Giá trị của cuộc sống
Một đoạn cho bạn tham khảo:
Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời, và người ta sống vì
cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cảm
thấy được ý nghĩa đó. Nếu nhìn nhận từ cuộc sống hằng ngày mà không đi sâu hơn, ta
có thể cho rằng ta sống vì những người xung quanh ta, vì đồng loại mà trước tiên là
những người mà nụ cười và cuộc sống đầy đủ của người ấy là niềm hạnh phúc của ta,
tiếp đến là những người mà ta không biết cụ thể nhưng số mệnh của ta gắn với họ
bằng niềm cảm thông.
Hằng ngày tôi thường tự nhủ cả trăm lần rằng cuộc sống nội tâm và ngoại tâm
của tôi là nhờ vào thành quả lao động của biết bao người, những người đang sống và
cả những người đã chết, và rằng tôi phải nỗ lực để cho đi một cách thỏa đáng với
những gì tôi đã được hưởng và vẫn đang được hưởng. Tôi thực sự muốn sống một
cuộc sống đơn giản, và hay bị dằn vặt bởi suy nghĩ mình đang được hưởng quá nhiều
từ đồng loại. Tôi coi sự phân biệt giai cấp là trái với lẽ công bằng, mà suy cho cùng là
do sức mạnh quyền lực tạo ra. Tôi cũng cho rằng một cuộc sống giản dị là một cuộc
sống tốt đẹp cho tất cả mọi người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Xét theo bình diện triết học thì tôi là một người hoàn toàn hoài nghi về Tự do
của con người. Mọi người chúng ta hành động không chỉ do những yêu cầu từ bên
ngoài mà còn do những đòi hỏi của nhu cầu bên trong. Câu nói của Sopenhauer rằng
"một người có thể làm được nếu anh ta muốn. và không thể làm được nếu anh ta muốn
thế", đã là nguồn cảm hứng cho mọi hành động của tôi từ thời thanh niên, động viên
tôi, cho tôi lòng kiên trì bền bỉ đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của bản
thân và của những người khác Suy nghĩ đó một cách khoan hòa đã làm nhẹ đi áp lực
của ý thức trách nhiệm vốn dễ khiến chúng ta mất tính năng động. Nó cũng khuyên ta
không nên gò ép lúc nào cũng bắt mình phải nghiêm tức quá mức can thiết, khi mà
trong cuộc sống những phút nhìn đời bằng con mắt hài hước cũng có vị trí quan trọng
không kém.
Tìm hiểu ý nghĩa hay mục đích tồn tại của một thực thể nói chung theo ý kiến
chủ quan rủa tôi dường như là một câu hỏi vô lý với tôi. Thế nhưng mỗi người có một
lý tưởng riêng soi đường đi cho những nỗ lực và lẽ phải của riêng người đó. Xét theo
phương diện này tôi hoàn toàn không coi sự nhàn hạ hay niềm hạnh phúc là cái đích
cuối cùng của mình, thậm chí tôi cho những chuẩn mực cơ bản ấy chỉ phù họp với bay
heo mà thôi. Lý tưởng soi sáng của tôi và luôn cho tôi nguồn sức mạnh để sống vui vẻ
trước nhũng khó khăn của cuộc đời là cái Chân, Thiện, Mỹ. Nếu không có tình bằng
hữu với những người đồng chí hướng, những trăn trở nhằm thực hiện những mục tiêu
đề ra, những khao khát vươn tới nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với
tôi quả là vô nghĩa.
Uớc vọng của tôi về công băng xã hội và ý thức trách nhiệm xã hội luôn đối lập
với việc tự do vùi dập nhu cầu giao tiếp trực tiếp với người khác, với cộng đồng người
khác Tôi tự đi trên lối của riêng mình, trái tim tôi chưa bao giờ hoàn toàn thuộc về đất
nước tôi, quê hương tôi, bạn bè tôi, và ngay cả cái gia đình nhỏ của riêng tôi, và trong
tất cả những mối quan hệ gắn bó ấy tôi chưa bao giờ từ bỏ ý định ngoan cố sống tách
rời, muốn được sống cô độc - những ý nghĩ cứ lớn dần theo năm tháng. Một người
luôn tỉnh táo sắc sảo nhận ra hạn chế của khả năng hiểu và thông cảm lẫn nhau mà
không bao giờ ân hận. Một người như vậy chắc chắn có đánh mất lòng tốt và sự ngây
thơ theo một cách nào đó, nhưng mặt khác con người ấy không bị ảnh hưởng bởi quan
điểm, thói quen và những phán xét của người khác, tránh được sự cám dỗ phải xoay
theo những cơ sở không có gì là chắc chắn ấy.
Lý tưởng chính trị của tôi là nền Dân chủ. Hãy tôn trọng tất cả mọi người,
không nên có việc người này được tôn sùng còn người kia lại bị hạ thấp. Chớ trêu
thay, chính tôi là người nhận được một lời tán dương và kính trọng quá đáng từ những
người xung quanh không phải cho những lỗi lầm hay công lao của tôi. Nguyên nhân
Của vấn đề hẳn là ở mong muốn (mong muốn này khó thực hiện đối với nhiều người)
có thể hiểu được một. hoặc hai điều trong các công trình của tôi mà sức mạnh không
cụ thể của những điều ấy tôi có được từ những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Tôi
hoàn toàn nhận thức được rằng, điều cần thiết đối với bất kỳ thành công của một công
việc phức tạp nào là chủ nhân của nó phải thực hiện được những ý tưởng đã đề ra,
định hướng và chịu trách nhiệm chung về nó.
Nhưng không được ép buộc những người đi theo, mà phải để họ có quyền chọn
cho mình người cầm lái. Mọi người phải có quyền bầu ra người lãnh đạo cho mình.
Một thể chế chuyên chế để áp bức, theo tôi sẽ sớm bị thoái hoá trong một thời gian
ngắn, tôi tin chắc như vậy. Bởi bạo lực luôn hấp dẫn những kẻ thấp kém về đạo đức,
và tôi tin rằng đã thành quy luật: nối nghiệp những tên bạo chúa thiên tài luôn là
những tên Vì lý do đó, tôi luôn là người quyết liệt chống lại những hệ thống
như vậy, những hệ thống mà chúng ta đang thấy ở Ý và Nga hiện nay. Cái làm cho
nền dân chủ ở châu Âu hôm nay rơi vào bê bối không phải là bản thân lý tưởng dân
chủ, mà là sự thiếu ổn định của một bộ phận lãnh đạo của các chính phủ và tính nhân
cách của thể chế bầu cử*). Về mặt này, tôi cho rằng nước Mỹ đã có lựa chọn đúng: họ
có một Tổng thổng có trách nhiệm, được bầy cho một thời gian đủ dài và có đủ quyền
lực để thực sự đảm nhận được trọng trách. Mặt khác, tôi lại đánh giá cao hoạt động
nhà nước của chúng ta về mặt phúc lợi rộng rãi cho cá nhân trong trường hợp đau ốm
hay khó khăn. Cái mà tôi cho là dù có giá trị đích thực trong các hoạt động của con
người không phải là nhà nước, mà là cá thể sáng tạo và cá thể cảm nhận, là cá nhân:
Chỉ cá nhân mới vượt lên, tạo dựng được những giá trị chân quý và cao cả, trong khi
bầy đàn, xét như bầy đàn, cứ mãi vẫn là trì độn trong tư duy và trì độn trong cảm xúc.
Nhân đây tôi muốn đề cập đến cái quái thai kinh tởm nhất của bản tính bầy
đàn: hệ thống quân đội mà tôi căm ghét. Chỉ cần kẻ nào cảm thấy thích thú khi đứng
vào đoàn duyệt binh trong tiếng quân nhạc, tôi đã coi thường rồi, anh ta được trời phú
nhầm cho bộ não lớn hơn, bởi với anh ta, chỉ cần cột xương sống thôi là đã quá đủ.
Vết nhục này của nền văn minh cần bị loại bỏ càng sớm càng tốt. Chủ nghĩa anh hùng
phục tùng mệnh lệnh, bạo lực mù quáng, trò hề ái quốc tởm lợm, tôi căm ghét chúng
làm sao. Tôi thà bị băm vằm làm muôn mảnh còn hơn là dự phần vào cái trò nạn
đó! Dù sao tôi vẫn luôn nghĩ tốt về nhân loại và tôi tin rằng, lẽ ra bóng ma này đã có
thể biến đi từ lâu nếu lý trí lành mạnh của dân chúng không bị những tham vọng về
kinh tế và chính trị, thông qua trường học và báo chí, làm cho bại hoại.
Hạnh phúc lớn lao nhất của đời người là gì vẫn còn là một bí ẩn. Đó hẳn là cảm
xúc mạnh mẽ của con người lớn lên từ cái nôi của nghệ thuật chân chính và khoa học
chân chính. Một người không biết đến cảm giác ấy không còn thấy băn khoăn, hay
kinh ngạc trong cuộc đời có khác nào đã chết hay chỉ như ngọn nến đã tắt mà thôi.
Trải nghiệm cái bí ẩn - dù có pha trộn cảm giác sợ hãi - cũng chính là trải nghiệm mà
tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự tồn tại của một thực thể là điều khó nắm bắt, từ sự
hiện hữu của yếu tố tâm linh sâu thẳm đến vẻ đẹp rực rỡ nhất. Tất cả những cái đó
chúng ta chỉ có thể giải thích được trạng thái nguyên thủy nhất của chúng - tri thức và
cảm xúc về thế giới như vậy chính là nguồn gốc sâu xa của tin ngưỡng. Ở góc độ này,
tôi là một tín đồ của tôn giáo. Tôi không có năng lực để hình dung ra đức Chúa Trời,
người có quyền phép ban thưởng hay trách phạt những con chiên của Ngài như thế
nào, người có ý chí như chúng ta đang có hay không.
Liệu linh hồn còn tồn tại khi mà thể xác đã mất hay không, điều này tôi không
thể giải thích nổi, mà tôi cũng không mong muốn điều ngược lại. Những ý niệm về
linh hồn là nhằm giải thích cho những nỗi sợ hãi hay thuyết vị kỷ vô lý của những
người yếu bóng vía. Bí mật về sự vĩnh hằng của cuộc sống, sự mơ hồ về kiến trúc kỳ
diệu của tạo hóa. cùng với những nỗ lực để có thể hiểu được một phần dù chỉ là rất
nhỏ lý lẽ của sự tồn tại hiển nhiên của mình trong tự nhiên, đối với tôi như vậy là quá
đủ.