Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.69 KB, 48 trang )

Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

BÀI TIỂU LUẬN
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO TRANG TRẠI
NUÔI CHIM BỒ CÂU PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HẢI YẾN ĐÀM THỊ CHÂU
NGUYỄN THỊ THỦY
ĐINH THỊ HÀ
TRẦN THỦY NHƯ
TRẦN VĂN VƯỢNG
NGUYỄN ĐÔN TUỆ
NGUYỄN THỊ THIẾT
DƯƠNG BÁ NGHĨA
NGUYỄN THỊ NHẬT LY
ĐINH THỊ MINH SANG
Huế/2013
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 1
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
MỤC LỤC:
1.2. Tóm tắt tổng quan: 7
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhắc đến Việt Nam, chắc hẳn thế giới sẽ nói nhiều về nền sản xuất nông nghiệp
một trong những ngành kinh tế đóng góp tỉ trọng khá lớn trong GDP của đất nước .
Trong những gần đây, hàng nông sản nước ta ngày càng được nâng cao cả về số lượng
lẫn chất lượng, thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ngày càng được mở rộng
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 1
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
thông qua các chương trình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất.


Do đó, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ngày càng có mặt ở nhiều nơi trên thế
giới. Đó là những điểm tươi mới trong nền nông nghiệp nước ta và là điều đáng khích
lệ cho bà con nông dân.
Nói đến chăn nuôi, ta không thể phủ nhận được những đóng góp quan trọng của
nó cho sản phẩm nông nghiệp nước nhà, một trong những ngành đang được nhân dân
ta đầu tư nhiều như hiện nay. Đứng trước những nhu cầu ngày càng lớn của thị trường,
bà con nông dân luôn băn khoăn nên lựa chọn vật nuôi nào thích hợp, để mở một trang
trại chăn nuôi có hiệu quả. Qua tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, chúng tôi
thấy “ bồ câu Pháp ” là một loại vật nuôi đang có nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.
Hiện nay, mô hình nuôi chim Bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng trên nhiều tỉnh
thành trong cả nước, phổ biến ở các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh
Hóa, Quảng Trị, Đăk Lăk…Với quy trình nuôi không khá phức tạp, không đòi hỏi đầu
tư quá nhiều, nhu cầu thị trường ngày càng lớn, hiệu quả kinh tế của việc nuôi chim bồ
câu đã được khẳng định - đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống “bồ câu Pháp” được lựa chọn
nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, thức ăn đơn giản, ít bị bệnh, cho
năng suất cao, hơn nữa giống chim này có khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện khí
hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Ngày nay, đời sống vật chất của người dân đang dần được cải thiện và nâng cao.
“Ăn ngon, mặc đẹp” là điều tất yếu, và do đó nhu cầu về thịt chim và các sản phẩm từ
thịt chim bồ câu ngày càng được tăng cao. Trước tình hình đó, trang trại nuôi chim
“bồ câu Pháp” của chúng tôi chính là một nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo được
về số lượng lẫn chất lượng nhanh chóng cho thị trường. Đó là lý do nhóm chúng tôi
lựa chọn sản xuất và kinh doanh mặt hàng thịt chim “bồ câu Pháp”.
Với những kiến thức đã được trang bị qua môn Kế hoạch kinh doanh, cùng với sự
hướng dẫn tận tình của Cô giáo, nhóm chúng tôi đã lập ra bản kế hoạch kinh doanh
dưới đây, vì thời gian thực hiện gấp rút cùng với những kiến thức chưa chuyên sâu, ắt
hẳn sẽ có những thiếu sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Vì vậy, nhóm chúng tôi rất
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 2
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp

mong nhận được những nhận xét chân thành và những ý kiến sửa chữa, bổ sung của
Cô giáo cũng như của tất cả các bạn để bản Kế hoạch kinh doanh này được hoàn thiện
nhất có thể.
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh
1.1. Căn cứ pháp lí
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 3
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2005 với một số điều như sau:
- Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
- Điều 7. Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh
- Điều 8. Quyền của doanh nghiệp
- Điều 9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Điều 13. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
- Điều 14. Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
- Điều 15. Trình tự đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 25. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 27. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 28. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Điều 29. Chuyển quyền sở hữu tài sản
- Điều 30. Định giá tài sản góp vốn
- Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh
nghiệp
- Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
- Điều 35. Trụ sở chính của doanh nghiệp
- Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp

- Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký
Doanh nghiệp.
Điều 50. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 4
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ
kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh
doanh trong phạm vi toàn quốc.
Điều 51. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và
hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên trang trại thông tin trong hồ
sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách
nhiệm.
Điều 52. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký
hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh
doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký
của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân
thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ
gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân
dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên
bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh
doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá
nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 5
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy
định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận
và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày
nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ
sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà
không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được
thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ
kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi
danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng
Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.
Điều 53. Thời điểm kinh doanh
- Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh
phải có điều kiện.
Điều 54. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa
điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu
thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt
địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được
phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 6
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi
tiến hành hoạt động kinh doanh.
Điều 55. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
1. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh thông báo nội dung
thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
2. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi ngày trở lên, hộ kinh doanh thông
báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan
thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm.
3. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã
đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài
chính chưa thực hiện.
1.2. Tóm tắt tổng quan:
- Trang trại: Nuôi chim bồ câu pháp “CÂU THỌ”
- Lĩnh vực hoạt động: Nuôi và kinh doanh chim “Bồ câu Pháp”
- Nhu cầu: Khi nền kinh tế càng phát triển đi lên, các nhu cầu về ăn uống ngày càng
phong phú hơn: thịt heo, thịt bò, thịt gà,… nó quá bình thường. Khách hàng cần nhiều
hơn và ưa chuộng hơn nữa các món ăn lạ, ngon, bổ, hiếm. Nhím, hươu, nai, heo rừng,
dê núi… lại là những động vật được sự bảo vệ của pháp luật. Các món ăn mà khách
hàng cần không chỉ ngon, đẹp mắt, bổ… mà phải làm sao thỏa mãn đúng nhu cầu hiện

tại của họ. Và để đáp ứng được điều đó, thịt chim “bồ câu Pháp” là một trong những
lựa chọn hàng đầu mà khách hàng hướng đến. Đây là một trong những sản phẩm hiện
nay trên thị trường đang cần cung cấp, đặc biệt là ở miền Trung chúng ta.
- Nguồn nhân lực: Chủ yếu là những người thân trong gia đình , một số lao động trẻ
có kinh nghiệm tại địa phương và liên hệ với một số thú y - đây là một lợi thế lớn
nhằm để giảm thiểu chi phí.
- Thị trường: Tập trung chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn tại Tp Đông Hà, thị xã
Quảng Trị, các huyện lân cận và một số nhà hàng ở Tp Huế, Đồng Hới. Hiện nay, theo
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 7
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
tìm hiểu của chúng tôi thì trong địa bàn tỉnh chưa có một trang trại nào lớn, chỉ có số ít
trang trại hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ nên rất thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm.
- Sản phẩm: Giống chim được lấy từ trại giống ở Tây Nguyên, được nuôi khép kín
và đúng quy trình công nghệ nên đảm bảo được uy tín về chất lượng sản phẩm.
- Giới thiệu về trang trại: Trang trại được đặt ở một địa điểm thoáng mát, quay về
hướng đông nam, đón nắng vào buổi sáng nên rất tốt cho chim. Khoảng sân rộng nên
chim có thể bay thoải mái khi ra ràng nên cho thịt chim săn chắc hơn, đem lại cho
người thưởng thức được cảm giác vị dai, thơm của thịt, đó là sự khác biệt mà 1 số
trang trại khác chưa thể có.
- Địa điểm : Thôn 4, Xã Hải Thái, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
- Vốn đầu tư: 1.750.000.000 VNĐ
- “Slogan” của trang trại: “ Ăn Bồ câu sống lâu trăm tuổi”
- Trang trại hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đã được cấp giấy phép
kinh doanh và có đăng ký với cơ quan thú y của xã, huyện.
2. Kế hoạch marketing
2.1. Phân tích ngành:
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 8
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Chim bồ câu là giống chim được thuần hóa từ lâu đời, rất gần gũi với cuộc sống
con người. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có thể nói việc nuôi chim bồ câu Pháp

giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người, nó là mô hình làm giàu ở rất nhiều địa
phương và đã thành công. Chính vì vậy, nghề này có rất nhiều tiềm năng, nó đang
được nhân rộng tới những tỉnh khác như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải
Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Định… Bởi quy trình nuôi đơn giản,
không đòi hỏi đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim
bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Xét trên phạm vi địa lí tỉnh Quảng Trị, chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn, khách
hàng và người tiêu dùng đặt hàng rải rác trên các vị trí địa lý khác nhau và nhiều nhất
ở thành phố Đông Hà. Tại đây có nhiều khách sạn, nhà hàng lớn, nhỏ và tùy vào sở
thích, văn hóa, nhu cầu…của khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp những sản phẩm khác
nhau.
Ở đây, mới chỉ có 1 hộ gia đình nuôi với quy mô nhỏ, khách hàng thường phải đặt
hàng trước mới có được sản phẩm.Vì vậy, sẽ là 1 điều kiện rất thuận lợi khi chúng tôi
gia nhập thị trường với quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn…tạo ra các sản phẩm từ
chim bồ câu đa dạng hơn.
Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, họ sẽ tiêu dùng những sản
phẩm tốt hơn, cao cấp hơn và sự lựa chọn cũng lớn hơn. Chim bồ câu không chỉ có thể
chế biến thành các món ăn ngon, mà thịt chim bồ câu còn rất tốt cho sức khỏe, có tác
dụng như một loại thuốc chữa bệnh, nó tạo ra nhu cầu rất lớn ở người dân. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, có thể dự báo trong tương lai ở địa bàn thành phố Đông Hà
sẽ được mở rộng về số lượng các đơn đặt hàng về chim bồ câu. Điều này cũng sẽ tạo
thách thức lớn cho trang trại khi kinh doanh. Vì sự phát triển sẽ có nhiều cá nhân hay
doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, sự cạnh tranh càng cao, rào cản sẽ càng
lớn. Để tạo nên lợi nhuận lớn nhất cho trang trại thì chúng tôi sẽ phải thường xuyên
xem xét, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khác hàng để có thể đáp ứng tối đa các
nhu cầu cho những đối tượng khách hàng sẵn có và tiềm năng.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 9
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Ngoài ra, chúng tôi còn phân phối sản phẩm sang các tỉnh lân cận như Quảng
Bình, Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ở 2 thành phố Huế và Đồng Hới. Hai nơi này hàng

năm có lượng khách du lịch lớn, cũng như những hộ gia đình khá giả thường xuyên
vào các nhà hàng, khách sạn vào dịp lễ tết hoặc cuối tuần,… Có thể nhận thấy nhu cầu
cao, bởi đặc tính thịt chim bồ câu phù hợp với cả trẻ em, người già và trung niên. Tạo
cơ hội rất lớn để phát triển ngành trong tương lai cho chúng tôi.
Để đáp ứng được lượng cầu “Bồ câu Pháp” lớn như vậy, chúng tôi đã tiến hành
tìm hiểu những địa điểm cung cấp giống.Trang trại của chúng tôi lấy giống chim tại
những địa điểm quen biết như: Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp Mười Lượng (địa
chỉ: xóm Duy Nhất, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Với một mô hình trang trại mới gia nhập, ắt hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực
lớn, mạnh mẽ của thị trường. Vì vậy, chúng tôi sẽ đề ra những chiến lược cụ thể, để
dần dần thâm nhập vào thị trường, tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người
dân, cung cấp sản phẩm tốt nhất tới các nhà hàng, khách sạn…; cố gắng tận dụng tối
đa những lợi thế sẵn có từ ngành kinh doanh để tạo nên bước ngoặt, đem lại thành
công cho trang trại trong thời gian tới.
2.2. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
- Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc địa lý:
Ở Việt Nam, thị trường chim bồ câu rất tiềm năng, ngành này chỉ mới nuôi thử
nghiệm ở một số nơi, nó đã thành công và nhận được phản hồi rất lớn từ khách hàng.
Ở thị trường các tỉnh miền Trung cũng vậy, đặc biệt là ở Đông Hà, mức độ thâm nhập
của thịt chim bồ câu đang ở mức thấp, chính vì vậy đã tạo cơ hội rất lớn cho chúng tôi
đi đầu trong quy mô lớn. Bước đầu ắt hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, đòi
hỏi trang trại phải có những chiến lược đúng đắn, phải thường xuyên nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng, để cung cấp ra thị trường các sản phẩm đặc thù và riêng biệt,
mang lại thương hiệu riêng cho trang trại.
Với khí hậu và mật độ dân số ở miền Trung cũng không gặp những trở ngại lớn.
Vì nuôi chim “bồ câu Pháp” không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần bố
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 10
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
trí cho chúng chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đủ ánh sáng thì chim sẽ phát triển và sinh
sản tốt.

- Phân đoạn thị trường theo nguyên tắc tâm lí:
Hiệu quả marketing ban đầu của trang trại là rất quang trọng, bởi nó là bước đi
đầu để khách hàng và những người tiêu dùng có ấn tượng tốt về sản phẩm của chúng
tôi .
Có rất nhiều cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người có nhu cầu từ sản phẩm chim
bồ câu vì các ích lợi của nó mang lại. Trang trại chúng tôi sẽ có những kế hoạch
marketing để đánh trúng vào thói quen, tâm lý, lối sống của khách hàng, người tiêu
dùng là: vừa tiết kiệm mà vừa có lợi cho sức khỏe trong điều kiện nền kinh tế đang
khủng hoảng.
- Phân đoạn thị trường theo theo nguyên tắc hành vi:
Ngoài lý do mua hàng để tẩm bổ cho sức khỏe, người tiêu dùng luôn thích các sản
phẩm được khuyến mại hoặc giảm giá, luôn muốn số tiền mình bỏ ra đạt được các lợi
ích tối đa.
Nếu sản phẩm không đáp ứng, thỏa mãn được những lợi ích cả về xúc cảm, họ sẽ
đặt hàng từ nơi khác. Họ sẽ có tâm lý dùng thử rồi sau đó sẽ đánh giá và có khả năng
mua tiếp hay không, vì vậy nếu sản phẩm tốt và giá cả hợp lý thì mức độ sẵn sàng
chấp nhận sẽ cao hơn, phải làm thế nào để họ sẵn sàng tiêu dùng nó, khai thác tốt về
mức độ trung thành và một lực lượng không nhỏ đó là khách hàng tiềm năng.
- Phân đoạn thị trường theo theo nguyên tắc nhân khẩu học:
Với mật độ dân cư đông ở thành phố, có rất nhiều nhà hàng, khách sạn sẽ tiêu thụ
được số lượng lớn sản phẩm của trang trại chúng tôi.
Mức thu nhập của người dân càng ngày được cải thiện, số hộ dân có thu nhập khá
và cao ngày càng gia tăng, chính điều này cũng tạo nên cơ hội lớn cho trang trại.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 11
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Tùy theo phân loại nghề nghiệp, tín ngưỡng, chủng tộc, trang trại sẽ tạo ra các sản
phẩm phù hợp nhất, với sự phục vụ “Khách hàng là thượng đế”.
 Việc phân đoạn thị trường sẽ rất có ích cho trang trại trong bước đầu thâm nhập thị
trường cũng như sự phát triển về sau.
 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Khách hàng mục tiêu mà trang trại hướng đến là: Các nhà hàng, khách sạn, quán
ăn, những người có thu nhập ổn định và cao. Đây là nhóm khách hàng chủ chốt, họ có
nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm và sẵn lòng để mua nó, tạo nên một bước đột phá khi
tạo ra sự khác biệt trong hoạt động truyền thông, xâm nhập thị trường.
Dựa vào việc xác định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng cho trang trại,
sẽ giúp trang trại tập trung vào việc phát triển kinh doanh, phân khúc thị trường để đạt
được mức lợi nhuận tối đa
2.3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên cả nước cũng có các mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Tuy nhiên đối
với khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng thì mô hình nuôi chim bồ
câu Pháp đang còn khá mới đối với bà con nông dân, mà các mô hình trang trại, hộ gia
đình đang ở mức nhỏ, chuyên môn hóa chưa cao. Nhưng với sự nỗ lực, khả năng tìm tòi,
ham học hỏi, nhiều hộ gia đình đã làm giàu đi lên từ việc nuôi chim “bồ câu Pháp”, điển
hình có gia đình anh Trần Văn Đới, thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh
Quảng Trị hiện đang nuôi 250 cặp “bồ câu Pháp” sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng,
trung bình mỗi cặp đẻ 11-12 lứa/năm, với khoảng 400 cặp chim non/lứa. Giá thị trường
hiện nay khoảng 110 – 120 ngàn đồng/con, chim giống (40-45 ngày tuổi) có giá từ 250-
270 ngàn đồng/con. Đây là một trong những địa điểm cung cấp chim bồ câu khá có tiếng
ở Gio Linh. Tuy mới thực hiện mô hình này nhưng anh Đới đi học hỏi thực tế ở nhiều
nơi, kỹ thuật nuôi đảm bảo, cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, với mối quan hệ và uy tín
mà gia đình anh tạo được đã góp phần vào việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng
nhiều hơn, giá cả cũng phải chăng. Sản phẩm cung cấp ra thị trường có nhiều điểm tương
đồng, vì vậy để có thể gia tăng thị phần, nâng cao uy tín đối với khách hàng, chúng tôi
tập trung vào khâu lựa chọn giống chất lượng cao, khoẻ mạnh, tuân thủ quy trình kỹ
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 12
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
thuật trong chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu thu gom, ấp trứng,
tuyển chọn để có thể cung cấp sản phẩm một cách đảm bảo nhất cả về chất và lượng đến
với người tiêu dùng. Sản phẩm thịt chim bồ câu đang rất được ưa chuộng không chỉ ở địa
phương mà còn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bởi những công dụng, bổ ích của nó.

Nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu mua chim thịt và giống của thị trường, do vậy
việc nuôi với số lượng lớn, đảm bảo chuyên môn hóa cao, với sự tận tụy, chân thành,
chúng tôi cam kết về chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một
số trang trại nhỏ cung cấp chủ yếu là con giống, với ưu thế của mình chúng tôi còn
chuyên cung cấp chim thịt, chim non, chim giống, chim cảnh, đa dạng về chủng loại
đến cho người tiêu dùng nếu họ có nhu cầu, đáp ứng mong muốn của khách hàng không
chỉ ở Quảng Trị mà còn ở các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Trên thị
trường hiện nay không chỉ thịt chim bồ câu mà còn có nhiều loại thịt chim khác có giá trị
dinh dưỡng cao như các loại động vật rừng như: gà rừng, thịt ngỗng, thịt chim bồ câu
thường hay thịt chim sẻ chứa hàm lượng cao các chất đạm, chất béo, được nhiều người
ưa thích dưới dạng rán giòn, nó còn được dùng trong y học cổ truyền để chữa một số
bệnh như suy nhược cơ thể, thận hư, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tráng dương Đây
cũng là một trong những mặt hàng cạnh tranh lớn đối với chim “bồ câu Pháp”.
2.4. Phân tích ma trận SWOT
Những điểm mạnh (strengths)
- Đây là mô hình kinh tế hộ gia đình nên
dễ quản lý.
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá trị
dinh dưỡng cao.
- Tạo được uy tín, và nhiều mối quan hệ
với bạn hàng (nhà hàng trong tỉnh và
một số tỉnh lân cận, các khách hàng
mua với số lượng nhiều, thường
xuyên).
- Nhân sự đều là người trong gia đình và
những người thân thuộc nên rất nhiệt
Những cơ hội (opportunities)
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm này
càng mở rộng do nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm bổ dưỡng ngày càng

tăng.
- Cạnh tranh trên thị trường về sản
phẩm đang ở mức thấp.
- Mức giá cả khá phù hợp với khách
hàng có thu nhập trung bình trở lên,
và các nhà hàng chất lượng cao.
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu khá phù
hợp với việc nuôi chim bồ câu
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 13
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
tình, siêng năng, cần cù.
- Về tài chính: vốn đầu tư ban đầu là
vốn do chủ sở hữu góp nên:
+ Không chịu lãi suất.
+ Dễ huy động.
+ Sử dụng vốn linh hoạt.
- Áp dụng kỹ thuật nuôi khoa học, tuân
thủ quy trình, vận dụng linh hoạt phù
hợp với điều kiện tự nhiên của địa
phương.
- Sức đề kháng của chim tốt, ít bệnh tật
Những điểm yếu ( weaknesses)
- Quy mô mới chỉ ở mức hộ gia đình
(mức trung bình )
- Sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh
như thịt chim sẻ, chim bồ câu ta cũng
có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành
vừa phải
- Thương hiệu chưa nổi tiếng, chưa có
kênh phân phối toàn quốc

- Thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế trong
kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường
- Nguồn lực tài chính có hạn nên cũng
hạn chế cơ hội phát triển khi tham gia
vào thị trường có sự cạnh tranh gay gắt
Những nguy cơ ( threats )
- Đại đa số người dân ở Quảng Trị và
các tỉnh lân cận có thu nhập thấp nên
sản phẩm chưa thể tiếp cận rộng rãi.
- Trên địa bàn có nhiều quán nhậu
bình dân mà thịt chim bồ câu Pháp
có giá khá cao nên đơn đặt hàng vẫn
còn hạn chế.
- Ở tầm vĩ mô nền kinh tế hiện nay còn
nhiều biến động, ảnh hưởng nhiều tới
cung cầu sản phẩm, sự cạnh tranh
trên thị trường.
Kết hợp các yếu tố của ma trận SWOT:
Kết hợp S-O
- Tăng khả năng xâm nhập và chiếm
lĩnh thêm thị phần trong và ngoài tỉnh.
Kết hợp S-T
- Đẩy mạnh kế hoạch quảng cáo,
marketing cho sản phẩm.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 14
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
- Có kế hoạch xúc tiến bán hàng, tăng
lợi nhuận.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: chất
lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu

của người tiêu dùng.
- Tăng năng suất, chất lượng giống, hạ
giá thành sản phẩm.Nhằm nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường.
Kết hợp W-O
- Chiến lược tăng trưởng: mở rộng quy
mô nuôi trong vài năm tới, tăng khả
năng cung ứng sản phẩm
- Sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ ở địa
phương, nguồn nguyên liệu sẵn có
của gia đình và mua thêm của bà con
trong vùng.
- Đa dạng hóa loại hình sản phẩm ví dụ
như chim non, chim dò, thịt chim bồ
câu đông lạnh
Kết hợp W-T
- Giảm chi phí nuôi chim để giảm giá
bán, phù hợp với nhu cầu của người
có thu nhập thấp.
- Cần phải tạo thương hiệu bền vững
để tránh những ảnh hưởng không tốt
cũng như những yếu tố bất định từ
môi trường vĩ mô.
2.5 . Hoạt động marketing
2.5.1. Chính sách sản phẩm
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống “bồ câu Pháp” được lựa chọn
nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ tối thiểu 8-
9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả
năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc

bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong
phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ.
Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt
pho…
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường
hợp gầy yếu, hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 15
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
không tốt,… Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay
gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường
hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Chính bởi những đặc tính quý này nên
thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường: một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600
ngàn đồng/cặp, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/con.
Chúng tôi đưa ra một số quyết định về sản phẩm như sau:
• Quyết định về chủng loại sản phẩm
Sản phẩm của chúng tôi là chim “bồ câu Pháp” với bề rộng danh mục chủng loại
sản phẩm là : chim lấy thịt. Song song đó chúng tôi cũng thực hiện chính sách thõa mãn
mọi nhu cầu của khách hàng nên chúng tôi quyết định bổ sung mặt hàng cho chủng loại
sản phẩm. Khách hàng nếu có nhu cầu mua chim giống, chim cảnh, chim ra ràng hay
chim đang bắt đầu tuổi lớn thì chúng tôi cũng sẽ đáp ứng. Tuy nhiên chỉ ở một số lượng
vừa phải, việc nuôi chim lấy thịt vẫn là sản phẩm chủ yếu mà chúng tôi hướng đến.
Với việc quyết định về chủng loại sản phẩm, chúng tôi áp dụng chính sách thiết
lập chủng loại. Nghĩa là sẽ tiếp tục giữ vị trí trên thị trường với những kỹ thuật nuôi chim
hiện đại, phù hợp, chất lượng chim đưa ra thị trường tốt và giá cả phải chăng, để chiếm
được lòng tin của khách hàng. Qua đây chúng tôi sẽ tiếp tục quảng cáo cho trang trại sản
xuất của mình, nâng cao uy tín trang trại trên thị trường.
• Quyết định về nhãn hiệu
Với những lợi ích có được từ thịt chim bồ câu như: nấu cháo, hầm thuốc bắc để
tẩm bổ sức khoẻ , thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho
trường hợp gầy yếu, hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh

dưỡng không tốt,…Vì thế chúng tôi lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm là “CÂU THỌ”
với ý nghĩa khi ăn các món ăn từ thịt bồ câu thì bạn sẽ có một tinh thần, thể lực và trí lực
tốt, tăng cường được tuổi thọ của bạn. Cũng chính vì thế mà câu “slogan” của trang trại
chúng tôi không ngoài những lợi ích mà chim bồ câu mang lại: “Ăn bồ câu sống lâu
trăm tuổi”
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 16
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
2.5.2. Chính sách giá cả
Dân gian hay nói “Một con Bồ Câu hơn chín con gà” vì tác dụng bổ dưỡng của
nó. Chất thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm lượng protein cao, lượng mỡ và
cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều
nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt chim bồ
câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò…Đó cũng là nguyên nhân mà giá cả của nó trên thị trường
cũng cao hơn nhiều.
Do giá cả là yếu tố hết sức quan trọng, nó giúp khách hàng quyết định mua sản
phẩm của mình hay của đối thủ cạnh tranh, của doanh nghiệp khác, nó tác động đến
lượng khách hàng, doanh thu là lợi nhuận của trang trại. Vì thế để có chính sách giá đúng
đắn, trang trại chính tôi tiến hành phân tích:
Với mục tiêu của một trang trại mới đi vào hoạt động thì chúng tôi xác định mục
tiêu định giá là để tồn tại. Tuy nhiên nhu cầu thị trường về sử dụng sản phẩm chim bồ
câu thì rất lớn. Anh Nguyễn Minh Tâm, thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP Phan
Thiết cho biết: “Nuôi bồ câu không phải lo khâu tiêu thụ. Bồ câu ra ràng là thức ăn ngon
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 17
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
và bổ dưỡng. Nhiều gia đình có người đau ốm hay già yếu thường hay đến mua về hầm
thuốc bắc để bồi bổ cơ thể. Các nhà hàng trên địa bàn muốn mua phải đặt trước mới có.
Bồ câu ra ràng nếu không muốn bán thịt thì để nuôi vẫn tiếp tục sinh lợi”. Hay chàng
thanh niên trẻ Nguyễn Ngọc Thức (28 tuổi), chủ trang trại nuôi chim bồ câu Ngọc Điền,
số nhà 24, tỉnh lộ 8 ấp 3 xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tâm sự:
“bây giờ nhu cầu tiêu thụ bồ câu Pháp rất nhiều bởi lợi ích nó mang lại rất lớn. Trong

thời gian này, cung sản phẩm chưa chắc đủ để đáp ứng cầu người tiêu thụ”. Vì thế, thông
qua phân tích chi phí của trang trại trong quá trình sản xuất và phân tích những đối thủ
cạnh tranh tiềm năng có thể có tại địa bàn, cũng như khu vực miền Trung thì chúng tôi
lựa chọn phương pháp định giá thâm nhập với hi vọng sẽ chiếm được khách hàng về
trang trại mình và nâng cao thị phần của trang trại trên thị trường về sản phẩm chim “bồ
câu Pháp”. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, khi đã có được lượng khách hàng
mục tiêu và khách hàng tiềm năng, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì trang trại sẽ
định giá phân biệt và định giá khuyến mãi. Có nghĩa là tùy theo khách hàng, tùy vào thời
vụ mà chúng tôi sẽ đưa ra mức giá khác nhau. Nếu đó là khách hàng thường xuyên của
trang trại thì chúng tôi sẽ giảm giá. Theo thời vụ, vào những mùa cao điểm của ăn uống
thì chúng tôi định giá dựa trên mức giá hiện hành, xem giá của đối thủ là giá chuẩn và
định giá cao hơn hoặc bằng. Đối với những khách hàng không thường xuyên và có tiềm
năng, chúng tôi sẽ định giá theo chiết khấu số lượng.
2.5.3 . Chính sách phân phối
Cũng như giá cả, phân phối có vai trò quan trọng trong Marketing. Nó như cái đòn
gánh nối liền 2 bên quai gánh là nhà sản xuất với người tiêu dùng. Phải làm thế nào để
đặt được đòn gánh chính giữa, cân bằng 2 bên quai, dung hòa giữa cung và cầu. Vì thế
cần lựa chọn chính sánh phân phối đúng đắn để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng
và làm cho thị trường cân bằng.
Chúng tôi lựa chọn kênh phân phối trực tiếp tới tay khách hàng:
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 18
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Với kênh phân phối trực tiếp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo
sự giao tiếp chặt chẽ của trang trại sản xuất trong phân phối, tăng cường tính trách nhiệm
và đảm bảo tính chủ động của người sản xuất trong kênh phân phối. Bán tận ngọn nên lợi
nhuận thu được cao hơn nhiều.
Khách hàng mục tiêu của trang trại là:
• Tại địa bàn Quảng Trị:
- Nhà hàng Á Đông tại TP Đông Hà
- Nhà hàng Đồng Nội 28 Nguyễn Thị Lý, TX. Quảng Trị, Tel: (0533) 861 579.

- Nhà hàng Hữu Nghị 18 Lê Lợi, TP. Đông Hà, Tel: (0533) 852 469
- Nhà hàng Tân Châu II 222 Lê Duẩn, TP. Đông Hà, Tel: (0533) 550 204.
- Nhà hàng Sao Mai, Quốc lộ 1A, huyện Hải Lăng, Tel: (0533) 873 312. Và một số
nhà hàng nhỏ, quán ăn khác.
• Tại địa bàn Quảng Bình :
- TP Đồng Hới cũng là một trong những địa điểm mà trang trại chúng tôi hướng tới
để phân phối. Qua khảo sát, chúng tôi thực hiện chiến lược marketing với một số nhà
hàng ăn nổi tiếng trong khu vực tp. Đồng Hới như: Nhà hàng Ba Hiền, 52 Trương Pháp,
Hải Thành, TP. Đồng Hới Tel: (0523) 382 747, Nhà hàng Bình Minh, Lộc Đại, Lộc
Ninh, TP. Đồng Hới…
• Tại địa bàn Thừa Thiên Huế:
- TP Huế cũng là một thị trường tiềm năng, người Huế thường giải quyết các công
việc trên bàn nhậu. Vì thế, trang trại chúng tôi đã lựa chọn Huế làm địa điểm phân phối.
Một số nhà hàng chúng tôi dự định sẽ liên kết làm bạn hàng như: Nhà hàng Âm Phủ, 35
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 19
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Nguyễn Thái Học, TP. Huế ; Nhà hàng Phú Thiên- khu quy hoạch Kiểm huệ; Nhà hàng
Bà Chanh - đường Trường Chinh, Tp.Huế và một số quán nhậu trên địa bàn TP
• Chúng tôi cũng sẽ phân phối cho những khách hàng đặt hàng qua điện thoại, hay
những người dân trong địa bàn tới trang trại để mua trực tiếp. Bên cạnh đó, chúng tôi
lựa chọn các quán cháo dinh dưỡng như Bé Bo, Bé Bi hay các quán ăn phục vụ người
lớn tuổi để làm khách hàng tiềm năng.
2.5.4. Chính sách xúc tiến
• Quảng cáo
Với mục tiêu nhằm hướng cho khánh hàng biết tới trang trại cùng với chất lượng tốt
cũng như lợi ích mang lại từ chim “bồ câu Pháp”, đồng thời để phù hợp với quỹ ngân
sách cho phép, chúng tôi sẽ sử dụng các phương tiện quảng cáo như: trực tiếp tại các nhà
hàng do bộ phận giới thiệu sản phẩm đảm nhiệm, làm các bảng hiệu gần trang trại để chỉ
đường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu trang trại trên youtobe, trên các trang
web: www.raovat.com, www.chotot.vn, www.chimbocau.vn,

www.khoailangbahao.com.vn ,…hay trên cộng đồng bạn nhà nông, mạng xã hội
facebook, twitter, phát hành tờ rơi và nhiều phương tiện khác.
• Khuyến mãi
Để thu hút nhiều hơn khối lượng khánh hàng, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho trang
trại, chúng tôi sẽ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau. Sẽ chiết khấu giá
đối với những khách hàng mua khối lượng trên 100sp/1 lần đặt hàng, nếu đặt hàng trên 2
lần/tuần th́ sẽ được giảm giá 10%/2 tuần đặt. Vào những ngày lễ, tết đặc biệt, trang trại
cũng sẽ giảm giá không kể số lượng đặt hàng.
3. Kế hoạch sản xuất
3.1. Mô tả sản phẩm
Chim bồ câu Pháp có bộ lông phong phú đa dạng: xám (chiếm 20%), màu trắng
(chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%); Chân ngắn, vai nở; Chim trống dài 19, cao
31cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi ~
647gam. Lúc 6 tháng tuổi ~ 677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691-
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 20
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
700gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40-45 ngày. Đẻ 12-13
chim non/cặp/năm. Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng: 72%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%.
3.2. Các kế hoạch sản xuất chính
3.2.1. Nghiên cứu nội dung công nghệ - kỹ thuật của dự án
 Về công nghệ
Trang trại nuôi chim được thiết kế theo cấu trúc vừa thoáng, vừa khép kín, có các
công nghệ xử khuẩn từ yếu tố bên ngoài để tránh các loại dịch bệnh lây nhiễm như
H5N1, có hệ thống dẫn nước và hệ thống xử lý phân trực tiếp ra ao cá thuận lợi. Việc
thiết kế lồng chim theo hàng, bố trí trong chuồng thuận tiện cho việc nuôi dưỡng, lấy
lồng và tiết kiệm diện tích, đảm bảo hợp vệ sinh.
Quy trình cho chim ăn: Sử dụng ống dẫn, luồn từ lồng này sang lồng khác.
 Về kỹ thuật
- Kỹ thuật chuồng trại : Được xây dựng nơi thoáng mát, yên tĩnh, chuồng nuôi
phải thuận tiện cho việc cho chim ăn và lấy lồng.

- Kỹ thuật về thức ăn:
Khẩu phần ăn được chủ trang trại áp dụng kỹ thuật đối với nuôi chim bồ câu Pháp
đó là sử dụng nguyên liệu thông thường
Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản Chim dò
Ngô (%) 50 50
Đỗ xanh (%) 30 25
Gạo xay (%) 20 25
Năng lượng ME (kcal/kg) 3165,5 3185,5
Protein (%) 13,08 12,32
ME/P 242,08 258,5
Ca (%) 0,129 0,12
P(%) 0,429 0,23
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 21
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Nguyên liệu thức ăn cho Chim được đặt mua trước từ các hộ gia đình sản xuất nông
nghiệp trong vùng với nguồn nguyên liệu uy tín đảm bảo chất lượng.
3.2.2. Quy trình kỹ thuật nuôi chim:
Ban đầu chúng tôi đặt mua 2000 cặp chim giống, sau thời gian nuôi thì mỗi tháng
chim đẻ được 4000 trứng , trung bình mỗi tháng nở được 3400 con và sống đến khi bán
là 3200 con.
Quy trình nuôi chim như sau:
- Chọn giống chim bồ câu
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông
mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái
(lúc trưởng thành), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng
nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng
khó đạt 100%, nên khi mua chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nơi mua hoặc các nhà
chuyên môn đã có kinh nghiệm. Do bồ câu là loài chim đơn phối, vì vậy, khi sinh sản
chim được nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 7

năm, nhưng sau 5 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, do vậy cần phải tuyển lựa loại bỏ và
thay chim bố mẹ mới.
Để có con giống chất lượng tốt chúng tôi tìm mua tại các cơ sở, các trang trại cung
cấp giống có uy tín, có quy mô và kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi bồ câu Pháp.
Tại đây, chúng tôi được cung cấp và học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu từ thực tế
chăn nuôi, được hỗ trợ về kỹ thuật chuồng trại, cách chăm sóc, phòng trị bệnh tốt nhất.
- Chuồng nuôi
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 22
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới lớn
nhanh. Chúng tôi đã chọn làm chuồng bằng sắt không gỉ đảm bảo chất lượng. Và chia
chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng
50 cm. Mỗi ô chuồng cần 1 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên. Phía trước ô được khoét
một lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim
dùng được làm bằng chất dẻo để đảm bảo vệ sinh.
Có 2 loại chuồng nuôi chim cơ bản:
 Chuồng nuôi cá thể ( dùng để nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên)
+ Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng.
+ Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng
đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi trống mái sinh sản.
+ Kích thước của một ô chuồng: Chiều cao: 40 cm; Chiều sâu: 60 cm; Chiều rộng:
50 cm
 Chuồng nuôi quần thể: được chia làm 2 loại:
+ Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản (từ 2-6 tháng tuổi): Kích thước của 1 gian:
Chiều dài: 6m; Chiều rộng: 3,5m; Chiều cao: 5,5m (cả mái). Máng ăn, máng uống, ổ đẻ,
máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
+ Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 - 30 ngày
tuổi): mật độ dày hơn 45-50 con/m
2
, không có ổ đẻ, không có máng ăn ( phải nhồi trực

tiếp cho chim ăn ), ánh sáng tối thiểu.
- Các thiết bị nuôi
+ Ổ đẻ: dùng để chim đẻ, ấp trứng vậy nên mỗi đôi chim cần 1 ổ đẻ, ổ ấp
trứng đặt ở trên. Ổ đẻ được lót bằng rơm đảm bảo phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ
sinh thay rửa thường xuyên, sử dụng rơm để lót ổ đẻ. Kích thước của ổ: Đường kính: 20
cm - 25cm, chiều cao: 7cm - 8cm.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 23
Nhóm 6: Lập kế hoạch kinh doanh cho trang trại nuôi chim bồ câu Pháp
+ Máng ăn: Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm;
Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.
+ Máng uống: Dùng đồ nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố
mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.
+ Mật độ nuôi chim: Nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một
đôi chim sinh sản.
+ Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại được thiết kế thông thoáng, đảm bảo cung
cấp đủ ánh sáng cho chim. Vê mùa đông, ban ngày ánh sáng ngắn, được lắp bóng đèn
40W chiếu sáng thêm,vào ban đêm với cường độ 4-5W/m
2
nền chuồng với thời gian 3 -
4h /ngày.
3.2.3. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim
3.2.3.1. Các loại thức ăn thường sử dụng
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một
lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
- Đỗ: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,… Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên
cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
- Thức ăn trang trại: thóc, ngô, gạo, cao lương, Trong đó, ngô là khẩu phần ăn
chính. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không bị mốc, mói, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình
tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì

vậy để sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối
ăn và khoáng Premix).
3.2.3.2. Cách cho ăn
Thời gian: 2 lần/ ngày, buổi sáng: 8-9h, buổi chiều: 14-15 h, nên cho ăn vào một
thời gian cố định trong ngày.
GVHD: Nguyễn Hải Yến Page 24

×