Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Axit folic cho trẻ: cần bao nhiêu? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.2 KB, 5 trang )

Axit folic cho trẻ: cần bao nhiêu?
Trong sự phát triển cũng như quá trình thực hiện chức năng của não, axit folic
đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp hệ thần kinh phát triển trọn vẹn, khả năng
học tập và hành vi của trẻ tốt hơn. Folate dễ mất đi trong quá trình chế biến và nấu
nướng thức ăn, đặc biệt là trong điều kiện nấu ở nhiệt độ cao, thời gian lâu và tiếp
xúc với không khí. Do đó, để đảm bảo đạt được hàm lượng folate tối ưu cho cơ
thể, biện pháp tiện lợi và hữu hiệu nhất là dùng thêm các loại sữa có hàm lượng
folate cao kết hợp với chế độ ăn uống thông thường.
Axit folic là gì
Axit folic (còn được gọi là folate, vitamin B9), là một vitamin tan trong nước.
Vitamin này được hấp thụ từ ruột non, thực hiện bởi máu và được lưu trữ trong cơ
thể, nhưng với lượng không đáng kể.
Chất này có mặt tự nhiên trong thức ăn và cũng có thể thu từ thuốc uống bổ trợ.
Vai trò
Axit folic cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để phục vụ các quá
trình tạo mới tế bào. Nhu cầu về chất này tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ
sinh.
Axit này có vai trò sinh học trong việc tạo và duy trì tế bào mới. Nó đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và
phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột
biến ADN vốn là một yếu tố gây ung thư.
Bên cạnh đó axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cũng
như thực hiện chức năng của não, giúp phát triển hệ thần kinh, học tập và hành vi
của trẻ.
B9 được coi là có tác dụng chống xơ vữa động mạch giống như B6 và B12 thông
qua giảm nồng độ homocysteine – chất gây tổn thương thành mạch – trong máu.
Folate còn giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và chống đột quỵ.
Axit folic còn tham gia vào việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như
serotonin, điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và cảm giác ngon miệng.
Theo kết quả nghiên cứu từ trung tâm trẻ em Johns Hopkins (Eurekaler.org), axit
folic cần thiết cho tế bào hồng cầu và từ lâu được biết đến để giảm nguy cơ dị tật


cột sống bẩm sinh cũng có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng và giảm mức độ trầm
trọng của triệu chứng dị ứng và hen suyễn.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 8.000 người trong độ tuổi từ 2 đến 85 và theo
dõi hiệu quả của mức folate đối với các triệu chứng hô hấp và dị ứng cũng như
mức độ kháng thể IgE (IgE – Immunoglobulin E – là 1 trong những loại kháng thể
có trong máu). Kết quả, những người có nồng độ folate trong máu cao hơn có ít
IgE, ít dị ứng, thở khò khè và khả năng mắc bệnh hen suyễn thấp hơn.
Khoa học cũng đã chứng minh, bổ sung Folate cho bà mẹ mang thai từ giai đoạn
đầu và trong suốt thai kỳ là cách giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh
hiệu quả nhất.

Nguy cơ khi trẻ bị thiếu axit folic
Thiếu máu, có cảm giác khó chịu, mệt mỏi và chán ăn là dấu hiệu phổ biến và các
triệu chứng của sự thiếu hụt folate.
Việc thiếu axit folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào, ảnh
hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương.
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, việc thiếu axit folic còn làm suy yếu chức năng nhận thức,
chức năng thần kinh cũng như sự phát triển về mặt này.
Những phụ nữ có tình trạng folate kém trước và trong khi mang thai sẽ có nguy cơ
sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh cao hơn, dẫn đến các dị tật như nứt đốt
sống và thiếu não. Tại Canada, tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh là 1/1.000 và
tại Việt Nam, con số đó là 2,5/1.000 – theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bảo vệ
bà mẹ và trẻ sơ sinh Hà Nội (giai đoạn 1995-1998).
Folate giúp phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng những bà mẹ bị thiếu máu ít tương tác tích cực với con cái của họ, do đó ảnh
hưởng xấu đến phát triển nhận thức của trẻ.
Cung cấp axit folic cho trẻ
Lượng trẻ cần một ngày (tính theo microgram)
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: 65 mcg
Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 80 mcg

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 150 mcg
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 200 mcg
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 300 mcg
Có thể bổ sung bằng cách sử dụng các thực phẩm tự nhiên giàu folate.

Thức ăn động vật giàu folate gồm: gan, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt…
Thức ăn thực vật:
Các loại rau lá xanh: Rau bina, bông cải xanh, cải xoăn…
Các loại quả có vị chua: Dâu tây, nước cam…
Các loại đậu, ngũ cốc, quả hạch.
Nước cam, nước trái cây nguyên chất.
Vừng, lạc.
Lưu ý
Folate dễ mất đi trong quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn, đặc biệt là trong
điều kiện nấu ở nhiệt độ cao, thời gian lâu và tiếp xúc với không khí. Do đó, để
đảm bảo đạt được hàm lượng folate tối ưu cho cơ thể, biện pháp tiện lợi và hữu
hiệu nhất là dùng thêm các loại sữa có hàm lượng folate cao kết hợp với chế độ ăn
uống thông thường.
Để giúp duy trì folate, bạn nên cho trẻ ăn trái cây khi có thể; dùng một lượng nước
rất ít để hấp, luộc hoặc hầm thức ăn và cất giữ rau trong tủ lạnh.
Ống thần kinh được hình thành và phát triển từ rất sớm, trong bốn tuần đầu của
thai kỳ, khoảng thời gian mà nhiều khi người phụ nữ chưa kịp nhận ra là mình đã
có thai. Vì vậy, Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ (Public Health Service – PHS)
khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người có khả năng mang
thai và cả những người không có ý định mang thai cần bổ sung 400mcg folate mỗi
ngày. Bằng cách bổ sung folate vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, các bà mẹ đã có
thể gạt đi nỗi lo về khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi, nhưng khi dùng thuốc
phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, phụ nữ có thể được khuyên dùng hơn 400
microgram folate/ngày, đó là: Những người trong gia đình có tiền sử dị tật ống

thần kinh, những người đang dùng thuốc điều trị động kinh/tai biến hoặc bị bệnh
tiểu đường.

×