TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT
TINH DẦU TRẦM HƯƠNG Ở PHƯỜNG THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ
DANH SÁCH NHÓM:
1. Dương Thị Diễm Hà
2. Nguyễn Kim Chi
3. Nguyễn Thị Diệu Lành
4. Dương Thị Kim Hồng
5. Châu Thành Trung
6. Nguyễn Thị Thu Hồng
7. Nguyễn Thị Kim Anh
8. Nguyễn Thị Huệ
9. Phongvilay Sommixay
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Khi vấn đề làm đẹp đang ngày càng trở nên thiết yếu đối với không chỉ chị em
phụ nữ như hiện nay thì các ngành sản xuất mĩ phẩm cũng trở hấp dẫn hơn đối với
các nhà đầu tư. Trong số các loại mĩ phẩm hiện nay trên thị trường thì nước hoa
được xem là một sản phẩm xa xỉ và chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài. Nước
hoa được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhưng một trong những nguyên
liệu quan trọng không thể thiếu trong thành phần của nước hoa đó là tinh dầu trầm.
Ngoài ra, tinh dầu trầm còn được dùng làm hương liệu cho rất nhiều ngành sản xuất
khác. Đặc biệt, tinh dầu trầm còn là một dược liệu vô cùng quý giá, có khả năng
chữa nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Sản xuất tinh dầu trầm từ đó trở thành một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhưng
không phải ai cũng dám mạnh dạn đầu tư vì đòi hỏi nguồn tài chính lớn nhưng tồn
tại nhiều rủi ro.
Hiện nay ở nước ta các cơ sở sản xuất tinh dầu trầm đã giảm sút rất nhiều so
với trước, từ khâu thu mua nguyên liệu đến lưu kho bảo quản, phơi sấy, nấu trầm,
chắt lọc tinh dầu các cơ sở này chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính
nên khả năng thua lỗ là rất cao.
Cơ sở sản xuất dầu trầm ở tổ 3, phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế là một cơ
sở sản xuất dầu khá lâu năm và cũng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của chủ cơ sở,
chính vì vậy, mặc dù giá thành của tinh dầu trầm khá cao nhưng chi phí để sản xuất
cũng cao không kém, đồng thời rủi ro trong khi sản xuất cũng rất lớn. Thế nên việc
chọn mua nguyên liệu là một khâu rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dầu trầm,
sao cho số lượng tinh dầu sản xuất ra được nhiều nhất và đảm bảo chất lượng nhất.
Hoạt động thu mua nguyên liệu cần những sự tính toán kĩ càng để đảm bảo đáp ứng
nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu.
Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài "Phân tích hoạt động tạo
nguồn của cơ sở sản xuất tinh dầu trầm Hương ở phường Thuý Xuân, thành
phố Huế".
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động tạo nguồn
trong hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động tạo nguồn của cơ sở sản xuất tinh dầu trầm hương ở
phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
- Đề xuất khó khăn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động tạo nguồn của cơ sở này.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: cơ sở sản xuất tinh dầu trầm hương ở phường Thuỷ
Xuân, thành phố Huế.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong tháng 12/2011.
- Phạm vi nội dung: phân tích hoạt động tạo nguồn của cơ sở sản xuất tinh dầu
trầm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu như tình hình thu mua, quy trình sản
xuất, thị trường tiêu thụ được lấy từ những người quản lýcơ sở, mà cụ thể là từ
ông Sơn- quản lí trực tiếp của cơ sở và ông Toàn- chủ cơ sở.
• Ngoài ra thông tin thu thập còn được chắt lọc từ một số trang web.
• Những lý thuyết liên quan được tập hợp lựa chọn từ các tài liệu, sách
báo lý thuyết về công tác thu mua, hoạt động tạo nguồn.
• Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu thu thập được
nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý bằng cách tập hợp, lựa chọn và phân
tích các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiêncứu.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN
1.1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động tạo nguồn
- Tạo nguồn là một trong bốn công đoạn của mô hình nghiên cứu hoạt động
chuỗi cung ứng (Supply Chain Operations Research – SCOR), bao gồm: hoạch
định, tạo nguồn, sản xuất và phân hối.
- Tạo nguồn bao gồm những hoạt động cần thiết để có được đầu vào cho việc tạo
ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Nguyên lý của tạo nguồn:
• Hướng tới mục tiêu giảm thiểu tổng chi phí sở hữu. Đạt được giá mua
thấp nhất không quan trọng bằng việc đạt được tổng chi phí sở hữu thấp
nhất. Khi định giá một món hàng cần mua, ngoài những chi phí trực tiếp
cần phải tính đến các chi phí gián tiếp. Nhiều chi phí chuỗi cung ứng, ví
dụ như đặt hàng, kiểm tra, thanh toán và lưu trữ tồn kho được xác định
dựa trên thực tiễn, chất lượng và năng lực của nhà cung cấp.
• Định ra chiến lược mua hàng cho từng ngành hàng. Chiến lược mua
hàng sẽ định ra ranh giới cho các thoả thuận với nhà cung cấp, các hợp
đồng cạnh tranh, và các thoả thuận về nguồn cung toàn cầu dựa trên đòi
hỏi cần có một mạng lưới nguồn cung ổn định. Mỗi một ngành hàng có
một thị trường cung phức tạp khác nhau
• Duy trì tập trung toàn doanh nghiệp. Lựa chọn các nhà cung cấp có khả
năng cung ứng cho toàn bộ doanh nghiệp, cung cấp ở nhiều địa điểm
khác nhau. Doanh nghiệp có thể gom các đơn hàng từ các nơi riêng lẻ
để đặt chung tạo sức mạnh đàm phán, giảm chi phí giao dịch.
• Đo lường và quản trị hiệu quả hoạt động. Các nhà quản lý doanh nghiệp
sẽ không biết được doanh nghiệp mình có đạt được các mục tiêu đặt ra
hay không nếu không theo dõi hiệu quả hoạt động
• Chi phí về nguyên liệu là bộ phận quan trọng nhất tạo nên giá thành sản
phẩm Chính vì vậy ,giảm thiểu chi phí về nguyên liệu có nghĩa là hạ
thấp được giá thành từ dó giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững
trong thị trường cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận.
• Muốn giảm được những chi phí liên quan đến nguyên vật liêụ thì chúng
ta phải quan tâm đến quá trình quản lý nguyên liệu ở tất cả các khâu: từ
khâu thu mua nguyên liệu đến việc tận dụng phế liệu, phế phẩm.
- Các hoạt động chính của tạo nguồn:
• Mua
• Quản lý tiêu thụ
• Lựa người bán hàng
• Thương lượng hợp đồng
• Quản trị hợp đồng
• Tín dụng và thu gom
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Giá trị kinh tế của trầm hương
- Trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều
trong những cánh rừng già Trầm hương do cây dó bầu sinh ra, sự hình thành trầm
hương của các cây dó cũng rất đặc biệt. Khi cây bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để
kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và
thành trầm. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò
mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh. Trên
thế giới, trầm tập trung chủ yếu ở 6 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar,
Indonesia, Malaysia, trong đó trầm Việt Nam có dược lý tốt nhất, những nghiên cứu khoa
học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm
Việt Nam có nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có.
- Giá trị của trầm hương: trầm hương có thể dùng để đốt tạo mùi hương, tinh dầu
của trầm hương có thể làm nước hoa hay dược liệu chữa được rất nhiều bệnh hiểm nghèo.
Chính vì thế mà giá trầm hương rất cao, có thể dao động từ vài chục triệu đến hơn trăm
triệu/1 kg trầm hương, tùy theo chất lượng trầm. Chính vì vậy, trầm hương bị con người
khai thác triệt để. Ở Việt Nam, trầm hương ngày càng khó tìm kiếm hơn. Nếu không có
chính sách bảo vệ, chắc chắn trầm hương thiên nhiên sẽ bị tuyệt chủng. Hiện nay, có thể
tạo ra trầm hương nhân tạo bằng cây bầu dó, nhưng chất lượng tinh dầu không thể bằng
trầm tự nhiên.
1.2.2. Chiết xuất tinh dầu trầm hương
Do sức hấp dẫn của nhu cầu tiêu thụ tinh dầu trầm hương ngày càng gia tăng trên
thế giới với giá rất cao, nên những năm qua, ở Việt Nam một số cơ sở đã tự tìm cách
chiết xuất tinh dầu trầm hương bằng phương pháp thủ công là chưng cất nhỏ giọt. Tuy
nhiên, phương pháp này tốn kém, kéo dài mà lượng tinh dầu thu được lại rất ít.
Hiện nay, các nhà khoa học ở Việt Nam đã nghiên cứu và hoàn thiện qui trình công
nghệ chiết xuất tinh dầu trầm hương từ gỗ cây gió bầu. Theo phương pháp này, CO2 lỏng
siêu tới hạn sẽ được sử dụng như một dung môi để chiết xuất tinh dầu của trầm hương.
Sau khi xay và giã nhỏ nguyên liệu, việc trích ly tinh dầu chỉ mất hai giờ, trong khi đó
nếu theo phương pháp truyền thống là sau khi xay nhuyễn sẽ phải đem ngâm, ủ từ 2-3
tuần và chưng cất liên tục trong 2-3 ngày. Cùng với qui trình sử dụng CO2 lỏng siêu tới
hạn, đã chế tạo được máy chiết tinh dầu. Tuy nhiên công nghệ này còn đang quá trình thử
nghiệm và giá máy móc thiết bị rất đắt, không phải cơ sở nào cũng có thể áp dụng được
phương pháp tiên tiến hiệu quả này.
1.2.3. Thị trường tiêu thụ tinh dầu trầm hương
Nhu cầu tiêu thụ trầm hương và tinh dầu trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, nhưng
do hạn chế về vùng nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu.
Trên thế giới, các nước có nhu cầu nhập khẩu trầm hương và tinh dầu trầm hương
lớn bao gồm Đài Loan, Ả Rập Saudi, Hồng Kông, Ai cập, Ấn Độ, Nhật, Oman, Trung
Quốc và một số quốc gia khác.
Trước đây trầm hương là sản vật của các nước Nam Á, nhưng theo thời gian, vùng
nguyên liệu cứ thu hẹp dần. Cách đây chừng 10 năm chỉ còn một số quốc gia như
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar…có trầm và gần đây thì sản lượng trầm hương
ở các nước này thấp hẳn do nguồn khai thác hầu như đã cạn kiệt.
Hiện chỉ còn một vài nước cung cấp trầm hương và tinh dầu trầm hương cho thị
trường thế giới, trong đó tinh dầu trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng
cao nhất. Trước năm 1991, Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 – 15 triệu USD trầm hương
mỗi năm nhưng chỉ xuất thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nên giá trị
không cao.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT
TINH DẦU TRẦM HƯƠNG
2.1. Vài nét về cơ sở sản xuất tinh dầu trầm hương
- Cơ sở sản xuất tinh dầu trầm do ông Nguyễn Văn Toàn làm chủ, hoạt động sản xuất
và kinh doanh từ năm 2001. Địa chỉ: Tổ 3, phường Thủy Xuân, Thành phố Huế.
- Cơ sở chuyên sản xuất tinh dầu trầm hương chất lượng cao từ gỗ trầm và bán cho
các đối tác ở trong và ngoài nước để làm hương liệu hay nước hoa.
- Cơ sở hoạt động với quy mô 50 lò nấu trầm với gần 10 lao động phụ trách các
khâu: phơi khô, xay, chưng cất, thu lấy tinh dầu
2.2. Chuỗi cung ứng sản phẩm tinh dầu trầm hương
- Nguyên liệu chính dùng để chiết xuất tinh dầu trầm hương là gỗ trầm hương, được
chủ cơ sở mua từ các người buôn trầm hoặc những người đi khai thác trầm. Theo ông
Toàn thì hiện nay đa số trầm hương ông thu mua đều do các nhà buôn lấy từ Lào,
Malaysia, Mianma vì trầm hương ở Việt Nam hiện nay đã dần cạn kiệt, quá trình khai
thác rất khó khăn.
- Nhiên liệu chính để nấu trầm là than tổ ong, được đặt hàng theo từng chuyến xe từ
công ty gạch Tuynen An Hòa.
- Từ nguyên liệu là trầm thô ban đầu, tiến hành chiết xuất tinh dầu với quy trình như
sau:
Trầm thô
Ngâm nước
(25 ngày)
Xay nhỏ
Phơi, sấy
khô
Cho vào lò nấu
từ 3 – 7 ngày
Hơi nước có
lẫn tinh dầu
ngưng tụ
Hệ thống
làm lạnh
Gạt lấy tinh
dầu nổi
trên bề mặt
Sấy, chắt lọc,
loại bỏ tạp chất
Tinh dầu trầm
nguyên chất
Xác trầm
Cung cấp
cho người
làm hương
Ảnh: Hệ thống bể ngâm trầm
Từ trầm thô ban đầu, sau khi phơi và sấy khô, tiến hành xay nhỏ và ngâm trong bể chứa
nước (như hình) khoảng 25 ngày cho tới khi trầm mục rữa và bắt đầu cho vào lò nấu.
Thời gian nấu có thể từ 3 đến 7 ngày tùy theo chất lượng trầm ban đầu.
Ảnh: Dãy lò nấu trầm
Trầm được nấu ở nhiệt độ cao liên tục, bốc hơi, qua hệ thống làm lạnh và ngưng tụ ở các
bình chứa.
Ảnh: Bình chứa hơi nước hòa lẫn tinh dầu trầm ngưng tụ
Do đặc tính của tinh dầu là nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt nước, người ta tiến
hành thu lấy tinh dầu bằng cách dùng tay gạt lấy phần dầu ở trên và cho vào bình. Lượng
tinh dầu thu được sau mỗi lần nấu là rất ít, khoảng 1 – 1.5 lít. Sau đó lượng tinh dầu này
còn phải đem đi sấy, chắt lọc, loại bỏ tạp chất, còn khoảng 100ml – 200ml tinh dầu trầm
nguyên chất. Đây là thành phẩm của quá trình chiết xuất tinh dầu trầm.
- Sau khi thu được tinh dầu nguyên chất, chủ cơ sở tiến hành liên hệ với các khách
hàng là các nhà buôn tinh dầu trong tỉnh. Sau đó những người này tiếp tục bán tinh dầu
trầm sang các nước khác để làm hương liệu sản xuất nước hoa hay dược liệu, chế biến
thuốc chữa bệnh.
- Vì lượng tinh dầu chiết xuất mỗi lần nấu là rất ít nên 1 tháng chỉ khoảng 1 – 1.5 lít
và tinh dầu trầm hương rất đắt, giá từ vài triệu, vài chục triệu đến hơn trăm triệu 1 lít (tùy
theo chất lượng trầm hương) nên lượng tinh dầu tồn kho sau sản xuất là rất ít, và chỉ cần
bảo quản trong tủ nhỏ khô ráo, thoáng mát nên chi phí lưu kho, bảo quản sản phẩm là rất
ít. Và nếu tinh dầu đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lí, chắc chắn chủ cơ sở có thể
bán được nhanh chóng cho các bạn hàng quen thuộc.
Sơ đồ chuỗi cung ứng hương trầm:
2.3. Hoạt động tạo nguồn
2.3.1. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu
Thu mua trầm hương
Trầm hương là nguyên liệu chính để chiết xuất tinh dầu. Tuy nhiên trầm hương là
loại nguyên quý hiếm và không dễ dàng thu mua. Chủ cơ sở phải liên hệ với người bán
trầm một khoảng thời gian rất dài mới có thể có trầm. Trầm thô được mua từ các người
này là những mẩu trầm vụn từ các khối trầm lớn mà người ta đã mang đi điêu khắc. Tuy
Người
buôn trầm
khô
Trầm khô
Than tổ
ong
Nhà máy
Tuynen 1
Quá trình
tinh chế
Xác
trầm
Tinh
dầu
Xuất khẩu
nước
ngoài
Tiêu
dùng nội
địa
Cung cấp
cho chủ
làm hương
nhiên, giá trầm này vẫn rất đắt. Theo chủ cơ sở, trầm thu mua ở đây chủ yếu có nguồn
gốc các nước Đông Nam Á.
Giá trầm và khối lượng trầm mua vào tùy thuộc vào chất lượng trầm, tức là lượng
tinh dầu và chất lượng tinh dầu có trong trầm thô mua vào. Trầm có chất lượng xấu, tinh
dầu chiết xuất ra mùi thơm sẽ không bằng với trầm chất lượng tốt, và giá cả bán ra cũng
thấp hơn rất nhiều.
- Đối với trầm có chất lượng kém hơn:
• Khối lượng mua: khoảng 500 – 700 kg/1 lần mua và 2 – 3 lần mua/ 1 tháng
(tùy theo khả năng cung ứng của người bán), sau đó tiến hành nấu khoảng
450 kg 1 lần, nấu trong 25 nồi và sau 3 ngày thì lấy tinh dầu.
• Giá cả: Đối với loại trầm này, giá dao động từ 3000 – 5000đ/1kg tùy theo
trầm ướt hay khô.
- Đối với trầm có chất lượng cao:
• Khối lượng mua: khoảng 200 – 300kg/1 lần mua và khoảng 1 lần mua/ 1
tháng (tùy theo khả năng cung ứng của người bán). Thường thì trầm hương
chất lượng cao này rất hiếm, nguồn cung hạn chế nên có khi vài tháng mới
có thể mua được một lần. Sau đó trầm được đem đi nấu trong 15 – 20 nồi
và sau khoảng 7 ngày mới tiến hành thu tinh dầu.
• Giá cả: Đối với loại trầm này, có rất nhiều mức giá khác nhau, tùy vào chất
lượng trầm, dao động từ 200.000đ, 500.000đ, 1 triệu đến vài triệu đồng 1
kg. Giá trầm còn phụ thuộc vào thời điểm mua trong năm và mức độ khan
hiếm trầm tại thời điểm đó.
Cơ sở mua nguyên liệu và sản xuất quanh năm và thỉnh thoảng vẫn bị hụt nguyên
liệu nên phải tạm dừng sản xuất.
Chất lượng trầm hương mua vào quyết định rất lớn đến chất lượng tinh dầu chiết
xuất ra. Nếu chất lượng trầm kém, không đủ điều kiện để tiến hành chưng cất mà chủ cơ
sở vẫn tiến hành thì nguy cơ không thu được tinh dầu, hoặc tinh dầu thu được không có
chất lượng. Nhiều cơ sở chiết xuất tinh dầu đã thua lỗ và phá sản vì điều này. Tuy nhiên,
cơ sở chỉ đánh giá chất lượng trầm mua vào dựa trên kinh nghiệm bản thân và lòng tin
với người bán nên vẫn có thể tồn tại rủi ro lớn trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, với giá
nguyên liệu mua vào cao như vậy, chỉ cần một vài lần chiết xuất không đạt cũng có thể
làm chủ cơ sở chịu tổn thất lớn.
Thu mua than tổ ong
Than tổ ong là nhiên liệu chính để tiến hành nấu trầm. Vì phải duy trì nhiệt độ cao
liên tục khi nấu trầm nên lượng than mua vào là rất lớn và cơ sở đã tiến hành đặt hàng số
lượng lớn dài hạn với Công ty Gạch Tuynen An Hòa.
Mỗi tháng có từ 15 – 20 xe tải chở than tổ ong từ công ty đến tận cơ sở với hơn
2000 viên/ 1 xe. Giá mỗi xe than như vậy là khoảng 5 triệu đồng. Số lượng than tổ ong
mua mỗi tháng tùy thuộc vào lượng trầm chứng cất tháng đó.
2.3.2. Lựa chọn người bán
Việc lựa chọn người cung ứng nguyên liệu là rất quan trọng. Qua đó, chủ sản xuất
có thể quyết định và lựa chọn giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, mức độ cung ứng
nguyên liệu cho quá trình sản xuất của mình. Đặc biệt, với nguyên liệu là trầm hương,
yêu cầu khắt khe về chất lượng và chi phí bỏ ra lớn nên việc lựa chọn người bán đối với
chủ cơ sở càng đặc biệt quan trọng.
- Những người cung ứng thường xuyên của cơ sở chiết xuất tinh dầu này là những
bạn hàng quen lâu năm của chủ cơ sở. Ông lựa chọn những người buôn trầm có kinh
nghiệm và có khả năng cung ứng trầm hương chất lượng tốt, khối lượng lớn và liên tục.
Đặc biệt, chủ cơ sở tuyệt đối không đặt mua những người bán trầm với nguồn gốc không
rõ ràng, là hàng buôn lậu, hàng ăn cắp Giá cả được thỏa thuận giữa người mua và người
bán, thường tăng lên theo từng năm vì trầm ngày càng khan hiếm.
- Thời gian đặt hàng: vì trầm khan hiếm nên chủ cơ sở tiến hành đặt hàng đều đặn
mỗi tháng trong năm. Và tới vài tháng sau khi đặt hàng mới nhận được nguyên liệu nên
chủ cơ sở đã đặt mua liên tục ở nhiều bạn hàng, đảm bảo cho lượng trầm không bị thiếu
hụt. Tuy nhiên việc thừa thiếu nguyên liệu là điều không thể tránh khỏi.
- Cách thức liên lạc chủ yếu với những người cung ứng là qua điện thoại và phương
thức cung ứng nguyên liệu chủ yếu là bằng xe tải. Nguyên liệu được vận chuyển trực tiếp
đến cơ sở tại phường Thủy Xuân. Tại đây, chủ cơ sở đích thân tiến hành kiểm kê chất
lượng và số lượng nguyên liệu, sau đó giao tiền còn thiếu và tiếp tục đặt mua hàng lần
sau với người bán.
- Đối với nhiên liệu than tổ ong, theo chủ cơ sở cho biết, ông đã tiến hành đặt hàng
ở nhiều nơi nhưng cuối cùng nhận thấy chất lượng than của công ty Tuynen là phù hợp
nhất với quy trình sản xuất của mình nên đã tiến hành đặt mua dài hạn.
2.3.3. Quản trị tiêu thụ
Tinh dầu trầm hương là sản phẩm đặc biệt quý, với những tinh dầu trầm có chất
lượng kém hơn, người ta mua để làm hương liệu, với tinh dầu trầm có chất lượng tốt thì
có thể dùng làm hương liệu, làm nước hoa và làm dược liệu chữa bệnh. Nhu cầu cho tinh
dầu trầm hương ở trong và ngoài nước là rất lớn, tuy nhiên do khan hiếm về nguồn
nguyên liệu nên lượng tinh dầu chiết xuất được là rất nhỏ giọt. Chính vì vậy, tinh dầu mà
cơ sở sản xuất được mỗi tháng đều có thể tiêu thụ được, chủ yếu bán cho các đầu mối
thu mua tinh dầu để bán ra nước ngoài.
2.3.4. Thương lượng hợp đồng
- Chủ cơ sở và người bán chủ yếu xây dựng các hợp đồng thương lượng đơn giản,
nếu bên bán quen thuộc lâu năm, hợp đồng bằng miệng là chủ yếu. Tuy nhiên, các yếu tố
như giá cả, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm vẫn được đề cập đầy đủ và được
các bên thực hiện nghiêm túc trong mỗi lần đặt hàng.
- Nếu bên bán giao hàng không đạt yêu cầu đã thỏa thuận, chủ cơ sở có thể giảm
mức giá, lấy khối lượng ít hơn hoặc không tiếp tục đặt hàng nữa.
- Với những lần đặt hàng với số lượng lớn, bên bán thường giảm cho chủ cơ sở từ 5
– 10 % giá nguyên liệu.
- Để đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất liên tục, chủ cơ sở tiến hành đặt
hàng thường xuyên và yêu cầu bên bán phải đáp ứng đúng, đủ, chính xác các yếu tố đã
thỏa thuận. Nếu không việc sản xuất có thể ngưng trệ, thậm chí thua lỗ.
2.3.5. Quản trị hợp đồng
Chủ cơ sở đảm bảo việc thực hiện các đơn hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng của
các người cung ứng bằng cách:
- Lấy đầy đủ thông tin từ người bán: số điện thoại, địa chỉ liên lạc, nơi cư trú, để
kịp thời liên hệ, nhắc nhở khi cần thiết.
- Thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến nguyên liệu trong hợp đồng (kể cả hợp
đồng bằng miệng) khi đặt hàng: các điều kiện giao hàng, thời hạn vận chuyển nguyên
liệu tới cơ sở sản xuất, chất lượng, khối lượng nguyên liệu, chi phí bồi thường nếu làm
sai hợp đồng
- Lên kế hoạch đặt hàng một cách cụ thể, chính xác, rõ ràng.
- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng đã lấy tinh dầu từ cơ sở để biết chất
lượng tinh dầu đã đáp ứng được nhu cầu chưa và từ đó xem xét lại nguồn nguyên liệu và
tiếp tục phản hồi lại với bên bán nguyên liệu.
- Luôn theo dõi các đơn hàng, hợp đồng đang thực hiện.
CHƯƠNG III: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN CỦA CƠ SỞ
CHIẾT XUẤT TRẦM HƯƠNG
1. Khó khăn
1.1. Nguyên vật liệu
- Khoảng nửa thế kỷ qua, do chiến tranh hủy diệt, do chặt phá bừa bãi, hơn ½ diện
tích rừng nước ta đã bị tàn phá. Hiện nay rừng vẫn tiếp tục bị mất. Mất rừng đồng nghĩa
với mất tài nguyên rừng, trong đó có những đặc sản hết sức quý hiếm như trầm hương.
Nạm khai thác trầm hương ồ ạt phục vụ cho xuất khẩu vào những thập niên cuối của
thế kỷ trước đã làm cho cây dó có nguy cơ bị tận diệt. Rừng ở các tỉnh phía Bắc hầu như
không còn trầm hương. Rừng ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, cây dó coi như cơ
bản bị xoá sổ. Rừng ở vùng Bảy núi tỉnh An giang, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cây
dó cũng bị tàn phá khốc liệt. Ngoài ra, chu trình trồng cây trầm hương khá dài ngày (mấy
khoảng 10 năm). Chính vì sự khan hiếm của nguyên liệu trầm hương như hiện nay nên
quá trình sản xuất đôi khi bị gián đoạn ảnh hưởng đến đầu ra cũng như trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận của cơ sở.
- Khi mà nguồn cung cây bầu gió trong nước trở nên cạn kiệt, những nhà khai thác
trầm hương dần chuyển sang nước ngoài để khai thác (chủ yếu là các nước trong khu
vực: Lào, Thái Lan, Mã Lai, ) làm cho nguồn cung nguyên liệu cho cơ sở không liên tục
vì quá trình vận chuyển từ nước ngoài mất khá nhiều thời gian. Hơn nữa, vì được khai
thác ở nước ngoài nên trầm hương có giá khá cao do chi phí vận chuyển (loại cao nhất có
thể dao động từ 3-5 triệu/kg) làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến sụt giảm lợi nhuận.
- Chất lượng trầm hương không đồng đều nên chất lượng tinh dầu sau khi sản xuất
có thể không đảm bảo.
1.2. Trong quy trình sản xuất
- Do thời tiết ở Huế có đặc điểm mưa nhiều và kéo dài (đặc biệt là vào mùa đông)
nên quá trình phơi khô trầm hương gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, nếu để lâu ngày và
quá trình bảo quản không thích hợp có thể dẫn đến thối trầm hương. Điều này gây ra thiệt
hại rất lớn đối với cơ sở vì như ta đã biết nguồn trầm hương khan hiếm và có giá rất cao.
- Tại cơ sở vẫn đang áp dụng phương thức sản xuất truyền thống nên hiệu quả sản
xuất chưa cao, lượng tinh dầu thu được là không nhiều (khoảng 1 lít/tháng). Đồng thời,
tinh dầu bị bay hơi trong giai đoạn sản xuất cũng khá lớn.
- Trong quá trình bảo quản tinh dầu, nếu sơ xuất có thể làm cho tinh dầu bay hơi.
Với lại, vì được bảo quản trong những chai thủy tinh nên rủi ro trong việc di chuyển từ cơ
sở sản xuất đến nơi bảo quản là rất lớn.
1.3. Vận chuyển
- Cơ sở sản xuất tinh dầu của ông Toàn nằm ở địa điểm không thực sự thuận tiện.
Con đường dẫn tới cơ sở khá hẹp vả lại còn nằm xa so với hệ thống đường chính nên gặp
nhiều khó khăn khi vận chuyển nguyên vật liệu đến cơ sở sản xuất cũng như trong quá
trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
- Mặc dù khối lượng vận chuyển sản phẩm trong một lần đi tiêu thụ không lớn
nhưng cơ sở cũng phải chịu một chi phí khá lớn vì chủ yếu là vận chuyển nước ngoài.
Điều này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của cơ sở sau này. Đặc biêt, những tinh dầu trầm
hương được đựng trong chai thủy tinh mà lại vận chuyển với quãng đường xa và dài ngày
nên gây ra những rủi ro trong vận chuyển rất lớn.
1.4. Thị trường tiêu thụ và khách hàng
- Thông tin về thị trường còn bất cập, rời rạc, chưa được định lượng rõ ràng làm cho
chủ cơ sở khó dự đoán trước nhu cầu cũng như trong việc định giá sản phẩm.
- Số lượng khách hàng của cơ sở chưa thật sự lớn vì cơ sở không có bất cứ một hình
thức cung cấp thông tin về cơ sở cũng như giới thiệu sản phẩm. Một hình thức quảng cáo
cho sản phẩm chủ yếu vẫn là truyền miệng từ người này qua người khác và qua các trung
gian buôn bán. Đây là một hạn chế khá lớn khi những đối tượng là khách hàng tập thể
như các Spa, Thẩm mỹ viện trên địa bàn tỉnh không tiếp cận được với sản phẩm.
○ Ngoài ra, một khó khăn lớn nhất của cở sở đó là tài chính. Quy trình sản xuất tin
dầu trầm hương cần một chi phí khá lớn từ khâu thu mua nguyên vật liệu, đầu tư cho quy
trình sản xuất cho đến quá trình vận chuyển. Thiếu hụt tài chính là một thách thức rất lớn
cho cơ sở trong việc đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
2. Giải pháp
- Chủ động tạo mới quan hệ tốt với người cung cấp nguyên vật liệu để có thể được
ưu tiên nguồn cung nguyên vật liệu khi nó khan hiếm.
- Có chính sách tồn kho nguyên vật liệu hợp lí để đảm bảo quy trình sản xuất được
diễn ra liên tục.
- Cơ sở nên đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ mới: phương pháp chiết xuất
CO2 lỏng siêu tới hạn. Với phương pháp này, tinh dầu thu được với hiệu suất cao hơn
(trung bình 1 lít/tháng), đồng thời thu được nguồn tinh dầu không bay hơi chiếm 60 –
70% trong nguyên liệu. Mặc dù chi phí đầu tư cho dây chuyền công nghệ này là khá lớn
nhưng với mức giá 7.000 – 15.000 USD/lít (mức giá khá cao) thì khả năng thu hồi vốn
của cơ sở không mất quá nhiều thời gian
- Chủ động những biện pháp để đối phó với thời tiết: đầu tư kĩ càng cho hệ thống
sấy khô trầm hương, không gian rộng để phơi khô khi mùa đông đến. Nếu nguồn đầu vào
bị hỏng ngay từ đầu không những gây thiệt hại lớn mà còn làm cho quá trình sản xuất bị
trì trệ và lãng phí nguồn nhân công
- Dùng vật chứa bảo quản tinh dầu bằng những chất liệu khó vỡ, được đóng gói kĩ
càng để tránh bay hơi cũng như giảm được rủi ro vận chuyển như lon nhôm hay kẽm.
- Cơ sở nên đăng những thông tin quảng cáo về cơ sở cũng như sản phẩm trên báo
(chi phí rẻ) để khách hàng có thể tiếp cận được với tinh dầu trầm hương. Với cách làm
này, cơ sở có thể khai thác một số khách hàng tiềm năng như các Spa, Thẩm mỹ viện hay
những doanh nghiệp sản xuất nước hoa trên địa bàn tỉnh cũng như trên cả nước bởi vì số
cơ sở sản xuất tinh dầu trầm hương trên địa bàn nước ta là không nhiều trong khi nhu cầu
trong nước cũng đáng kể. Hơn nữa, với việc cung cấp cho thị trường trong nước, cơ sở có
thể giảm bớt chi phí vận chuyển so với việc xuất khẩu ra nước ngoài nên lợi nhuận thu về
cao hơn.
- Nếu cơ sở mạnh dạn trong việc mở rộng quy mô sản xuất thì có thể đầu tư việc
trồng trầm hương khi mà điều kiện tự nhiên ở Huế cũng thích hợp với loại cây này hoặc
là thu mua những nơi trồng trầm hương. Nếu làm như vậy, cơ sở có thể kiểm soát được
nguồn cung nguyên vật liệu cho mình đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, giảm
được chi phí đầu vào và giúp đạt được lợi nhuận cao hơn.