Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghị luận xã hội: Xài sang là giá trị ảo - Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.22 KB, 3 trang )

Nghị luận xã hội: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm: “Xài sang là giá
trị ảo”
Bài làm
Trong xã hội kinh tế hàng hóa, các giá trị được lưu hành qua trao đổi, vì thế mà
tiền cho sức mạnh vơ cùng to lớn. Người ta coi tiền có sức mạnh vạn năng. Quả thật,
tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng để đo sức mạnh của con người. Thế nhưng,
dùng tiền tiêu xài không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí và làm biến chất đi giá trị thực sự
của đồng tiền như câu nói: “Xài sang là giá trị ảo”.
Phàm làm việc gì cũng có hai mặt của nó, đồng tiền cũng vậy. Về mặt tích cực,
tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú hơn, nó kích thích sự sáng tạo, sự nỗ lực của
cá nhân trong đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình
độ lao động của con người. Nhưng nếu coi đồng tiền là mục đích duy nhất thì con
người sẽ bị rơi vào bi kịch, trở thành nơ lệ của nó và mất dần đi phẩm giá và nhân
cách của mình. Đó chính là mặt tiêu cực của đồng tiền. Mặc dù không thể phủ nhận
con người là ra tiền là để hưởng thụ cuộc sống, nhưng việc tiêu tiền phải đúng mục
đích của nó. Người biết sử dụng tiền hợp lý và đúng cách là những người hiểu được
giá trị thực sự của đồng tiền. Tục ngữ Anh có câu: “Tiền là người đầy tớ tốt, nhưng nó
là người chủ xấu". Khơng ít người giàu có đã dùng tiền một cách q lãng phí, họ có
thể mua vé máy bay sang Mỹ chỉ để may một bộ quần áo hay mua những vật dụng trị
giá hàng tỷ đồng… Có cần thiết chăng? Tiêu xài như vậy, mục đích của nó là gì? Để
khẳng định bản thân, khẳng định mình giàu có hay sao? Nhưng thật đáng tiếc, đó chỉ
là giá trị ảo. “Xài sang" và “giá trị ảo" là cặp từ đi đôi với nhau. Nếu như “xài sang" là
dùng tiền một cách vô lý, khơng có mục đích thì “giá trị ảo" chính là khẳng định sự
mô hồ, thiếu suy nghĩ của ta trong cách dùng tiền. Họ là những người được bao bọc
bên ngoài toàn những đồ vật đắt giá, nhưng thực chất bên trong có được chiếu sáng
như vậy hay khơng? Đó là một câu hỏi khó mà giải đáp, do bởi “Ở đâu vàng bạc
chiếm tâm hồn thì ở đó lịng tin, hy vọng và tình thương sẽ bị tống ra khỏi cửa" (Ngạn
ngữ Đan Mạch)
Những người này thường nghĩ rằng, các thứ xa xỉ ấy là “vỏ bọc" chắc chắn bảo
vệ họ, là thứ mà có thể thay đổi ánh mắt của người khác khi nhìn họ. Tiếc thay, đó chỉ
mang tính chất tạm thời. Chỉ có tâm hồn đẹp và nhân cách cao thượng là tồn tại vĩnh


1


hằng theo thời gian. Nhưng ít ai lại dùng nó để đánh giá một con người. Ban-zắc có
một câu nói khiến ta đáng suy nghĩ: “Áo quần, tiền bạc, xe cộ thường che lấp con
người thực sự của chúng ta. Vẻ đẹp thực sự không phải ở trên những thứ phù phiếm
ấy”.
Con người ta, khơng ai có thể đốn được tương lai của mình sẽ như thế nào.
Liệu họ có thể thành công cả đời hay không? Cuộc sống sao lại khơng có lúc thất bại,
khó khăn. Trong hồn cảnh đó, có chắc rằng họ vẫn có thể tiếp tục mua sắm những
mặt hàng xa xỉ đó. H. Marion đã nói: “Chỉ có tiết kiệm thì mới làm cho tương lai được
đảm bảo".
Ta có thể khẳng định bản thân bằng kiến thức sâu rộng, học vấn uyên bác,...
chứ không hẳn là xài hàng hiệu thật đắt, với giá “trên trời". Những thứ đó chỉ là phù
phiếm, xa hoa bên ngồi, mờ ảo chứ khơng là sự thật. Người giàu có thật sự là người
biết khiêm nhường, nhân hậu, có cách ứng xử đẹp, mang phẩm chất cao quý, đó là sự
giàu có về tâm hồn. Giá trị này là mãi mãi. Cịn sự giàu có về vật chất có thể biến mất,
duy chỉ những người sử dụng đồng tiền hợp lý và hiệu quả thì mới tiếp tục tồn tại.
Nếu như ai đó giàu có về cả vật chất lẫn tâm hồn, thì người đó thực sự gần như hồn
hảo, đáng để ta coi trọng và khâm phục.
Bên cạnh những kẻ chi tiêu hoang phí là cịn có một số người biết “quý" đồng
tiền. Họ luôn suy nghĩ làm thế nào để mua những món đồ đẹp nhưng với số tiền vừa
phải, chỉ bỏ ra số tiền lớn cho những việc cần thiết. Tiêu xài hợp lý mà hiệu quả cũng
là một nghệ thuật. Ở nơi họ, giá trị đích thực đã được phát hiện. Con người cần được
đánh giá khơng chỉ qua bề ngồi mà cịn nên nhìn vào cách cư xử của họ trong cuộc
sống. Họ ln tìm được hạnh phúc từ những điều đơn giản.
Tiết kiệm là đúng nhưng đừng quá keo kiệt. Điều này sẽ khiến họ xa lánh
những người xung quanh, tạo ấn tượng không tốt với mọi người. “Cái tôi" trong họ
quá lớn, đôi khi sẽ thành trở ngại cho công việc. Hãy nên sống vì cộng đồng, tập thể
và san sẻ, giúp đỡ người khác. Tiền đúng là quan trọng nhưng vẫn không bằng phẩm

giá và nhân cách của một con người. Đừng để danh dự bị mai một do sự ích kỷ của
bản thân mà hãy mở rộng tấm lịng để nhìn về tương lai tươi sáng hơn. Từ đó mà tìm
ra giá trị đích thực của đồng tiền, giá trị đích thực của cuộc sống này.

2


Quan niệm “xài sang là giá trị ảo" là một phương châm sống đúng đắn, nhắc
nhở chúng ta biết hợp lý hóa cách sử dụng đồng tiền, tìm ra giá trị thật sự để tơ điểm
cho đời, giúp ích cho đất nước, mang lại nguồn sống mới, tiếp thêm sức mạnh giúp
người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Ln sống thực với chính mình và đừng để những
thứ lấp lánh sắc màu ấy che mất đi phẩm chất và lương tâm của chính mình.

3



×