Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

12 Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài du lịch ở Việt Nam và các giải pháp Marketing để nâng cao mức độ thỏa mãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.1 KB, 88 trang )

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DU
LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐỂ NÂNG CAO
MỨC ĐỘ THỎA MÃN.
Danh sách các chữ viết tắt
WTO (World Tour Organisation)
TBD (PATA)
Sở VHTTDL
TCDL
UNESCO
HDV
TPHCM
DN
Bộ VH-TT
Tổ chức du lịch thế giới
Hiệp hội Du lịch Châu Á
Sở văn hóa thông tin du lịch
Tổ chức du lịch
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của liên hiệp quốc( United Nations
Educational Scientific and Cultural
Organization)
Hướng dẫn viên
Thành phố Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp
Bộ văn hóa- thông tin
1
Lời mở đầu
Du lịch hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và nó cũng thể hiện vai trò ngày
càng lớn đối với nền kinh tế. Được coi là một ngành công nghiệp” không khói” , du
lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều quốc gia. Ngành du lịch Việt
Nam ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không


thế phủ nhận. Ngoài đem lại GDP cho đất nước nó còn giải quyết công ăn việc làm
cho hàng vạn lao động, đặc biệt là du lịch quốc tế đem lại ngoại tệ cho Việt Nam và
góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Thế nhưng, một thực trạng hiện
nay đó là ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên
số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng chất lượng dịch vụ.
Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt
được doanh thu cao. Theo một cuộc điều tra gần đây nhất thì chỉ có 15% khách du
lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam để du lịch lần thứ 2, con số này so với thế
giới thực sự là quá thấp. Tại sao nước ta cũng có những cảnh đẹp làm say lòng
người không kém gì Thái Lan, Singapo như : Hạ Long, Đà Lạt, Chùa Hương…mà
trong khi đó chúng ta không thể tận dụng để phát triển du lịch một cách chuyên
nghiệp, để níu chân được du khách, để họ còn có ý định quay trở lại Việt Nam để
du lịch hoặc giả nếu họ muốn giới thiệu cho bạn bè họ đến Việt Nam thì họ cũng
cảm thấy tự hào khi đã giới thiệu một điểm đến lý tưởng?
Đứng trước một thực trạng như vậy, bất kỳ ai yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp ở Việt
Nam đều cảm thấy tiếc nuối vì điều đó. Chúng em là một nhóm gồm 2 sinh viên,
thực sự là rất muốn góp một phần công sức nào đó để có thể cải thiện tình hình du
lịch ở nước ta hiện nay. Vì thế, chúng em đã chọn đề tài “ nghiên cứu mức độ thỏa
mãn của người nước ngoài khi đi du lịch ở Việt Nam và một số giải pháp marketing
nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của họ”.
Do hạn chế của quá trình nghiên cứu nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, vì thế em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Quang.
2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NƯỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM.
I. Vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế.
1. Một số khái niệm cơ bản của du lịch
Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi du
lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để
con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản

chất quan trọng nhất của thế giới thực tại”.
Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh
bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng
nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất. Mọi cố gắng nhằm định
nghĩa về du lịch và mô tả bao quát về phạm vi của lĩnh vực du lịch đều phải xét đến
các nhóm người khác nhau tham gia và chịu ảnh hưởng bởi nền công nghiệp này.
Mối liên hệ giữa các nhóm này rất quan trọng cho việc đưa ra một định nghĩa toàn
diện.
Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau:
1.Khách Du Lịch (The Tourist): Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh
thần về vật chất và muốn nhận được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ
cónquyết định rất lớn trong việc lựa chọn những điểm đến và các hoạt động vui
chơi khác.
2.Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing
touristgoods and services): Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời
bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu.
3. Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or area):
Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền
kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu
nhập mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị
cũng chú trọng tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là
khoản thuến thu được từ tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp.
4. Dân chúng địa phương (The host community): Người dân địa phương thường
quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh
hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa rất nhiều người nước ngoài
và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có hại, hoặc cả hai.
Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan
hệ phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và
cộng đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du
khách này.

Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade Organisation)
về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận:
- Du khách quốc tế (International Tourist): Là một người lưu trú trong một thời kỳ
ít nhất là 1 đêm, nhưng không vượt quá 1 năm.
- Du khách trong nước (Domestic Tourist): Là một người đang sống trong một
3
quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó khác nơi
tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không vượt qua 1 năm với
bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi đến.
Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations
StatisticalCommission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống
nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
- Du lịch quốc tế (International Tourism):
+ Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những nguời
từ nước ngoài đến thăm một quốc gia.
+ Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người
đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài.
- Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism): Gồm những người đang
sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước.
- Du lịch trong nước (Domestic Tourism): Gồm Inbound Tourism cộng với
Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú trong nước và các
nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia.
- Du lịch quốc gia (National Tourism): Gồm Outbound Tourism cộng với Internal
Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không.
Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại
hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua
sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho
những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các
dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới,
khách sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến

phục vụ nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu
dùng của du khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ
hoặc khu vực kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau.
2. Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế của đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các
nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được
thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ
du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối
với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng
các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá
khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù
4
mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản
phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình
tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu
thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành
kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều
lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du
lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ
tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du
lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên
ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh

tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất
lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng
hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được
nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa
điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại,
phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch
ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn
hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế
phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng
kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn
đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng
lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết
các vấn đề xã hội. Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn
cũng như các khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu
dài bởi họ nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh
tế quốc dân càng đượckhẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại
lợi nhuận nhiều và thu hồi vốn nhanh. Du lịch được coi là “ngành công nghiệp
không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh
thu từ du lịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm...
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh
và bảo toàn được vốn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì cứ
1 USD đầu tư vào công nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1 USD đầu tư vào du lịch
sẽ mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên nó sẽ đóng góp được nhiều hơn
vào Ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải thiện cán cân
thanhtoán và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ
5
cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng,
giao thông vận tải, bưu điên, ngân hàng… Thực ra, khi du lịch phát triển hoặc khi
chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu dòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ
tầng như đường xá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ tăng lên.
Một quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hoá với những
di tích lịch sử nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du
lịch nhưng quốc gia đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đầu tư nâng
cấp cơ sở hạ tầng, biết tôn tạo và phát triển đúng hướng.
Xét sâu xa hơn, du lịch và các ngành khác có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua
lại lẫn nhau. Ví như ở một số quốc gia có hệ thống giao thông vận tải thuận tiện,
ngành viễn thông và ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy khách du lịch đến với mình.
Khi đến với Việt Nam, nhiều khách du lịch cảm thấy e ngại khi vẫn phải mang theo
nhiều tiền mặt. Vì ở các nước phát triển, hầu hết việc thanh toán thông qua thẻ tín
dụng và ngân hàng, hay qua Internet giúp khách du lịch thuận tiện trong việc đi lại,
mua sắm, tiết kiệm được thời gian cho việc đi du lịch. Ngược lại, khi du lịch phát
triển, nó sẽ buộc ngành ngân hàng tự cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh
tranh và thu hút khách hàng.
Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông nghiệp
và chế biến thực phẩm. Khi khách du lịch lưu trú ở một nước hoảng năm ngày, họ
sẽ phải tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực. Không phải xây dựng nhà máy,
không phải đầu tư nhiều vào đóng gói, bảo quản và vận chuyển, nước này có thể
tiêu thu tại chỗ một khối lượng lớn thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm và thu hút
được số luợng lớn ngoại tệ.
3. Vai trò của du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các
dân tộc, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng và tôn trọng lẫn nhau.
Với vị trí kinh tế của du lịch như đã đề cập ở trên, nhiều nhà kinh tế còn gọi du lịch
là “ngành xuất khẩu vô hình”:

Xét trên phương diện kinh tế, doanh thu du lịch quốc tế được xếp ngang hàng với
doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng trong du lịch quốc tế được xếp cùng với nhập
khẩu. Đối với nhiều nước, du lịch quốc tế là nguồn không thể thiếu được trong
khoản lợi nhuận thu được từ ngoại tệ.
Năm 2009, du lịch quốc tế và doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt gần 8% tổng
doanh thu xuất khẩu thực phẩm và Dịch vụ toàn cầu. Tổng doanh thu du lịch quốc
tế, gồm cả lợi nhuận thu được từ vận chuyển du lịch quốc tế, ước tính đã tăng lên
tới 555 tỷ USD, vượt qua tất cả các loại hình kinh doanh quốc tế khác.
Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, thì trong cơ cấu chi tiêu của du khách,
có tới 40% số tiền khách đi du lịch dùng chi vào việc mua sắm. Đây là nhu cầu cần
thiết của khách mà du lịch phải tìm cách đáp ứng, và việc đáp ứng nhu cầu này có
thể tạo ra nhiều lao động cũng như thu được nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Du lịch quốc tế cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan
hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc
6
khách du lịch kết hợp tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường
đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi
địa phương và mỗi quốc gia. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
ngành du lịch và các cung cấp dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế huy động nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa
phương. Du lịch tạo điều kiện phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng
cao trí thức, tạo việc làm và thu nhập cho người bản địa và từ đó tạo nên chính
khoản đầu tư cho cuộc sống họ.
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch quốc tế đã và đang ngày càng
khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục
tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là mộthướng
đi đúng đắn.
Ngày nay cùng với xu thế toàn cầu hoá, thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ hơn về
mọi mặt, quan hệ giữa các quốc gia cũng trở nên mật thiết hơn. Hợp tác để phát
triển

kinh tế là mục đích của các nhà chính trị và các quốc gia. Việc tạo dựng ngôi nhà
chung Châu Âu, hệ thống quy đổi đồng tiền chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nhập cảnh giữa các nước với nhau, dễ dàng trong việc thanh toán, kích thích
nhu cầu đi lại thăm quan du lịch. Hơn nữa việc bùng nổ các phương tiện chuyên trở
hiện đại ở mọi nơi mọi lúc giúp rút ngắn được thời gian hành trình, lưu trú, giảm chi
phí cho du khách, kéo dài thời gian giải trí vốn eo hẹp của khách du lịch. Ngoài ra,
Cuộc cách mạng Công nghệ Thông tin (Information Technology Revolution) đã
phát triển rộng rãi trên toàn thế giới nhờ những tiến bộ toàn cầu hoá nền kinh tế. Và
sự phát triển công nghệ thông tin liên lạc sẽ ngày càng đẩy nhanh sự cá nhân hoá.
Điều này cũng phản ánh trong ngành công nghiệp du lịch. Một cá nhân giờ đây tuỳ
ý lựa chọn điểm du lịch, đặt vé máy bay, chương trình du lịch, ăn nghỉ và thậm chí
đặt du lịch tự chọn ngay tại nhà của mình. Thậm chí khoản tiền trả cho các công ty
hàng không, các công ty du lịch, khách sạn... đều qua Internet, một phần của hệ
thống thương mại điện tử. Nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thu nhập có thể tiêu dùng
tăng, giáo dục phát triển, và mật độ thông tin tạo nên sự đa dạng trong việc lựa
chọn và làm cho nhu cầu của du khách cũng nhiều hơn.
Trong qúa trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với
các thị phẩn khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 1999, Châu Âu là khu vực đứng
đầu với 58,7% thị phần khách du lịch quốc tế. Tiếp đó là Châu Mỹ với 19,3%,
Đông Á - Thái Bình Dương 14,35%... Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI, hoạt động
du lịch có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Theo
dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới đến 2010 khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
sẽ vượt Châu Mỹ, và trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu về đón khách du
lịch quốc tế, với 22,08% thị phần và đến năm 2020 là 27,34%.
II. THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ
7
1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế
Việt Nam
1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế

Hiện nay, mâu thuẫn thời đại vẫn còn tồn tại và phát triển. Xung đột vũ trang, chiến
tranh cục bộ, sắc tộc và tôn giáo, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ
tới ngành du lịch Việt Nam. Gần đây, cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ,
sau đó lan ra khu vực và nhiều nước khác trên thế giới cũng đã ảnh hưởng tới sự
phát triển và hiện trạng của du lịch tạo nên bức tranh ảm đạm về nền du lịch thế
giới. Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra sự suy giảm lớn cho ngành
kinh doanh khách sạn và toàn bộ hệ thốngphân phối trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, thế giới vẫn tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của du lịch và dự
báo đầy triển vọng về tốc độ tăng trưởng của trong tương lai gần
1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước
Trong bối cảnh hoà bình, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới đang phát triển
nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là
khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà cho Du lịch Việt Nam
phát triển.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Đảng và Nhà nước
đã quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du
lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã
hội của đất nước, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua là
công cuộc đổi mới tiếp tục được củng cố và thu được những thành tựu quan trọng.
Mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài
khu vực, cả song phương và đa phương, ở cấp quốc gia, địa phương và doanh
nghiệp. Du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực đầy đủ hơn các nội dung hợp tác,
tham gia đầy đủ các diễn đàn du lịch ASEAN (theo sáng kiến của Việt Nam, lần
đầu tiên Hội Nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản) đã được tổ chức). Chúng ta đã giành được những thắng lợi về ngoại giao đánh
dấu những bước đi lên của kinh tế Việt Nam như:
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Du lịch Thê giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu

Á TBD (PATA), hợp tác APEC, và ASEM, hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong mở
rộng, hợp tác hành lang Đông - Tây, rồi đang trên con đường tiến tới gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ mở ra
cho Việt Nam nhiều cơ hội canh tranh và đầu tư hơn. Là cơ hội để Việt Nam tăng
cường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, qua đó cũng thu hút thêm
lượng khách dulịch đến với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết với Thái Lan, Phillipines
về việc miễn thị thực nhập cảnh cho khách đi du lịch trong một thời gian nhất định
đến ba nước này và trong thời gian tới Việt Nam sẽ ký với các nước khác trong khu
vực nhằm thúc đẩy du lịch và kinh tế phát triển.
8
- Hệ thống pháp luật của đất nước ngày một đầy đủ và đông bộ: Pháp lệnh du
lịch đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý toàn diện hơn cho hoạt động du lịch trên
phạm vi cả nước. Nhiều văn bản pháp luật được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ
sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật khuyến khích đầu tư trong nước tạo
hành lang pháp lý cho du lịch phát triển. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an
ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài
nguyên du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch
phát triển.
- Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã được lập để phối hợp các hoạt động du lịch
giữa các cấp, các ngành, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong hoạt động liên
ngành và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong tình hình mới. Chương
trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000
được triển khai tạo tiền đề và khởi sắc cho du lịch Việt Nam bước vào thế kỷ
XXI.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội xủa đất nước ta, đặc biệt là hệ thống giao thông
các sân bay, cảng biển và đường giao thông, trong đó có đường quốc lộ 1A, quốc lộ
5, quốc lộ 51, quốc lộ 18... được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các
vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải
thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh.

2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế
2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm
Lượng khách du lịch ở nước ngoài đến Việt Nam và Việt kiều về thăm quê hương,
Tổ Quốc ngày một đông, Trong tháng 3/2010 lượng khách quốc tế đến Việt Nam
ước đạt 473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0% so với cùng kỳ
năm 2009. Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với
cùng kỳ năm 2009.


Ước tính
tháng
3/2010
3 tháng
năm 2010

Tháng
3/2010 so
với tháng
trước (%)
Tháng
3/2010
so với tháng
3/2009 (%)
3 tháng
2010 so
với cùng
kỳ 2009
(%)
Tổng số 473.509 1.351.224 106,1 156,0 136,2
Chia theo phương tiện đến

Đường không 390.509 1.087.081 110,8 151,5 127,0
Đường biển 3.000 12.000 75,0 40,2 67,2
Đường bộ 80.000 252.143 88,9 208,9 213,5
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ
ngơi
299.166 846.964 111,2 151,8 141,0
9
Đi công việc 107.385 165.640 136,7 195,9 163,5
Thăm thân
nhân
41.537 169.989 55,0 119,6 103,6
Các mục đích
khác
25.421 68.631 109,3 150,8 105,2
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc 90.258 227.782 130,1 266,5 215,0
Hàn Quốc 45.722 133.047 103,2 140,4 129,5
Mỹ 38.529 127.657 79,8 122,8 105,6
Nhật Bản 39.550 110.733 107,6 125,1 112,0
Đài Loan (TQ) 28.671 86.814 84,6 132,9 122,4
Úc 22.613 80.657 95,3 148,0 124,5
Campuchia 25.773 58.387 148,6 319,7 247,2
Pháp 22.388 57.371 116,6 120,7 115,2
Thái Lan 18.624 53.578 111,1 137,1 137,0
Malaisia 15.859 44.888 110,8 120,2 114,3
Các thị trường
khác
125.522 370.310 102,6 149,7 134,0


Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong tháng 12/2009, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 376,400 lượt.
Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9%
so với năm 2008.

Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt.
Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so
với năm 2006.
Trong tháng 12/2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 324.625 lượt.
Tổng cộng trong 12 tháng lượng khách quốc tế ước đạt 3.583.486 lượt, tăng 3% so
với cùng kỳ năm 2005.
Ngày 21/4/2010 Tổng cục Du lịch đã có buổi làm việc với Sở VHTTDL Hà Nội về
phối hợp triển khai Chương trình hành động quốc gia về du lịch với Chương trình
Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia tại Hà
Nội. Tổng cục trưởng đã khẳng định: Hà Nội có vị trí chiến lược rất quan trọng đối
với ngành Du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước vì vậy Tổng cục Du lịch
luôn quan tâm, theo dõi và sẵn sàng hỗ trợ du lịch Hà Nội trong các hoạt động. Đặc
biệt trong thời gian gần đây, TCDL luôn tạo điều kiện để Du lịch Hà Nội được tham
gia xúc tiến quảng bá tại nước ngoài, hỗ trợ khảo sát và xây dựng chương trình tour
du lịch, xây dựng ấn phẩm tuyên truyền quảng bá,…
2.2 Doanh thu du lịch
10
Ở Việt Nam, phát triển du lịch được xác định là một hướng quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, nhờ thực
hiện đường lối và chính sách đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những thành quả
về nhiều mặt.
Lượng khách du lịch tăng mạnh, dẫn đến thu nhập từ du lịch được nâng cao. Nếu
thu nhập xã hội từ du lịch năm 1990 là 650 tỷ đồng thì năm 1994 là 4.000 tỷ đồng,
năm1995 là 9.000 tỷ, và năm 1996 là 9.460 tỷ, trong đó riêng thu nhập từ du lịch
quốc tế

đạt 7.100 tỷ, tăng khoảng 35% so với năm trước. Nộp ngân sách từ 284 tỷ năm
1990, lên 600 tỷ năm 1994 và 747 tỷ năm 1996.
Năm 2000, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD vượt chỉ tiêu của Chương
trình Hành động Quốc gia về Du lịch đề ra. Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ, nhưng Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng
trưởng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2.330.050 lượt người tăng 9% so
với năm 2000. Thu nhập xã hôi từ du lịch đạt 20.500 tỷ đồng (tương đương 1,36 tỷ
USD). Việc tăng nhanh dòng khách du lịch quốc tế đã góp phần thúc đẩy giao lưu
văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt
Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của
đất nước. Du lịch nội địa phát triển không những góp phần nâng cao sức khỏe cho
nhân dân, tái sản xuất sức lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để nhân dân tiép
xúc với cảnh đẹp, với lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó thêm yêu đất nước. Con số
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đó là một tín
hiệu đáng mừng vì nó nói lên mức sống và nhu cầu giao lưu của nhân dân, cũng như
điều kiện cần thiết để góp phần hội nhập quốc tế trong thời “mở cửa”.
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh. Riêng trong năm
2008, ngành đã thu hút trên 4 vạn người lao động vào lam việc, đưa số người làm
việc trong ngành du lịch của tất cả các thành phần kinh tế đạt xấp xỉ 80 vạn người.
Đó là chưa kể nhiều việc làm gián tiếp mà ngành du lịch đã tạo ra cho xã hội.
Ngành đang tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như xây
dựng năng lực nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hướng đào tạo lại đội
ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, kỹ thuật, ngoại ngữ
bằng nhiều hình thức: học tập tại chỗ, đào tạo trong nước và tranh thủ chọn cử cán
bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Các trường hợp du lịch
được củng cố nhằm gắn công tác đào tạo với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển
du lịch trước mắt và lấu dài ở nước ta. Một nét mới trong công tác đào tạo của
ngành là chú trọng giáo dục toàn dân về công tác du lịch để phát huy lòng hiếu
khách của nhân dân, tạo môi trường cho du lịch phát triển.

Năm 2008 ngành đã đào tạo, bồi dưỡng nghề cho gần 10.000 người, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học cho hơn 2000 cán bộ; tổ chức cho hơn
100 đoàn đi tham quan khảo sát, học tập ở nước ngoài; hợp tác với nước ngoài đào
tạo trên 500 cán bộ về quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ du lịch và
khách sạn; nhiều cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đã được các viện nghiên
11
cứu và các trường đại học trong nước đào tạo. Số lượng cán bộ khoa học, cán bộ
quản lý trong ngành được đào tạo trên đại học cả các trung tâm đào tạo nghề có uy
tín trên thế giới ngày càng tăng.
Đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định của ngành, trong giai đoạn 2010 – 2015, Du
lịch Việt Nam kế hoạch đạt 5 - 5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập xã hội
sẽ đạt gấp 2 lần năm 2009; giải quyết việc làm cho 300.000 lao động trực tiếp và
500.000 lao động gián tiếp. Thu nhập xã hội từ du lịch mỗi năm tăng khoảng 2000 -
2.500 tỷ đồng.
2.3 Cơ sở vật chất của ngành
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã có một bước phát triển đáng kể. Trong mấy
năm qua, tổng số vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, du
lịch tăng rất nhanh.
Nhiều khách sạn đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, trong đó có nhiều
khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao đi vào hoạt động. Trong 222 khách sạn
đã được thẩm định phân hạng từ 1 - 5 sao, có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở
lên.
2.4 Công tác Quy hoạch du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam thời kỳ 1995 - 2010 đã được Chính
phủ phê duyệt, và lãnh thổ du lịch Việt Nam được chia thành 3 vùng với những chi
tiêu và sản phẩm du lịch đặc trưng:
Vùng du lịch Bấc Bộ, gồm 27 tỉnh và thành phố từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, trung
tâm của vùng là thủ đô Hà Nội, và tam giác động lực tăng trưởng du lịch là Hà Nội -
Hải Phòng - Hạ Long, sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du
lịch tham quan và nghiên cứu.

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh và thành phố từ Quảng Bình cho đến
Quảng Ngãi, trong đó Huế và Đà Nẵng là trung tâm đồng vị, với trục phát triển du
lịch Huế - Đà Nẵng - Lao Bảo. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan các
di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử - văn hoá kết hợp với du lịch biển, hang
động, du lịch quá cảnh.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, gồm 28 tỉnh và thành phố, từ Kon Tum
đến Minh Hải,với trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, và các tam giác tăng trưởng
du lịch là thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và tam giác tăng trưởng
kinh tế - du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Các sản phẩm du
lịch đặc trưng của vùng này là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch
sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở 32 tỉnh thành phố đã được phê duyệt,
trong đó có một số tỉnh đã xây dựng quy hoạch du lịch tới quận, huyện, xã, thị xã.
Nhiều dự án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cũng đang được tích cực triển khai,
trong đó đặc biệt có những dự án lớn đối với khu vực có mức vốn hàng trăm triệu
USD. Trong 4 năm gần đây, toàn ngành đã nghiệm thu 17 đề tài khoa học, trong đó
có 3 đề tài cấp nhà nước, 6 công trình khoa học. Dự án công nghệ tin học trong
quản lý du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền quảng cáo du
12
lịch đang triển khai. Một số sản phẩm CD-ROM Việt Nam về du lịch đã được thử
nghiệm có kết quả.
Những hoạt động trên đã góp phần nâng cao từng bước vị thế của du lịch Việt Nam
trong khu vực và trên thế giới và những thành tựu ngành du lịch đạt được trong thời
gian qua đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới của đất nước.
3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam
3.1 Các vấn đề của ngành
- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt sẽ bị đảy
lên ở mức độ cao trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá và biến động khó
lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, trong khi đó khả năng cạnh
tranh của Du lịch Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, Chúng ta vẫn hy vọng cuộc

khủng hoảng này sẽ qua đi nhanh và ngành du lịch Việt Nam lại sớm chứng kiến sự
thần kỳ giống như năm 2002.
- Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá thấp
so với du lịch ở nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ.
- Tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý
và những tác động của thiên thai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều vùng, nhiều
địa phương trong nước.
- Vốn đầu tư phát triển du lịch rát thiếu, trong khi đó đầu tư lại dàn trải kém hiệu
quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như mức sống của người dân
nhìn chung còn thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch.
- Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách và nỗ lực để
phát triển cơ sở hạ tầng, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn
chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm
năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ
đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ. Bên cạnh đó hệ thống các
chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ so với
yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập
Visa du lịch là yêu cầu đối với hầu hết khách du lịch đến Việt Nam và thủ tục để
xin visa thường rát mất thời gian, tốn kém và không cho phép nhiều thay đổi trong
lịch trình đi lại. Bước đầu tiên để xin visa là phải có được một thư cho phép và các
khách du lịch thường xin từ một công ty du lịch quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc
nhờ các đại lý du lịch ở ngay địa phương mình. Mất khoảng 5 ngày để hoàn tất các
thủ tục và lệ phí visa là khoảng 50 USD cho thời hạn 01 tháng - Đại Sứ Quán Việt
Nam tại nước sở tại của khách du lịch là cơ quan có thẩm quyền cấp visa.

13
Gần đây mới có thêm một quy định yêu cầu visa đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài và con cái họ nếu họ sinh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và do vậy không
mang quốc tịch Việt Nam. Trước đây trẻ em dưới 16 tuổi con em các gia đình người
Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải xin visa. Tuy nhiên hiện nay tất cả trẻ
em ở mọi lứa tuổi và cha mẹ đều phải có visa khi về Việt Nam. Nếu lệ phí cho
người Việt Nam định cư ở nước ngoài là 30 USD thì lệ phí cho visa của trẻ em
khoảng 65 USD. Như vậy phí visa cho một gia đình 4 người sẽ lên tới 190 USD.
Một thay đổi trong thời hạn đi du lịch ra nước ngoài chính là trở ngại thứ hai. Nếu
một khách du lịch quyết định rằng anh ta muốn thăm một nước láng giềng của Việt
Nam và chưa lập kế hoặc từ trước, anh ta sẽ phải dành tới 3 hoặc 4 ngày để hoàn
thành thủ tục xin visa và nộp thêm lệ phí để trở lại Việt Nam và quay trở về nước.
Trên lý thuyết, các khách du lịch có thể xin visa tại sân bay nhưng trên thực tế
không ai làm như vậy bởi các hãng hàng không sẽ không chấp nhận các hành khách
lên máy bay nếu không có visa. Tóm lại, thủ tục xin visa du lịch vào Việt Nam
chính là một trong những nhân tố gây trở ngại cho việc gia tăng lượng du khách. Có
lẽ yêu cầu về visa đã khiến cho ngành du lịch Việt Nam bỏ lỡ mảng khách du lịch
bất thường, đặc biệt là khách du lịch từ các nước Đông Nam Á - những người có thể
bất chợt muốn dừng chân vào Việt Nam một vài ngày bởi để vào Việt Nam luôn cần
phải có kế hoạch từ trước và sẽ vấp phải nhiều thủ tục hành chính cộng với chi phí
cao hơn các nước Châu Á khác.
3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện
Hoạt động Marketing cho ngành du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động từ xúc tiến
quảng cáo ở nước ngoài cho tới thu thập thông tin về các thị trường và khách hàng
tiềm năng và hiện tại, thúc đẩy từng loại hình và dịch vụ du lịch. Chúng ta chưa đầu
tư đầy đủ vào hoạt động marketing giới thiệu về Việt Nam như một điểm đến của
du lịch ở nước ngoài và vẫn chưa có được một chiến lược để khai thác tối đa tiềm
năng du lịch của Việt Nam. Mặc dù có các chương trình khuyếch chương ở trong
nước nhưng các chương trình này không giúp thu hút được được khách du lịch mới
đến Việt nam vì chúng hướng vào những khách du lịch đang ở Việt Nam rồi. Hơn

nữa, hoạt động xúc tiến quảng cáo ở Việt Nam như các bảng hiệu ở các thành phố
hay trục đường cao tốc lại không nêu được những địa chỉ cụ thể trong nước mà chỉ
tập trung giới thiệu chung về đất nước. Các công ty đơn lẻ hay một số công ty cùng
nhau cố gắng xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một điểm đến nhưng những nỗ
lực của họ vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Thailand và Singapore đã
thực hiện những chiến lược marketing đồng bộ trong đó bao gồm cả việc thành lập
và hoạt động một số văn phòng du lịch ở nước ngoài - những văn phòng này còn
góp phần thúc đẩy sự hợp tác liên chính phủ - trong khi đó chúng ta chưa xây dựng
được một chiến lược như vậy trong Chiến lược Tổng thể cho ngành du lịch hay
thành lập được một văn phòng ở nước ngoài nào.
3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch
Nhiều công ty du lịch đang hoạt động ở Việt Nam bày tỏ mong muốn giảm thiểu sự
khác biệt trong các quy định quản lý công ty du lịch nội địa và du lịch quốc tế về
quy định và giấy phép hoạt động. Ví dụ một số công ty tư nhân kinh doanh du lịch
14
nội địa gặp phải khó khăn nêu trên khi họ ký kết hợp đồng với các công ty du lịch
quốc tế để cung cấp dịch vụ cho khách đã buộc họ phải hợp tác với các doanh
nghiệp nhà nước (được phép hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế).
Vấn đề về tính hợp pháp của hợp đồng cũng rất quan trọng bởi trên lý thuyết các
công ty có thể xin cấp phép hoạt động quốc tế, tuy vậy trên thực tế những giấy phép
này hiếm khi được cơ quan cáp phép phê duyệt. Có công ty du lịch nội địa đã thâm
nhập được vào thị trường Đông Dương nhưng đã phải đợi tám năm để xin được
giấy phép hoạt động quốc tế. Để giải quyết tình thế này, nhiều chủ đầu tư nước
ngoài đã thành lập nhiều công ty Việt Nam và hoạt động như những công ty du lịch
quốc tế.
Điều này dẫn tới hậu quả có một khoảng cách rất lớn trong khu vực tư nhân giữa
những công ty có giấy phép, giữa các công ty hoạt động du lịch quốc tế hợp lệ và
những công ty hoạt động không hợp lệ. Còn gây ra thêm nhiều vấn đề khi các khách
du lịch gặp khó khăn.
Ngoài ra một yêu cầu chưa thành văn bản đối với các giấy phép kinh doanh du lịch

quốc tế là mỗi năm, mỗi công ty phải chứng tỏ mình đã bán được tour du lịch cho
không dưới 2.000 khách trong mỗi chương trình chọn gói. Trong điều kiện các công
ty trong nước bị cấm kinh doanh với khách quốc tế, hầu hết các công ty đều thấy
không thể thực hiện được yêu cầu này.
3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hầu như không có các chuyến bay
trực tiếp từ các thành phố chính của Châu Âu và chủ yếu chỉ đón thông qua các
cửangõ ở Châu Á là Bangkok và Singapore. Vì thế mỗi khách du lịch phải trả thêm
cả tiền vé cho chặng đi và chặng đến các cửa đó và hậu quả là Thailand và
Singapore trở thành những điểm đến kinh tế hơn hoặc hấp dẫn hơn bởi tiết kiệm
được thời gian trong điều kiện số ngày nghỉ của họ chỉ có hạn. Mặc dù việc xin
được quyền vận chuyển là không dễ dàng, hầu hết các đơn vị tổ chức du lịch đều
cho rằng lượng khách du lịch sẽ tăng lên rất nhanh ngay khi có thêm các chuyến bay
thẳng. Hơn nữa, sân bay quốc tế Nội Bài mới được nâng cấp cùng với hệ thống
quản lý không lưu sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho gia tăng lượng khách du lịch.
Mức chênh lệch lớn nhất là giá vé của khách du lịch Nhật Bản - đây là đối tượng
khách hàng Việt Nam cần đưa vào mục tiêu mặc dù trong mấy năm gần đây lượng
khách đến từ Nhật Bản vẫn đang tăng. Chẳng hạn giá vé cho khách du lịch Nhật
Bản bay tới Hà Nội qua đường Bangkok vẫn rẻ hơn bay thẳng tới Hà Nội. Sự chênh
lệch này báo động rằng Việt Nam sẽ tự làm mất nguồn thu của mình sang Thailand
đơn giản chỉ vì mức giá vé. Ngoài ra còn có một chút chênh lệch trong giá vé từ
LosAngeles với Hàng không Trung Quốc (China Airlines) và Hàng không Châu Á
(Asiana Airlines) và từ New York với Hàng không Trung Quốc.
Các doanh nghiệp du lịch cũng gặp khó khăn để đăng ký vé may bay nội địa nhất là
trong mùa cao điểm. Đối với họ việc thiếu những chuyến bay có thể vận chuyển các
đoàn khách lớn và thời gian bay không thuận tiện là những vấn đề nổi cộm. Gốc rễ
của vấn đề này là tình hình thiếu cạnh tranh. Mặc dù Hãng hàng không Việt Nam và
15
Hàng không Pacific đang cùng hoạt động ở Việt Nam, Hãng không Pacific vẫn chỉ
là một liên doanh của Hàng không Việt Nam.

Hệ thống đường bộ Việt Nam phải được nâng cấp và mở rộng sân bay Huế để đón
được các đoàn khách lớn hơn. Hệ thống dịch vụ đường sắt cũng nên được nâng cấp
để đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng một cơ chế marketing để đưa loại
hình này trở thành một sản phẩm du lịch mới.
3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng
Nguồn nhân lực là một yếu tố đầu vào quan trọng của ngành du lịch và chi phí lao
động có thể chiếm tới 40% tổng chi phí hoạt động của một công ty dù chi phí tiền
công ở Việt Nam là tương đối hợp lý. Vì vậy việc có được những lao động có trình
độ cũng giống như tạo lập nên tài sản cho doanh nghiệp. Ngoài thực tiễn cần có rất
nhiều lao động cho ngành, kỹ năng của lao động cũng rất đa dạng. Hiện đang có ba
đơn vị đào tạo cho ngành du lịch cùng hoạt động nhưng các nhà quản lý doanh
nghiệp cho rằng vẫn còn thiếu nhân viên với kỹ năng về tài chính, marketing, bán
hàng và quản lý. Tuy nhiên hướng dẫn viên du lịch nói được tiếng Anh hoặc Pháp,
rất ít người nói được tiếng Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Tây Ban Nha. Các đơn vị
đào tạo du lịch cũng có đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác nhưng do các giảng
viên người Việt Nam thực hiện. Bởi vậy các giảng viên trong nước thiếu chuyên sâu
- những kiến thức này chỉ có thể do những người có nhiều kinh nghiệm quốc tế
cung cấp và điều này đặc biệt đúng với nội dung giảng dạy về thị trường Nhật Bản.
3.7 Một số vấn đề liên ngành
Quy định về thế chấp khi vay vốn:
Các doanh nghiệp tư nhân không thể vay vốn của các ngân hàng nước ngoài vì họ
không được sử dụng đất để vay vốn bởi Chính phủ Việt Nam là chủ cơ sở hữu đất
đai và các cá nhân cũng như doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng đất. Quy định phải
có thế chấp lại không bị áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước khi họ tìm vốn
hoạt động. Các doanh nghiệp đều cho rằng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính
cũng như lãi suất áp dụng (từ 10 - 11%/năm) không phải là trở ngại cho hoạt động
kinh doanh của họ.
Chi phí viến thông cao:
Chi phí viễn thông thường gồm chi phí cho Internet, fax và điện thoại, thường
chiếm từ 20 - 30% chi phí hoạt động của mỗi công ty du lịch. Internet là một công

cụ rất quan trọng cho việc xúc tiến quảng cáo và liên lạc nhưng tốc độ truy cập
Internet chậm cộng với chi phí cao so với các nước Đông Nam Á khác, nên được
nhận định là đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp liên quan tới du lịch ở Việt Nam.
Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành và nỗ lực của toàn
ngành, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp
khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh
tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới nền kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới của đất nước. Tuy nhiên bên
cạnh những thành tựu đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế
16
cả về chủ quan lẫn khách quan: hình thức kinh doanh, phục vụ còn chưa phong phú;
chất lượng sản phẩm chưa cao; khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu;
đội ngũ nhân lực thông thạo nghiệp vụ giỏi ngoại ngữ, tay nghề cao chưa nhiều; cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã hội chuyên ngành còn lạc hậu và phân tán; công tác
quản lý chưa ngang tầm với nghiệp vụ..., nên phát triển chưa ổn định, hiệu quả chưa
tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của Đất nước. Mặc dù vậy, với nỗ lực của
toàn ngành hy vọng Du lịch Việt Nam sẽ vượt qua được những hạn chế và khó
khăn nói trên để hướng tới một iânp vọng phát triển đầy hứa hẹn.
III. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến mức độ hài long.
Dưới đây là danh sách một số các bài luận văn nghiên cứu về mức độ thỏa mãn
cuả khách hang.
1. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông nhằm thoả mãn
tốt hơn nhu cầu khách hàng tại Công ty Viễn thông Quốc Tế
2. Tình hình thực hiện khuyến mại cho khách hàng Viettel Mobile 6 tháng cuối năm
2006 của Công ty Cổ phần xúc tiến TM & tiếp thị quốc tế
3. Nâng cao mức độ thoả mãn khách hàng tại Công ty Thương mại dịch vụ Tràng
Thi
4. Chiến lược sản phẩm cho khách hàng CN tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không

5. Quản lý khách hàng thường xuyên tại Xí nghiệp vận tải TH Công ty vận tải &
dịch vụ công cộng Hà Nội
6. Nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng tại Công ty Da
Giầy Hà Nội
7. Thoả mãn nhu cầu khách hàng về sản phẩm của Công ty cao su Sao Vàng
8. Một số vấn đề về hoạt động thu hút khách hàng của siêu thị Kim Liên
9. Các biện pháp nhằm thu hút khách hàng ở Khách sạn Xây dựng
10. ứng dụng máy tính vào công tác kế toán thanh toán với người cung cấp & khách
hàng tại Công ty dịch vụ du lịch & thương mại Hồ Tây
11. Các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội đi du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008
của Công ty lữ hành Hanoitourist
12. Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng khi đi mua hàng tại siêu thị Hà Nội (101
trang)
13. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM Cổ phần
ngoài quốc doanh TPHCM
14. Giải pháp hoàn thiện năng lực chăm sóc khách hàng dịch vụ bưu điện
15. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ
Ngân hàng HSBC, chi nhánh TP. HCM
16. Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Sài
Gòn nhằm phát triển bền vững nguồn khách hàng trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng
17. Giải pháp thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng tmcp
Phương Đông chi nhánh Bến Thành
17
18. Sự hài long của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ hoạt động xuất khẩu
tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
19. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng với dịch vụ bán hàng đa cấp
20. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh TP.HCM
21. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng khi mua hóa

mỹ phẩm chăm sóc tóc
22. Đo lường mức độ hài lòng khách hàng về dịch vụ giao nhận hàng không tại
Công ty Cổ phần giao nhận vận tải và thương mại VINAMILK
23. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển và sự thỏa mãn, hài lòng của
khách hàng tại Tp. HCM
24. Giải pháp hoàn thiện năng lực chăm sóc khách hàng dịch vụ bưu điện
25. Hoàn thiện công tác nghiên cứu Thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu
khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội (71 Trang)
26. Công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng nội
địa tại Công ty da Giầy Hà Nội (67 Trang)
27. Phân tích Thị trường và các giải pháp Marketing nhằm thoả mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng về sản phẩm săm, lốp xe máy Công ty Cao su Sao vàng
(72 Trang)
28. Nâng cao mức độ thoả mãn khách hàng tại Công ty thương mại dịch vụ
( TMDV )trạng Thi
29. Chiến lược Sản Phẩm cho khách hàng CN tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng
Không
30. Quản lý khách hàng thường xuyên tại Xí nghiệp vận tải TH Công ty vận tải và
Dịch Vụ công cộng Hà Nội
31. Giải pháp thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCỔ
PHẨN Phương Đông – chi nhánh Bến Thành.
32. Sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
33. Quy trình cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín
34. Tìm hiểu về thái độ và tâm lý khách hàng truyền thống tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu giày dép Nam Á.
35. một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách hàng tại các siêu thị ở hà nội
36. Khách hàng và các biện pháp thu hút khách hàng ở khách sạn Điện Lực
37. Khách hàng và các biện pháp thu hút khách hàng ở khách sạn Điện Lực

38. Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.
39. Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
40. Khách hàng và các biện pháp thu hút khách hàng ở khách sạn Điện Lực
41. Các giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn
nhu cầu khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội (71tr)
18
42. Các giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn
nhu cầu khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội (67tr)
43. Phân tích thị trường và các giải pháp marketing nhằm thoả mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng về sản phẩm săm, lốp xe máy Công ty Cao su Sao vàng
(72tr)
44. Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn
khách hàng của Công ty thương mại-dịch vụ Tràng Thi (66tr)
45. Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn
khách hàng của Công ty thương mại- dịch vụ Tràng Thi (66tr)
46. Nâng cao mức độ thoả mãn khách hàng tại Công ty thương mại dịch vụ Tràng
Thi
Chương II. Kết quả nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài khi
đi du lịch ở Việt Nam.
I. Giới thiệu chung về cuộc nghiên cứu.
1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
1.1 Vấn đề nghiên cứu.
Tỷ lệ người du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam là rất thấp
Muốn nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với người nước ngoài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
I.2.1. Tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách du
lịch nước ngoài
- Tiêu chí đánh giá mức độ thỏa mãn

- Các yếu tố chi phối tới tiêu chí thỏa mãn
I.2.2. Hành vi của du khách nước ngoài tại Việt Nam
- Lý do và kỳ vọng cho chuyến đi.
- Thông tin họ tìm kiếm về Việt Nam thông qua những phương tiện nào.
- Họ sử dụng những dịch vụ gì
- Đi du lịch vào dịp nào, cùng ai
- Thời gian cho chuyến đi
- Chi phí cho chuyến đi
- Cách thức tổ chức chuyến đi
19
I.2.3. Đánh giá sự trải nghiệm của du khách về chuyến đi
- So sánh sự trải nghiệm thực tế của bản thân họ với kỳ vọng ban đầu
- Sự cải thiện mong muốn mà người du lịch mong muốn ở những địa điểm mà
họ đi qua để nó trở nên hấp dẫn hơn
I.2.4. Thái độ và phản ứng của người nước ngoài sau khi đi du lịch ở Việt Nam
- Đánh giá mức độ hài lòng về chuyến đi
- Tỷ lệ quay trở lại.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu được tác giả tiến hành qua hai giai đoạn:
- Nghiên cứu sơ bộ: sử dụng phương pháp định tính, thảo luận để tìm ra mô
hình cũng như bước đầu thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau
phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra nhằm xác định các yếu
tố tác động đến sự hài lòng cũng như các thông tin cần thiết cho bài nghiên
cứu.
- Xử lý số liệu nghiên cứu: sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định các thang
đo được sử dụng trong phỏng vấn.
Trong bảng câu hỏi điều tra phục vụ quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng thang
đo thứ bậc và thang đo Likert để đánh giá mặt định tính. Ưu điểm của thang đo

thứ bậc là sẽ giúp người nghiên cứu khai thác được ấn tượng của du khách về
các tiêu chí liên quan tới mức độ hài lòng, mặt khác tạo sự dễ dàng cho người trả
lời.
Sử dụng thang đo Likert sẽ phần nào lượng hóa và đo lường trọng số các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách.
3. Kế hoạch nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam biết các ngôn ngữ Anh hoặc Trung.
3.2. Xác định nguồn thông tin
20
- Thông tin thứ cấp: sử dụng các trang web, báo, tạp chí kinh tế, số liệu thống
kê của tổng cục du lịch, các bài luận văn có liên quan.
- Thông tin sơ cấp: điều tra phỏng vấn
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra phỏng vấn cá nhân trực tiếp
3.4. Công cụ nghiên cứu
Bảng câu hỏi thăm dò ý kiến của du khách
3.5. Kế hoạch lấy mẫu.
Xác định phương pháp lấy mẫu
Xác định kích thước mẫu
3.6. Thu thập và xử lý dữ liệu
Thời gian tiến hành thu thập thông tin: Bắt đầu từ khi chọn đề tài tháng 1/2010.
3.7. Thời gian, chi phí và lợi ích dự kiến
Thời gian tiến hành bài nghiên cứu từ 15/1/2010-10/05/2010
Chi phí: chi phí tài chính tìm tài liệu, phiếu điều tra cùng chi phí công sức của
tác giả trong suốt thời gian hoàn thiện
Lợi ích dự kiến: những thông tin có giá trị theo mục tiêu ban đầu đề ra.
4. Tiến hành thu thập thông tin
4.1. Kích thước mẫu và thủ tục chọn mẫu.
Qua cân nhắc giữa yếu tố ngôn ngữ, khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu

cũng như điều kiện về thời gian tác giả quyết định chọn kích thước mẫu là 200
đại diện cho tổng thể mẫu, phương pháp chọn mẫu được sử dụng là chọn mẫu
ngẫu nhiên tiện lợi.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp
4.3. Lập bảng câu hỏi:
Áp dụng các kĩ thuật thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu Marketing như cấu
trúc, hình thức, các kiểu câu hỏi,…đảm bảo tính logic và khoa học.
4.4. Tiến hành phỏng vấn
Thời gian tiến hành điều tra phỏng vấn: 20/3/2010 đến 18/4/2010.
21
Địa điểm tiến hành điều tra: tập trung vào 3 khu vực chính: Văn miếu Quốc Tử
Giám, Hồ Gươm, Bảo tàng dân tộc học, ngoài ra còn điều tra tại một vài địa
điểm tập trung nhiều du khách nước ngoài khu nghỉ trọ, khu mua sắm, địa điểm
vui chơi khác.
5. Xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu trên máy tính thông qua các bước:
Mã hóa số liệu
Nhập số liệu
Ứng dụng công năng của phần mềm để phân tích: tính tần suất, so sánh chéo
II. Kết quả của cuộc nghiên cứu.
1.Tiêu chí và các yếu tố chi phối tới sự thỏa mãn của khách du lịch nước
ngoài.
1.1. Xem xét yếu tố quốc tịch có ảnh hưởng như thế nào đến số lượng
khách du lịch đến Việt Nam và nó tác động đến sự thỏa mãn ra sao.
Biểu đồ phần trăm khách du lịch từ các quốc gia khác nhau đến Việt Nam
quoc tich

Frequenc
y Percent
Valid

Percent
Cumulativ
e Percent
Vali
d
uc 30 20.0 20.0 20.0
thuy dien 5 3.3 3.3 23.3
duc 15 10.0 10.0 33.3
phap 25 16.7 16.7 50.0
my 25 16.7 16.7 66.7
anh 30 20.0 20.0 86.7
dan mach 10 6.7 6.7 93.3
cac nuoc
khac
10 6.7 6.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
22
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà nhóm đã
đi thu thập điều tra thì số lượng khách đến từ Úc, Anh là chiếm nhiều nhất( đều
chiếm 20%), tiếp đó là các nước Mỹ, Pháp ( đều chiếm 16,7%), Đức ( 10%), Đan
Mạch và các nước khác ( 6,7%), thấp nhất là Thụy Điển (3,3%).
Úc, Anh, Mỹ, Pháp đều là những nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người
cao, do vậy đây sẽ là những thị trường tiềm năng để các công ty kinh doanh lữ hành
hướng các trương chình quảng cáo, xúc tiến cũng như hỗ trợ về các hoạt động, thủ
tục lằng nhằng cho khách du lịch nhằm gia tăng số lượng khách hơn nữa cũng như
nâng cao sự thỏa mãn cho họ.
Mặc dù gần đây, xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại Mỹ, khiến cho số
người thất nghiệp ở nước này tăng lên đáng kể, một phần không nhỏ trong số họ đã
đi du lịch bằng tiền trợ cấp và Việt Nam là một điểm đến lý tưởng bởi chi phí thấp
và nhiều yếu tố hấp dẫn khác ( sự ổn định về chính trị, văn hóa lâu đời, một nước

nhiệt đới với nhiều cảnh đẹp và đồ ăn phong phú…) những người này đến du lịch ở
Việt Nam nhưng nói chung chi tiêu của họ không lớn lắm, điều này làm giảm thu
nhập ngoại tệ từ du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, nền kinh tế của họ đang có dấu hiệu
khởi sắc và với những nỗ lực của các bộ, tổ chức du lịch ở nước ta nhằm làm tăng
them sức hấp dẫn của các địa điểm và hoạt động du lịch, chúng ta có thể hi vọng
rằng tới đây nước ta có thể đón được nhiều lượt khách du lịch quốc tế có nhu cầu và
thu nhập cao hơn
Xem xét mối liên quan giữa yếu tố quốc tịch và yếu tố sự biết đến các địa
điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.
Theo như kết quả điều tra được, với 6 địa điểm du lịch nổi bật mà nhóm đưa ra thì
chỉ có Hà Nội là có đến 100% khách du lịch ở các nước đều biết đến. Điều này một
phần có lẽ là do Hà Nội cũng là thủ đô của nước ta, nó được biết đến như một thủ
đô ngàn năm văn hiến với bề dày lịch sử cũng như văn hóa và kiến trúc. Nhưng
hình ảnh thủ đô Hà Nội trong con mắt người nước ngoài là như thế nào? và liệu sau
một thời gian dài phát triển thì hình ảnh đó đã thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu
23
cực? và chúng ta cần làm gì để khiến cho hình ảnh Hà Nội trong con mắt người
nước ngoài la một thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, là một thủ đô văn
hiến? điều này chúng ta sẽ xét đến sau khi đã phân tích mức độ thỏa mãn của họ với
thực trạng ở Hà Nội hiện nay.
Tiếp theo là Hạ Long và TPHCM, tuy nhiên Hạ Long lại có phần nhỉnh hơn với
90% số người được hỏi trả lời là họ có biết đến, trong khi đó TPHCM chỉ có 87%,
điều này có lẽ cũng do một phần sai sót khi đi điều tra, bởi vì người phỏng vấn của
nhóm chủ yếu dung tiếng anh do vậy họ không tiếp cận được với khách du lịch
thuộc những nước không sử dụng tiếng anh nhiều, trừ phi những người thuộc những
nước này có khả năng giao tiếp bằng tiếng anh. Những người không biết đến 2 địa
điểm này chủ yếu thuộc Đức và Đan Mạch và một vài nước khác nữa, điều này cho
thấy công tác quảng bá du lịch cho 2 địa điểm này cũng rất mạnh và nó cũng đã
nhắm vào những thị trường trọng điểm, nhờ vậy mà nâng cao được mức độ biết đến
của 2 địa điểm này trong con mắt người nước ngoài. Nhất là thời gian vừa rồi, công

tác vận động, tranh thủ ý kiến ủng hộ để bầu Hạ Long là kì quan thiên nhiên thế
giới cũng đã góp phần khá lớn trong việc quảng bá thương hiệu Hạ Long đối với thế
giới. Còn TPHCM, là thành phố lớn thứ 2 của cả nước, thành phố mang tên Bác,
vốn dĩ đã được khẳng định trên bản đồ thế giới từ khi nước ta dành được độc lập
1975, đây cũng là nơi đóng quân của quân đội Mỹ, Pháp trong thời gian chiến tranh
nên có thể nói đây là một thành phố có lối sống theo phong cách phương tây khá rõ
và cũng là nơi được nhiều khách du lịch nước ngoài biết đên.
Tiếp theo là Huế với 77% số người được hỏi biết đến, Sapa với 57% và thấp nhất là
Nha Trang với 37%. Phần lớn những người trả lời không biết đến 3 địa điểm này lại
ở Úc, Pháp, Mỹ và một số nước khác. Điều này quả thực là đáng tiếc, bởi vì đây là
những địa điểm tiềm năng để khai thác du lịch, Huế với những nét cổ kính, đơn sơ
và thơ mộng cùng với nhã nhạc cung đình Huế( một di sản văn hóa phi vật thể đã
được cả thế giới công nhận) là những thế mạnh mà không nơi nào có được, nếu như
khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của Việt Nam thì không có nơi
nào lý tưởng hơn là đến Huế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
du lịch cần phải xem xét lại công tác quảng bá du lịch tại các địa điểm này đến
những thị trường Mỹ, Úc, Pháp hơn nữa. Sapa và Nha Trang cũng vậy, Sapa trong
lành và yên tĩnh cùng với những phong tục của người dân bản xứ: chợ tình sapa…
chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Còn Nha Trang, được mệnh danh là
“ Hòn Ngọc Việt” cũng là một địa điểm khai thác du lịch rất lý tưởng.
Xem xét mối quan hệ giữa yếu tố quốc tịch và lý do đi du lịch của khách du
lịch nước ngoài
Theo như số liệu phân tích, lý do chủ yếu họ đi du lịch ở Việt Nam là để tìm hiểu về
văn hóa và di sản( có tới 64% số người được hỏi trả lời rằng họ đến Việt Nam vì lý
do này), lý do tiếp theo chiếm ưu thế hơn cả là đi để thám hiểm ( có 47% số người
đi vì lý do này), tiếp đến là đi để trải nghiệm thiên nhiên( 44%), đưa gia đình đi
nghỉ(34%) , đi theo cặp(17%), thư giãn(27%), và các lý do khác(10%). Điều này
cho thấy lý do chủ yếu để họ đi du lịch là tìm hiểu về văn hóa của nước ta, các lý do
khác chủ yếu là do họ đi theo tour, 1 tour du lịch sẽ đi xuyên qua mấy nước và trên
24

hành trình của họ thì họ đi qua Việt Nam hoặc cũng có thể là họ đi du lịch một
mình( chúng ta vẫn quen gọi là Tây Ba Lô) thì họ đi ngang qua nước ta.
Phân tích bảng chéo cho thấy, khách du lịch đến Việt Nam với lý do tìm hiểu về văn
hóa chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, những nước phương tây phát
triển, phải chăng vì vậy mà họ quan tâm đến một quốc gia phương đông nhỏ bé và
nền văn hóa lâu đời như Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, việc quảng bá du lịch
của nước ta đã thực sự biết khai thác những thế mạnh của mình và họ cũng đang
nhắm đến những thị trường rất tiềm năng.
Khách du lịch đến từ Úc cũng chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu khách du lịch
nước ngoài đến Việt Nam hiện nay, nhưng lý do chủ yếu của họ là đưa gia đình đi
nghỉ và thư giãn, còn các lý do khác thì hầu như không quan trọng. Phải chăng điều
này là do việc di chuyển từ Úc đến Việt Nam khá là thuận tiện, đi lại dễ dàng, chi
phí lại không cao.
Tuy nhiên, Tại cuộc hội thảo liên quan đến xúc tiến du lịch do Tổng cục Du lịch tổ
chức, các chuyên gia đưa ra kết quả nghiên cứu, có khoảng 160 triệu khách du lịch
thuộc dạng allocentric (ít quan tâm đến giá cả, có học thức thích điểm đến còn mới,
quan tâm đến văn hoá, con người, độc thân hoặc có gia đình nhưng chưa có con)
thích đi du lịch ở châu Á và số lượng du khách này có thể quan tâm đến du lịch Việt
Nam.
Nhưng nước ta mới chỉ đón được 4 triệu khách, đây là con số đáng phải suy ngẫm
đối với ngành Du lịch
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là ngoài công tác quảng bá du lịch nhắm vào những thế
mạnh của mình thì nước ta cũng làm sao để giúp cho khách du lịch đi lại thuận tiện
nhất, để khi mà khách du lịch họ đã có ý định đi du lịch ở Việt Nam thì họ sẽ không
phải suy nghĩ nhiều về vấn đề đi lại, ăn ở cũng như các thủ tục khác.
Xem xét mối quan hệ giữa quốc tịch với nguồn thông tin mà họ sử dụng khi đi
du lịch ở Việt Nam.
Khi phân tích bảng chéo ta có thể thấy, phần lớn khách du lịch họ sử dụng internet,
sách hướng dẫn du lịch và thong qua bạn bè, người thân để tìm kiếm các thong tin
về du lịch.

quoc tich * internet Crosstabulation
Count

internet Total
co khong co
quoc
tich
uc 20 10 30
thuy dien 5 0 5
duc 10 5 15
phap 10 15 25
my 20 5 25
anh 25 5 30
dan mach 0 10 10
25

×