Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận tâm LINH dưới góc NHÌN DUY vật BIỆN CHỨNG và tầm QUAN TRỌNG của nó TRONG điều TRỊ, CHĂM sóc y KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.48 KB, 14 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
TÂM LINH DƯỚI GĨC NHÌN DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ TRONG ĐIỀU TRỊ,
CHĂM SÓC Y KHOA

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Những vấn đề chung về tâm linh

1
2
2

2.
Tâm linh dưới góc nhìn duy vật biện chứng
3.
Tầm quan trọng của nó trong điều trị, chăm sóc y khoa
KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
6
11
12


MỞ ĐẦU
Có thể ví đời sống tâm linh như là đứa con cùng cha khác mẹ của đời
sống văn hoá. Đã từng có những nghiên cứu về tâm linh tín ngưỡng và mê tín ở
nhiều cấp độ, đáng kể là gần đây ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân
biệt giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Song, đây là những vấn đề phức tạp,
nhạy cảm và ranh giới giữa chúng lại thật mong manh. Các nhà lý thuyết vật lý
sinh học giải thích hiện tượng tâm linh như thần giao cách cảm là khả năng phát
và thu thông tin qua bức xạ điện từ vùng radio phản xạ trên tầng điện ly. Đọc ý
nghĩ của người khác là đọc tín hiệu điện từ của xung thần kinh chạy trong mạng
nơron. Theo cách giải thích của các nhà vật lý sinh học thì mọi hiện tượng tâm
linh có thể giải thích chủ yếu là sự tương tác của những người có khả năng dị
thường với bức xạ tàn dư của các sự vật, hiện tượng.
Sử dụng tâm linh trong điều trị, chăm sóc y khoa đã ra đời từ rất lâu. Và
đây chính là cách thức điều chỉnh các yếu tố liên quan tạo nên tâm trạng bệnh
nhân: chuẩn mực các giao tiếp của gia đình, xã hội, bác sĩ, điều dưỡng… đối với
bệnh nhân, tối ưu ảnh hưởng tâm lý từ những tiện nghi phục vụ bệnh nhân, tư
vấn giải tỏa những suy nghĩ sai lầm tiêu cực của bệnh nhân, phối hợp với điều
trị bệnh lý, để đưa bệnh nhân về tâm trạng bình thường. Tốt hơn nữa là mang
đến cho bệnh nhân tâm trạng tích cực. Tuy nhiên, đối với những bệnh nan y, như
ung thư, điều trị tâm lý thường có rất ít tác dụng. Y thuật tâm linh là hiện tượng
chữa bệnh dựa vào các quyền lực thần bí. Trước đây do chưa hiểu được y thuật
tâm linh nên nhiều người xếp nó vào loại “mê tín dị đoan”. Tuy nhiên, kết quả

chữa bệnh kì diệu của nó đối với một số ca bệnh phức tạp là điều đã được thừa
nhận. Nghiên cứu tâm linh dưới góc nhìn duy vật biện chứng để trên cơ sở đó
thấy được tầm quan trọng của nó trong điều trị, chăm sóc y khoa là vấn đề rất
quan trọng. Xuất phát từ lý do trên em chọn “Tâm linh dưới góc nhìn duy vật
biện chứng và tầm quan trọng của nó trong điều trị, chăm sóc y khoa” làm
tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3


NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về tâm linh
* Tâm linh
Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được giải thích theo 2 nghĩa: “1 - Khả
năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy
tâm. 2 - Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh” [5, tr.617].
Nhà tâm lý học người Đức, Sigmund Freud cho rằng con người là một
thực thể đa chiều. Trong đó có 3 mặt bản chất cơ bản: Bản chất sinh học, bản
chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này được tạo thành chiều sâu,
chiều rộng và chiều cao của con người.
Trong sách “Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển” viết: “Trong
đời sống con người, ngồi mặt hiện hữu cịn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân
đa như vậy, về mặt cộng đồng (gia đình, làng xa, dân tộc) cũng như vậy. Nếu
mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ
thể sờ mó được, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trìu
tượng, rất mơng lung nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người
sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh.
Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những
giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó” [3, tr.36].
Trong sách “Tâm linh Việt Nam”, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm:

“Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự
nhiên và xa hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lơgíc khơng phân
biệt thiện ác” [2, tr. 52].
Một quan niệm khác của tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa
tâm linh” về tâm linh như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc
sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn
giáo”. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những
biểu tượng, hình ảnh, ý niệm [1, tr.14].
Như vậy, từ các quan niệm trên đây, ta có thể tạm hiểu về tâm linh như
4


sau: Tâm linh là một hình thái ý thức của con người; Tâm linh là những gì trìu
tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với
niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người.
Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội,...) có
thể phân thành hai loại: Một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực
nghiệm, bằng lý trí, bằng lơ gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại
thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể
chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí, đó là lĩnh vực tâm linh. Tâm
linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng.
* Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan được hiểu là là “tin một cách mê muội, kỳ dị, lạ thường”,
tin khơng lý trí và đến mức khơng cần cả mạng sống của mình. Khi con người
ta tin rằng một hiện tượng xảy ra là hậu quả của một hiện tượng khác, trong khi
thật ra khơng có mối liên hệ nguyên nhân hệ quả nào giữa các hiện tượng này.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều khi người ta cố gắng làm hoặc tránh làm
một hành động gì đó với niềm tin để một sự việc gì đó khác sẽ xảy ra hoặc
khơng xảy ra. Lâu dần, người đó trở nên bị lệ thuộc bởi chính những lối suy
nghĩ, những niềm tin mà bản thân họ gây dựng. Theo Voltare (1694 - 1778),

một nhà văn, nhà triết học người Pháp: “Một người mê tín cũng như một kẻ nơ
lệ bị trói buộc bởi những nỗi lo sợ vơ cớ do chính mình áp đặt”.
Nói về nguồn gốc, mê tín dị đoan tồn tại được là bám vào trình độ văn
hóa khoa học cịn thấp kém, con người khơng đủ trình độ để phân tích, lý giải
khoa học và thỏa đáng cho những hiện tượng xảy ra xung quanh. Thậm chí cho
đến ngày nay, nhiều câu hỏi tương tự vẫn chưa thể được trả lời bởi khoa học và
sự sợ hãi về các hiện tượng thiên nhiên và “siêu nhiên” vẫn còn tác động mãnh
liệt trong tiềm thức con người. Thực tế cho thấy những người càng có nghề
nghiệp nguy hiểm, càng bấp bênh, càng tùy thuộc vào thiên nhiên thì thường
càng có nhiều thủ tục mê tín gắn liền vào cách thức, lề lối sinh sống hàng ngày
của họ. Dần dần mê tín dị đoan trở thành những thói quen phiền tối, tốn kém,
5


tuy vậy người ta vẫn sẵn sàng đánh đổi để có thể cảm thấy “an tồn” hơn, hay
“có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Với nhiều hình thái khác nhau, mê tín dị
đoan đang hàng ngày ràng buộc chi phối ý nghĩ và hành động của con người, đó
là ngun nhân dẫn đến sự lãng phí, phiền tối, tốn kém, đi ngược lại với tiến
trình của xã hội.
Cịn tâm linh là niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt của đời sống
tinh thần. Ví dụ như những người tin vào Phật vào Chúa, đi tu, theo đạo suốt
cuộc đời tâm niệm vào Phật, vào Chúa có thể giải thốt về cái chết cho mình.
Hoặc những người khơng theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào Thần Phật thiêng
liêng, tự đến đình chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên, mạnh
khỏe, gặp nhiều may mắn. Còn xuất phát từ một số người muốn kiếm lợi bằng
dựa vào Thần Phật, thương mại hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ dị
khác thường, cúng lễ cho người khác, khiến cho người khác tin theo mê muội,
hành động theo sự tin ấy, gây tốn kém sức khỏe, tiền bạc vơ ích, thậm chí
nguy hại đến tính mệnh… đó chính là mê tín dị đoan.
Như vậy, cả mê tín dị đoan và tâm linh tồn tại được đều dựa trên cơ sở

niềm tin của con người nhưng với tâm linh thì đó là niềm tin thiêng liêng có ở
trong nhiều mặt của đời sống tinh thần. Cịn với mê tín dị đoan thì đó là niềm tin
mù quáng. Ranh giới giữa tâm linh và mê tín dị đoan là rất mong manh.
* Phân biêt tâm linh vơi tín ngưỡng, tơn giáo
Trước đây, nói đến tâm linh người ta hay nghĩ đến tín ngưỡng và tơn giáo
và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tơn giáo. Trong chun luận viết về các tín
ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam, nhiều tác giả cho rằng, chữ tâm linh thường đi liền
với tôn giáo. Và khi viết về thời kỳ phong kiến đế quốc “Tầng lớp quý tộc tiếp
nhận tôn giáo như là một công cụ để trị nước, trị dân. Nhân dân lao động lại
xem tôn giáo như là một cứu cánh để thỏa man tâm linh tôn giáo của bản thân”
[4, tr.205].
Thực ra khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái
niệm tín ngưỡng tơn giáo. Hẹp hơn vì tín ngưỡng tơn giáo ngồi phần tâm linh
6


cịn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tơn giáo. Bởi tơn giáo vừa là một
lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã
hội thì khơng tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp
thống trị. Rộng hơn vì tâm linh gắn liền với những khái niệm thiêng liêng, cái
cao cả, cái siêu việt… khơng chỉ có ở đời sống tơn giáo, mà có cả ở đời sống
tinh thần, đời sống xã hội. Khơng chỉ có ở Thượng đế, Chúa Trời, Thần, Phật
mới linh thiêng mà cả Tổ quốc, lịng u thương con người, sự thật, cơng lý
cũng linh thiêng khơng kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của
con người.
2. Tâm linh dưới góc nhìn duy vật biện chứng
Chúng ta chỉ biết được thế giới trong chừng mực mà cấu trúc sinh vật
và tâm lý của chúng ta cho phép. Tức là có một phần lớn của thế giới và vũ
trụ nằm ngoài tầm nhận thức và nắm bắt của chúng ta. Cũng có ý kiến phải
chăng từ tâm linh có nguồn gốc ở các tôn giáo thần quyền, với truyền

thuyết Thượng Đế tạo ra con người. Có tơn giáo cho rằng Thượng đế tạo ra con
người đầu tiên rồi thổi hơi thở của Ngài vào đấy và hơi thở đó chính là linh hồn,
là cái thiêng liêng, cái bất tử ở trong con người. Do đó theo tơn giáo thần quyền,
thân người thì có sinh có diệt, có sống có chết nhưng linh hồn thì sống mãi bất
tử vì là linh thiêng. Tâm linh cũng có thể được hiểu là chỉ cho cái gì cao cả nhất,
sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng.
Thế giới tâm linh con người vơ cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi
người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của
nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm linh học đã hình thành và
phát triển khơng ngừng, ngày càng giữ một vai trị quan trọng trong nhóm các
khoa học về con người. Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lý. Vì
thế nghiên cứu tâm lý con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội
và bản chất các hiện tượng tâm lý người.

7


Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thì tâm linh con
người được hiểu như sau: Là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang
tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử. Trong khẳng định trên cần làm rõ ba
khía cạnh sau: Tâm linh là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, tâm linh
chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Muốn có tâm linh con
người cần có hai yếu tố tác động đồng thời đó là hiện thực khách quan và hoạt
đọng bình thường của não bộ con người. Thiếu một trong hai nhân tố khơng thể
có được tâm linh. Tâm linh con người khơng phải là năng lực siêu nhiên, huyền
bí do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phỉ não tiết ra như gan mật tiết ra
mật mà tâm linh con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người, tâm linh gắn liền với ý
thức con người và chỉ có ở con người. Trong cuộc sống của các lồi vật khơng
có sự tồn tại của tâm linh.

Nói đến tâm linh là nói đến những gì trìu tượng, cao cả, vượt q cảm
nhận của tư duy thơng thường. Trong cuộc sống có những sự vượt quá khả
năng cảm nhận của tư duy thơng thường, những điều khác thường mà khơng gì
giải thích nổi với nhận thức của trí não. Song, chúng ta cũng khơng nên “thần bí
hóa” khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu phi thường. Tâm
linh huyền bí một phần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó.
Tâm linh gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống. Niềm tin là
sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với một con người, một sự việc, một
học thuyết, một tôn giáo,… được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống.
Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội.
Tâm linh có sức truyền cảm, truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người
có là sinh vật có linh hồn, có ý thức, có trái tim biết rung động trước những giá
trị thẩm mỹ, trước cái anh hùng, cái cao cả. Sự nhận biết ý thức đó tạo nên niềm
tin thiêng liêng của con người, và chính niềm tin thiêng liêng đó ni sống “tâm
linh” con người. Đó chính là sức mạnh truyền lệnh kỳ diệu của niềm tin tâm
thức hay tâm linh.
3. Tầm quan trọng của nó trong điều trị, chăm sóc y khoa
8


* Lịch sử y thuật tâm linh
Vào đầu thời La Mã cổ đại, người Hy Lạp cổ tin rằng bệnh tật là “sự
trừng phạt của thánh thần” và chữa bệnh là một “món quà từ các vị thần”. Người
ta nhận ra rằng tâm trí đóng một vai trị quan trọng trong chữa bệnh, và nó cũng
có thể là căn nguyên duy nhất của bệnh. Vào thời kỳ xa xưa đó, nền y học LaHy mang nhiều tính chất thần thoại. Mỗi khi mắc bệnh, người La Mã đến đền
thờ cầu khẩn các vị thần linh: Minerva, Diana, Hygiea...
Tại vùng Lưỡng Hà và Ai Cập, vào thời kỳ cổ đại, trong khoảng thời gian
3500 - 1500 năm trước CN đã phát triển nền y học sơ khai. Trong nền y học sơ
khai này, siêu nhiên có mặt trong tất cả các khía cạnh bệnh tật và chữa bệnh:
Bệnh tật và tai họa đều được gán cho các tác nhân siêu nhiên: thần thánh, ma

quỷ… Trong thời kỳ này việc chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh đều cần đến
ma thuật, cúng kiến, cầu khẩn…Nguyên nhân của bệnh tật đều được cho là do
ma quỷ, thần thánh, thần linh… Các phù thủy, shaman (người lên đồng), thầy
pháp... là những người đứng ra phù phép, cúng kiến… để “chữa bệnh’ cho mọi
người trong vùng.
Ở phương đơng: Vùng Ấn Độ có rất ít tài liệu ghi lại. Kinh Vệ Đà có ghi
lại những tài liệu được soạn ra trong khoảng 1500 - 1000 trước CN cho thấy
những thầy thuốc, được xem như thần thánh, chiến dấu chống lại ma quỷ, cử
hành những nghi thức thần bí chống lại bệnh tật, dịch bệnh. Tại Trung Quốc, các
nhà nghiên cứu khơng tìm thấy lài liệu nào về sự phát triển y học trong giai đoạn
này. Họ chỉ tìm được các dấu vết rất nhạt nhịa trong các câu chuyện được
truyền tụng trong dân gian.
Y thuật tâm linh là hiện tượng chữa bệnh dựa vào các quyền lực thần bí.
Trong thời kỳ này, người ta tin rằng bệnh là do sự quở phạt của thần linh. Khi có
bệnh người ta nhờ cậy vào “thầy Mo”, “thầy cúng” cầu thần linh cho khỏi bệnh.
Lịch sử y học trong giai đoạn này được ghi lại rất ít, mơ hồ. Những tiến
bộ về y học trong thời kỳ này phát triển tại những vùng cách nhau và biệt lập.
Do không có nhiều trao đổi thơng tin, khơng có trường dạy về y học nên trong
thời gian dài sự tiến bộ khơng nhiều và khơng đồng bộ. Ngày nay vẫn cịn nhiều
nơi trên thế giới tồn tại giai đoạn y học này, trong đó có Việt Nam.
9


Y học trong giai đoạn này kém hiệu quả do dựa trên cơ sở mê tín nên
trong thời gian dài khơng có tiến bộ đáng kể. Dần dần nó được thay thế bởi nền
y học tến bộ hơn, hiệu quả hơn, đó là Giai đoạn Y Học kinh nghiệm.
* Tâm linh trong điều trị, chăm soc y khoa
Khi có thân nhân nằm viện, người ta cần đến niềm tin tâm linh. Người bệnh
và người thân đều cầu mong có một sức mạnh vơ hình nào đó hỗ trợ thêm cho
người bệnh. Họ cũng tự trang bị cho mình một khi những gì đang xảy ra trong

thực tại (bệnh lý y khoa) nằm ngoài khả năng của họ. Họ cảm giác bất lực trước
tình huống. Mục đích họ tìm đến với tâm linh có thể khác nhau, nhưng đều bắt
nguồn từ một vấn đề: sức mạnh tinh thần. Một số người có niềm tin mãnh liệt đến
mức họ tin vào “phép màu” - một “liệu pháp phép màu”. Đây như một “liều thuốc
tâm lý” đơi khi có tác dụng rất tốt. Trong y khoa, các thực nghiệm placebo (giả
dược) đã chứng minh tính hiệu quả của liều thuốc tâm lý - tinh thần này.
Con người là một thể thống nhất thể xác và tinh thần. Vì vậy, khi mắc
bệnh, họ có thể bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Người bác sĩ hành
nghề lâu năm sẽ thấy nhiều tâm trạng khác nhau xảy ra trên bệnh nhân: Vui,
buồn, bình tĩnh, lạc quan, thất vọng, tuyệt vọng… Từ lâu người ta đã lưu ý đến
sự tổn thương tinh thần thể hiện bằng thay đổi tâm trạng, nặng nhất là tâm trạng
tuyệt vọng và đau khổ. Mối tương quan tâm trạng (tức là tổn thương tinh thần)
với bệnh tật cũng được nhắc đến. Có trường phái cho rằng bệnh tật gây tổn
thương thực thể làm thay đổi tâm trạng, rõ nhất là gây ra tổn thương trên não sẽ
gây ra thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên, nhiều khi tổn thương thực thể chưa chắc đã
gây tổn thương tinh thần, mà ý nghĩa của căn bệnh mới thực sự gây ra điều đó.
Do vậy, để điều trị hiệu quả phải có sự kết hợp y học hiện đại và điều trị bằng
tâm linh.
Hầu hết bệnh nhân đều có niềm tin vào một tôn giáo hay đấng tối cao.
Trong những trường hợp bệnh hiểm nghèo, niềm tin này càng phải được tôn
trọng. Khi bệnh nhân vào bệnh viện hoặc mắc bệnh, là con người, ai ai cũng sẽ
10


sợ hãi. Đặc biệt, với những bệnh nan y khó chữa và khi cái chết đang cận kề,
bệnh nhân càng lo lắng, càng mất phương hướng, và càng sợ hãi hơn. Khi đó
chăm sóc tâm linh càng rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy khi chăm sóc
tâm linh được quan tâm và thể hiện đúng, cảm giác sợ hãi của bệnh nhân giảm
hẳn, và kết quả điều trị cũng cải thiện rõ rệt Bệnh nhân an tâm hơn, và nghe bác
sĩ điều trị hơn. Tuy nhiên, chăm sóc tâm linh khơng phải là mê tín dị đoan. Vai

trị của bác sĩ trong chăm sóc tâm linh là tơn trọng và lắng nghe, chứ không phải
dùng tâm linh để chữa bệnh. Nhất là dùng những quan điểm phản khoa học để
giải thích bệnh lý.
Nếu bác sĩ khơng nắm bản chất của vấn đề điều trị, chăm sóc y khoa bằng
tâm linh rât dễ mắc sai lầm, có thế vơ tình hay hữu ý, gây ảnh hưởng đến tình
trạng bệnh nặng hay nhẹ. Trường hợp một vị bác sĩ có thể đã khơng hiểu rõ vai
trị của bác sĩ trong chăm sóc tâm linh và do đó đã vơ tình tun truyền các
chương trình “giải vong” chữa bệnh. Như vậy, bác sĩ đã ngầm ủng hộ hoạt động
mê tín dị đoan, và với cương vị là bác sĩ, anh có thể sẽ tạo tâm lý bất an cho
những bệnh nhân khác nếu họ chưa được “chuyển nghiệp”. Vai trò đầu tiên của
bác sỹ luôn luôn là “không hại bệnh nhân” chứ không phải gây thêm hoang
mang cho bệnh nhân bằng cách gây hiểu lầm tai hại như vậy.
Điều trị tâm linh là nâng cao bản lĩnh cho con người yếu đuối. Nhưng bản
lĩnh, đạo đức giúp con người đối diện với cái chết khơng có nghĩa là chỉ có như
vậy. Bản lĩnh và đạo đức giúp con người trong tất cả hoạt động sống của mình,
từ những hành động nhỏ nhặt nhất trở đi. Khơng phải chỉ có những nhà tu hành
Phật giáo mới có bản lĩnh. Rất nhiều người bản lĩnh và đạo đức đáng nể phục
nhưng theo tôn giáo khác và cả những người khơng có tơn giáo. Ai cũng có bản
lĩnh, chỉ khác nhau về mức độ và hình thức, mà điều trị tâm linh là giúp nâng
cao bản lĩnh cho con người yếu đuối. Chợt nhớ ra điều cần nhắc mọi người rằng
không phải kiến thức đồ sộ mới làm nên thế giới quan và nhân sinh quan đáng
nể. Nhiều khi cả đống sách lớn lại bị thiêu rụi thành tàn tro bởi ngọn lửa từ một
11


que diêm. Trái lại, một viên sỏi nhỏ nhưng lại đủ cứng cỏi để nước không tan,
đốt không cháy, đập khơng vỡ. Người có suy nghĩ đơn giản nhưng đúng đắn
nhiều khi lại có bản lĩnh rất vững vàng. Điều trị tâm linh đụng chạm đến niềm
tin, thế giới quan, nhân sinh quan và bản lĩnh của người bệnh và nó khác hồn
tồn với mê tín dị đoan hoặc điều trị tâm lý. Đối với người không tôn giáo hay

dùng thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo một cách nhẹ nhàng mà đa số
người nghe khơng biết đó là lý thuyết Phật giáo.
Nghiền ngẫm kỹ định nghĩa về điều trị tâm linh, chúng ta sẽ hiểu rằng có
tượng Phật tượng Chúa, có nhà nguyện và nơi thờ cúng trong bệnh viện chưa
chắc đã là điều trị tâm linh. Đó chỉ là phương tiện hay cái nơi để người ta sinh
hoạt tơn giáo. Điều trị tâm linh phải có người chủ sự việc giáo dục hay định
hướng thế giới quan và nhân sinh quan cho bệnh nhân, củng cố niềm tin và bản
lĩnh cho bệnh nhân. Nhà nguyện giống như một căn-tin, là nơi bệnh nhân và
thân nhân kiếm đồ ăn uống để khơng đói khát hàng ngày chứ không phải là để
điều trị dinh dưỡng hay bù nước điện giải cho bệnh nhân. Điều trị tâm linh mất
nhiều cơng sức và thời gian.
Tóm lại, tâm linh là hiện tượng mang tính huyền bí, sử dụng tâm linh
trong chăm sóc, điều trị y khoa là vấn đề phức tạp, khó phân định. Nếu người
điều trị có hiểu biết về tâm linh, vai trò thế giới tâm linh đối với con người thì có
thể vận dụng một cách linh hoạt vào để điều trị y khoa và tất yếu mang lại kết
quả tích cực, là trợ lực hỗ trọ y học hiện đại trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu
không nắm rõ bản chất của hiện tượng tâm linh thì rất dễ rơi vào mê tín gị đoan,
tuyên truyền những tư tưởng phản khoa học, có thể gây hại cho bệnh nhân. Do
vậy, tâm linh trong điều trị, chăm sóc y khoa là vấn đề thuộc về khoa học, phải
trên cơ sở khoa học và quan niệm đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng
mới luận giải thấu đáo và trên cơ sở đó vận dụng vào trong y khoa phù hợp,
mang lại hiệu quả tích cực.

12


KẾT LUẬN
Hiện tượng tâm linh là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con
người, biểu hiện ở một số người như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích
của “logic trực giác xuất thần” của lồi động vật cấp thấp để lại trong q trình

phát triển thai người. Hiện nay, khoa học, nhất là ngành y sinh, đã có những tiến
bộ đột phá, tuy vậy vẫn chưa thể điều khiển gien để tạo ra những con người theo
ý muốn hoàn chỉnh ưu việt về thể chất, ngoại hình cũng như tri thức sáng tạo.
Song, dù khoa học có tiến bộ như vậy, nhưng yếu tố gen chỉ chiếm nhiều nhất là
hơn 90%, còn lại là yếu tố tương tác môi trường xã hội nhân văn đối với từng
con người khi sinh ra đến lúc xuôi tay.
Cho đến khi nào khoa học sinh học phát triển đến mức có thể điều khiển
được để sinh sản ra được những con người theo ý muốn và đồng thời xã hội
nhân văn kinh tế… phát triển đến mức như chủ nghĩa Mác mong muốn là của
cải vật chất xã hội đầy đủ, thừa thãi để thực hiện được khẩu hiệu “làm theo năng
lực hưởng theo nhu cầu” thì lúc đó chắc các hiện tượng tâm linh sẽ khơng cịn
chỗ đứng bởi vì con người khi đó sẽ khơng cịn nhu cầu về tâm linh.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề tâm linh vẫn phổ biến diễn ra trong xã
hội, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có
y học. Vấn đề quan trọng là sử dụng như thế nào, trong trường hợp nào để mang
lại hiệu quả thiết thực với mục tiêu cao nhất là cứu chữa người bệnh.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa - Thơng tin,
Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội.
3. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển, Nxb Lao
Động, Hà Nội.
4. Nguyễn Chu Phác, Hàn Thụy Vũ, Sự mách bảo tâm linh và những khả
năng kì diệu của con người, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2007.
5. Trung tâm ngơn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

1994.

14



×