Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 31 trang )

z
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
***


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Phân tích báo cáo tài chính công ty
cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Việt Ngọc
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Anh
Lớp : Đ5-QTKD 2
Năm 2013

1
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn - Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.
Xi măng Bỉm Sơn - nhãn hiệu Con Voi đã trở thành niềm tin của người sử dụng-Sự bền
vững của những công trình. Sản phẩm được tiêu thụ tại hơn 10 tỉnh thành trong cả nước.
Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ
hơn 27 triệu tấn sản phẩm. Công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao
quý như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Độc Lập hạng 3. Công ty đã
được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm của Công
ty từ 1992 đến nay liên túc được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng
cao

Lịch sử hình thành và phát triển : Công ty Xi măng Bỉm Sơn
- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4-3-1980.


- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu xi măng, Clinker.
- Ngày 12-8-1993 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn
- Năm 2003 Công ty hòan thành dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 chuyển đổi
công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/.năm
- Từ năm 2004 đến nay Công ty đang thực hiện tiếp dự án xâydựng nhà máy xi măng mới
công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm [Giới thiệu dự án]
- Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
1. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
+ Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
+ Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên viết tắt : BCC.
+ Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
+ Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
3. Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam.
4. Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
· Chức danh : Giám đốc công ty.
· Họ và tên : Bùi Hồng Minh.
2
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Cấu trúc tài chính thường phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối
quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn, bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng
vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn,
còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của
công ty. Qua đó giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh vốn
đảm bảo công ty có một cấu trúc tài chính hợp lý, hiệu quả.
1.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích dựa trên bảng 1.1:
Tổng số tài sản của công ty năm 2012 là 5,727,615,208,594 đồng bằng 100.22%
của năm 2010 (cao hơn 12,468,507,342 đồng) và chỉ bằng 94.63% của năm 2011 (kém
325,168,638,822 đồng). Như vậy trong năm 2011 công ty hoạt động rất hiệu quả giúp
tăng tổng số tài sản lên khoảng 5% nhưng trong năm 2012 thì lại bị giảm mạnh xuống
còn xấp xỉ năm 2010. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2010 là 16.87% (tương đương
964,037,367,413 đồng) sau đó tăng dần trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 19.54% và
21.15%, tất nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn cũng giảm dần trong 3 năm 2010, 2011 và 2012
lần lượt là 83.13%, 80.46% và 78.85%. Có thể thấy công ty có xu hướng tăng đầu tư
ngắn hạn trong 3 năm phân tích.
Trong năm 2010, tiền và tương đương tiền chỉ chiếm 1.07% tổng số tài sản
(khoảng 61,186,597,426 đồng), năm 2011 chiếm 1.11% (67,027,329,997 đồng) và 1.60%
(91,442,918,370 đồng) vào năm 2012. Công ty chỉ giữ một lượng tiền nhỏ trong tổng số
tài sản, còn lại đầu tư vào hoạt động sản xuất cũng như những hoạt động khác.Tuy nhiên
việc giữ ít tiền mặt có thể gây khó khăn cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vì
vậy Bỉm Sơn đã tăng dần tỷ trọng của tiền và tương đương tiền qua các năm, một dấu
hiệu cho thấy họ đang quan tâm hơn đến khả năng thanh toán tức thời của mình. Cụ thể
năm 2012 so với năm 2010 tăng 0.53% và năm 2011 tăng 0.49%. Khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn chỉ chiếm 0.59% năm 2010 (33,457,990,330 đồng) đã tăng lên 1.47% năm 2011
(89,000,000,000 đồng), 2.27% năm 2012(130,000,000,000 đồng), công ty đã chú trọng
3
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm …
2010 2011 2012 2010 2011
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng Số tiền(đ) Tỷ trọng Số tiền (đ) Tỷ trọng Số tiền(đ) Tỷ lệ
Tỷ
trọng Số tiền(đ) Tỷ lệ Tỷ trọng

A B C D E F G H I K L M N
A. Tài sản ngắn hạn 964,037,367,413 16.87% 1,182,627,820,938 19.54% 1,211,189,336,378 21.15% 247,151,968,965 125.64% 4.28% 28,561,515,440 102.42% 1.61%
I. Tiền và tương đương tiền 61,186,597,426 1.07% 67,027,329,997 1.11% 91,442,918,370 1.60% 30,256,320,944 149.45% 0.53% 24,415,588,373 136.43% 0.49%
1. Tiền 51,186,597,426 0.90% 55,241,022,511 0.91% 86,261,460,266 1.51% 35,074,862,840 168.52% 0.61% 31,020,437,755 156.15% 0.59%
2. Các khoản tương đương
tiền 10,000,000,000 0.17% 11,786,307,486 0.19% 5,181,458,104 0.09% (4,818,541,896) 51.81% -0.08% (6,604,849,382) 43.96% -0.10%
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 33,457,990,330 0.59% 89,000,000,000 1.47% 130,000,000,000 2.27% 96,542,009,670 388.55% 1.68% 41,000,000,000 146.07% 0.80%
III. Phải thu ngắn hạn 280,608,000,539 4.91% 402,254,685,015 6.65% 527,864,996,731 9.22% 247,256,996,192 188.11% 4.31% 125,610,311,716 131.23% 2.57%
1. Phải thu khách hàng 150,543,106,630 2.63% 276,454,696,992 4.57% 415,582,981,501 7.26% 265,039,874,871 276.06% 4.62% 139,128,284,509 150.33% 2.69%
2. Trả trước cho người bán 118,854,767,783 2.08% 120,289,540,468 1.99% 104,653,272,211 1.83% (14,201,495,572) 88.05% -0.25% (15,636,268,257) 87.00% -0.16%
3. Các khoản phải thu khác 13,156,046,981 0.23% 7,456,368,410 0.12% 9,524,663,874 0.17% (3,631,383,107) 72.40% -0.06% 2,068,295,464 127.74% 0.04%
4. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi (1,945,920,855) -0.03% (1,945,920,855) -0.03% (1,895,920,855) -0.03% 50,000,000 97.43% 0.00% 50,000,000 97.43% 0.00%
IV. Hàng tồn kho 558,856,297,093 9.78% 611,450,126,041 10.01% 454,129,924,331 7.93% (104,726,372,762) 81.26% -1.85% (157,320,201,710) 74.27% -2.17%
V. Tài sản ngắn hạn khác 29,928,482,025 0.52% 12,895,679,885 0.21% 7,751,496,946 0.14% (22,176,985,079) 25.90% -0.39% (5,144,182,939) 60.11% -0.08%
B. Tài sản dài hạn 4,751,109,333,839 83.13% 4,870,156,026,478 80.46% 4,516,425,872,216 78.85% (234,683,461,623) 95.06% -4.28% (353,730,154,262) 92.74% -1.61%
I. Phải thu dài hạn - - - - - - - - - - - -
II. Tài sản cố định 4,734,881,513,737 82.85% 4,859,421,179,731 80.28% 4,436,856,760,885 77.46% (298,024,752,852) 93.71% -5.38% (422,564,418,846) 91.30% -2.82%
1. Tài sản cố định hữu hình 4,595,735,107,796 80.41% 4,585,920,687,720 75.77% 4,420,339,349,912 77.18% (175,395,757,884) 96.18% -3.24% (165,581,337,808) 96.39% 1.41%
3. Tài sản cố định vô hình 79,957,688,938 1.40% 75,398,915,304 1.25% 9,888,750,868 0.17% (70,068,938,070) 12.37% -1.23% (65,510,164,436) 13.12% -1.07%
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 59,188,717,003 1.04% 198,101,576,707 3.27% 6,628,660,105 0.12% (52,560,056,898) 11.20% -0.92% (191,472,916,602) 3.35% -3.16%
III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - - - -
IV. Đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - - - - -
V. Tài sản dài hạn khác 16,227,820,102 0.28% 10,734,846,747 0.18% 79,569,111,331 1.39% 63,341,291,229 490.33% 1.11% 68,834,264,584 741.22% 1.21%
Tổng số tài sản 5,715,146,701,252 100% 6,052,783,847,416 100% 5,727,615,208,594 100% 12,468,507,342 100.22% 0.00% (325,168,638,822) 94.63% 0.00%
Bảng 1.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản
4
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
vào đầu tư tài chính hơn so với năm 2010. Chỉ tiêu này trong năm 2012 bằng 388.55% so

với năm 2010 (tăng 96,542,009,670 đồng) và bằng 146.07% so với năm 2011 (tăng
41,000,000,000 đồng), tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2012 so với 2010 và
2011 lần lượt tăng 1.68% và 0.80% .
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2012 có giá trị 527,864,996,731 đồng
với tỷ trọng là 9.22%, đã tăng 247,256,996,192 đồng so với năm 2010 và
125,610,311,716 đồng so với năm 2011 và lần lượt bằng 188.11% và 131.23%, tỷ trọng
của nó cũng tăng tương ứng 4.31% và 2.57% . Sự tăng lên của chỉ tiêu này cho thấy tình
hình hoạt động của công ty có tiến triển tốt và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn cũng như có thể thu hồi một khoản tiền mặt trong thời gian ngắn để tiếp tục đầu
tư sản xuất. Trong đó phải thu của khách hàng có tỷ trọng lớn nhất và cũng tăng nhiều
nhất, số liệu cho thấy giá trị của chỉ tiêu này là 415,582,981,501 đồng năm 2012 chiếm
tới 7.26% tổng tài sản và bằng 276.06% năm 2010 (tăng 265,039,874,871 đồng),
150.33% năm 2011 (tăng 139,128,284,509 đồng). Tỷ trọng của nó cũng tăng 4.62% và
2.69% lần lượt trong 2 năm 2010 và 2011, có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty
có xu hướng tăng theo từng năm, nhưng cần có những biện pháp nhanh chóng thu hồi
khoản tiền này, không nên để khách hàng chiếm dụng vốn của công ty quá nhiều. Bên
cạnh đó, khoản trả trước cho người bán có tỷ trọng giảm dần từng năm, 2010, 2011, 2012
lần lượt là 2.08%, 1.99%, 1.83%, như vậy Bỉm Sơn cũng đang cố gắng giảm số vốn bị
người bán chiếm dụng. Đây là một chiến lược đúng đắn của công ty, giúp họ có thêm vốn
để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Giá trị hàng tồn kho năm 2012 là 454,129,924,331 đồng, chiếm 7.93% tỷ trọng tài
sản, bằng 81.26% năm 2010 (giảm 104,726,372,762 đồng) và chỉ bằng 74.27% năm 2011
(giảm 157,320,201,710 đồng), tỷ trọng cũng giảm lần lượt 1.85% và 2.17%. Giá trị này
giảm là do trong năm 2012 công ty đã bán được nhiều hàng dẫn đến tăng các khoản phải
thu của khách hàng trong nhận xét trên. Mặc dù vậy tỷ trọng của nó vẫn còn khá lớn,
công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc thanh lý hàng tồn kho để tránh việc hàng bị giảm chất
lượng do bảo quản quá lâu trong kho và thu hồi lượng vốn ứ đọng trong hàng tồn kho.
5
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm tỷ trọng, cụ thể trong năm 2010 tỷ

trọng này là 82.85%, 2011 là 80.28% và 2012 là 77.46%. Về mặt giá trị năm 2012 công
ty có 4,436,856,760,885 đồng tài sản cố định, chỉ bằng 93.71% năm 2010 (giảm
298,024,752,852 đồng) và bằng 91.30% năm 2011 ( giảm 422,564,418,846 đồng). Có thể
thấy công ty đang giảm bớt giá trị tài sản ở dài hạn để tập trung đầu tư vào ngắn hạn,
mang lại lợi nhuận nhanh hơn và do tài sản cố định giảm mạnh ở năm 2012 làm cho giá
trị tổng tài sản của công ty cũng giảm như nhận xét ở trên.
1.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Dựa theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 1.2
Nguồn vốn của công ty phần lớn là nợ phải trả với tỷ trọng 82.36% năm 2010, vốn
chủ sở hữu chỉ chiếm 17.64%, vì vậy Bỉm Sơn đang có xu hướng giảm dần nợ phải trả,
cụ thể trong năm 2012 chỉ còn 80.03%. Chỉ tiêu nợ ngắn hạn của công ty chiếm 32.90%
tổng nguồn vốn (1,884,172,050,498 đồng) năm 2012, tăng 6.71% (tăng 387,516,083,751
đồng) so với năm 2010 và 4.85% (tăng 186,717,020,700 đồng) so với năm 2011, giá trị
lần lượt bằng 125.89% và 111.00%. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn ở năm 2012 là
1,250,154,548,156 đồng, bằng 141.69% năm 2010 và 123.05% năm 2011. Giá trị vay
ngắn hạn tăng lên cho thấy uy tín của công ty đối với ngân hàng và đối tác rất cao, có thể
trong thời gian ngắn tập trung đủ số tiền cần thiết để hoạt động sản xuất, tuy nhiên cần
phải chú ý khả năng thanh toán đối với những khoản nợ này, tránh trường hợp chậm trễ
trả nợ làm ảnh hưởng đến tài chính công ty và uy tín với đối tác. Tỷ trọng của chỉ tiêu
phải trả người bán trong 3 năm không có nhiều thay đổi, năm 2010, 2011, 2012 lần lượt
là 8.19%, 9.21%, 8.60% cho thấy nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm không thay đổi
nhiều, vẫn giữ ở mức cao chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của công ty tốt, có uy tín
lớn với bạn hàng, tuy nhiên cũng nên có kế hoạch thanh toán đúng hạn để không làm mất
uy tín.
Các khoản phải trả người lao động trong năm 2012 có giá trị 67,034,590,712 đồng,
bằng 120.43% năm 2010 (tăng 11,369,744,092 đồng) và bằng 128.53% năm 2011 (tăng
14,879,334,915 đồng), điều này cho thấy công ty có sự quan tâm hơn đối với người lao
động, giúp họ có thêm nhiều động lực trong lao động sản xuất, làm tăng hiệu quả kinh
6
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm …
2010 2011 2012 2010 2011
Số tiền(đ) Tỷ trọng Số tiền(đ) Tỷ trọng Số tiền(đ) Tỷ trọng Số tiền(đ) Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền(đ) Tỷ lệ
Tỷ
trọng
A B C D E F G H I K L M N
A. Nợ phải trả 4,706,841,551,513 82.36% 5,017,884,924,868 82.90% 4,584,020,710,308 80.03% (122,820,841,205) 97.39% -2.32% (433,864,214,560) 91.35% -2.87%
I. Nợ ngắn hạn 1,496,655,966,747 26.19% 1,697,455,029,798 28.04% 1,884,172,050,498 32.90% 387,516,083,751 125.89% 6.71% 186,717,020,700 111.00% 4.85%
1. Vay và nợ ngắn hạn 882,294,322,777 15.44% 1,015,938,274,405 16.78% 1,250,154,548,156 21.83% 367,860,225,379 141.69% 6.39% 234,216,273,751 123.05% 5.04%
2. Phải trả người bán 467,847,072,675 8.19% 557,551,142,201 9.21% 492,476,855,933 8.60% 24,629,783,258 105.26% 0.41% (65,074,286,268) 88.33% -0.61%
3. Người mua trả tiền trước 1,210,524,786 0.02% 1,115,419,880 0.02% 447,552,601 0.01% (762,972,185) 36.97% -0.01% (667,867,279) 40.12% -0.01%
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 1,312,699,482 0.02% 1,695,270,497 0.03% 6,942,949,369 0.12% 5,630,249,887 528.91% 0.10% 5,247,678,872 409.55% 0.09%
5. Phải trả người lao động 55,664,846,620 0.97% 52,155,255,797 0.86% 67,034,590,712 1.17% 11,369,744,092 120.43% 0.20% 14,879,334,915 128.53% 0.31%
6. Chi phí phải trả 53,835,106,119 0.94% 41,415,522,742 0.68% 20,071,726,376 0.35% (33,763,379,743) 37.28% -0.59% (21,343,796,366) 48.46% -0.33%
9. Các khoản phải trả, phải nộp
khác 19,475,879,335 0.34% 22,166,865,225 0.37% 41,695,240,346 0.73% 22,219,361,011 214.09% 0.39% 19,528,375,121 188.10% 0.36%
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 15,015,514,953 0.26% 5,417,279,051 0.09% 5,348,587,005 0.09% (9,666,927,948) 35.62% -0.17% (68,692,046) 98.73% 0.00%
II. Nợ dài hạn 3,210,185,584,766 56.17% 3,320,429,895,070 54.86% 2,699,848,659,810 47.14% (510,336,924,956) 84.10% -9.03% (620,581,235,260) 81.31% -7.72%
3. Phải trả dài hạn khác 10,693,000 0.00% 10,693,000 0.00% 10,693,000 0.00% 0 100.00% 0.00% 0 100.00% 0.00%
4. Vay và nợ dài hạn 3,210,151,131,766 56.17% 3,320,416,592,070 54.86% 2,699,837,966,810 47.14% (510,313,164,956) 84.10% -9.03% (620,578,625,260) 81.31% -7.72%
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.00% 2,610,000 0.00% 0 0.00% 0 - 0.00% (2,610,000) 0.00% 0.00%
8. Doanh thu chưa thực hiện 23,760,000 0.00% 0 0.00% 0 0.00% (23,760,000) 0.00% 0.00% 0 - 0.00%
B. Vốn chủ sở hữu 1,008,305,149,739 17.64% 1,034,898,922,548 17.10% 1,143,594,498,286 19.97% 135,289,348,547
113.42
% 2.32% 108,695,575,738 110.50% 2.87%
I. Vốn chủ sở hữu 1,008,305,149,739 17.64% 1,034,898,922,548 17.10% 1,143,594,498,286 19.97% 135,289,348,547 113.42% 2.32% 108,695,575,738 110.50% 2.87%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 956,613,970,000 16.74% 956,613,970,000 15.80% 956,613,970,000 16.70% 0 100.00% -0.04% 0 100.00% 0.90%
2. Thặng dư vốn cổ phần 57,006,601,053 1.00% 57,006,601,053 0.94% 57,006,601,053 1.00% 0 100.00% 0.00% 0 100.00% 0.05%

3. Vốn khác của chủ sở hữu 6,437,278,738 0.11% 6,437,278,738 0.11% 0 0.00% (6,437,278,738) 0.00% -0.11% (6,437,278,738) 0.00% -0.11%
6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái (301,990,097,004) -5.28% (260,407,522,418) -4.30% (184,807,522,418) -3.23% 117,182,574,586 61.20% 2.06% 75,600,000,000 70.97% 1.08%
7. Quỹ đầu tư và phát triển 207,559,938,300 3.63% 209,585,261,955 3.46% 219,307,736,302 3.83% 11,747,798,002 105.66% 0.20% 9,722,474,347 104.64% 0.37%
8. Quỹ dự phòng tài chính 24,440,499,807 0.43% 25,115,607,692 0.41% 26,048,543,156 0.45% 1,608,043,349 106.58% 0.03% 932,935,464 103.71% 0.04%
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 57,176,174,708 1.00% 39,486,941,391 0.65% 68,361,695,774 1.19% 11,185,521,066 119.56% 0.19% 28,874,754,383 173.12% 0.54%
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản 1,060,784,137 0.02% 1,060,784,137 0.02% 1,063,474,419 0.02% 2,690,282 100.25% 0.00% 2,690,282 100.25% 0.00%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 - 0.00% 0 - 0.00%
Tổng số nguồn vốn 5,715,146,701,252 100% 6,052,783,847,416 100% 5,727,615,208,594 100% 12,468,507,342
100.22
% 0.00% (325,168,638,822) 94.63% 0.00%
Bảng 1.2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
7
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
8
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
doanh. Đây là chiến lược đúng đắn của công ty nhằm củng cố sự trung thành của người
lao động.
Nguồn vốn chủ yếu của công ty đến từ nợ dài hạn, chiếm đến 56.17% tỷ trọng trong
năm 2010 và đang giảm dần trong năm 2011 và 2012 xuống còn 54.86% và 47.14%. Giá
trị nợ dài hạn năm 2012 là 2,699,848,659,810 đồng, bằng 84.10% (giảm 510,336,924,956
đồng) năm 2010 và bằng 81.31% (giảm 620,581,235,260 đồng) năm 2011. Công ty đã trả
được số nợ rất lớn từ năm 2010, giúp giảm tỉ trọng của nợ dài hạn trong tổng số nguồn
vốn. Cho thấy công ty đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nguồn vốn vào các khoản nợ
và tăng vốn chủ sở hữu – nguồn vốn an toàn nhất.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 16.70% tổng nguồn vốn năm 2012 và hầu như
không thay đổi. Bên cạnh đó chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng đã giảm dần, năm 2010 giá
trị này là -301,990,097,004 đồng thì đến năm 2012 chỉ còn -184,807,522,418 đồng.
Nguồn quỹ đầu tư và phát triển của công ty luôn được giữ ở mức cao trong cả 3 năm,

219,307,736,302 đồng năm 2012 chiếm tỷ trọng 3.83% cho thấy công ty rất quan tâm đến
đầu tư và phát triển công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất. Đây là chính sách đúng đắn
của công ty để có những bước phát triển lâu dài trong tương lai.
Bảng 1.3. Bảng phân tích các hệ số nguồn vốn
Chỉ tiêu
Cuối năm
Cuối năm 2012 so với cuối năm

2010 2011 2012
2010 2011
± % ± %
1. Hệ số tài trợ 0.18 0.17 0.20 0.02 113.17% 0.03 116.78%
2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 4.67 4.85 4.01 -0.66 85.87% -0.84 82.67%
3. Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn 0.82 0.83 0.80 -0.02 97.18% -0.03 96.54%
Qua bảng trên có thể thấy, hệ số tài trợ của năm 2011 và 2012 đều lớn hơn năm 2010,
đồng thời hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu và hệ số nợ so với tổng nguồn vốn năm 2012
đã giảm so với năm 2010, như vậy tính độc lập về tài chính của công ty đang tăng lên.
Tuy nhiên do hệ số tài trợ vẫn còn rất thấp cũng như hai hệ số kia còn cao cho thấy Bỉm
9
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Sơn vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay, cũng như tính độc lập về tài chính
thấp.
1.1.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.4. Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 và 2
Cuối
năm
Quan hệ cân đối 1 Quan hệ cân đối 2
Nguồn vốn chủ sở
hữu
Tài sản thiết yếu Chênh lệch

Nguồn vốn thường
xuyên
Tài sản đang có Chênh lệch
2010 1,008,305,149,739
5,354,924,408,25
6
4,346,619,258,51
7 4,218,490,734,505
5,354,924,408,25
6 1,136,433,673,751
2011 1,034,898,922,548
5,537,898,635,76
9 4,502,999,713,221 4,355,328,817,618
5,537,898,635,76
9 1,182,569,818,151
2012 1,143,594,498,286
4,982,429,603,58
6
3,838,835,105,30
0 3,843,443,158,096
4,982,429,603,58
6 1,138,986,445,490
Trong mối quan hệ cân đối 1 có thể dễ dàng nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu không
đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của công ty mà phải đi vay
hay chiếm dụng vốn, mức chênh lệch giữa 2 yếu tố trên tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm
nhiều trong năm 2012 cho thấy công ty đang cố gắng cân bằng mối quan hệ này.
Tương tự như vậy, mối quan hệ cân đối 2 nguồn vốn thường xuyên cũng không đủ
trang trải số tài sản đang có, và sự chênh lệch cũng đã được giảm ở năm 2012. Tuy nhiên
lại không phải do nguồn vốn thường xuyên tăng mà vì tài sản đang có giảm nhiều hơn số
giảm của nguồn vốn thường xuyên.

Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó
thấy rõ được chính sách huy động và sử dụng vốn, ta lập bảng sau:
Bảng 1.5. Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Hệ số nợ so với tài sản của cả 3 năm 2010, 2011, 2012 đều nhỏ hơn 1 cho thấy
mức độ phụ thuộc vào chủ nợ thấp, mức dộ độc lập về mặt tài chính cao. Do vậy khả
năng tiếp cận các khoản vay từ các nhà đầu tư tín dụng cao hơn. So với năm 2010 thì
10
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2012 giảm 0.023 và 0.029 so với năm 2011, tuy mức giảm không lớn nhưng cũng là
một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty đang được cải thiện.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cả 3 năm đều lơn 1, mức độ tham gia tài trợ
tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả thấp. Giá trị của hệ số này trong năm 2012 bằng
102.90% năm 2010 và bằng 103.58% năm 2011, giá trị này càng tăng thì mức độ tham
gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả càng giảm, do vậy đây là tín hiệu đáng
mừng của công ty.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu của cả 3 năm đều lớn hơn 1 rất nhiều, cụ thể là
lớn hơn 5, chứng tỏ công ty sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài trợ tài sản,
hơn nữa mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản rất cao. Tuy nhiên hệ số này cũng
đang giảm dần từ năm 2010 đến 2012, có thể thấy mức độ sử dụng vốn vay đang giảm
dần tuy rất ít.
1.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
1.2.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và tổng vốn các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là
4.91%, 6.65% và 9.22%, giá trị của các khoản phải thu đang có xu hướng tăng dần cho
thấy sản lượng hàng bán đã gia tăng đáng kể, tuy nhiên chỉ số này cao chứng tỏ công ty
đang bị khách hàng chiếm dụng vốn.
Bảng 1.6. Bảng phân tích các khoản phải thu

Khoản phải thu của khách hàng trong năm 2012 có tỷ trọng 78.73%
(415,582,981,501 đồng) cao nhất trong các khoản phải thu, bằng 276.06% năm 2010 và

150.33% năm 2011 với giá trị chênh lệch là 265,039,874,871 đồng và 139,128,284,509
11
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
lần lượt so với năm 2010 và 2011. Đây chính là nguồn doanh thu chính của công ty, sự
gia tăng về tỷ trọng cho thấy công ty vẫn còn đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá
lớn, cần phải có các biện pháp phù hợp để thu hồi khoản tiền này sớm nhất có thể.
Trả trước cho người bán chiếm tới 42.36% tỷ trọng trong năm 2010 nhưng đã giảm
rất nhiều trong năm 2011 và 2012 chỉ còn 29.90% và 19.83%. Giá trị của chỉ tiêu này
cũng đã giảm trong năm 2012 chỉ còn 88.05% (giảm 14,201,495,572 đồng) so với năm
2010. Như vậy là công ty đã giảm được khoản chiếm dụng vốn rất lớn của người bán
trong năm 2010, và cũng có nghĩa uy tín của công ty ngày càng tăng nên khoản tiền trả
trước đã giảm khá nhiều.
Các khoản phải thu khác đã giảm tỷ trọng so với năm 2010, năm 2012 giá trị chỉ còn
72.40%, điều này cho thấy công ty đang giảm bớt các khoản chiếm dụng vốn khác tối đa
có thể.
1.2.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả
Nhằm thuận tiện cho việc phân tích các khoản phải trả, ta lập bảng sau:
Bảng 1.7. Bảng phân tích các khoản phải trả

12
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong các khoản nợ phải trả thì nợ dài hạn có tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm, tuy
nhiên khoản nợ này đang giảm dần từ năm 2010 đến 2012, cụ thể tỷ trọng lần lượt là
68.20%, 66.17% và 58.90%. Giá trị của nợ dài hạn trong năm 2012 là 2,699,848,659,810
đồng, đã giảm 510,313,164,956 đồng so với năm 2010 và tỷ lệ chỉ còn bằng 84.10%.
Công ty đang chuyển cơ cấu nợ sang nợ ngắn hạn, năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 31.80%
nhưng năm 2012 đã tăng lên 41.10%. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn năm 2012 tăng thêm
367,850,225,379 đồng, bằng 141.69% so với năm 2010, như vậy chứng tỏ uy tín của
công ty với đối tác vẫn đủ để có thể vay thêm tiền phục vụ sản xuất, tuy nhiên nợ ngắn
hạn là một nguồn vốn nguy hiểm, cần có kế hoạch cụ thể về tài chính để tránh mất khả

năng thanh toán khi đến hạn trả. Phải trả người bán vẫn giữ giá trị và tỷ trọng ổn định
trong 3 năm xấp xỉ 10% chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty không hề giảm. Bên cạnh
đó phần chi phí phải trả cho người lao động cũng tăng lên 11,369,744,092 đồng (bằng
120.43%) so với năm 2010 cũng cho thấy chính sách quan tâm đến người lao động của
công ty.
1.2.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong
thời hạn dưới 1 năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người
bán, cán bộ công nhân viên, thuế nôp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện dấu
hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả
năng thanh toán tổng quát cao.
Bảng 1.8. Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
13
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền trong 3 năm 2010, 2011, 2012 đều nhỏ
hơn 0.5 cho thấy công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, có
dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện. Năm 2012, hệ số này đã tăng 0.008 so với năm 2010
chứng tỏ công ty đang cố gắng cải thiện khả năng thanh toán nợ bằng tiền. Đây cũng là
một chiến lược của công ty, không giữ quá nhiều tiền mặt bởi có thể làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong năm 2010 và 2012 không có nhiều
thay đổi, cụ thể năm 2012 giảm 0.001 so với năm 2010 (bằng 99.80%), trong khi đó năm
2011 hệ số này lại tăng nhiều nên tỷ lệ năm 2012 khi so với năm 2011 chỉ còn bằng
92.27% và giảm 0.054. Như vậy trong năm 2011 công ty có khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn tốt nhất, do tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh trong năm 2011
đến từ các khoản phải thu của công ty. Nhìn chung tổng giá trị trài sản ngắn hạn của công
ty trong 3 năm vẫn không đủ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tương
ứng, nên công ty cần quan tâm hơn tới các khoản nợ ngắn hạn để tránh mất khả năng

thanh toán khi đến hạn trả.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm đều khá thấp, tuy nhiên trong năm
2012 đã tăng đáng kể, đạt mức 0.398 bằng 158.61% (tăng 0.147) năm 2010 và 156.09%
(tăng 0.143) năm 2011. Sự tăng lên này là do tiền và các khoản phải thu tăng lên khá
nhiều trong năm 2012 và tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, tuy nhiên vẫn còn
rất thấp so với mặt bằng chung của những doanh nghiệp khác. Trong những năm tới công
ty cần phải đưa ra những biện pháp tài chính hiệu quả hơn để cải thiện hệ số này.
1.2.4. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Nợ dài hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời
han trên một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận của
nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản
đầu tư, chứng khoán dài hạn,
14
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1.9. Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm …
2010 2011 2012
2010 2011
± % ± %
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.214 1.206 1.249 0.035 102.90% 0.043 103.58%
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 1.480 1.467 1.673 0.193 113.03% 0.206 114.05%
Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát cả 3 năm đều lơn hơn 1 cho thấy công ty
có thừa khả năng thanh toán các khoản nợ, điều này tác động tích cực đến hoạt động kinh
doanh, cũng là một nhân tố quan trọng để hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền.
Trong năm 2012 hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1.249, bằng 103.58% so với năm
2011 (tăng 0.043), tuy nhiên không phải do tổng tài sản của công ty tăng mà do tốc độ
giảm của tổng tài sản thấp hơn tốc độ giảm của tổng nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.480,
1.467, 1.673, có thể thấy năm 2010 và 2011 không thay đổi đáng kể, chỉ có năm 2012

tăng lên 0.206 so với năm 2011 và bằng 114.05% giá trị năm 2011. Cũng giống như hệ số
thanh toán tổng quát, sự tăng lên của hệ số thanh toán nợ dài hạn không phải do tài sản
dài hạn tăng mà do tốc độ giảm tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ dài hạn. Nhìn
chung hệ số thanh toán nợ dài hạn cả 3 năm đều ở mức tốt, cho thấy khả năng thanh toán
nợ dài hạn trong tương lai của công ty cao, góp phần ổn định tình hình tài chính.
1.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
1.3.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.3.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
1.3.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các
yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tủy theo
yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh.
15
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh =
Trong đó, các chỉ tiêu đầu ra bao gồm: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi
nhuận sau thuế TNDN dựa vào bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.
Các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản bình quân, nguồn vốn chủ sở
hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân dựa vào
bảng Cân đối kế toán hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên Báo cáo kết
quả kinh doanh.
Ta có:
Tổng tài sản bình quân =
Năm 2010: = 5,542,581,075,783 đồng
Năm 2011: = 5,881,345,143,688 đồng
Năm 2012: = 5,890199,528,005 đồng
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân =

16
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2010: = 1,074,610,422,578 đồng
Năm 2011: = 1,016,643,846,371 đồng
Năm 2012: = 1,089,246,710,416 đồng
Tổng tài sản dài hạn bình quân =
Năm 2010: = 3,668,362,312,150 đồng
Năm 2011: = 4,808,097,032,004 đồng
Năm 2012: = 4,693,290,949,346 đồng
Tổng tài sản ngắn hạn bình quân =
Năm 2010: = 1,865,218,763,633 đồng
Năm 2011: = 1,073,248,111,684 đồng
Năm 2012: = 1,196,908,578,658 đồng
17
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua bảng 1.10 có thể thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đang tăng dần qua các
năm 2010, 2011 và 2012 với giá trị cụ thể tương ứng là 0.274, 0.334 và 0.366. Đây là dấu
hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả, trong năm 2011 mức tăng đạt 0.06
so với năm 2010 và năm 2012 mức tăng đạt 0.032 so với năm 2011. Như vậy công ty bắt
đầu hoạt động hiệu quả hơn từ năm 2011 và vẫn đang giữ được đà tăng trưởng khá cao
đến năm 2012. Có thể thấy yếu tố đầu vào cũng tăng nhiều từ năm 2011(tăng
628,561,559,603 đồng) và cho kết quả khả quan là kết quả đầu ra tăng rất lớn là
945,242,312,967 đồng, trong năm 2012 công ty tiếp tục tăng yếu tố đầu vào
90,311,632,678 đồng khiến cho yếu tố đầu ra lại tăng thêm 436,532,565,481 đồng. Như
vậy có thể thấy công ty đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh bắt đầu từ năm 2011.
1.3.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
1.3.3. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Bảng 1.11. Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu

Năm
2010
2011 2012
Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) 4.204 8.202 7.787
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 5.088 4.875 6.325
Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA) 0.987 0.843 1.170
18
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) 2.010 1.508 1.839
1.3.3.1 Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI)
Tỷ suất sinh lời của vốn cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng
vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho thấy hiệu quả thự chất của 1 đồng
vốn sử dụng trong kinh doanh. Năm 2011, tỷ suất sinh lời vốn tăng thêm 3.998 so với
năm 2010, đồng nghĩa với việc 100 đồng vốn đầu tư năm 2011 thu được thêm 3.998 đồng
lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất sinh lời vốn giảm đi 0.415 so với năm 2011, tuy nhiên vẫn
cao hơn năm 2010 3.583, như vậy khả năng hấp dẫn các doanh nghiệp khác đầu tư vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 và 2012 cao hơn hẳn so với
năm 2010.
1.3.3.2 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
ra sao, có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN từ 100 đồng vốn chủ sở
hữu. Chỉ tiêu này của năm 2011 giảm 0.213 so với năm 2010 cho thấy hiệu quả sử dụng
vốn doanh nghiệp của năm 2011 thấp hơn, tuy nhiên năm 2012 công ty đã cải thiện được
tình hình này khi chỉ tiêu này tăng lên 1.45 so với năm 2011 và tăng lên 1.237 so với năm
2010. Như vậy chính sách sư dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong năm 2012 đã
có nhiều thay đổi tích cực so với năm 2011 và vượt qua cả năm 2010.
1.3.3.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cụ
thể trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giống như tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, năm 2011

cũng giảm đi 0.144 đồng trên 100 đồng tài sản đầu tư, và năm 2012 đã tăng trở lại đạt giá
trị 1.170, tăng 0.183 so với năm 2010 và tăng 0.327 so với năm 2011. Như vậy hiệu quả
sử dụng tài sản của năm 2012 tốt hơn so với năm 2010 và 2011, giúp các nhà quản trị của
công ty có thể ra quyết định đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm
máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ,…
1.3.3.4 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
19
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ suất sinh lời của doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng
là là lợi nhuận sau thuế TNDN. Giá trị của năm 2010 là cao nhất đạt 2.010, năm 2011
giảm 0.502, năm 2012 tuy đã tăng 0.331 so với năm 2011 nhưng vẫn còn thấp hơn 0.171
so với năm 2010. Như vậy công ty cần phải tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
hơn nữa để làm tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, đồng thời
cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh
trên thị trường, thu hút thêm các nhà đầu tư vào công ty.
1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100
đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ bảng
số liệu ta thấy chỉ tiêu này đã giảm trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012, cụ thể
năm 2012 lợi nhuận từ 100 đồng tài sản tăng thêm 0.183 đồng so với năm 2010 và 0.327
đồng so với năm 2011. Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2011 của doanh nghiệp
giảm so với 2010, và năm 2012 là tốt nhất, góp phần nâng cao khả năng đầu từ của chủ
doanh nghiệp so với hai năm trước.
Số vòng quay của tài sản là chỉ tiêu cho biết mức độ vận động của tài sản nhanh hay
chậm, theo bảng số liệu thì mức độ vận động của tài sản đang có xu hướng tăng dần qua
từng năm, cụ thể năm 2012 tăng thêm 0.106 so với năm 2010 và 0.038 so với năm 2011.
Trong năm 2012 các giá trị hàng tồn kho, sản phẩm dở dang giảm đi so với năm 2010 và
2011 là lý do chính làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, hay mức độ vận động
20

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
của tài sản nhanh hơn. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty, cho thấy khả năng sử dụng tài sản
hiệu quả hơn.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết trong kỳ phân tích doanh
nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu thuần, như vậy
chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao. Qua bảng
số liệu, có thể thấy chỉ tiêu này đang giảm dần qua các năm, năm 2012 giảm 0.362 so với
năm 2010 và giảm 0.114 so với năm 2011, đồng nghĩa với việc để tạo ra một đồng doanh
thu thuần thì trong năm 2012 công ty cần ít hơn 0.362 đồng tài sản so với năm 2010 và
0.114 đồng so với năm 2011. Công ty đã cải thiện được hiệu quả sử dụng tài sản, góp
phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong năm của mình.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế phản ánh khả năng tạo ra
lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh
doanh. Năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này tăng thêm 17.296 so với năm 2011, có nghĩa
doanh nghiệp phải bỏ ra thêm 17.296 đồng tài sản so với năm 2010 để tạo ra 1 đồng lợi
nhuận sau thuế, như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2011 thấp hơn 2010. Đến năm
2012 thì chỉ tiêu này đã giảm xuống và còn thấp hơn cả năm 2010, cụ thể giảm 15.872 so
với năm 2010 và giảm 33.168 so với năm 2011. Như vậy công ty đã nâng cao được hiệu
quả sử dụng tài sản trong năm 2012, điều này giúp hấp dẫn các cổ đông đầu tư vào công
ty hơn.
1.3.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu
tư 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm
21
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2012 giá trị chỉ tiêu này là 5.756, cao nhất trong 3 năm phân tích, như vậy khi đầu tư 100
đồng tài sản ngắn hạn trong năm 2012 doanh nghiệp tạo ra được thêm 2.825 đồng lợ
nhuận sau thuế so với năm 2010 và 1.138 đồng so với năm 2011. Có thể thấy các chính
sách đẩy mạnh đầu tư ngắn hạn của công ty đã có tác dụng giúp nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản ngắn hạn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Số vòng quay của tài sản ngăn hạn hay còn gọi là sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
thể hiện mức độ hoạt động của tài sản ngắn hạn trong kỳ - tài sản ngắn hạn quay được
bao nhiêu vòng trong một kỳ. Chỉ tiêu này trong năm 2011 có giá trị gấp đôi năm 2010
cho thấy những chuyển biến đáng kể trong chính sách sử dụng tài sản ngắn hạn của công
ty. Năm 2012 giá trị có giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn giữ ở mức xấp xỉ 2 lần năm
2010. Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong 2 năm 2011 và
2012 là rất tốt, làm cho tài sản ngắn hạn trong 2 năm này vận động nhanh, góp phần nâng
cao lợi nhuận.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu cho biết doanh nghiệp muốn có 1
đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu
này nghịch chiều với chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn, vì vậy giá trị 2 năm
2011 và 2012 xấp xỉ nhau và bằng một nửa giá trị của năm 2010. Bởi giá trị chỉ tiêu này
càng thấp chứng tỏ hiệu quả sự dụng tài sản ngắn hạn càng cao cho nên năm 2011 và
2012 công ty đã sử dụng tài sản ngắn han hiệu quả hơn năm 2010.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận cho biết để có 1 đồng lợi nhuận
sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bình quân, là căn cứ để doanh nghiệp
xây dựng dự toán về nhu cầu tài sản ngắn hạn khi muốn có mức lợi nhuận như mong
muốn. Trong năm 2012, khi muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đã tiết
kiệm được 16.739 đồng so với năm 2010 và 4.281 so với năm 2011, như vậy năm 2010
suất hao phí của doanh nghiệp rất lớn và đã được cải thiện trong năm 2011 cũng như năm
2012. Đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của năm 2011 và 2012 cao
hơn năm 2010.
Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn
22
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn cho biết trong một kỳ tài sản ngắn hạn
quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng gấp đôi so
với năm 2010 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011 cao gắp đôi năm
2010, trong năm 2012 chỉ tiêu này giảm không đáng kể và vẫn giữ được mức gấp đôi

năm 2010. Nguyên nhân khiến cho số vòng luân chuyển tài sản của năm 2011 và 2012
cao như vậy là do giá trị của doanh thu thuần trong 2 năm này tăng cao so với năm 2010,
đồng thời các khoản doanh thu tài chính và thu nhập khác cũng tăng lên.

= X
Năm 2012 so với năm 2010: 1,865,218,763,633 x 1.527 = 2,848,463,420,748 đồng
Năm 2012 so với năm 2011: 1,073,248,111,684 x (-0.091)= -98,110,819,592 đồng
Do số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn của năm 2012 cao hơn năm 2010 nên doanh
nghiệp đã tiết kiệm được 2,848,463,420,748 đồng, tuy nhiên số vòng luân chuyển năm
2012 lại thấp hơn năm 2011 0.091 nên gây ra lãng phí 98,110,819,592 đồng . Có thể thấy
số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh, cụ
thể là số tiền tiết kiệm/lãng phí khi chỉ tiêu này thay đổi là rất lớn.
Thời gian một vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn cho biết mỗi vòng quay của tài
sản ngắn hạn hết bao nhiêu ngày. Trong năm 2010 thời gian này rất lớn (250 ngày) chứng
tỏ tài sản ngắn hạn vận động chậm, năm 2011 công ty đã cải thiện xuống còn 119 ngày
làm cho hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên rất nhiều. Thời gian luân chuyển
trong năm 2012 cũng nhỏ hơn năm 2010 126 ngày, nhưng lại cao hơn năm 2011 5 ngày.
23
Số tiền tiết kiệm/lãng phí do tốc độ
luân chuyển TSNH thay đổi
TSNHBQ
kỳ gốc
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhìn chung trong năm 2011 và 2012 tài sản ngắn hạn của công ty vận động nhanh hơn
năm 2010 rất nhiều, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng luân
chuyển thuần thì cần đầu tư bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, hệ số này có giá
trị 0.334, thấp hơn năm 2010 0.346 và cao hơn năm 2011 0.01. Như vậy trong năm 2012
muốn tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần doanh nghiệp đã bỏ ra ít hơn năm 2010 0.346
đồng nhưng lại nhiều hơn năm 2011 0.01 đồng. Số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản

ngắn hạn của năm 2011 và 2012 cao hơn hẳn năm 2010, chứng tỏ lãnh đạo công ty đã
đưa ra những kế hoạch về đầu tư tài sản ngắn hạn một cách hợp lý và mang lại hiệu quả
kinh doanh cao.
Phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay
được bao nhiêu vòng, từ đó đánh giá mức độ hoạt động của nó. Bắt đầu từ năm 2011 chỉ
tiêu này đã tăng lên rất cao so với năm 2010, cụ thể năm 2012 tăng 3.588 so với năm
2010 và tăng 0.981 so với năm 2011 cho thấy hàng tồn kho từ năm 2011 bắt đầu vận
động không ngừng, không còn ứ đọng như năm 2010, điều này chính là nguyên nhân
khiến cho doanh thu của năm 2011 và 2012 tăng cao và khiến cho lợi nhuận cũng tăng
theo.
Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho cho biết một vòng quay của hàng tồn kho
mất bao nhiêu ngày. Năm 2010 vòng quay của hàng tồn kho rất lớn (242 ngày) cho thấy
hàng tồn kho còn lại rất nhiều chưa bán được, sang năm 2011 thời gian một vòng quay
giảm rất lớn chỉ còn 89 ngày và tiếp tục giảm trong năm 2012. Thời gian một vòng quay
năm 2012 đã giảm được 170 ngày so với năm 2010 và giảm 17 ngày so với năm 2011.
24
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Như vậy chứng tỏ hàng tồn kho đã vận động rất nhanh trong 2 năm 2011 và 2012, góp
phần lớn giúp tăng doanh thu và lợi nhuận trong 2 năm này.
Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho cho biết cần bao nhiêu đồng đầu tư cho hàng tồn kho
để có được 1 đồng doanh thu thuần. Qua bảng số liệu có thể thấy giá trị của chỉ tiêu này
trong năm 2011 và 2012 nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2010, cụ thể năm 2012 đã giảm đi
0.392 đồng cho mỗi 1 đồng doanh thu thuần so với năm 2010 và giảm 0.026 đồng so với
năm 2011. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho 2 năm 2011 và 2012
rất cao cho thấy kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm trong 2 năm
này của lãnh đạo công ty là rất tốt.
1.3.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình

quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này trong năm 2010
là cao nhất cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của năm 2010 tốt hơn năm 2011 và
2012. Năm 2011 chỉ số này giảm khá nhiều khiến 100 đồng giá trị tài sản dài hạn chỉ tạo
ra 1.031 đồng lợi nhuận, tuy nhiên năm 2012 đã hồi phục trở lại chỉ còn kém năm 2010
0.023 đồng trên 100 đồng lợi nhuận, và tăng 0.437 đồng so với năm 2011. Công ty cần
quan tâm hơn đến chính sách sử dụng tài sản dài hạn để có thể nâng cao tỷ suất sinh lời
của tài sản dài hạn, nhằm thu hút các nhà đầu tư tài chính.
Sức sản xuất của tài sản dài hạn cho biết các tài sản dài hạn của doanh nghiệp tạo ra
được bao nhiêu doanh thu trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này trong năm 2012 có giá trị cao
hơn năm 2010 0.057 và 0.115 so với năm 2011, như vậy năm 2012 sức sản xuất của tài
25

×