Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận quản lý nhà nước hành chính tư pháp ở cơ sở hiện nay gồm những nội dung nào đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tại xã tân long hội, huyện mang thít hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.32 KB, 13 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HÀNH CHÍNH - TƯ PHÁP Ở CƠ SỞ HIỆN NAY
GỒM NHỮNG NỘI DUNG NÀO? ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP TẠI XÃ TÂN
LONG HỘI, HUYỆN MANG THÍT HIỆN NAY

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
I.
NƯỚC HÀNH CHÍNH - TƯ PHÁP Ở CƠ SỞ
1.1.
1.2.

Khái niệm hành chính tư pháp
Nội dung của quản lý nhà nước về hành chính - tư pháp

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ
II.


NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP TẠI XÃ
TÂN LONG HỘI, HUYỆN MANG THÍT HIỆN NAY
2.1.
Xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Những kết quả đạt được trong cơng tác quản lý nhà nước về
2.2.
hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Những hạn chế trong cơng tác quản lý nhà nước về hành
2.3.
chính tư pháp tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
2.4.
nước về hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội, huyện
Mang Thít
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
3
6
6
6
7
8
10
11



MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ
trương về cải cách hành chính và ln xác định cải cách hành chính là một khâu
quan trọng để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước đã xây dựng và tổ chức
thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch về cải cách hành chính theo các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2010. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy
mạnh chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2012-2030.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rằng cải cách nền
hành chính nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực,
sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và
hiệu quả cơng việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng
hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo
pháp luật trong xã hội. Hiện nay, cơng tác quản lý nhà nước hành chính - tư pháp
hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, chúng ta chưa xây dựng được hệ cơ sở dữ
liệu về lý lịch tư pháp theo đúng yêu cầu của công tác này nên việc cấp phiếu lý
lịch tư pháp chủ yếu phải dựa vào dữ liệu tàng thư căn cước can phạm của
Ngành Công an. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp còn rườm rà, thời gian quá dài
(có trường hợp kéo dài 2 tháng) do sự phối hợp giữa cơ quan công an và tư pháp
chưa tốt… những hạn chế đó đặt ra yêu cầu tất yếu phải nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước hành chính - tư pháp hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Quản lý
nhà nước hành chính - tư pháp ở cơ sở hiện nay gồm những nội dung nào?
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tại xã
Tân Long Hội, huyện Mang Thít hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.

1



NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HÀNH
CHÍNH - TƯ PHÁP Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm hành chính tư pháp
Hành chính tư pháp là hoạt động quản lí hành chính nhà nước đối với lĩnh
vực tư pháp (ở đây, hành chính - tư pháp là cách gọi mang tính quy ước, rút gọn).
Do chưa có một định nghĩa chính xác về tư pháp, nên theo giải thích từ
ngữ nghĩa trong Từ điển, tư pháp được hiểu là xét xử và hoạt động tư pháp
thường được hiểu là hoạt động xát xử. Tuy nhiên, bản chất của hoạt động xét xử
là việc "một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng quyền lực nhà nước, xem
xét và quyết định tư cách pháp lý của một chủ thể (cá nhân, pháp nhân).
Vì thế, theo nghĩa hẹp: Hoạt động tư pháp chỉ đề cập đến hoạt động của
Toà án. Còn theo nghĩa rộng , hoạt động tư pháp đề cập đến cả những hoạt động
liên quan trực tiếp đến xét xử của Toà án (trước, trong và sau xét xử): hoạt động
điều tra của cơ quan điều tra; hoạt động công tố của Viện công tố (Viện kiểm sát
hiện nay); hoạt động thi hành án (cả án dân sự và hình sự).
Theo tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp Việt Nam hiện nay, những
hoạt động trên vừa được thực hiện bởi cơ quan tư pháp (toà án, viện kiểm sát)
vừa được thực hiện bởi cơ quan hành chính (điều tra, thi hành án dân sự, cải tạo,
giam giữ, công chứng, giám định,...).
Như vậy, hoạt động tư pháp gồm: hoạt động xét xử, công tố và các hoạt
động khác liên quan trực tiếp đến xét xử, hỗ trợ tư pháp (công chứng, giám định,
luật sự, thi hành án, hoà giải,...).
Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà
nước, bằng bộ máy nhà nước, các công cụ của Nhà nước, cách thức tác động của
Nhà nước nhằm tác động tới các quá trình xã hội bảo đảm cho xã hội phát triển
ổn định.
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà

nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp gọi là quản lý hành chính tư pháp.
2


1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về hành chính - tư pháp
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chính quyền cấp
xã gồm chính quyền xã, phường, thị trấn. Chính quyền địa phương ở xã là cấp
chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.
Quản lý hành chính - tư pháp được hiểu là “quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động hành chính - tư pháp, dựa
trên các quy luật khách quan của đời sống kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh
tế - xã hội, duy trì và bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, bảo đảm thực hiện các
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực cho
hoạt động tư pháp” [2, tr.193]. Như vậy, dựa vào khái niệm trên thì quản lý hành
chính - tư pháp thuộc chức năng quản lý của hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương. Quản lý hành chính - tư pháp của chính
quyền địa phương ở xã chủ yếu thuộc về Ủy ban nhân dân xã.
Về nội dung, hoạt động quản lý hành chính - tư pháp tập trung chủ yếu
vào các nội dung: “Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch,
định hướng về hoạt động hành chính - tư pháp; Hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật; Quản lý hệ thống tổ chức, hoạt động của cơ quan; Đào tạo, bồi dưỡng,
hướng dẫn nghiệp vụ; Thanh tra, kiểm tra; Khen thưởng, xử lý vi phạm; Hoạt
động giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc; Hợp tác quốc tế; Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền” [3, tr.89].
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, do Hội
đồng nhân dân xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Hội
đồng nhân dân xã và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Trong hoạt động
quản lý hành chính - tư pháp ở xã, Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng theo
quy định của pháp luật và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với các hoạt

động cụ thể là: quản lý nhà nước về thi hành án hình sự; quản lý hộ tịch, hộ khẩu
theo thẩm quyền; quản lý hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao
từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định.
3


Hoạt động quản lý hành chính - tư pháp của Ủy ban nhân dân xã đã thể
hiện được vai trò quản lý của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong
quá trình thực thi quyền lực nhà nước, cụ thể:
Một là, Ủy ban nhân dân xã có vai trò tổ chức triển khai và thực hiện
các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành chính - tư pháp. Luật tổ chức
chính quyền địa phương 2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở xã là “tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và
pháp luật trên địa bàn xã” [4]. Như vậy, ở xã chủ thể trực tiếp tổ chức triển khai
thực hiện các quy định của pháp luật, đưa các quy định của pháp luật đi vào đời
sống là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở xã. Ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân trong việc quản lý tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong hoạt động quản lý hành chính - tư pháp, Ủy ban nhân dân
xã tổ chức triển khai thực các văn bản về quản lý hành chính - tư pháp như: Luật
hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật cư trú và các văn bản
hướng dẫn thi hành; Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ
sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành
Nghị định 23/2015/NĐ -CP. Ủy ban nhân dân xã là cơ quan triển khai thực hiện
và cũng là cơ quan thực hiện các quy định về hành chính - tư pháp. Đưa các quy
định của pháp luật về hành chính - tư pháp được hiện thực hóa trên thực tế.
Hai là, thơng qua hoạt động quản lý hành chính - tư pháp, Ủy ban nhân
dân xã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhân dân. Xã là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, cũng là cấp nắm
được tình hình Nhân dân ở địa phương thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ,

công chức và những người làm việc không chuyên trách ở các ấp. Với đội ngũ
cán bộ, cơng chức có số lượng, cơ cấu ngày càng hợp lý, trình độ, năng lực cơ
bản đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Thơng qua các hoạt động
thường xun, mang tính phổ biến như đăng ký khai sinh, kết hôn, giám hộ,
nhận cha mẹ con, khai tử, chứng thực các hợp đồng, giao dịch, các giấy tờ văn
bản,… thuộc thẩm quyền của cấp xã làm phát sinh các quyền và lợi ích hợp
4


pháp của các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với nhà nước theo quy định. Trên
cơ sở các mối quan hệ xã hội phát sinh đã được đăng ký, chính là cơ sở để nhà
nước ta bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân.
Ba là, trong q trình quản lý hành chính - tư pháp, Ủy ban nhân dân xã
góp phần duy trì và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Để xã hội phát triển
hài hòa, ổn định Nhà nước phải tạo ra mơi trường chính trị ổn định. Mơi trường
chính trị ổn định là nền tảng để thực hiện các mục tiêu khác như kinh tế, xã hội,
văn hóa… Trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý là bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, duy trì cuộc sống ổn định cho Nhân dân, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Hoạt động quản lý hành chính - tư pháp giúp Ủy ban nhân
dân xã nắm được những thông tin cơ bản của cá nhân về nhân thân, các mối
quan hệ nhân thân cũng như những thay đổi phát sinh trong quá trình cá nhân
sinh sống và làm việc tại địa phương. Trên cơ sở Ủy ban nhân dân xã đã quản lý
được những thông tin cơ bản về nhân thân của một người sẽ giúp cho các cơ
quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy cứu trách nhiệm của cá nhân
khi vi phạm pháp luật. Hơn thế nữa, là tiến tới mục đích phịng ngừa, ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban nhân dân xã còn là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành
án hình sự đó là giáo dục, cải tạo người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù
nhưng cho hưởng án treo và một số hình phạt bổ sung khác như cấm cư trú,
quản chế. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trên, Ủy ban nhân dân theo dõi

quá trình cải tạo của phạm nhân, giáo dục để họ trở thành người cơng dân có ích
cho xã hội. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
trên địa bàn.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân xã là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý
hành chính nhà nói riêng và trong hệ thống quản lý nhà nước nói chung. Là nơi
gần dân, sát dân nhất và là cầu nối giữa Nhân dân ở cơ sở với chính quyền cấp
trên. Ủy ban nhân dân xã có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước ở cơ sở. Hoạt động quản lý hành chính - tư pháp góp phần
quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
5


II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP TẠI XÃ TÂN LONG HỘI, HUYỆN MANG
THÍT HIỆN NAY
2.1. Xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Ngày 29/9/1981, huyện Mang Thít được thành lập theo Quyết định số
89/1981/QĐ-HĐBT, trên cơ sở tách ra từ huyện Long Hồ, gồm có 8 xã: An
Phước, Chánh Hội, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hồ Tịnh, Bình Phước,
Long Mỹ; huyện lại đặt tại xã Chánh Hội.
Cuối năm 2003, huyện Mang Thít có thị trấn Cái Nhum và 12 xã: Mỹ An,
Long Mỹ, Hồ Tịnh, Bình Phước, Nhơn Phú, Mỹ Phước, Chánh Hội, An Phước,
Chánh An, Tân Long, Tân An Hội và Tân Long Hội.
Tân Long Hội là 1 xã của huyện Mang Thít, nước Việt Nam. Xã có tổng
số diện tích theo km2 là 10,99 km². Tổng số dân vào năm 1999 là 6639 người,
mật độ dân số tương ứng 604 người/km².
Xã Tân Long nằm ở phía Nam huyện Mang Thít, có vị trí địa lý:
Phía Đơng giáp xã Tân Long Hội.
Phía Tây giáp xã Bình Phước.

Phía Nam giáp Quốc hội 53, các xã Long An huyện long Hồ và xã Hịa
Thạch huyện Tam Bình.
Phía Bắc giáp xã Bình Phước và xã Tân An Hội.Xã Tân Long có diện tích
11,56 km², dân số năm 1999 là 6.461 người, mật độ dân số đạt 559 người/km².
Xã Tân Long được chia thành 7 ấp: Đồng Bé, Ngã Ngay, Tân Bình, Tân
Hiệp, Tân Hịa, Thanh Bình, Thân Bình.
2.2. Những kết quả đạt được trong cơng tác quản lý nhà nước về
hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Trong những năm qua, ngành Tư pháp và các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương ln quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước củng cố, kiện toàn, nâng
cao chất lượng và năng lực hoạt động của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch
cấp xã. Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch ngày càng khẳng định được vai trị
tham mưu, giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo,
6


chỉ đạo, quản lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật
tự an tồn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước yêu cầu
quản lý nhà nước bằng pháp luật, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã cũng đã
thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị,
chun mơn, đáp ứng được công việc được giao với khối lượng lớn và có tính
chun sâu, trực tiếp giải quyết cơng việc liên quan đến người dân ở cơ sở.
Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội cơ bản đã đi
vào nền nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
bằng pháp luật của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hoạt động này cịn góp
phần giải quyết kịp thời các cơng việc của người dân, doanh nghiệp; phòng
ngừa, hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân; tạo mơi
trường pháp lý dân chủ, truyền thống đồn kết, tương thân tương ái; thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn.

2.3. Những hạn chế trong cơng tác quản lý nhà nước về hành chính tư
pháp tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Đội ngũ cơng chức Tư pháp - Hộ tịch xã Tân Long Hội cịn hạn chế về
trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin chưa đồng đều; khả năng tiếp thu cái mới
còn hạn chế nhất là trong thời đại công nghệ 4.0. Bên cạnh việc thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Tân Long Hội còn phải
tham mưu Chủ tịch ủy ban nhân dân giải quyết các vụ việc về hòa giải tranh
chấp đất đai, khiếu nại - tố cáo; Phối hợp với các ngành huyện… thực hiện
nhiệm vụ có liên quan đến địa bàn quản lý Nhà nước ở địa phương, nên chiếm
khá nhiều thời gian dẫn đến việc quá tải và làm ảnh hưởng nhiều đến việc giải
quyết các đầu công việc chuyên môn nên chưa dành được nhiều thời gian nghiên
cứu, nâng cao trình độ chun mơn.
Cơng tác khai thác và sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã Tân Long Hội hiệu
quả chưa cao, nhiều tài liệu pháp luật chưa được bổ sung kịp thời. Đối với các
Tủ sách pháp luật cấp xã, chủ yếu là phục vụ cho cán bộ, chưa mở rộng phục vụ
đối tượng là nhân dân bởi thời gian phục vụ nằm trong giờ hành chính. Bên cạnh
7


đó, Tủ sách pháp luật xã Tân Long Hội chưa sắp xếp khoa học nên tốn quá nhiều
thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu, chưa kể những tài liệu đã hết hiệu lực vẫn
chưa được phân loại rõ ràng.
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực, hệ thống văn bản
pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động này khá đầy đủ, rõ ràng từ Nghị
định đến Thơng tư. Tuy nhiên, cịn có những quy định chưa thực sự phù hợp với
thực tiễn quản lý ở cơ sở nên có khó khăn nhất định trong q trính thực hiện.
Tình trạng cấp các giấy tờ hộ tịch không đúng quy định, vi phạm pháp luật trong
khi thực hiện (sai sót trong q trình đăng ký do lỗi của người đăng ký và cơ
quan đăng ký; hồ sơ thiếu chặt chẽ, lưu trữ không đầy đủ và thiếu khoa học…).
Về cơng tác hịa giải, do trình độ, năng lực của đội ngũ hồ giải viên chưa

đồng đều; phần lớn các hòa giải viên do kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau
nên chưa đầu tư nghiên cứu chuyên sâu để xác minh, tìm hiểu vụ việc cần hòa
giải. Các hòa giải viên chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm sống và uy tín của
bản thân; thành viên Tổ hòa giải ở cơ sở tham gia với tư cách tự nguyện nên có
tâm lý ngại va chạm, thiếu kiên trì trong việc động viên, giáo dục, thuyết phục
các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật và pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính xã Tân Long Hội chưa chuyên sâu, chưa thường xuyên dẫn đến việc
nắm bắt đầy đủ, toàn diện các quy định pháp luật đối với các đối tượng có liên
quan chưa thực sự đồng đều. Một bộ phận nhân dân chưa có đủ điều kiện để
thường xuyên tiếp cận với các hoạt động tun truyền pháp luật, trình độ dân trí
thấp, nhận thức một số người còn yếu kém, bất đồng ngôn ngữ,… dẫn đến hiệu
quả của công tác tuyên truyền trong những trường hợp này còn chưa được phát
huy triệt để.
2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất về hộ tịch, chứng thực, văn bản quy phạm
pháp luật nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
8


Thường xuyên tổ chức cập nhật, tập huấn về các lĩnh vực chuyên môn của
công tác tư pháp như: Công tác xây dựng, ban hành văn bản, phổ biến giáo dục
pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, xử lý vi phạm hành chính, trợ giúp pháp
lý… Bổ sung các đầu sách pháp luật vào tủ sách pháp luật để công chức Tư
pháp - Hộ tịch vận dụng trong giải quyết công việc.
Ủy ban nhân dân xã không giao thêm các nhiệm vụ khác cho công chức
Tư pháp - Hộ tịch, đảm bảo cho những công chức này hoạt động chuyên trách,
cần bố trí đủ 2 biên chế cho công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Tăng cường về số lượng và chất lượng của đội ngũ công chứng viên nhằm
phục vụ một cách tốt nhất đối với người dân. Xây dựng đội ngũ cơng chứng viên
có trình độ chun môn cao là hết sức cần thiết. Muốn làm được như vậy thì
trước hết cần phải lựa chọn những người có đủ năng lực và phẩm chất để đào tạo
nghề cơng chứng cho họ. Trong điều kiện xã hội hóa công chứng (công chứng
viên không nhất thiết là công chức nhà nước) thì chúng ta có thể tận dụng cả
nguồn nhân lực như các thẩm phán, kiểm sát viên, các cán bộ làm công tác pháp
luật đã nghỉ hưu nhưng cịn sức khỏe và có năng lực chun mơn tốt để bổ
nhiệm làm công chứng viên.
Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cơng chức hành chính - tư pháp, giúp
chính quyền cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ tư pháp trên địa bàn theo tinh thần
Nghị quyết số 76/NQ-CP, ngày 15-7-2021của Chính phủ “xây dựng đội ngũ cán
bộ, cơng chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước”, chính quyền các cấp trên cơ sở nhiệm
vụ, quyền hạn, tính chất, đặc điểm, u cầu cơng việc, vị trí địa lý, quy mơ, cơ
cấu dân số, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh - trật tự của
từng địa phương… cần bố trí cơng chức hành chính - tư pháp cấp xã phù hợp,
bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, có năng lực tham mưu cho chính quyền cấp xã
thực hiện tốt cơng tác tư pháp trên địa bàn.

9


KẾT LUẬN
Cải cách thủ tục hành chính ở nước ta là một bộ phận quan trọng trong
đường lối đổi mới toàn diện của Ðảng và Nhà nước, là “một trong những giải
pháp ưu tiên hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [1,
tr.176]. Cải cách thủ tục hành chính vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tại xã Tân

Long Hội cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thiết thực vào việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác
này cũng cịn nhiều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu và rút kinh nghiệm. Điều này
càng trở nên khó khăn hơn khi bối cảnh thế giới và trong nước đang đặt ra đối với
nước ta nhiều thử thách mới. Do vậy trong giai đoạn hiện nay cần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về hành chính tư pháp tại xã Tân Long Hội để góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

10


DANH MỤC TÀI IIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Trung cấp lý luận
chính trị-hành chính quyển Những vấn đề cơ bản về Quản lý hành chính nhà
nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017.
3. Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn (2020), Một số vấn đề cải cách thủ
tục hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Khoản 1 Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

11



×