Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận tác động của tôn giáo, tín ngưỡng đến văn hóa ở việt nam và những giải pháp phát huy giá trị tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng trong xây dựng nền văn hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.18 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO, TÍN
I.
NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
1.1.
Khái niệm tơn giáo, tín ngưỡng

1
2
2
2

1.2.

Đặc điểm của tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam

3

II.

TÁC ĐỘNG CỦA TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VỚI
VĂN HĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

5

2.1.

Tác động tích cực


5

2.2.

Tác động tiêu cực

6

III.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ
TRỊ TÍCH CỰC CỦA TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG
TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

7

3.1.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về
tơn giáo, tín ngưỡng, vai trị tơn giáo, tín ngưỡng trong xây
dựng nền văn hóa dân tộc

7

3.2.

Tăng cường cơng tác nghiên cứu, nhận diện giá trị văn hóa,
đạo đức tơn giáo, tín ngưỡng, thống nhất quan điểm trong
tồn hệ thống chính trị và tạo hành lang pháp lý cho việc

phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tơn giáo, tín ngướng

8

3.3.

Tăng cường quản lý nhà nước về tơn giáo, tín ngưỡng phân
rõ trách nhiệm quyền hạn cho các cơ quan cơng quyền
trong hệ thống chính trị về cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng

8

3.4.

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh
thần phong phú gắn với chủ trương thực hiện xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng, Nhà
nước ta

9

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
12


2
MỞ ĐẦU

Tơn giáo, tín ngưỡng tơn giáo ln là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp,
vì nó liên quan dến lĩnh vực đời sống tâm lý, đời sống tâm linh của con người.
Nước ta là một quốc gia đa tơn giáo, tín ngưỡng tơn giáo lại mang tính quần
chúng phổ biến nên tín ngưỡng tơn giáo đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì thế, trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam ln xác định vấn
đề tín ngưỡng tơn giáo và cơng tác tơn giáo là vấn đề chính trị quan trọng, quan
hệ đến sự phát triển của đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của các tầng lớp nhân dân. Cũng như những lĩnh vực khác của xã hội, đời sống
tôn giáo hiện nay đang diễn ra rất sơi động, vì vậy nghiên cứu để hiểu sâu sắc từ
đó có đường lối, biện pháp đối xử với nó một cách đúng đắn ln là vấn đề thời
sự. Đáp ứng yêu cầu này, không chỉ trong Đại hội đại biểu lần thứ IX, mà Đảng
ta đã có hẳn một nghị quyết chuyên đề, nghị quyết trung ương 7 chỉ đạo, giải
quyết vấn đề tín ngưỡng tơn giáo trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão,
khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tưởng chừng con
người cùng với khoa học có thể giải thích được mọi vấn đề của tự nhiên, xã hội,
tư duy mà không cần viện dẫn thần linh. Nhưng thực tế đang có nhiều vấn đề diễn
mà chúng ta chưa giải đáp được. Trong những năm vừa qua, nhu cầu tín ngưỡng
tơn giáo của nhân dân ta có xu hướng gia tăng, hoạt động của các tổ chức tôn giáo
tiếp tục diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch ln lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để
chống phá cách mạng nước ta ngày càng thâm độc. Tất cả những tác động đó đã
làm ảnh hưởng đến xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng đời sống xã hội của
nhân dân ta hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Tác động của tơn giáo, tín
ngưỡng với văn hóa ở Việt Nam và những giải pháp nhằm phát huy giá trị tích
cực của tơn giáo, tín ngưỡng trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài thu hoạch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


3

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tơn giáo, tín ngưỡng
Tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo là những hiện tượng cùng bản chất
nhưng cũng có sự khác nhau nhất định.
Tín ngưỡng tôn giáo nếu định nghĩa một cách duy danh thì “tín” là lịng
tin, niềm tin. “ngưỡng” là sự “ngưỡng mộ”, “ngưỡng vọng” [3, tr.128], là hướng
vào một cái gì đó. Tín ngưỡng là lịng tin, và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào
một cái gì đó. Tín ngưỡng tơn giáo là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng
vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí. Lực lượng siêu nhiên này mang hình thức
trừu tượng như: Trời, Phật, Thần thánh … có sức mạnh hư ảo, vơ hình có thể tác
động đến đời sống của con người, được người ta tin là có thật và được người ta
tơn thờ.
Tơn giáo, nếu hiểu một cách chặt chẽ, là một hiện tượng xã hội mang tính
lịch sử bao gồm hệ thống ý thức tôn giáo, tổ chức và các hoạt động tôn giáo. Hệ
thống ý thức tơn giáo là tồn bộ những quan niệm về lực lượng siêu nhiên, sự
tồn tại, sức mạnh huyền bí của họ đã được khái quát, được hệ thống hóa thành
hệ thống và những niềm tin, tình cảm tơn giáo được hình thành trên cơ sở những
quan niệm đó.
Như vậy, tơn giáo với tư cách là hiện tượng xã hội, xét chỉ về phương
diện ý thức tôn giáo, nó đã đạt đến trình độ cao hơn, trình độ khái qt hóa, trình
độ hệ thống hóa. Ngồi ra tơn giáo cịn bao gồm hệ thống cơ cấu, cơ chế để duy
trì, điều hành mọi hoạt động của tơn giáo như: các tổ chức giáo hội, hệ thống các
nhà tu hành, các nhà quản lý trong các giáo hội, các cơ sở vật chất để duy trì,
thực hành, phát triển các hoạt động tơn giáo và những tín đồ tôn giáo, những
người tự nguyện tuân theo các giáo lý, giáo luật, giáo lễ, chịu sự quản lý, hướng
dẫn về mặt tín ngưỡng của giáo hội.
Xét về mặt lịch sử, tôn giáo với tư cách là tôn giáo (theo nghĩa chặt chẽ
của khái niệm) chỉ xuất hiện khi xã hội lồi người đã phát triển đến trình độ nhất



4
định, tư duy của con người đã đạt đến trình độ có khả năng khái qt, chắt lọc để
hình thành các “biểu tượng” như: “đấng tối cao”; “đấng sáng thế”; “thế giới thần
linh”.., xã hội đã tạo ra điều kiện vật chất để một lớp người có thể thốt ly khỏi
q trình sản xuất, chun hành nghề tơn giáo, chăm lo việc xây dựng giáo lý,
giáo luật, giáo lễ, tổ chức giáo hội thực hiện việc hành lễ và truyền bá tôn giáo.
Về mặt pháp lý, để xác định một tơn giáo tồn tại chính thức trong xã hội,
người ta thường dựa vào các yếu tố: có một hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ;
có một hệ thống cơ cấu tổ chức bao gồm các nhà tu hành, các nhà quản lý các
giáo phận từ cơ sở trở lên (điều này các tơn giáo cụ thể có khác nhau), hệ thống
cơ sở vật chất để duy trì, thực hành các hoạt động tôn giáo như : nhà thờ của
Kitô giáo, chùa của Phật giáo, thánh đường của Hồi giáo, thánh thất của đạo Cao
Đài…, các tu viện, các trường đào tạo các nhà tu hành, có những tín đồ tự
nguyện tuân theo giáo lý, giáo luật, giáo lễ, chụi sự quản lý, hướng dẫn về mặt
tín ngưỡng của giáo hội.
1.2. Đặc điểm của tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
Một là, Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam là một đất
nước tuy đất không rộng, người không đông, nhưng đã và đang tồn tại nhiều loại
hình tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Ở Việt Nam có thể tìm thấy tất cả các hình
thức tín ngưỡng nguyên thủy dã từng có mặt trên thế giới như:Tô tem giáo, Bái
vật giáo, Ma thuật giáo, Vật linh giáo, Sa man giáo. Những hình thức tín ngưỡng
tơn giáo nguyên thủy này ở Việt Nam thể hiện hết sức phong phú và rộng khắp. Ở
Việt Nam vùng nào cũng có đền thờ những vị anh hùng dân tộc, những người có
cơng với dân với nước. Trong phạm vi dân tộc có đền Hùng, đền những người
anh hùng có cơng đánh giặc giữ nước và cứu nước như đền thờ Lý Thường Kiệt,
đền thờ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, đền thờ Lê Lợi, Nguyễn Trãi... Trong
từng làng, xã thờ thành hồng làng, trong dịng họ thờ ơng bà, tổ tiên, những
người đã khuất. Ngoài ra trong xã hội cồn tồn tại rất nhiều các hình thức tín

ngưỡng khác nữa. Ví dụ, các đối tượng của tự nhiên cũng đước sùng bái thần
thánh để thờ, cay đa, cây gạo, hòn đá, khúc sơng… cũng có thể trở thành vật linh


5
thiêng. Có lẽ người Việt Nam ai cũng biết những câu như “thần cây đa ma cây
đề”, rồi “sơn thần”, “thủy thần”, “bà chúa thượng ngàn”… [1, tr.19].
Trên đây là những hình thức tín ngưỡng tơn giáo phổ biến ở nước ta, trong
đó có những hính thức tín ngưỡng tơn giáo có số lượng tín đồ khá đơng, ảnh
hưởng trong phạm vi cả nước, nhưng cũng có những hình thức tơn giáo số lượng
tìn đồ ít hơn, phạm vi ảnh hưởng chỉ một vùng. Có các hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo tồn tại cả trong dân tộc đa số và trong các dân tộc thiểu số, lại có những
hình thức tín ngưỡng tơn giáo chỉ có ở một tộc người nào đó. Ngồi những tơn
giáo trên ở Việt Nam cịn xuất hiện những hình thức tơn giáo ra đời trong những
thời gian khác nhau, nhưng thời gian tồn tại ngắn, phạm vi ảnh hưởng nhỏ nữa
như: Đạo Dừa, Đạo Ngồi…
Hai là, tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt nam mang tính quần chúng phổ biến,
nhưng chủ yếu ở cấp độ tâm lý tơn giáo. Ở Việt Nam, khơng chỉ những tín đồ
tôn giáo, mà một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân có những tình cảm,
tâm trạng, niềm tin gắn với tín ngưỡng mang tính chất tơn giáo, mặc dù trong
thực tế họ khơng theo tơn giáo nào. Tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam mang tính
phổ biến như thế, song chủ yếu ở cấp độ tâm lý. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá
sùng đạo nhưng hiểu giáo lý rất ít, thậm chí ra nhập vào hàng ngũ tín đồ chỉ là
do sự xác tín, do sự lan truyền tâm lý, hoặc do một sự vận động lôi kéo nào đó.
Khơng mấy phật tử hiểu rõ, hiểu đúng nội dung “quy y tam bảo”, “giải thoát” và
những tư tưởng cơ bản khác của nhà Phật, không nhiều con chiên hiểu được
thực chất các “bí tích” và tư tưởng chính của kinh “Cựu ước” và “Tân ước”,
ngoài những điều tiếp nhận được qua sự truyền giảng của linh mục.
Ba là, tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam mang tính chất đan xen, hoà đồng.
Khác với Phương Tây và nhiều nước khác, ở Việt Nam khơng có tơn giáo nào

thống trị suốt chiều dài lịch sử, mà vị trí, vai trị của từng tôn giáo cũng biến
động qua các thời đại cùng với sự biến động của lịch sử. Như trên đã thấy, Việt
Nam nhiều hình thức tín ngưỡng tơn giáo tồn tại, thậm chí có những tơn giáo
cóa giáo lý, lễ nghi, cơ cấu tổ chức… khác nhau, nhưng hàng trăm năm qua về
cơ bản khơng có sự kỳ dị tơn giáo, càng khơng có sự xung đột vì lý do dị biệt


6
tơn giáo, mà các tơn giáo cùng tồn tại hịa bình bên cạnh nhau, hịa hợp với nhau
cùng tồn tại. Thực tế cho thấy ở nhiều làng quê Việt Nam chùa là nơi thờ Phật và
nhà thờ là nơi thờ chúa trời của đạo thiên chúa tồn tại bên cạnh nhau, ngày Phật
Đản, ngày Nôen là ngày vui chung của cả “lương và giáo”. Trong một khơng
gian có thể cùng hiện diện của nhiều tôn giáo như: chùa, nhà thờ, miếu, am,
thánh thất …
II. TÁC ĐỘNG CỦA TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VỚI VĂN HÓA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tác động tích cực
Nghiên cứu những tơn giáo lớn như Phật giáo, Cơ Đốc giáo... cho thấy
các tôn giáo này đều mơ ước xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, hịa
bình, khơng có chiến tranh, khơng có bất công đau khổ. Rõ ràng là hầu hết các
tôn giáo đều mong muốn con người được giải thoát, được hạnh phúc dù rằng đó
là sự giải thốt, hạnh phúc ở “kiếp sau”, trên cõi “niết bàn” và “thiên đường”.
Như thế ước mong của tơn giáo là giải thốt con người, vì con người. Sự giải
thốt ấy khơng phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, chủng tộc... nó thể hiện rõ
ước nguyện bình đẳng, tự do của con người.
Tơn giáo cịn hướng con người sống có đạo lý, tình người, có đức hy sinh vì
hạnh phúc của con người. Hầu hết các tôn giáo đều răn dạy con người phải tu nhân
tích đức, phải thương yêu con người, phải trọng cái thiện, ghét cái ác. Đức Phật
Thích Ca, Đức Chúa Giê Su... là những tấm gương hy sinh vì những người bị áp
bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hịa bình, cơng lý, vì hạnh phúc của con người.

Mặt tính cực của tơn giáo cịn ở chỗ: những tơn giáo lâu đời và mang tính
quốc tế như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo đã kế thừa, tiếp thu và phổ
biến những giá trị văn hóa của nhân loại, lưu giữ những giá trị văn hóa ấy cho
hậu thế, thông qua giáo lý, các hoạt động tế lễ, các cơng trình thờ tự của tơn
giáo... Khơng phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh điển Mác - Lênin đã quan niệm
tôn giáo là một hiện tượng xã hội và cũng là một hiện tượng văn hóa.
Nhiều cơng trình tơn giáo đã thực sự trở thành những khu du lịch văn hóa,
bảo tồn văn hóa rất có giá trị. Như thế, tôn giáo không chỉ lưu giữ, tiếp biến văn


7
hóa, mà qua đó cịn góp phần làm cho đời sống văn hóa của xã hội phong phú,
sinh động thêm, đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người.
Trong bối cảnh các sinh hoạt tôn giáo được khởi sắc, nhiều phong tục, tập
quán chứa đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được phục hồi trở lại và được
thực hành sống động trong đời sống xã hội. Các phong tục như đi lễ chùa đầu
năm, ăn chay, phóng sinh gắn với những biến đổi của Phật giáo là những ví dụ
điển hình.
2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh tác động tích cực, tơn giáo ở Việt Nam cũng có tác động tiêu
cực khơng nhỏ tới văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam, để lại
những hệ lụy cho văn hóa dân tộc. Cùng với sự sơi động của đời sống tôn giáo,
nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu cũng có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ. Với Phật giáo,
sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu thế thế tục hóa đã làm cho nhiều
phong tục, tập quán truyền thống được dung chứa trong sinh hoạt Phật giáo dần
trở nên biến dạng, sai lệch.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm, tục phóng sinh có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những phong tục này đang bị thực
hành một cách sai lệch, biến tướng. Bên cạnh đó, sự biến động tơn giáo đã hình
thành thị trường tơn giáo với các loại hình dịch vụ tâm linh. Điều đó có thể nhận

thấy rất rõ trong hoạt động sôi động của Phật giáo. Sự huyên náo của các loại
dịch vụ như vàng mã, cầu an, cầu siêu, trừ ma, trừ tà, bốc bát hương, xem hướng
nhà, hướng bếp,... nở rộ ở nhiều địa phương, gây tốn kém tiền của của xã hội.
Sinh hoạt Phật giáo ở một số nơi đang bị biến tướng với những hoạt động tiêu
cực, có tác động rất xấu tới đời sống xã hội. Hiện tượng dâng sao, giải hạn ở một
số chùa khu vực miền Bắc hay hiện tượng cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng
gần đây gây ra nhiều hệ lụy xấu cho Phật giáo và cho xã hội.


8
Các nghi lễ tang ma ở một bộ phận người dân cũng được phục hồi khá
rườm rà, tốn kém với nhiều thủ tục như xem ngày, kén giờ, giải trùng tang, lập
đàn cầu siêu, cúng lễ linh đình có sự trợ giúp của các nhà tu hành Phật giáo với
mức chi phí khơng hề nhỏ.
Tác động tiêu cực nhất của sự biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập
quán truyền thống của người Việt Nam là sự phát triển và tác động của đạo Tin
lành đối với phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán truyền thống của đồng bào đã bị
ảnh hưởng thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn.
Đặc biệt, trong trào lưu của các hiện tượng tôn giáo mới, xuất hiện những
hiện tượng tơn giáo mang tính phản văn hóa, phi nhân tính có tác động cực kỳ
tiêu cực đối với văn hóa, đạo đức, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Hiện
tượng giáo phái Tốc Phạ ở Thuận Châu, Sơn La hay hiện tượng Chân Không của
Lưu Văn Ty một thời là những ví dụ điển hình [2, tr.56].
Thực tế nói trên đang đặt ra nhiều vấn đề cho Đảng, Nhà nước ta, đó là
làm sao để phát huy được những nét hay, nét đẹp của tôn giáo phục vụ cho q
trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng
đồng thời cũng hạn chế được những tác động tiêu cực của nó đối với sự phát
triển của đất nước trong thời kỳ mới.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC

CỦA TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tơn giáo,
tín ngưỡng, vai trị tơn giáo, tín ngưỡng trong xây dựng nền văn hóa dân tộc
Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và
tồn xã hội về ý nghĩa, vai trị của những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong


9
tôn giáo.Tập trung giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống
nhất của Tổ quốc. Nội dung tuyên truyền cũng cần nhấn mạnh những điểm
tương đồng giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, giữa văn hóa, đạo đức tơn giáo
với văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Qua đó, tăng cường sự đồng
thuận trong toàn xã hội về việc phát huy giá trị tích cực của tơn giáo, tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo
và văn hóa tơn giáo đi vào cuộc sống.
Hồn thiện hệ thống pháp luật về tơn giáo và văn hóa tơn giáo. Hiện nay,
văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực hoạt động
tơn giáo là Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 18/2004/L/CTN công bố ngày 29-6-2004.
3.2. Tăng cường công tác nghiên cứu, nhận diện giá trị văn hóa, đạo
đức tơn giáo, tín ngưỡng, thống nhất quan điểm trong tồn hệ thống chính
trị và tạo hành lang pháp lý cho việc phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tơn
giáo, tín ngướng
Đảng, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về
tôn giáo, đánh giá vai trị của tơn giáo trong đời sống xã hội. Trên cơ sở những giá
trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc và sự phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới cần nhận diện các giá trị và phản giá trị trong tôn giáo. Từ đó có
chính sách phù hợp để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế dần mặt tiêu cực
của tôn giáo; thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về vấn

đề tơn giáo nói chung, các giá trị văn hóa, đạo đức của tơn giáo nói riêng.
Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về tơn
giáo: rà sốt, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ những quy định khơng cịn phù hợp, bổ
sung các quy định mới; tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tham gia vào các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ thiện xã
hội...; tiếp tục nghiên cứu, xem xét nhu cầu thực tế của các tôn giáo, mở rộng


10
mơi trường thuận lợi để các tơn giáo đóng góp cho xã hội những giá trị văn hóa,
đạo đức; phát huy vai trị của tơn giáo trong giáo dục đạo đức cho thanh, thiếu
niên và có cơ chế rõ ràng, phù hợp cho sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường xã hội và tổ chức tôn giáo trong giáo dục đạo đức cho thanh, thiếu niên.
3.3. Tăng cường quản lý nhà nước về tơn giáo, tín ngưỡng phân rõ
trách nhiệm quyền hạn cho các cơ quan công quyền trong hệ thống chính
trị về cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri. Song, trong
giai đoạn hiện nay ngồi ban tơn giáo chính phủ thì việc xác định trách nhiệm,
quyền hạn cho các cơ quan có liên quan là chưa rõ ràng. Vì vậy, cần phải tạo ra
sự phối hợp đồng bộ trong công tác tôn giáo giữa các yếu tố hợp thành hệ thống
chính trị, hạn chế tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân là vấn đề quan
trọng cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện công tác tôn giáo.
Hiện nay, ở các địa phương trong hệ thống chính quyền thì cơ quan đảm
nhiệm công tác tôn giáo là Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc hoặc cơng an, qn
đội… Điều đó thể hiện việc phân chia trách nhiệm là không thực sư rõ ràng, dễ
dẫn tới việc tiến hành thực hiện qua loa, khi có hậu quả thì khơng có tổ chức, cá
nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm. Vì vậy, trong tiến trình xây dựng nhà nước
pháp quyền, Nhà nước ta cần quan tâm hồn thiện cơ chế , chính sách về công tác
tôn giáo, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo của các cấp, các tổ
chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến cấp cơ sở.
3.4. Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần

phong phú gắn với chủ trương thực hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng, Nhà nước ta
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có quan hệ mật thiết với việc
giáo dục khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo đối với nhân
dân. Lênin viết: “Và dưới chế độ chính trị đã được quét sạch những tàn dư thối
nát thời trung cổ ấy, giai cấp vô sản sẽ tiến hành một cuộc đấu tranh rộng rãi và


11
cơng khai nhằm xố bỏ tình trạng nơ lệ về mặt kinh tế, nguồn gốc thật sự của sự
mê muội hoặc nhân loại bằng tôn giáo” [4, tr.190].
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại và đương đại làm giàu bản sắc văn
hóa dân tộc ta. Tơn trọng và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo,
đề cao những giá trị tương đồng giữa đạo đức, văn hóa tơn giáo và chủ nghĩa xã
hội. Có như vậy, mới tạo ra mặt trận vững chắc trong xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần và đẩy lùi tâm trạng bi quan, chán nản, quan điểm xấu độc ra khỏi môi
trường sống của nhân dân.
Chú trọng phát triển kinh tế khu vực đồng bào có đạo, thực hiện nghiêm
mọi chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào. Thường xuyên
cập nhật, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về các vấn đề
kinh tế, xã hội và về tôn giáo và cơng tác tơn giáo. Xây dựng khối đồn kết
lương giáo. Tạo mọi điều kiện cho tôn giáo được hoạt động theo hiến pháp và
pháp luật. Nhất là tôn giáo được tham gia vào các hoạt động từ thiện, hoạt động
y tế, giáo dục, tháo dỡ rào cản lương giáo trong nhân dân.
Phát huy vai trò của các tổ chức tơn giáo trong giữ gìn, phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tơn giáo. Trong q trình xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức giáo

hội tơn giáo, đặc biệt là vai trị của các chức sắc, nhà tu hành trong giữ gìn, phát
huy các giá trị tốt đẹp của tôn giáo. Muốn vậy, cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp
xúc, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện, cởi mở
với chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, tạo điều kiện để họ thực hiện việc đạo
theo đúng pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đoàn thể với các giáo
hội tôn giáo trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và phong trào văn
hóa, nhằm hướng các hoạt động của tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành tuân
thủ pháp luật và đường hướng hành đạo “tốt đời, đẹp đạo”.


12


13
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Vì vậy, việc đề ra
chính sách và thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề khó
khăn, phức tạp, phải hết sức thận trọng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Đảng và Nhà
nước phải dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và căn cứ vào những đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam để đề ra các chủ
trương, chính sách đối với cơng tác tín ngưỡng, tơn giáo. Xác định rõ vai trị của
tôn giáo trong đời sống xã hội, thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn
tồn tại lâu dài, đồng thời tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Những
vấn đề tôn giáo cần gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội
và nâng cao nhận thức quần chúng. Đồng thời, để khắc phục những yếu tố tiêu
cực của tôn giáo với văn hóa, cần quan tâm đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng, coi trọng tuyên truyền, vận động giáo dục thế giới quan duy vật biện
chứng, phương pháp luận khoa học cho quần chúng nhân dân và các tín đồ. Nội
dung cốt lõi của công tác tôn giáo là cơng tác vận động quần chúng. Đồng bào

có đạo hay khơng có đạo đều là cơng dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ bình
đẳng như nhau trước pháp luật.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Theo Nguyễn Công Huyên, Phát huy vai trị của các tổ chức tơn giáo
trong hoạt động từ thiện xã hội, Tạp chí Cơng tác Tơn giáo, số 10/2018, tr.12-14.
2. Lê Văn Lợi, Công tác phát triển đảng viên là người có đạo ở các tỉnh
đồng bằng sơng Hồng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11-2019.
3. Trung tâm ngôn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1994.
4. V.I Lênin (2005), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.



×