Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tài liệu luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN VĂN TẤP






NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN





LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN, NĂM 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGƢỜI THỰC HIỆN
KS. NGUYỄN VĂN TẤP



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
HOA LILY TẠI BA BỂ-BẮC KẠN


CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Đỗ Tuấn Khiêm

2. PGS.TS. Đào Thanh Vân


THÁI NGUYÊN, NĂM 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2008

TÁC GIẢ








Nguyễn Văn Tấp























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Đỗ Tuấn Khiêm-Phó Giám đốc phụ
trách Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, PSG. TS. Đào Thanh Vân-
Phó Trưởng Khoa nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Chân
thành cảm ơn tới các cán bộ thuộc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ tỉnh Bắc Kạn: KS. Nguyễn Văn Tuấn, KS. Hoàng Thị Bình, đã
giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thí nghiệm; hộ gia đình bà Bùi Thị Nam
đã tham gia mô hình trồng hoa LiLy tại Ba Bể.

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND tỉnh Bắc Kạn, Ban
lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, các đồng nghiệp Phòng
quản lý khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khoá học cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý
báu đó.

TÁC GIẢ







Nguyễn Văn Tấp




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Mục lục Trang
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị
Danh mục chữ viết tắt


MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu 1
2. Mục đích 2
3. Yêu cầu 2
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA 3
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa Lily ở Bắc Kạn 3
1.1.1.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống 3
1.1.2.Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ 3
1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng 3
1.1.4. Cơ sở thực tiễn 4
1.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily 5
1.2.1. Nguồn gốc 5
1.2.2. Phân loại hoa Lily 6
1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily 10
1.3.1. Đặc điểm thực vật học của hoa Lily 10
1.3.2.Yêu cầu điều kiện sinh thái của hoa Lily 14
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 16
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới 16
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 19
1.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa ở việt nam 23
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 23
1.5.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.6. Nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hoa lily 29
1.6.1. Đất trồng 29
1.6.2. Thời vụ 30
1.6.3. Mật độ, khoảng cách trồng 30
1.6.4. Cách trồng 31
1.6.5. Chăm sóc sau khi trồng 31
1.6.6. Nghiên cứu về sâu bệnh hại 32

1.6.7. Thu hoạch và bảo quản hoa Lily 33
1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng Đồn Đèn-Ba Bể 34
1.7.1. Địa hình 34
1.7.2. Khí hậu 34
1.7.3. Đất đai 36
1.7.4. Kinh tế-xã hội 37
PHẦN 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
38
2.1.Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3.Thời gian nghiên cứu 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.2.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một
số giống Lily nhập nội từ Hà Lan. 38
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng tới sinh trưởng, phát triển và
khả năng cho năng suất, chất lượng của giống Sorbonne tại Ba Bể-tỉnh Bắc
Kạn. 38
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đối với sinh trưởng và phát triển của
giống Lily Sorbonne. 38
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa Lily tại tỉnh Bắc Kạn. 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một
số giống Lily tại Ba Bể- Bắc Kạn 39
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng tới sinh trưởng, phát triển và
chất lượng hoa của giống Sorbonne tại Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn 39
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng tới sự sinh trưởng và phát triển
của giống hoa Lily Sorbonne tại Ba Bể Bắc Kạn 40
2.3.4. Xây dựng mô hình trồng hoa lily tại tỉnh Bắc Kạn 41

2.3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 44
2.3.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 44
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống Lily
tại Ba Bể-Bắc Kạn 45
3.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống Lily 45
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái 49
3.1.3. Thời gian sinh trưởng của các giống Lily 52
3.1.4. Chất lượng của 3 giống Lily 54
3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống Lily 56
3.1.6. Hiệu quả kinh tế 57
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa
của giống Sorbonne tại Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn 59
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống Sorbonne qua các thời vụ
khác nhau 59
3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống Sorbonne qua các thời
vụ 63
3.2.3. Đặc điểm hình thái và chất lượng của giống Sorbonne ở các thời vụ 66
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.5. Hiệu quả kinh tế 70
3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sự sinh trưởng và phát triển của giống
hoa lily Sorbonne tại Ba Bể-Bắc Kạn 72
3.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của giống Sorbonne ở các mật độ
trồng khác nhau 73
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của giống lily Sorbonne 76
3.3.3. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa ở các mật độ trồng khác nhau 78
3.3.4. Tình hình sâu bệnh hại 80

3.3.5. Hiệu quả kinh tế 81
3.4. Kết quả xây dựng mô hình trồng hoa tại Đồn Đèn Ba Bể 82
3.4.1. Kết quả triển khai mô hình 83
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 1








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

Bảng 3. 1. Tỉ lệ mọc mầm của các giống Lily 46
Bảng 3. 2. Số lá và động thái ra lá của các giống Lily 46
Bảng 3. 3. Chiều cao và động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
Lily 48
Bảng 3. 4. Một số đặc điểm hình thái của các giống Lily 50
Bảng 3. 5. Một số đặc điểm hình thái của các giống Lily 51
Bảng 3. 6. Thời gian sinh trưởng của các giống Lily (ngày) 52
Bảng 3. 7. Các giai đoạn phát triển của các giống hoa Lily 53
Bảng 3. 8. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của các giống Lily 54

Bảng 3. 9. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên của các giống Lily (ngày) 55
Bảng 3. 10. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 56
Bảng 3. 11. Hiệu quả kinh tế của các giống Lily (10,8m
2
/giống) 58
Bảng 3. 12. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỉ lệ nẩy mầm của giống Sorbonne 59
Bảng 3. 13. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá của giống Sorbonne 60
Bảng 3. 14. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống Lily Sorbonne 62
Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trưởng của giống
Sorbonne (ngày) 63
Bảng 3. 16. Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn phát triển của giống
Lily Sorbonne 65
Bảng 3. 17. Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm hình thái và chất lượng hoa
của giống Sorbonne 66
Bảng 3. 18. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời vụ trồng của
giống Sorbonne 68
Bảng 3. 19. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 20. Hiệu quả kinh tế trồng Sorbonne ở các thời vụ (10,8m
2
/vụ) 70
Bảng 3. 21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái và động thái
ra lá của giống Sorbonne 73
Bảng 3. 22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống Sorbonne 75
Bảng 3. 23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
Sorbonne (ngày) 76
Bảng 3. 24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn phát triển của
giống Sorbonne 77

Bảng 3. 25. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của giống Sorbonne ở các
mật độ trồng khác nhau 78
Bảng 3. 26. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ bền của hoa lily Sorbonne 79
Bảng 3. 27. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính 80
Bảng 3. 28. Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng (10,8m
2
) 81
Bảng 3. 29. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của giống Sorbonne trong mô
hình 83
Bảng 3. 30. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của mô hình 84
Bảng 3. 31. Hiệu quả kinh tế của mô hình 85










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị Tên Đồ thị Trang

Đồ thị 3. 1. Động thái ra lá của các giống Lily 47
Đồ thị 3. 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống Lily 49
Đồ thị 3. 3. Động thái ra lá của giống Sorbonne ở các thời vụ 61
Đồ thị 3. 4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Sorbonne ở các

thời vụ 63
Đồ thị 3. 5. Động thái ra lá của giống Sorbonne ở các mật độ trồng 74
Đồ thị 3. 6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ trồng 76





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIỆT TẮT

CS: Cộng sự
DNU: Đường kính nụ
DTHAN: Đường kính thân cuối cùng (cách gốc 10 cm)

Euro: Đồng tiền châu Âu
GA3: Gibberellin
HCAY: Chiều cao cây
HNU: Chiều cao nụ
MS: Môi trường dinh dưỡng cơ bản
OT: Oriantal x trumpet.
ppm: Phần triệu (parts per million)
SOHOA: Số hoa nở
Sorbo: Sorbonne
Star: Starfighter
STS: Silver thiosunfate
TGST: Thời gian sinh trưởng.
TLA: Tổng số lá
TNU: Tổng số nụ
USD: Đô la Mỹ
VU 1. Công thức 1 trồng ngày 8/11/2006, dự kiến hoa nở dịp 8/3/2007
VU 2. Công thức 2 trồng ngày 8/9/2007, dự kiến hoa nở dịp 20/11/2007
VU 3. Công thức 3 trồng ngày 8/10/2007, dự kiến hoa nở dịp tết âm lịch năm
2007 sang năm 2008
Yell: Yelloween



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
Hoa là một trong các loại cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Ở nước ta, nghề trồng hoa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nhiều địa phương, góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng.
Đối với Bắc Kạn, nghề trồng hoa mặc dù chưa phát triển nhưng đã có
những góp đáng kể, là nguồn thu nhập chính của một số hộ nông dân ở
phường Sông Cầu-thị xã Bắc Kạn.
Do quá trình đô thị hoá, diện tích trồng hoa ở thị xã Bắc Kạn gần như
không còn nữa; trong khi đó nhu cầu về hoa của người dân không ngừng tăng
cao, vì thế nghề trồng hoa ở Bắc Kạn vẫn có điều kiện phát triển. Nghề trồng
hoa có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời tạo
nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình trồng hoa ở Bắc Kạn. Nhưng
trong thời gian qua, Bắc Kạn chưa có sự quan tâm thoả đáng để nghề trồng
hoa phát triển. Đặc biệt là công tác nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng mô
hình sản xuất hoa có giá trị kinh tế cao ở các vùng có điều kiện sinh thái thuận
lợi. Người dân muốn trồng hoa nhưng thiếu giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu
định hướng từ các cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn vì vậy mà không
dám đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này.
Xuất phát từ những lý do trên, trong hai năm 2005-2006 tỉnh Bắc Kạn
đã tiến hành thử nghiệm trồng một số loài hoa tại vùng Đồn Đèn-huyện Ba Bể
và vùng Đèo Gió-huyện Ngân Sơn. Kết quả thấy rằng, các giống hoa cơ bản
phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, đặc biệt là hoa Lily, có hoa
to, màu sắc đẹp, mùi thơm giữ được lâu và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Do đó tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Lily ở những vùng có
điều kiện sinh thái phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Tuy nhiên, Lily là giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật trồng,
chăm sóc, nhất là thời vụ trồng, mật độ trồng phù hợp chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống và đầy đủ.
Chính vì vậy, chúng tôi triển khai đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
trƣởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily tại Ba

Bể-Bắc Kạn" làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc mở rộng sản xuất
hoa Lily tại địa phương.
2. Mục đích
Xác định khả năng thích ứng của hoa Lily và một số biện pháp kỹ thuật
trong sản xuất hoa Lily tại tỉnh Bắc Kạn.
3. Yêu cầu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của một số giống Lily trồng tại tỉnh
Bắc Kạn.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống lily Sorbonne ở tại
tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng mô hình trồng hoa Lily tại tỉnh Bắc Kạn.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOA
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển hoa Lily ở Bắc Kạn
1.1.1.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống
Cây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta những năm gần đây,
giống Lily đưa vào sản xuất chủ yếu là nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc hoặc
Đài Loan, chúng chưa được nghiên cứu khảo nghiệm tại các vùng sinh thái

một cách hệ thống trước khi trồng, nên dẫn đến một số giống có chất lượng
hoa kém, mẫu mã xấu, nở hoa không đúng dịp gây khó khăn cho người sản
xuất, hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến thất bại. Nghiên cứu giống sẽ giúp
chúng ta nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng phù hợp
của chúng với điều kiện ngoại cảnh, từ đó có thể lựa chọn được những giống
phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào sản xuất.
1.1.2.Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ
Ở mỗi một thời vụ có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển của cây cũng khác nhau.
Hơn nữa, Lily là cây hoa cao cấp, hoa thường nở tập trung, giá trị kinh
tế cao. Ở những ngày thường, nhu cầu loại hoa này không lớn, khả năng tiêu
thụ hoa khó, giá bán thấp, trong khi đó những dịp lễ, tết như: ngày 8/3, ngày
20/11, tết Nguyên đán, nhu cầu về hoa Lily là rất lớn, dễ tiêu thụ trên thị
trường, giá bán cao. Nghiên cứu thời vụ trồng Lily ở nước ta chưa nhiều, việc
nghiên cứu thời vụ không những giúp chúng ta xác định được thời gian trồng
hợp lý mà còn xác định được thời vụ trồng có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng
Mỗi một loại cây trồng, yêu cầu trồng ở một mật độ nhất định mới sinh
trưởng, phát triển thuận lợi, cho năng suất và chất lượng cao. Đối với hoa
Lily, tuỳ theo mục đích thương mại làm hoa cắt cành hay hoa chậu mà người
ta trồng ở mật độ khác nhau. Ở nước ta, hoa Lily là một cây mới, nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
mật độ trồng còn ít, việc nghiên cứu để xác định mật độ trồng phù hợp sẽ góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất.
1.1.4. Cơ sở thực tiễn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao nằm ở phía Bắc Việt Nam, có địa
hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 500-600m, đặc biệt có

một số vùng có độ cao từ 700-1000m so với mặt biển như ở các huyện Ngân
Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, á nhiệt đới và một số khu
vực mang đặc tính ôn đới, mùa đông đến sớm, mùa mưa đến muộn.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 485.943 ha. Trong đó: Đất Nông
nghiệp: 37.798 ha chiếm 7,78%, đất Lâm nghiệp: 333.059 ha, chiếm 68,53%,
còn lại là đất khác (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2007)[5].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần IX đề ra nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 đối với ngành nông lâm nghiệp là:
"Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng những tiềm năng lợi thế của
địa phương về đất đai, khí hậu thời tiết ở từng vùng sinh thái để nâng cao giá
trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung,
góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và ổn định đời sống cho
nhân dân".
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng để phát triển
kinh tế-xã hội thông qua chương trình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống, như: quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, xây
dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc trồng,
chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản tại địa phương: Hồng không hạt Ba Bể;
Cam, Quýt Quang Thuận; Đào, Lê Ngân Sơn; tuyển chọn cây đầu dòng chè
Shan (Tuyết), đã đem lại những kết quả to lớn, góp phần không nhỏ trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
việc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong
tỉnh. Đặc biệt hoa Lily là cây trồng mới đưa vào địa phương trồng thử
nghiệm, bước đầu sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu nhập khá cao tại khu
vực Đồn Đèn-huyện Ba Bể và Đèo Gió-huyện Ngân Sơn.
Với những thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai như trên, Bắc Kạn có
thể phát triển trồng hoa Lily ở những vùng sinh thái phù hợp, góp phần

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần IX đề ra.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trước khi phát triển loại hoa này tại
Bắc Kạn, chúng tối tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm một số giống hoa Lily
nhập nội; nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của của chúng ở một
số thời vụ và nghiên cứu mật độ trồng hợp lý để chọn lọc ra giống hoa Lily,
thời vụ và mật độ trồng phù hợp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
Vì vậy, việc triển khai đề tài trên ở tỉnh Bắc Kạn có ý nghĩa rất lớn, là
cơ sở khoa học và thực tiễn để tỉnh chỉ đạo triển khai mở rộng mô hình trồng
hoa Lily có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho
nhân dân, đặc biệt là đồng bào tái định cư tại khu vực Đồn Đèn-Khuổi Luông
huyện Ba Bể.
1.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily
1.2.1. Nguồn gốc
Lily là một trong những loài hoa quan trọng nhất trên thế giới (Barba-
Gonzalez.R & CS, 2005)[26]. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 loài
Lily khác nhau (Comber, 1949) [33], nó có nguồn gốc ở vùng Himalaya và
được mở rộng tới các vùng núi ở Bắc bán cầu (De Jong, 1974 ;
) [36], [65], phân bố từ 10
0
đến 60
0
vĩ Bắc.
Phần lớn các giống hoa Lily thương mại, như: lai châu Á, lai Phương Đông
đều có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc (Beattie and White, 1993) [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Do có vẻ đẹp sang trọng, hương thơm quyến rũ và giá trị kinh tế cao nên hoa

Lily nhanh chóng được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, như: Hà Lan,
Italia, Canada, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn
Độ, Thái Lan
1.2.2. Phân loại hoa Lily
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, nguồn gốc, thời gian sinh trưởng, màu
sắc hoa người ta có thể phân loại hoa Lily thành các nhóm khác nhau.
Dưới đây là một số cách phân loại hoa Lily như sau:
a. Dựa vào sự ưa thích của các giống Lily:
Theo "Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao-cây Lily" của tác giả
Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2004)[9], phân Lily thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm Lily Phương Đông (Oriental Lily): phần lớn có
nguồn gốc từ các chủng L. auratum và L. speciosum, L. japonicum, L.
rubellum
+ Nhóm 2: Nhóm Lily Á Châu (Asiatic Lily), gồm những chủng có
nguồn gốc từ châu Á, như : L.lancifolium, L.lechtlinii, L.maximwiczii,
L.pumilum, L.bulbiferum, L.davidii
+ Nhóm 3: Nhóm Lily thơm. (Longiflorum Lily) với các chủng loại
L.longiflorum, Lily Đài Loan (L.formosanum), Lily trắng (L.candidum), Lily
Vương (L.regale) là chính.
+ Nhóm 4: Nhóm Lily Tinh Diệp (Martagon Lily), gồm Lily Hán Lâm
(L.hansonii), Lily Tinh Diệp (L.martagon) là chính, cùng với
L.chalcedonicum, Lily ốc đan (L.cernuum, L.davidii, L.lancifolium ) lai tạo
chọn lọc ra.
b. Phân loại theo Hội làm vườn Hoàng gia Anh:
Hội làm vườn Hoàng gia Anh (1964) dựa vào nguyên sản bố mẹ, đặc
trưng hình thái, màu sắc hoa người ta chia Lily thành 9 nhóm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
b1. Nhóm Lily lai châu Á (Asiatic hybrids)

Gồm những giống lai có nguồn gốc ở châu Á, hoa nở vào đầu mùa hè,
là nhóm lai giữa các loài: L.lancifolium (syn.L.tigrinum), L. cernuum, L.
davidii, L. maximowiczii, L.maculatum, L.hollandicum, L. amabile, L.
pumilum, L. concolor, và L. bulbiferum Đây là nhóm dễ trồng và cũng dễ ra
hoa nhất.
Nhóm này có đặc điểm là màu hoa rất phong phú: đỏ thẫm, cam, vàng,
hồng, xanh tía, mầu mận và trắng; nhìn chung hoa không có mùi thơm.
Dựa vào hình dáng hoa nhóm này lại được phân ra làm 3 loại: hướng
lên trên, hướng ra ngoài và hướng xuống dưới
- Loại hoa hướng lên trên: mọc đơn hoặc trên hoa tự, ra hoa sớm. Các
giống thường thấy như: Angel’s Touch, Aurora Borealis, Peachy Keen, Gold
Ballerina
- Loại hoa hướng ra ngoài: giống thường thấy là Apricot Pixels,
Fire Mountain, Grand Cru, Orange Art, Braudwine
- Loại hoa chúc xuống: gồm các giống: Ambrosia, King Pete,
Blackbuttylly, Wtonella
b2. Nhóm Lily lai Tinh Diệp (Martagon hybrids)
Là nhóm Lily có nguồn gốc từ các loà: L.martagon với L.hansonii, L
medeoloides, and L.tsingtauense. Nhóm Martagons là loại Lily ưa bóng, thân
cao, hoa hơi hướng xuống dưới, nhiều màu sắc: vàng, trắng, hồng, xanh tía,
cam, màu hoa cà Một số giống như: Black Prince, Blush, Brocade, Cadense,
Autumn Color, Attiwaw, Terrace City
b3. Nhóm Lily lai hoa trắng (Candidum hybrids)
Bao gồm giống lai của các loài L.candidum, L.chalcedonicum, L
monadelphum và một số giống khác của châu Âu, bao gồm cả L.martagon.
Nhưng nhóm này ít thấy ở thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Một số giống thuộc nhóm này như: Beerensiik, Prankfonce, Whito

Might, Smetterling, Baa, Lilylover-UT, Frostweed, John benoot, Mahans
30
b4. Nhóm lai Lily châu Mỹ (American hybrids)
Là nhóm Lily bắt nguồn từ phía bắc châu Mỹ, gồm những giống lai của
các loài như: L.pardalinum, L.parryii, L.humboldtii và L.kelloggii. Một số
giống thương mại: parvum #30, parvum#31, parvum#32, parvum#33,
kelloggii #3301, bolanderi #4201, canadense var. coccineum #24, parvum
var. hallidayi #33 , rubescens #22, Lilium shastense #1801 , superbum #19
b5. Nhóm lai Lily thơm (Longiflorum hybrids)
Nhóm này có mùi thơm, gồm những giống lai bắt nguồn từ Lily thơm
L.longiflorum (Easter Lily) và Lily Đài Loan (L.formosanum) lai tạo ra; hoa
có hình dáng giống loa kèn. Một số giống thuộc nhóm này, như: Gelria, Avita
Come, Snow Queen, Ice Queen, Longistar, Evening Star, Yellow Tullican,
Casa Rosa, Ace of hearts, Dragoon, Bermuda Lily
b6. Nhóm Lily lai loa kèn (Trumpet hybrids)
Bắt nguồn từ loài Lily châu Á, như: Lily Vương (L.regale), Lily
Thông Giang (L.sargentiae), Lily Nghi Xương (L.luecanthum) Hoa hình loa
kèn, có thể hoa hướng ra ngoài hoặc hướng xuống dưới, có hương thơm, đặc
biệt là ban đêm. Một số giống thuộc nhóm này: Black Dragon, Copper King,
Golden Sunburst, Midnight, Moonlight, African queen, Pink Perfection,…
b7. Nhóm lai Phương Đông (Oriental hybrids)
Phần lớn các giống thuộc nhóm này do lai một số chủng L.auratum và
L.speciosum. Đặc điểm là thân có chiều hướng cao, hoa khá to, hướng ra
ngoài và có hương thơm. Hiện nay có rất nhiều giống Lily lai Phương Đông
được đưa vào sản xuất thương phẩm, như: Casa blanca, Angelique, Dizzy,
Maru, Souvenir, Rio regro, Pink expressions, Stargazer, Sorbonne,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Starfighter, Acapulco, Tiber, Collection, Mixed, Miss Lucky, Montezuma,

Muscadet
b8. Nhóm Lily lai tạo (interdivisional hybrids-Orienpets: OT hybrids, LA
hybrids, AA hybrids…)
Gồm những giống lai khác, như lai giống giữa nhóm Phương Đông và
nhóm Loa kèn, nhóm thơm với nhóm châu Á Hiện nay nhóm này có nhiều,
nhờ lai giống đã tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh, sâu bệnh Một số giống LA (lai Longiflorum và Asiatic):
Aerobic, Ballroom, Best seller, Canillo, Carmine diamond; giống AA (lai
Aurelian và Asiatic): Fiery belles, Ivory belles, Silky belles; giống OA (lai
Oriental x Asiatic): Elegant crown, Fancy crown, Fuego crown; giống OT (lai
Oriental x Trumpet): Yelloween, Altary, American bandstand, American
dream, American jouney
b9. Loài hoang dại (The wild species)
Gồm những loài thuộc nội địa của bắc châu Mỹ, châu Âu và châu Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ ) là những loài được trồng trong môi trường
tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng bởi sự lai giống, loài L.auratum (gold-banded
Lily) là một loài đẹp nhất trong tự nhiên, loài L.lancifolium (Tiger Lily) nổi
tiếng ở Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là nhóm Lily quan trọng trong việc
phát triển các giống lai châu Á và nhóm khác. Một số chủng: L.cernuum có ở
Hàn Quốc và Nga; L.davidii, L.henryi, L.regale có ở Trung Quốc; leichtlinii
có ở Nhật Bản; pardalium có ở Tây Nam nước Mỹ; L.speciosum album,
L.speciosum rubrum có ở Nhật Bản và Trung Quốc…
c. Phân loại theo thời gian sinh trưởng, ra hoa:
+ Loại ra hoa sớm: từ khi trồng đến khi ra hoa 60-80 ngày.
+ Loại ra hoa trung bình: từ khi trồng đến khi ra hoa: 85-100 ngày.
+ Loại ra hoa muộn: từ khi trồng đến khi ra hoa: 105-120 ngày.
+ Loại ra hoa cực muộn: 120-140 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

d. Ngoài ra người ta còn có thể phân loại theo màu sắc của hoa: hoa đỏ, hoa
trắng, hoa vàng
Như vậy, Lily có thể phân loại nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích,
yêu cầu của người nghiên cứu.
1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily
1.3.1. Đặc điểm thực vật học của hoa Lily
1.3.1.1. Đặc điểm thực vật học
Lily là tên gọi chung của tất cả các cây thuộc loài Lilium spp, ngành
một lá mầm (Magnoliophyta), lớp hành (Liliopsida), bộ hành (Liliales), họ
hành (Lilyaceae) (Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi, 1978) [2].
Lily là loài cây thân ngầm dưới đất, có một số đặc điểm sau:
- Thân vảy: là phần phình to của thân, gồm có đĩa thân và các vảy, thân
vảy trần không có vỏ bao bọc ; vảy có nhiều hình dạng: elíp, cầu dẹt, hình
trứng.
Thân vảy của Lily được coi là mầm dinh dưỡng; một thân vảy trưởng
thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp và
đỉnh sinh trưởng. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng chu vi và trọng
lượng của nó.
Kích thước và trọng lượng của thân vảy khác nhau tuỳ thuộc vào từng
giống, loại nhỏ: có chu vi 6cm, nặng 7-8g; loại to chu vi 24-25cm, nặng trên
100g
- Lá: lá Lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè hoặc hình
thuôn đầu lá hơi nhọn không có cuống hoặc cuống ngắn. Hình dáng lá to
hay nhỏ, gân lá nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng giống.
- Rễ gồm 2 loại: rễ gốc và rễ thân. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh trưởng
từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút
nước và dinh dưỡng của cây, tuổi thọ của rễ này có thể tới 2 năm. Rễ thân gọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

là rễ trên mọc từ thân dưới đất, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh
dưỡng, tuổi thọ rễ này là 1 năm.
- Củ con và mầm hạt: đại bộ phận Lily có nhiều củ con ở gần thân rễ,
chu vi mỗi củ từ 0,5-3cm, số lượng củ con tuỳ thuộc vào giống và điều kiện
trồng trọt.
- Hoa: hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá,
nhỏ. Hoa Lily có thể chúc xuống (nod downward), vươn ngang (face
outward) hoặc hướng lên (turn upward)
()[59].
Hoa có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình cốc, hình loa kèn,
hình phễu
Màu sắc hoa Lily đa dạng, phong phú: cam, vàng, trắng, hồng, đỏ cam,
tía (Woodcock & Stern, 1950)[52].
Thông thường hoa Lily có 6 cánh, 2 vòng nối với nhau, mỗi vòng có 3
cánh hoa tạo nên; cánh hoa hình elíp; nhị hoa có 6 cái, giữa có cuống, gắng
với nhau có hình chữ T.
- Quả: hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Độ
lớn, trọng lượng, số lượng hạt tuỳ thuộc vào từng giống.
1.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát dục
a. Đặc điểm của thân vảy
Phát dục của thân vảy phục thuộc nhiều vào môi trường và các điều
kiện chăm sóc. Vảy nhiều và sung mãn, thì chất lượng tốt. Độ lớn của thân
vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Thân vảy có chu vi càng lớn thì số nụ
trên cây càng nhiều. Giống lai Phương Đông, như Sorbonne chu vi củ 12-
14cm có 1-2 nụ, chu vi củ 14-16cm có 2-5 nụ, chu vi củ 16-18 có số nụ 3-6,
chu vi củ 18-20 có 4-7 nụ, giống Yelloween (giống lai giữa nhóm Phương
Đông và nhóm Loa kèn) chu vi củ 12-14cm có 2-4 nụ, chu vi củ 14-16cm có
3-6 nụ, chu vi củ 16-18cm có 5-7 nụ, chu vi củ 18-20cm có 6-8 nụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
()[63]. Số lượng vảy cũng tỷ lệ với số lá và số hoa. Số
vảy càng nhiều thì số lá và hoa cũng càng nhiều; nếu bóc lớp vảy ngoài thì tốc
độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh
sản sẽ giảm, hoa ra muộn hơn (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004[9].
Củ để làm giống trồng hoa thương phẩm yêu cầu phải là thân vảy đã
được bồi dục, thường năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9
cm trở lên mới ra hoa. Thông thường các giống Lily trồng hiện nay củ giống
thương phẩm có chu vi từ 16 đến trên 20

cm.
b. Đặc điểm sinh trưởng của thân
Sinh trưởng phát dục của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển
trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Các giống khác nhau thời gian sinh
trưởng khác nhau. Nhóm lai châu Á từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 12
tuần, nhưng cũng có giống chỉ cần 10 tuần, như Pixies. Các giống Phương
Đông từ trồng đến khi ra hoa khoảng 14 tuần, nhưng có giống kéo dài đến 19
tuần, như: Stargazer, có giống khoảng 13 tuần, như: Mona Lisa
Trục thân Lily do trục mầm dinh dưỡng co lại tạo thành, gồm trục thân
sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục thân sơ cấp là mầm dinh dưỡng co ngắn,
trục thân thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và vảy, có từ 1 đến 3
cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau.
Sau khi phá trạng thái ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là
vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn lại, vươn lên mặt đất, lá trên bắt
đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định.
Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt. Số lá chịu ảnh
hưởng của chất lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống.
Thông thường, mầm được cố định trước khi trồng. Chiều cao cây quyết định
bởi chiều dài đốt. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử
lý trước khi bảo quản lạnh lâu, đều có tác dụng làm dài đốt thân. Ngược lại

nếu ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao sẽ ức chế đốt kéo dài; trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
khoảng nhiệt độ từ 20-30
0
C nếu tăng thêm 2
0
C cây có thể thấp đi 2cm (Đặng
Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004)[9].
c. Đặc điểm phát dục
- Sự phân hoá hoa: Khi bắt đầu nảy mầm, cây bắt đầu phân hoá mầm
hoa. Mầm hoa rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, nên khi xử lý lạnh trước khi
trồng, củ có thể mọc mầm và phân hoá hoa. Nếu không trồng kịp thời sẽ bất
lợi cho phát dục mầm hoa.
Số lượng mầm hoa nguyên thủy phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh
trưởng vụ trước, chất lượng củ giống và giống.
- Sự ra hoa: Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn
của điều kiện trước khi trồng, như: chất lượng củ giống, điều kiện xử lý. Tốc
độ phát dục của nụ và hoa chịu tác động lớn của điều kiện sau khi trồng nhất
là nhiệt độ, ẩm độ không khí và ẩm độ đất. Nếu nhiệt độ trên 30
0
C thì hoa bị
mù sẽ cao. Nếu nhiệt độ từ 25-30
0
C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 21-
43% (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2004) [9].
Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ và gây ra cháy lá, việc xử lý
che nắng sẽ giảm thui nụ. Ánh sáng yếu cũng làm thui nụ và ảnh hưởng đến
chất lượng hoa.

Sau khi hoa nở 2 tháng thì quả chín. Hạt quả có cánh nên có thể phát
tán trong tự nhiên theo gió. Sau khi thu hoạch quả, thân lá khô héo, thì có thể
thu hoạch củ để làm giống.
d. Sự ngủ nghỉ của củ Lily và biện pháp phá ngủ
Củ Lily sau khi thu hoạch thì ở trạng thái ngủ nghỉ, thời gian ngủ nghỉ
khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống. Kỹ thuật quan trọng trong việc trồng
Lily là phải phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của củ giống. Nếu trồng củ giống chưa
qua phá ngủ sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp và tỷ lệ hoa mù cao. Nhìn chung
các giống bảo quản lạnh 2-5
0
C sau 6-10 tuần thì phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ
của củ giống (Bonner, F.J.M, 1997) [29].

×