GVHD: Nguyễn Ánh Dương
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra xu thế dịch chuyển từ các ngành sản xuất –
công nghiệp qua phát triển dịch vụ, cùng với xu hướng đó là sự phát triển không
ngừng của khoa học công nghệ và ngành dịch vụ du lịch vận tải tại Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Ngày nay, trên thị trường Việt Nam nói chung và khu
vực nói riêng đã có rất nhiều hãng xe, dịch vụ du lịch của công ty - tập đoàn vận tải du
lịch nổi tiếng như Mai Linh, Vinasun, Phú Hoàng, Thành Đô….nên sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn
kết, phát triển con người, đó chính là yếu tố quản trị nguồn nhân lực. Vì vậy sự phát
triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình.
Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của
mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực
hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực sẽ có ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực
được coi là quan trọng nhất có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại, khả
năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì một doanh nghiệp hay một tổ chức
dù có nguồn tài chính dồi dào, có nguồn nhân lực đông, máy móc hiện đại nhưng
không biết cách quản trị con người thì dù có tất cả các nhân tố trên cũng trở nên vô
ích.
Quan điểm quản trị hiện đại cũng đã thay đổi: Con người không còn là một yếu
tố đơn thuần của quá trình sản xuất kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ
chức, doanh nghiệp. Chính từ quan điểm xem nguồn nhân lực là tài sản nên doanh
nghiệp cần phải xây dựng và duy trì một văn hóa tích cực tạo ra môi trường làm việc
giúp cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên
nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực N04
1
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Các hãng xe luôn cạnh tranh với nhau ở tất cả yếu tố về cơ sở vật chất và chất
lượng, giá cả… dần trở nên tương đương nhau. Vậy làm thế nào để khách hàng có thể
lựa chọn Doanh Nghiệp này mà bỏ qua Doanh Nghiệp khác? Thế nên sự khác biệt từ
công tác quản trị nguồn nhân lực cho các sẽ giúp các hãng xe, chi nhánh giảm thiểu
chi phí, nâng cao hơn giá trị của mình đối với khách hàng,
Vì vậy mà, Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Hương Giang Taxi cũng phải
nghĩ làm cách nào để khách hàng đến với mình ngày càng nhiều và giữ chân được
khách hàng trong khi hoạt động chính của phục vụ vận chuyển, đưa đón khách du lịch.
Và với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, các thiết bị khoa học công nghệ luôn
được đổi mới, môi trường kinh doanh và cơ cấu tổ chức thay đổi… thì công tác quản
trị nhân lực của công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi còn bộc lộ những tồn tại và
hạn chế. Do đó làm thế nào hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nhân lực tại công ty
TNHH MTV Hương Giang Taxi qua đó góp phần nâng cao đội ngũ nhân sự khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế thị
trường chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công
tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi” để từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân
lực, chúng tôi đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
• Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đối tượng điều tra và địa bàn nghiên
cứu.
• Nghiên cứu các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công
ty TNHH MTV Hương Giang Taxi.
- Xác định các yếu tố thuộc về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
TNHH MTV Hương Giang Taxi.
- Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Hương
Giang Taxi.
Quản trị nhân lực N04
2
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chăm sóc khách hàng của
nhân viên công ty TNHH1TV Hương Giang Taxi.
3. Phạm vi nghiên cứu
Dựa vào giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu được thực hiện trên tổng
thể mẫu và kết quả được rút ra cho tổng thể nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thuộc về công tác quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi
Đối tượng điều tra: Nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH MTV Hương
Giang Taxi.
Thời gian nghiên cứu: Kéo dài trong khoảng tháng 04/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra với đề tài nghiên cứu “Một
số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV
Hương Giang Taxi”, chúng tôi sử dụng phương pháp định tính bằng cách thu thập các
tài liệu tham khảo kết hợp với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm điều chỉnh và bổ sung
các biến vấn đề cần nghiên cứu. Đầu tiên, chúng tôi tham khảo các khóa luận có liên
quan, sau đó sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia mà cụ thể ở đây là anh Trần
Ngọc Hùng chuyên viên Marketing của Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi.
Tiếp theo, dựa trên kết quả phỏng vấn đó, tôi tiến hành điều tra các nhân bao gồm một
số nhân viên trong công ty (gặp một nhóm các tài xế taxi từ 8 đến 10 người sau khi tan
ca làm việc và các nhóm nhân viên tổng đài, nhân viên kế toán tại trụ sở công ty) và từ
đó xác định thông tin cần thu thập, các nội dung cần nghiên cứu.
Đối với đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp để tham
khảo và phân tích phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp cần thu thập:
• Bên trong:
Quản trị nhân lực N04
3
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
- Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV Hương Giang
Taxi.
- Báo cáo lãi lỗ, chỉ tiêu tiêu thụ, doanh số kinh doanh, báo cáo các cuộc
nghiên cứu trước đây tại Công ty…
- Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi
• Bên ngoài:
- Qua mạng internet
- Các khóa luận - chuyên đề trước, sách, báo…
Quản trị nhân lực N04
4
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
1.1.1. Các quan điểm về doanh nghiệp
Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ một quốc gia nào, doanh
nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở, một tế bào của cả nền kinh tế, là nơi trực tiếp tạo ra
của cải vật chất cho xã hội, là nơi trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp
lý để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thông tin, các hình
thức tổ chức doanh nghiệp ngày càng đa dạng, các loại sở hữu doanh nghiệp ngày
càng phong phú.
Do đó nếu đứng trên các quan điểm khác nhau thì có các định nghĩa khác nhau
về doanh nghiệp như sau:
Theo quan điểm của nhà tổ chức: Doanh nghiệp là tổng thể các phương tiện, máy
móc, thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt được một mục đích.
Theo quan điểm mục tiêu cơ bản cho mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp là lợi
nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổ một số
tài sản nhất định người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau nhằm tạo ra sản
phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường nhằm thu về một khoản chênh lệch giữa giá
thành và giá bán sản phẩm.
Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện một, hoặc một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện các nhiệm vụ nhằm mục đích sinh lãi.
Quản trị nhân lực N04
5
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành
trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sức tác động tương hỗ
lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống
kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
Mỗi định nghĩa nêu trên đều được phát biểu dựa trên các quan điểm khác nhau,
nếu tổng hợp các định nghĩa của các quan điểm khác nhau đó sẽ khái niệm toàn diện
hơn về doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức nhằm tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa
hóa lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng pháp luật nhà nước và quyền lợi chính đáng của
người tiêu dùng.
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định bốn loại hình doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam. Đó là: công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân.
a. Doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Từ quy định trên chúng ta thấy doanh nghiệp tư nhân gồm những đặc điểm cơ
bản sau:
Một là: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành
lập và làm chủ. Chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp là một cá nhân. Bởi vậy mà chủ
doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới quản lý
doanh nghiệp, thuê người khác điều hành ( trong trường hợp này phải khai báo với cơ
quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh
nghiệp), có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quản trị nhân lực N04
6
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Hai là: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của
doanh nghiệp không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ doanh nghiệp. Tài sản mà
chủ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Ba là: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
b. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ( TNHH )
• Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có những
đặc điểm chung sau đây:
- Hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình thức sở hữu chung của các thành
viên công ty
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên mỗi
công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi.
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
• Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau
đây:
- Chủ sở hữu công ty phải là một tổ chức hoặc cá nhân và có thể là: Cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
– xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các loại doanh nghiệp, các
tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều
lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định về chuyển đổi doanh nghiệp.
- Công ty không được phát hành cổ phần.
Quản trị nhân lực N04
7
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
- Công ty có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
đối với kết quả kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công
ty.
c. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn,
theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu
hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
d. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây:
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh còn có
thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề
nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty ( Trách nhiệm vô hạn ).
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, công ty hợp danh có hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành
viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn.
Quản trị nhân lực N04
8
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
1.2. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản trị nhân lực
1.2.1. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu của quản trị nhân lực
Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành từ các thành viên là con người hay
nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm tất cả
những người lao động trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi
con người mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực.
• Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc
và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công
tác, giới tính…
• Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng năng khiếu
cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng con người
Có nhiều quan điểm quản trị nhân lực. Khái niệm quản trị nhân lực có thể trình
bày ở nhiều giác độ khác nhau:
Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì QTNL
bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút,
sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Đi sâu vào việc làm của quản trị nhân lực, người ta còn thể hiểu QTNL là việc
tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho
nhân lực thông qua tổ chức của nó.
Song dù ở giác độ nào thì QTNL vẫn là các hoạt động của tổ chức để thu hút, xây
dựng và phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù
hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về số lượng và chất lượng.
Đối tượng của QTNL là người lao động với tư cách là những cá nhân, cán bộ
công nhân viên chức trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ trong công việc và
các quyền lợi của họ trong tổ chức.
Mục tiêu cơ bản của bất kì tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu suất
nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản trị nhân lực nhằm củng cố
Quản trị nhân lực N04
9
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
và duy trì đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục
tiêu đề ra. Quản trị nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những
phương pháp tốt nhất để người lao động có thể có những đóng góp nhiều sức lực cho
việc đạt được mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội và phát triển không
ngừng cho chính bản thân họ.
Thực chất của QTNL là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ của tổ
chức, là sự đối sử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, QTNL chịu
trách nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức
lao động của họ và giải quyết những vấn đề phát sinh
1.1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nhân lức đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập tổ chức và giúp cho
các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của QTNL xuất phát
từ tầm quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành
tổ chức và quyết định nên sự thành bại của tổ chức.
Trong thời đại hiện nay, QTNL có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do
sau:
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên tổ chức muốn tồn tại và
phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, năng động
trong đó yếu tố con người mang tính chất quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người
phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị là vấn đề quan tâm của mọi loại hình tổ
chức hiện nay.
Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo,
điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả tối ưu là vấn đề được quan
tâm hàng đầu.
Nghiên cứu về QTNL sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với
người khác; biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ
chung của nhân viên; biết cách đánh giá nhân viên chính xác; biết cách lôi cuốn nhân
Quản trị nhân lực N04
10
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng
lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức
1.1.3 Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
• Chức năng thu hút nguồn nhân lực:
Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân sự chú trọng vần đề bảo đảm có đủ số
lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có
thể tuyển chọn người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch
sản xuất kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên nhằm xác định được những công
việc nào cần tuyển thêm người. Thực hiện phân tích công việc sẽ cho biết doanh
nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với các
ứng viên như thế nào. Việc các kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ
giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng
tuyển dụng thường có các hoạt động như sau:
- Dự báo và hoạch định nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc
- Phỏng vấn, trắc nghiệm
- Thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Các hoạt động chính của Quản trị nguồn nhân lực tập trung vào 4 lĩnh vực sau
đây:
• Chức năng thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự
Chức năng này nhằm đảm bảo đủ số lượng nhân viên với trình độ, kỹ năng, phẩm
chất phù hợp với công việc và bố trí họ vào đúng công việc để đạt được hiệu quả cao
nhất.
• Chức năng đào tạo và phát triển
Quản trị nhân lực N04
11
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Nhóm chức năng này nhằm nâng cao trình độ lành nghề, các kỹ năng và các nhận
thức mới cho nhân viên. Đào tạo, phát triển hướng đến nâng cao các giá trị của tài sản
nhân lực cho doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng khả năng
thích ứng với môi trường đầy thay đổi.
• Chức năng duy trì và sử dụng nguồn nhân lực
Chức năng này nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Chức năng
này hướng đến sự phát huy tối đa khả năng làm việc của nhân viên đồng thời tạo ra sự
gắn bó trung thành với tổ chức. Các chính sách liên quan đến động viên đúng đắn sẽ
góp phần nâng cao tinh thần và nhiệt tình cho nhân viên.
• Chức năng thông tin và dịch vụ về nhân lực (Quan hệ lao động)
Chức năng này nhằm cung cấp các thông tin có liên quan đến người lao động và
thực hiện các dịch vụ mang tính phúc lợi cho nhân viên. Các thông tin về lao động bao
gồm các vấn đề như: chính sách tiền lương, tiền công, thông tin về tuyển dụng, đề bạt,
đào tạo, đánh giá kết quả công việc, các thông tin liên quan đến quan hệ lao động hay
các thông tin về an toàn và bảo hộ lao động… Thực hiện tốt chức năng này nhằm thỏa
mãn sự hài lòng cho nhân viên. Họ cảm thấy được tôn trọng khi mà không có gì là bí
mật đối với họ.
Chức năng này còn bao gồm các dịch vụ có tính phúc lợi cho nhân viên như:
chương trình chăm sóc y tế, bảo hiểm, phân chia phúc lợi, cổ phiếu. Các chương trình
như vậy là động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức.
• Trả công lao động
Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) thì “tiền lương là một sự trả công hoặc thu
nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn
định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp
luật, pháp quy quốc gia. Người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một
Quản trị nhân lực N04
12
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện, hoặc
cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.
Tiền lương thường được coi là giá cả lao động trong nền kinh tế thị trường. Giờ
đây, với việc áp dụng quản trị nhân sự vào trong các doanh nghiệp, tiền lương không
chỉ đơn thuần là giá cả lao động nữa. Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người
lao động đã có những thay đổi căn bản. Với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp, quan hệ này có thể chuyển từ hình thức bóc lột, mua bán hàng hoá
sang hình thức quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi hay không và bản
chất tiền lương là gì, hiện vẫn còn là những vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên
cứu, phát triển.
• Thỏa ước lao động tập thể:
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể người lao động và
người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và
nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
Thoả ước tập thể là một tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công
ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách
tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao
động so với những quy định của pháp luật lao động.
• Động viên nhân viên
Công tác động viên nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Động viên được thể hiện qua hai hình thức là động viên vật chất và động viên
tinh thần.
Quản trị nguồn nhân lực ngày nay gắn liền với mọi tổ chức bất kể cơ quan tổ
chức đó có bộ phận Quản trị nguồn nhân lực hay không. Quản trị nguồn nhân lực là
khó khăn phức tạp hơn quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất vì mỗi con
người là một thế giới rất riêng biệt họ khác nhau về năng lực làm việc, về hoàn cảnh
gia đình, tình cảm, tham vọng… và luôn vận động thay đổi .Điều này đòi hỏi quản trị
con người phải là một khoa học và nghệ thuật. Nghĩa là phải sử dụng khoa học quản trị
Quản trị nhân lực N04
13
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
về con người một cách uyển chuyển phù hợp cho những tình huống cụ thể trong môi
trường cụ thể.
Quản trị nhân lực N04
14
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Chương 2
TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH MTV HƯƠNG GIANG TAXI
2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Hương Giang Taxi :
2.1.1. Thông tin chung :
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Taxi Hương Giang
Mã số thuế: 3301148358.
Địa chỉ: 87 Duy Tân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 054 (3) 78.78.78
Email:
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đ ( Một tỷ năm trăm triệu đồng )
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Taxi Hương Giang ra đời vào năm
2008 được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng đăng ký kinh doanh doanh
nghiệp cấp giấy đăng ký kinh doanh số 3301148358 ngày 18/01/2008. Và hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ- du lịch, chủ yếu là vận tải hành khách bằng Taxi. Trong những
năm đầu tiên khi mới thành lập, công ty còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát
triển do thị trường có xu hướng bão hòa và các đối thủ cạnh tranh đã có vị thế thương
hiệu vững mạnh. Tuy nhiên, với nỗ lực trong công tác quản lý và tìm kiếm thị trường
cũng như sự đầu tư đúng đắn về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp đã giúp cho Công ty
ngày càng lớn mạnh và khẳng định được hình ảnh của mình trên thị trường vận tải – du
lịch Thừa Thiên Huế. Để có được những thành tựu và kết quả đó là sự đóng góp của đội
ngũ nhân viên đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành mục tiêu chung của Công ty. Đó
là tiền đề để đưa công ty hướng đến mục tiêu xa hơn trong tương lai là một doanh nghiệp
thương mại – dịch vụ được biết đến trong khu vực cũng như cả nước.
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động :
Bảng 2.1 : Các lĩnh vực hoạt dộng của doanh nghiệp.
STT Tên ngành Mã ngành
1 Sữa chữa,bảo dưỡng ôtô và xe có động cơ 45
2 Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ôtô và xe có động cơ 45
3 Đại lý mua bán xăng dầu 46
4 Vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi theo hợp đồng và theo tuyến cố định 49
5 Cho thuê xe có động cơ 77
6 Lữ hành nội địa 79
( Nguồn : Phòng kế toán )
Trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu là Vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi
theo hợp đồng và theo tuyến cố định
Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ chung :
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách, pháp luật của
nhà nước để đạt hiệu quả cao.
- Có trách nhiệm kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành
lập công ty.
Nhiệm vụ cụ thể :
- Chủ động tìm kiếm thị trường,khách hàng để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Thực hiện tốt các phương pháp lao động, chăm lo đời sống vật chất – tinh thần cho
đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa ,khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán
bộ nhân viên.
2.1.3. Ý nghĩa hình ảnh công ty :
Hình 2.1 : Hình ảnh đặc trưng Hương Giang Taxi.
Hình ảnh của Công ty được thiết kế bao gồm phần phần hình ảnh và nội dung:
- Phần hình ảnh là cô đọng những nét đặc trưng về văn hóa và du lịch của Thừa
Thiên Huế: Sông Hương – Cầu Trường Tiền từ lâu đã được mọi du khách và công chúng
mặc định là hình ảnh tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên truyền
thống cùng với sự hiện đại được thiết kế bởi những con người tài hoa. Ngoài ra, đặc trưng
của xứ Cố Đô là người phụ nữ với những đức tính ân cần mà chu đáo, dịu dàng và rạng
rỡ tựa những cánh phượng luôn làm xao lòng những khách thập phương .
Doanh Nghiệp Taxi Hương Giang mong muốn mang đến những cảm nhận thực tế
cho khách hàng qua dịch vụ của mình để khách hàng có thể tận hưởng trọn vẹn những
tinh hoa về vật thể và phi vật thể của vùng đất Cố Đô.
- Phần nội dung: là thương hiệu (Taxi Hương Giang ) và địa chỉ liên lạc cho khách
hàng ( 054 3 78-78-78 ): Đây là những nội dung quan trọng của mỗi doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng có thể liên lạc và được phục vụ
dễ dàng nhất.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức :
Quan hệ trực tuyến Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức
Quan hệ chức năng
Giám Đốc
Phòng Điều Hành
Phó Giám Đốc
Phòng Tồng Đài
Nhân viên lái xe
Nhân viên trực tổng đài
Kế toán viên
Phòng Kế Toán
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
2.1.4.2 Chức năng – nhiệm vụ :
- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về việc quản
lý và điều hành mọi hoạt động của công ty,nắm quyền điều hành cao nhất, có quyền
quyết định phương hướng, kế hoạch, các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành, chỉ đạo
công tác tài chính, công tác kinh doanh.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành một
hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám
đốc.
- Phòng điều hành: Quản lý xe của công ty, quản lý thời gian làm việc của nhân
viên lái xe, và quản lý, bảo dưỡng xe.
- Phòng kế toán : Thực hiện quá trình quản lý tài chính tại công ty, đảm bảo theo
dõi mọi quá trình sử dụng vốn và tài sản tại công ty. Xây dựng các kế hoạch tài chính
ngắn hạn và dài hạn của công ty có tính chất chiến lược và biện pháp bảo toàn vốn. Thực
hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà Nước . Kiểm tra, kiểm soát các chế độ quy định về bảo
vệ tài sản, vật tư, tiền vốn… Quản lý hạch toán tài sản cố định tập trung về số lượng và
giá trị, hạch toán sổ kế toán theo quy định. Hạch toán chi phí sản xuất chính phụ và xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổng đài : Điều phối hoạt động kinh doanh của các nhân viên lái xe,trực
tiếp liên lạc và chăm sóc, phản ánh thông tin hai chiều của khách hàng và nhân viên lái .
Quản lý và điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống của nhân viên tổng đài nhằm, đảm
bảo hoạt động của hệ thống luông thông suốt và chính xác, phù hợp tiêu chuẩn chất
lượng.
2.2. Tình hình sử dụng nguồn lực
2.2.1.Cơ sở vật chất :
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Bảng 2.2: Hệ thống cơ sở vật chất tại doanh nghiệp
TT CHI TIẾT Đơn giá
Số
lượng
Thành tiền
1 XE TOYOTA VIOS ( Giá trung bình ) 525,000,000 14 7,350,000,000
2 XE TOYOTA INNOVA(Giá trung bình) 700,000,000 7 4,900,000,000
3 XE KIA MORNING( Giá trung bình ) 270,000,000 5 1,350,000,000
4 MÁY FAX 5,250,000 2 10,500,000
5 MÁY IN 2,300,000 2 4,600,000
6 MÁY PHOTO 18,000,000 1 18,000,000
7 MÁY VI TÍNH 6,000,000 5 30,000,000
8 VẬT PHẨM TRANG TRÍ 320,000 6 1,920,000
9 MÁY ĐIỀU HÒA 7,000,000 2 14,000,000
10 THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG 2,000,000 2,000,000
11 THIẾT BỊ KỸ THUẬT 20,000,000 20,000,000
Tổng giá trị : 13,701,020,000
( Nguồn : Phòng kế toán )
*Nhận xét :
Qua bảng thống kê ta nhận thấy hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng tại
Công ty rất đa dạng và hiện đại. Do đặc điểm là doanh nghiệp vừa mới được thành lập
không lâu, cho nên các cơ sở vật chất còn khá mới và vẫn đảm bảo tốt nhất cho việc phục
vụ khách hàng. Ngoài ra, Doanh Nghiệp luôn xác định việc đầu tư cải tiến về cơ sở vật
chất, đặc biệt là các xe Taxi là ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển và tạo ra nhiều giá trị
trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
Bảng 2.3 : Bảng cân đối kế toán 2010 - 2012
Đơn vị tính : VNĐ
2012 % 2011 % 2010
Tốc độ phát triển
(%)
TÀI SẢN 11/10 12/11
TÀI SẢN NGẮN HẠN 558,905,120 4 408,652,166 4 410,061,868 5 100 137
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 402,455,273 3 178,156,322 2 331,836,944 4 54 226
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,932,954 0.04 9,153,660 0 2,966,477 0 309 65
Các khoản phải thu 5,932,954 0.04 9,153,660 0 2,966,477 0 309 65
III. Tài sản ngắn hạn khác 150,516,893 1 221,342,184 2 75,258,446 1 294 68
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 144,733,636 1 220,494,984 2 72,366,818 1 305 66
2 Tài sản ngắn hạn khác 5,783,257 0 8,472,000 0 2,891,628 0 293 68
TÀI SẢN DÀI HẠN 13,748,114,881 96 10,916,795,618 96 7,783,912,178 95 140 126
I. Tài sản cố định 13,643,475,278 95 10,754,456,894 95 7,731,592,377 94 139 127
1. Nguyên giá 14,714,309,322 103 11,459,044,872 101 8,967,009,399 109 128 128
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (1,070,834,044) -7 (704,587,978) -6 (1,235,417,022) -15 57 152
II. Tài sản dài hạn khác 104,639,603 1 162,338,724 1 52,319,801 1 310 64
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
1. Tài sản dài hạn khác 104,639,603 1 162,338,724 1 52,319,801 1 310 64
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14,307,020,000 100 11,325,447,784 100 8,193,974,046 100 138 126
NGUỒN VỐN -
NỢ PHẢI TRẢ 11,135,963,454 78 12,180,917,090 111 9,074,264,567 102 134 91
I. Nợ ngắn hạn 3,954,110,521 28 4,284,517,090 39 4,107,664,567 46 104 92
1. Vay ngắn hạn 2,998,781,387 21 4,000,000,000 36 3,630,000,000 41 110 75
2. Phải trả cho người bán 333,258,639 2 135,764,754 1 166,629,320 2 81 245
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 18,070,495 0 8,752,336 0 9,035,248 0 97 206
4. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 604,000,000 4 140,000,000 1 302,000,000 3 46 431
II. Nợ dài hạn 7,181,852,932 50 7,896,400,000 72 4,966,600,000 56 159 91
1. Vay và nợ dài hạn 7,181,852,932 50 7,896,400,000 72 4,966,600,000 56 159 91
VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,171,056,547 22 (1,219,480,002) -11 (172,772,562) -2 706 -260
I. Vốn chủ sở hữu 3,171,056,547 22 (1,219,480,002) -11 (172,772,562) -2 706 -260
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2,000,000,000 14 1,500,000,000 14 1,000,000,000 11 150 133
2.Lợi nhuận chưa phân phối 1,171,056,547 8 (2,719,480,002) -25 (1,172,772,562) -13 232 -43
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14,307,020,000 100 10,961,437,088 100 8,901,492,005 100 123 131
( Nguồn : Phòng kế toán )
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
* Nhận xét :
Qua bảng cân đối kế toán cho ta thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trong nhỏ là
4%, tương đương 558,905,120đ trong tổng tài sản và ít có sự biến động, thể hiện sự hợp
lý trong kết cấu tài sản vì ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là dịch vụ nên tài sản
ngắn hạn không đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn ( 96%) trong cơ cấu tài sản là tài sản dài hạn
và tài sản dài hạn chủ yếu của công ty TNHH MTV Taxi Hương Giang là các xe ôtô, là
phương tiện hoạt động kinh doanh, và cơ sở hạ tầng. Lượng tài sản dài hạn của doanh
nghiệp tăng qua các năm, từ 7783.912.178 đ trong năm 2010 lên 10916.795.618 đ trong
năm 2011 tương đương mức tăng 140%, qua năm 2012 tăng thêm 13.748.114.881đ,
tương đương 26%. Điều này chứng tỏ khả năng đầu tư và triển vọng phát triển của công
ty là khá tốt. Với đặc điểm kinh doanh đặc thù nên doanh nghiệp gần như không có hàng
tồn kho, đây là một yếu tố quan trọng vì hàng tồn kho là một yếu tố làm ứ đọng vốn trong
doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty cũng không bị chiếm dụng vốn, đây là dấu hiệu tốt
trong kinh doanh
Nguồn vốn của công ty qua các năm có sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, trong
kết cấu nguồn vốn của công ty TNHH MTV Taxi Hương Giang qua 3 năm thì nguồn vốn
vay là chủ yếu. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn còn ở mức âm
do trong thời gian đầu hoạt động kinh doanh còn chưa có hiệu quả nên lợi nhuận sau thuế
trong tình trạng lỗ cho nên việc sử dụng nguồn vay là tất yếu cho việc hoạt động và phát
triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn vay đã có xu hướng giảm qua các
năm ( từ 111% năm 2010 xuống 108% năm 2011 và 101% năm 2012 ). Chứng tỏ doanh
nghiệp đang cố gắng hạn chế việc vay nợ và gia tăng vốn chủ sở hữu. Điều này là do
trong năm 2012 doanh nghiệp đã bắt đầu có lợi nhuận.
Các khoản nợ của doanh nghiệp trong 3 năm qua có xu hướng tăng lên, điều này
chứng tỏ uy tín và triển vọng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường,có được sự tin
tưởng của các nhà đầu tư nên khoản vốn chiếm dụng của doanh nghiệp rất nhiều (so với
tổng nguồn vốn) đây cũng là thế mạnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời doanh nghiệp
GVHD: Nguyễn Ánh Dương
cũng phải chịu một khoản lãi vay khá lớn, làm chi phí kinh doanh của công ty tăng lên, từ
đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp thì khoản nợ dài hạn chiếm tỷ lệ lớn
hơn (Trong năm 2012 thì tỷ lệ nợ dài hạn là 7.181.852.932đ, chiếm 50% tổng nguồn
vốn). Và khi kinh doanh bắt đầu có lãi thì doanh nghiệp cũng chủ động giảm các khoản
nợ dài nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tránh các rủi ro về tài chính.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có biến chuyển tích cực trong năm 2012
khi từ trạng thái âm sang dương so với các năm trước. Tuy nhiên,điều này là tương đối dễ
hiểu khi doanh nghiệp mới thành lập nên hạn chế về lượng vốn chủ sở hữu và gánh phần
doanh thu âm, đến năm 2012 thì doanh thu đạt mức 1.171.056.547 và cải thiện thông qua
việc tăng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 500.000.000 đ tương ứng 50% so với năm
2011. Động thái này là điều cần thiết nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro trong kinh doanh.