Dựa trên ba chế độ sở hữu của nền kinh tế nước nhà gồm sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, từ đó hình thành nên nhiều hình thức sở
hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó có hình thức kinh tế mới là kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp đều là bộ quan
trọng tạo nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế

8



nhà nước giữ vai trò chủ đạo, còn kinh tế tư nhân có vai trị là một trong những
động lực của nền kinh tế, xóa bỏ sự phân biệt bất bình đẳng trong hình thức sở hữu
Nước ta bước lên phát triển nền kinh tế thị trường muộn hơn các nước khác,
khơng những vậy cịn bước lên chế độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, vì
vậy khơng thể tránh khỏi những sai sót, yếu kém. Kế thừa có chọn lọc thành tựu
phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệp từ thực tiễn các kì Đại
hội đúc kết trước đây của nước ta là điều cần thiết để hội nhập kinh tế quốc tế. Hội
nhập quốc tế cũng là thách thức lớn để đất nước ta cảnh giác với các thế lực thù
địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Từ cơ sở quan điểm cơ bản
trên, Đảng đã nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
III.

Kết quả đạt được:
Từ những chủ trương trên đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế

nước nhà, điển hình như tốc độ GDP bình quân tăng 7% trong 5 năm 2005- 2010.
Sức hút đầu tư các dự án nước ngồi của nước ta ln đạt mức độ cao. Bằng chứng
là năm 2008 Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng nước nghèo, đứng vào nhóm các
nước có thu nhập trung bình, đúng với mục tiêu thốt khỏi tình trạng kém phát
triển mà Đại hội lần thứ X đã đề ra hay sự kiện Việt Nam được kết nạp vào tổ chức
thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 sau hơn 10 năm đàm phán. Đây được
coi là dấu mốc quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội
tiến lên cho đất nước ta.
Sau khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam được đăng cai và tổ chức
thành công tuần lễ cao cấp APEC lần thứ 14 vào tháng 11. Đến năm 2010, nước ta
có quan hệ thương mại đầu tư với 230 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có hai đối
tác lớn là Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn nhiều hạn chế chưa khắc
9



phục kịp thời như mức độ tăng trưởng giữa các khu vực không đồng đều, nhiều
dịch vụ kinh doanh độc quyền thuộc nhà nước chưa có đối thủ cạnh tranh, sức ép
từ các nước phát triển khiến nước ta chưa kịp đuổi theo, …. Vì vậy, giữ vững tâm
lý, quyết tâm cao độ trên tinh thần ổn định chính trị nhằm đạt được những thành
tựu quan trọng và hạn chế những khó khăn mà Đại hội X đã nêu.
IV.

Vận dụng vào hoàn cảnh đất nước ngày nay:
Tiếp bước những chủ trương đề ra trong Đại hội X năm 2006, Đại hội XIII

(2021) của Đảng tiếp tục có những nội dung mới về hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ: “Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Đây được coi
là quan điểm khái quát, đầy đủ và rõ ràng nhất của Đảng ta về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ những ngày đầu đổi mới đến nay.
Kế thừa những nội dung về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mà các
kì Đại hội trước đây đưa ra, đại hội XIII còn xác định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa
Nhà nước- thị trường- xã hội, xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường nói chung và xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa nền kinh tế độc lập,
tự chủ và hội nhập quốc tế. Cũng chính nhờ mở cửa hội nhập mới tạo áp lực để
nước ta thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng từ sự mở
cửa ấy, nước ta sẽ đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng
ít nhiều đến nền kinh tế nước ta. Vậy nên, phải chuẩn bị sẵn sàng nội lực mạnh, đa
dạng hóa mặt hàng và các thị trường nhằm tránh những rủi ro nhất định, tránh phụ


10


thuộc vào một thị trường, một đối tác. Hội nhập thế giới chính là cách tốt nhất để
học được sự thích nghi.
Từ thành tựu Việt Nam ra khỏi nhóm các nước thu nhập thấp từ năm 2008,
tính đến nay, quy mô GDP tăng theo từng năm, nổi bật nhất là năm 2020 đạt 342,7
tỉ USD giúp nước ta trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Từ một nước
xuất hiện nạn đói năm 1945, tình trạng thiết lương thực những ngày đầu thống
nhất, đến nay, Việt Nam không những bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở
thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới gạo và nhiều nơng sản khác. Các doanh
nghiệp nước ngồi liên tục đầu tư vốn vào các dự án lớn ở nước ta, đem đến cơ hội
việc làm cho hàng nghìn người. Chất lượng cuộc sống nhân dân được cải thiện nhờ
vào việc thay đổi nền kinh tế thị trường kịp thời. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít khó
khăn bên cạnh những thành tưu đạt được. Đó là sức cạnh tranh cịn thấp giữa các
doanh nghiệp; các khu vực có kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; nhiều doanh nghiệp
có đội ngũ quản lý chưa đào tạo chun mơn sâu, trong đó có doanh nghiệp nhà
nước còn hạn chế về mặt năng lực, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được giải
quyết kịp thời gây ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất, đình trệ công việc; công tác
quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập.

11


KẾT LUẬN
Đã hơn 15 năm trôi qua kể từ ngày Đại hội thứ X diễn ra, những chủ trương,
chính sách của Đảng đã chứng minh và khẳng định sự đúng đắn, khoa học, hiệu
quả của việc sử dụng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm “phương
tiện” và “mục đích” để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cả phương diện
lý luận và thực tiễn. Đất nước ngày càng phát triển, thế giới đang bước vào guồng

quay kĩ thuật- công nghiệp. Nước ta nhất định phải trở thành nước phát triển cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa theo hướng hiện đại, có nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa. Đại hội X của Đảng nêu cao ý chí sắt đá của tồn Đảng, tồn dân, toàn quân
ta, biết nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện, “là kết
tinh trí tuệ và ý chí của tồn Đảng, tồn dân ta, là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn và
lý luận 20 năm đổi mới”. (Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X,tr.370).Có
như vậy, đời sống nhân dân mới được cải thiện, đúng với tâm nguyện của Đảng và
chủ tịch Hồ Chí Minh “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.159-tr.160
2 Nội dung văn kiện đại hội Đảng lần thứ X, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam(

2021),

tham

khảo

link

tại: />ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?
categoryId=10000715&articleId=10038386
3 PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Báo VOV (25/5/2021): Kinh tế thị trường
đặt ra nhiều thách thức, nhiệm vụ mới cần giải quyết, tham khảo link tại:

/>4 Ban tuyên giáo Trung ương (01/02/2021): Đại hội đại biểu lần thứ X của
Đảng (Tháng 4-2006), tham khảo link tại: />5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Sđd, tr.370.

13



×