Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm mầm non Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt tham gia hoạt động chung của lớp tại trường Mầm non Hương Sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 15 trang )

Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI CÁ BIỆT
THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA LỚP TẠI
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn sáng kiến
Qua nhiều năm công tác trong ngành mầm non, tôi thật sự hạnh phúc mỗi khi
nhìn thấy các trẻ của tơi tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp. Hoạt động
chung là hoạt động chủ yếu được tôi lựa chọn để tổ chức cho trẻ vui chơi và học tập
trong trường mầm non. Qua đó, tơi dễ dàng cung cấp kinh nghiệm xã hội, hình thành
thói quen tốt để phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ. Đầu năm, tôi thấy lo lắng khi
một số trẻ lớp tôi không chịu tham gia vào hoạt động chung của lớp vì có biểu hiện cá
tính đặc biêt về tính cách. Tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc trao đổi với phụ huynh
và đo Chuẩn 11 Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. Kết quả
thu được 8/38 trẻ có cá tính đặc biệt về tính cách. Trẻ chưa biết lắng nghe ý kiến người
khác, chưa biết nói lên ý kiến bản thân, chưa biết phối hợp với bạn để thực hiện nhiệm
vụ được giao. Việc trẻ không tham gia vào hoạt động chung của lớp sẽ làm hạn chế sự
phát triển và ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của trẻ. Với vai trò
là một giáo viên mầm non cùng lịng u nghề, tơi đã khơng ngại khó khăn tìm ra biện
pháp phù hợp giúp trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt về tính cách tham gia hoạt động chung của
lớp. Đó là lí do tơi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt tham gia
hoạt động chung của lớp tại trường Mầm non Hương Sen” và cũng là những việc làm
cần thiết trong vai trị phát triển cho trẻ khơng riêng ở bậc học mầm non mà cịn có ý
nghĩa to lớn ở nhiều bậc học khác.
2. Mục đích của sáng kiến
Nhằm để nghiên cứu, học hỏi và tiếp tục tìm ra một số biện pháp mới để giúp trẻ
5 – 6 tuổi cá biệt về tính cách tham gia hoạt động chung của lớp. Cụ thể như sau:



2

Một là, giúp giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng tình cảm yêu thương
cho trẻ qua việc khen thưởng và động viên khích lệ tinh thần cho con.
Hai là, có kinh nghiệm trong việc hình thành ở trẻ cá biệt về tính cách kỹ năng
hoạt động nhóm. Từ đó trẻ thu nhận kiến thức nền tảng làm hành trang vững chắc
bước vào lớp Một.
Ba là, giúp giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng mơi trường lớp học và
sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong việc giúp trẻ cá biệt về tính cách tham gia
hoạt động chung của lớp
Bốn là, tôi mong muốn phụ huynh có nhìn nhận đúng đắn về khả năng tham gia
hoạt động chung của trẻ cá biệt về tính cách và chia sẻ với phụ huynh kinh nghiệm
giúp trẻ cá biệt tham gia hoạt động chung của lớp.
Tôi mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp
phần chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp tại cơ sở và trường bạn quan tâm
đến đề tài này
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc đo Chuẩn 11 Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn
bè và mọi người xung quanh.
Nôi dung

Số trẻ

Số trẻ đạt

Chỉ số 48: Lắng nghe ý kiến của người khác


chưa đạt
7/38 (18%)

31/38 (82%)

Chỉ số 49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn

8/38 (21%)

30/38 (21%)

8/38 (21%)

30/38 (21%)

8/38 (21%)

30/38 (21%)

Chỉ số 51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người
lớn
Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng
người khác

Từ kết quả khảo sát trên, tơi thấy một số trẻ lớp tơi có tính cách cá biệt khơng
chịu tham gia vào hoạt động chung của lớp. Tôi bắt đầu nghiên cứu biện pháp để tìm
cách giúp trẻ cá biệt về tính cách lớp tôi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Để
việc nghiên cứu đề tài này được xuyên suốt dựa trên thực tiễn lớp, tôi đã mạnh dạn đề
ra một số biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng tình u thương với trẻ cá biệt về tính cách, động viên
khuyến khích trẻ cá biệt về tính cách tham gia hoạt động chung của lớp


3

a. Xây dựng tình cảm u thương giữa cơ và trẻ cá biệt về tính cách.
Một đứa trẻ khi mới sinh ra đã biết cảm nhận tình cảm yêu thương với người thân
và mọi người xung quanh theo cách riêng của mình. Tình cảm đối với một đứa trẻ
được xem là sức mạnh vạn năng để điều chỉnh hành vi. Điều này có ý nghĩa vơ cùng to
lớn với những trẻ có tính cách đặc biệt. Đối với trẻ cá biệt về cá tính, ta khơng thể
dùng lời đe dọa để bắt bé làm theo yêu cầu của người khác mà chỉ có thể dung tình
cảm để điều khiển hành vi của trẻ. Vì thế tơi tìm cách xây dựng tình cảm u thương
giữa tơi và trẻ để rút ngắn khoảng cách với trẻ. Khi đó, trẻ xem tơi là “một người bạn”
và trở nên cởi mở thân thiện với tôi hơn. Khi học và chơi cùng tôi, trẻ đã bộc lộ hết nét
tính cách của mình, lúc đó tơi dễ dàng giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
chung của lớp. Một trong những cách làm để tơi xây dựng tình cảm giữa cơ và trẻ là.
Thơng qua bảng Bé đến lớp, tôi thiết kế nội dung “Kiểu chào bé thích” bằng cách
cho trẻ gắn tên điểm danh vào một trong những cử chỉ gần gũi thân thiện như nháy
mắt, cười tươi, đập tay, đá chân, ôm,.... và sau đó sẽ thực hiện cách chào này với cơ.
Bên cạnh đó, tơi dùng những câu chào thân thiện “Hello con trai, hơm nay con là
người chiến thắng vì đi học sớm số 1! Hay cô chào công chúa của cơ, con có chiếc váy
đẹp q …” những thái độ tích cực của tơi sẽ tạo cảm giác an toàn và tâm thế vui vẻ,
thoải mái cho ngày học mới. Với cách chào đón bé bằng cử chỉ giao tiếp cảm xúc này
sẽ tạo hứng khởi cho trẻ một ngày mới đờng thời tăng tình cảm u thương giữa tơi
với trẻ.
Khơng chỉ niềm nở vui vẻ thời điểm đón trẻ vào lớp mà tơi ln giữ thái độ tích
cực trong suốt thời gian trẻ sinh hoạt ở lớp. Bản thân tơi ln dùng lời nói kết hợp thái
độ, cử chỉ, tích cực với trẻ. Có lần, một trẻ cá biệt về tính cách của lớp tơi gặp khó
khăn, trong một số hoạt động trẻ bị mắc lỗi, thực hiện cịn vụng về chưa như mong

muốn,... những lúc đó tơi khơng to tiếng trách phạt mà dùng lời nói u thương để
động viên, khuyến khích, khơi gợi cảm hứng, để trẻ tiếp tục hoạt động đến cùng một
cách tự nhiên khơng gị bó, mắc cỡ hay sợ sệch gì.
Tơi ln quan sát xem trẻ cá biệt về tính cách có nhu cầu gì thì đáp ứng tránh để
trẻ rơi vào trạng thái cáu gắt, bùng nổ hoặc tủi thân trống trải. Ngồi ra, tơi ln dành
thời gian để nghe trẻ nói và tâm sự. Đối với trẻ cá biệt về tính cách, trẻ chỉ chịu tâm
sực, bộc bạch với người mà trẻ cảm thấy gần gũi, thân thương và tin tưởng. Vì thế tơi


4

ln tỏ ra rất quan tâm và thích thú khi nghe trẻ tâm sự, thường xuyên chú ý động thái
của trẻ, đặt câu hỏi bắt chuyện với trẻ để thể hiện sự quan tâm của mình như “Con
đang làm gì đó? Cơ có giúp gì được cho con khơng? Con lấy giúp cô chiếc bút nhé,
Con đến đây xem cô làm gì nè, con làm giúp cơ nhé”.
Những việc làm trên được tôi lập đi lập lại thường xuyên trong sinh hoạt hằng
ngày dần dần trẻ cảm thấy tin tưởng, gần gũi và u mến tơi hơn. Điều này có ý nghĩa
to lớn với trẻ cá biệt về tính cách và giúp trẻ chủ động giao tiếp với cô hơn. Mặc khác
cũng góp phần giảm khả năng gây sự chú ý của trẻ cá biệt khó tính ương bướng và dễ
dàng bắt nhịp cho trẻ cá biệt về tính cách tham gia vào hoạt động chung của lớp hơn.
b. Khen thưởng khích lệ tinh thần trẻ cá biệt về tính cách bằng những ticker điểm
thưởng.
Để các bé có nề nếp tốt trong sinh hoạt hằng ngày, tôi và cả lớp cùng nhau xây
dựng một số quy ước. Một trong những quy ước đó là nếu bé nào ngoan tự giác thực
hiện và hồn thành đến cùng u cầu của cơ đưa ra sẽ được tặng một ticker điểm
thưởng. Chẳng hạn như khi đi học đều và tập giờ thể dục sáng, cô sẽ tặng con một
ticker điểm thưởng, hay biết tham gia cùng bạn cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong
cũng được cô tặng 1 ticker điểm thưởng. Nhiệm vụ các con là chỉ việc tích lũy ticker
và đổi q vào mỗi cuối tuần. Món q đơi khi chỉ có giá trị tinh thần khích lệ như là
một cái kẹo, một gói bánh, một hình dán hay con búp bê nho nhỏ,...Nhưng được đa số

các bé hưởng ứng và tích cực tham gia. Chưa bao giờ tơi thấy lớp đi học khá đầy đủ
như vậy. Từ khi áp dụng cách làm này tôi thấy trẻ của tôi ngoan hơn và có nhiều cố
gắng trong các hoạt động tơi đưa ra. Bên cạnh đó thì 3 bé trong số 8 bé cá biệt lớp tơi
vẫn cịn tỏ ra thái độ không cần. Sau khi giao nhiệm vụ thu dọn đồ chơi, tôi gọi từng
trẻ lên nhận thưởng ticker, bạn nào nhận được thì ngời sang 1 bên. Riêng mỗi 3 bạn
chưa tham gia dọn dẹp đồ chơi, tôi cầm ticker giả vờ tặng rồi đợi con giơ tay nhận, lúc
này tơi làm động tác chợt nhớ lại và nói “Cơ quên, Dũng, Tuấn Khang, Vũ Phong
không tham gia nên ticker tạm thời cô giữ lại nhé, khi nào các con dọn đồ chơi cùng
các bạn sẽ được cô thưởng nhé”. Và như lời hứa, chiều thứ sáu mỗi tuần tôi cho các bé
lấy ticker đổi quà… Ba bạn không tham gia thường xuyên ít ticker chưa được đổi quà.
Cứ như vậy 1 hay 2 lần tiếp theo tôi thấy 3 trẻ này bắt đầu có nhu cầu nhận ticker
giống các bạn… Cuối cùng 3 trẻ cũng đã tham gia vào hoạt động và lần đầu đổi được


5

q u thích. Tơi thấy trẻ rất vui vẻ và những lần sau trẻ tích cực tham gia các hoạt
động chung của lớp hơn.

Kinh khí cầu đựng ticker điểm thưởng

Biện pháp 2: Rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ cá biệt về tính cách.
Từ đầu năm học, tơi tìm cách giải thích cho cả lớp ý thức việc lớp chúng ta cịn
có một số bạn cần được nhường nhịn và giúp đỡ. Tôi tổ chức nhiều hoạt động để động
viên cả lớp biết chia sẻ nhường nhịn cho các bạn cần giúp đỡ. Trẻ cá biệt về tính cách
của lớp tơi ít chịu tham gia vào hoạt động chung nhóm nhỏ cũng như hoạt động chung
của lớp. Nhiều lần tơi khuyến khích trẻ chơi cùng nhóm bạn nhưng hầu như trẻ không
chịu giao tiếp cũng không chịu tương tác với bạn trong nhóm do trẻ khơng có kỹ năng
hoạt động nhóm. Chính vì thế ln tìm cách rèn kỹ năng phối hợp nhóm cho trẻ cá biệt
về tính cách của lớp mình. Một trong những cách làm của tơi là. Bước đầu, tơi trị

chuyện và chơi cá nhân với từng trẻ. Trong lúc tương tác, tôi tạo cơ hội cho trẻ nói ý
kiến của mình, chăm chú lắng nghe trẻ nói và hưởng ứng theo trẻ, khen ngợi, khích lệ
và đờng tình sau mỗi khi lần trẻ đưa ra ý kiến riêng. Khi trẻ quen với việc hoạt động
nhóm 2 thành viên rồi, tôi tập cho trẻ hoạt động nhóm 3 thành viên và dần tăng số
lượng thành viên của nhóm…Qua nhiều lần hoạt động nhóm như vậy, tơi thấy trẻ tự
tin hơn và dần chấp nhận ý kiến riêng của các bạn, chịu tham gia hoạt động cùng bạn,
chấp nhận lời đề nghị của bạn và vui vẻ thực hiện quy định của nhóm hơn.

Rèn kỹ năng thảo luận nhóm cho trẻ


6

Tơi tập cho trẻ cá biệt về cá tính tham gia vào hoạt động chung nhóm qua đề tài
“Q trình phát triển của cây và điều kiện sống của cây”. Tơi giao cho mỗi nhóm sẽ tự
phân cơng chuẩn bị hạt giống, gieo trờng, chăm sóc, quan sát ghi chép lại q trình lớn
lên của cây. Và khơng qn đưa ra quy định, thành viên nào trong nhóm khơng làm
theo quy định, không phối hợp với bạn sẽ bị loại ra khỏi nhóm và khơng được ra thăm
vườn, chăm sóc vườn mỗi ngày.

Bé gieo trồng và chăm sóc củ hành, củ tỏi

Tơi nhận thấy trẻ cá biệt về tính cách của lớp tôi rất hứng thú tham gia hoạt động
mang tính sự kiện này vì qua hoạt động này trẻ được tự do thể hiện ý tưởng, tình cảm
của mình vào trong sản phẩm trang trí trường, lớp hoặc làm ra sản phẩm để tặng người
thân. Vì thế vào những dịp đặc biệt, sự kiện lễ hội tôi thường tổ chức cho trẻ các hoạt
động như làm trang trí lớp học, làm quà lưu niệm, gấp hoa, bó hoa tặng người thân
trong những ngày lễ hội, sinh nhật. Và trước khi cho trẻ thực hiện các hoạt động này,
tôi làm tốt cơng tác mở chủ đề sự kiện để kích thích nhu cầu tham gia của trẻ. Tơi cũng
khơng qn giao nhiệm vụ cho nhóm và tập cho trẻ biết phối hợp cùng bạn để có sản

phẩm trang trí lớp học,…


7

Bé trang trí Noel, vẽ đồng hồ tặng mẹ ngày 8/3

Nhóm bạn trai bó hoa tặng nhóm bạn gái ngày 8/3

Tơi thường xun tổ chức cho trẻ hoạt động ngồi trời, tạo cơ hội cho trẻ cá biệt
về tính cách được chơi trị chơi vận động và hịa mình với thiên nhiên để trẻ cảm thấy
thoải mái tinh thần vì được hít thở khơng khí trong lành, được tắm nắng, dạo chơi
ngồi trời qua các trị chơi gắn kết tình đờng đội trong nhóm như cặp kè, chim đổi
lờng, thỏ đổi ch̀ng

Bé chơi trị chơi cị chẹp – trị chơi cặp kè


8

Kết quả bất ngờ, tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia cùng bạn phối hợp nhịp vì trẻ
được trải nghiệm thực tế từ gieo trờng, tưới nước, chăm sóc và thu hoạch.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục và sử dụng hiệu quả đồ dùng
trực quan trong việc giúp trẻ cá biệt về tính cách tham gia hoạt động chung của
lớp.
 Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ cá biệt về tính
cách tham gia thực hiện.
Tôi luôn quan sát trẻ chơi để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp
thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Để giúp trẻ cá biệt về tính cách thêm tự tin, mạnh
dạn khi tham gia hoạt động chung với các bạn. Tôi luôn chịu khó tìm cách xây dựng

mơi trường lớp học sao cho nổi bật, các góc cới cuốn hút để trẻ tự giác tham gia vào
hoạt động vui chơi cùng bạn. Tùy vào khả năng đặc biệt và sở thích của trẻ cá biệt về
tính cách mà tơi có kế hoạch xây dựng môi trường chơi sao cho phù hợp với nhu cầu
chơi của trẻ Cụ thể là trong số trẻ cá biệt về tính cách lớp tơi và có khả năng tạo hình
tốt. Tơi chú trọng thiết kế góc tạo hình ở lớp bắt mắt với nhiều loại nguyên vật liệu cho
trẻ sáng tạo. Sắp xếp đờ dùng tạo hình, ngun vật liệu tạo hình dễ lấy dễ sử dụng,...

Góc tạo hình với đa dạng các nguyên liệu và dụng cụ tạo hình


9

Một số khác, trẻ cá biệt lớp tơi có tố chất âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc
tốt. . Vì thế tơi xây dựng góc âm nhạc lớp tơi thật bắt mắt với nhiều loại trang phục
múa như áo dài, áo tứ thân, trang phục dân tộc, vải vốc, mũ độ, quạt, lụa để trẻ biểu
diễn. Ngồi ra, tơi cịn bày trí nhiều loại nhạc cụ như song loan, gáo dừa, phách tre,
đàn organ, đàn T’rưng,…để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của bản thân. Bên cạnh đó,
tơi thiết kế các trò chơi âm nhạc để cuốn hút trẻ tham gia chơi cùng các bạn ích cực, tự
nhiên và đơi khi có phần sơi động hơn.

Bé hứng thú chơi góc âm nhạc cùng nhóm bạn

Sau các cách làm xây dựng môi trường giáo dục dựa trên nhu cầu hứng thú, khả
năng của trẻ. Tôi nhận thấy trẻ cá biệt về tính cách bắt đầu trưởng thành hơn, mạnh
dạn hơn khơng cịn nhút nhát khi chơi nữa, biết kiềm chế cảm xúc bản thân và trẻ tăng
dần khả năng phối hợp, đồn kết với nhóm bạn.
 Sử dụng đờ dùng trực quan, đa dạng phong phú trong hoạt động có chủ
đích, phù hợp với nội dung hoạt động và hứng thú của trẻ cá biệt về tính
cách.
Sử dụng đờ dùng trực quan trong các hoạt động có chủ đích trong trường mầm

non chiếm vị trí rất quan trọng và trẻ có tích cực tham gia vào hoạt động do cô tổ chức
hay không phần lớn nằm ở cách chọn và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi trực quan. Bởi
vì đờ dùng đờ chơi trực quan huy động tất cả các giác quan của trẻ vào quá trình nhận


10

thức của trẻ mầm non nói chung và có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ cá biệt nói riêng. Vì
thế khi lựa chọn đờ dùng trực quan, tơi thường lưu ý sau.
- Vật thật và đồ dùng đồ chơi phải mới, sạch sẽ có màu sắc đẹp, tươi tắn, có hình
dáng đẹp giống thực tế, có tính thẩm mỹ, dễ sử dụng thao tác, có tính chuyển động và
có thể phát ra âm thanh để gây sự hấp dẫn đối với trẻ. Chẳng hạn như khi sử dụng
tranh ảnh để dạy trẻ thì tơi chọn những tranh vẽ cần giống thực tế, kích thước vừa đủ
để quan sát, các chi tiết, đường nét trong tranh phải to rõ dễ nhìn dễ quan sát, tranh
phải mới màu sắc hấp cuốn hút trẻ. Từ đó trẻ chú ý quan sát để khám phá, hứng thú
hoạt động với tranh và tri giác nội dung tranh tốt hơn.
- Sử dụng đồ dùng đồ chơi trực quan do tự tay trẻ cùng làm với cô. Tôi thường
giữ lại những sản phẩm vẽ, tô màu, cắt dán của trẻ để làm đồ chơi sáng tạo.

Lô tơ cùng chữ cái – Trị chơi cá ngựa

Chẳng hạn như đờ chơi học tập “Lơtơ cùng con số”, “Trị chơi cá ngựa”,… được
tôi và trẻ cùng làm. Trẻ tô màu số lượng các con vật, cắt dán số lượng từ 1 đến số
lượng 9, viết số từ số 1 đến số 9 lên muỗng nhựa (như hình minh họa bên dưới). Lhi
được chơi món đờ chơi tự tay mình làm trẻ cảm thấy hứng thú và tích cực chơi hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đờ dùng đờ chơi trực quan hiệu quả cũng rất quan
trọng. Tơi ln tìm và thử nhiều hình thức cho trẻ quan sát sao cho đạt hiệu quả cao
nhất. Thay vì đặt đờ dùng đồ chơi trực quan lên bàn và giới thiệu “Đây là....” thì tơi tạo
sự tị mị cho trẻ để trẻ tập trung tham gia vào hoạt động quan sát như dùng khăn che
lại, nói đặc điểm cho trẻ đốn tên hoặc che lại và cho trẻ sờ đồ vật, nghe âm thanh,


Trò chơi học tập thiết kế trên mảng tường


11

ngửi mùi vị,... và đốn tên đờ vật. Hoặc là trò chơi học tập được thiết kế trên tường sẽ
tạo cảm giác mới lạ cho con, từ đó con chủ động tập trung nội dung trò chơi tốt.

Biện pháp 4: Công tác phối hợp với phụ huynh về việc giúp trẻ cá biệt về tính
cách tham gia hoạt động chung của lớp.
Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy đa số trẻ cá biệt về tính cách của lớp tơi ít có thời gian
được gần ba mẹ. Trẻ chủ yếu là do ơng bà, cơ dì hoặc người giúp việc chăm sóc. Số
đông, phụ huynh chỉ chú trọng đáp ứng nhu cầu vật chất mà quên quan tâm đến khả
năng học tập và phát triển nhân cách của bé như thế nào.
Để giúp trẻ phát triển tồn diện về nhân cách thì việc phối kết hợp giữa nhà
trường và gia đình là việc quan trọng. Chính vì vậy, trong buổi họp phụ huynh vào đầu
năm học tôi trao đổi cùng phụ huynh về nội dung chương trình giáo dục mầm non đặc
biệt là Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi về các chỉ số bé cần đạt trong năm học này. Trong đó
cho chỉ số trẻ biết phối hợp với cô và bạn trong hoạt động chung và chỉ só trẻ biết thực
hiện 2,3 yêu cầu và nội dung trọng tâm bé cần đạt ở các môn học con học tại trường
cùng các hoạt động trong năm học. Từ đó, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của
việc phát triển khả năng phối hợp của trẻ với lớp, đây là bước đầu hình thành cho trẻ
tác phong làm việc thời cơng nghiệp hóa hiện nay. Để trẻ thành công sau này, nhất
thiết phải điều chỉnh khí chất cá biệt của trẻ để trẻ tích cực tham gia hoạt động chung
của lớp như thế trẻ sẽ dễ dàng thu nhận kiến thức kỹ năng cần thiết để vào lớp Một sau
này.


12


Vì vậy trong q trình chăm sóc trẻ, tơi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
tình hình bé trên lớp, những tiến bộ mà bé đạt được, những kỹ năng cần rèn luyện
thêm, để phụ huynh cùng kết hợp rèn luyện cho bé giúp bé nhanh tiến bộ. Khuyến
khích phụ huynh trao đổi cùng bé, giao những việc vừa sức với bé và rèn luyện sự tập
trung chú ý của bé. Thông qua group zalo của lớp, tôi gửi những hình hoạt động của cả
lớp đờng thời gửi những ảnh hạn chế của trẻ khi tham gia các hoạt động ở lớp. Từ đó,
phụ huynh nhìn thấy được khả năng phối hợp của con mình. Qua giờ đón trả trẻ, tơi trị
chuyện trực tiếp với phụ huynh để chia sẻ một số biện pháp giúp trẻ tham gia hoạt
động chung với mọi người trong nhà như thường xuyên chơi cùng trẻ, dành thời gian
lắng nghe trẻ nhỏ to tâm sự chuyện vui buồn ở lớp, tạo cơ hội cho trẻ nói lên ý kiến
bản thân và tơn trọng ý kiến của trẻ.

Qua một thời gian trao đổi, phối hợp với gia đình, tơi nhận thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt trong việc
tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn trong lớp.

III.

HIỆU QUẢ MANG LẠI

Qua một năm thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi cá biệt tham gia hoạt động
chung của lớp, trên tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng tình cảm yêu thương cho trẻ cá
biệt về tính cách qua việc khen thưởng và động viên khích lệ tinh thần cho con..
- Có kinh nghiệm trong việc hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ cá biệt
về tính cách. Từ đó trẻ thu nhận kiến thức kỹ năng nền tảng làm hành trang vững chắc
vào lớp Một..
- Giáo viên có kinh nghiệm trong việc việc xây dựng mơi trường giáo dục và sử
dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trẻ cá biệt về tính cách.



13

-

Giáo viên có kinh nghiệm trong phối hợp và chia sẻ với phụ huynh giúp trẻ cá

biệt tham gia hoạt động chung.
+ Đối với trẻ:
Nôi dung

Số trẻ

Số trẻ đạt

Chỉ số 48: Lắng nghe ý kiến của người khác

chưa đạt
0/38 (0%)

38/38 (100%)

Chỉ số 49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn

1/38 (3%)

37/38 (97%)

0/38 (0%)


38/38 (100%)

0/38 (0%)

38/38 (100%)

Chỉ số 51: Chấp nhận sự phân cơng của nhóm bạn và người
lớn
Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng
người khác

-

Trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động chung của lớp. Từ đó trẻ có

cơ hội lĩnh hội tốt các kỹ năng kiến để vững vàng bước vào lớp Một.
+ Đối với phụ huynh:
-

Phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của cha mẹ đối với việc giúp trẻ cá

biệt về tính cách tích cực tham gia vào hoạt động chung của lớp.
- Giữa phụ huynh và giáo viên đã trở nên thân thiện và có sự phối hợp tốt trong
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
IV.

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Sau những biện pháp đó với thời gian gần một học kỳ, tôi nhận kết quả thật bất

ngờ. Tôi thấy 8/8 trẻ cá biệt lớp tôi dần hòa nhập với các bạn tham gia vào hoạt động
chung của lớp. 100% trẻ biết chấp nhận sự phân cơng và vui vẻ thực hiện nhiệm vụ
của mình mà không cần lời động viên hay thỏa thuận của cô. Tôi thấy việc nghiên cứu
và thực hiện đề tài này có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc giúp trẻ cá biệt tham gia
vào hoạt động chung ngay tại lớp cũng như triển khai trong toàn trường. Ngoài ra, việc
dạy trẻ cá biệt tham gia vào hoạt động chung của lớp có thể áp dụng cho các trường
mầm non trên đất nước.
V.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua quá trình giáo dục tình u thương cho trẻ thơng qua các hoạt động ở lớp và
kết quả đạt được, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải cố gắng tự rèn luyện bản thân, không ngừng học tập bời dưỡng
chun mơn nghiệp vụ để có năng lực, kỹ năng, kiến thức nhất định và nắm được nội


14

chương trình giáo dục trẻ mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và nắm được đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp, hiểu rõ trình độ và năng lực, hồn cảnh và sở thích của
từng trẻ. Từ đó, lựa chọn biện pháp và hoạt động hấp dẫn, tạo cơ hội để giúp trẻ tham
gia vào hoạt động chung của lớp qua đó trẻ thu nhận kiến thức kỹ năng cần thiết để
vào lớp Một.
Giáo viên phải xây dựng tình cảm tốt đẹp với trẻ để trẻ cảm thấy an tâm và tự tin
thể hiện chính mình. Giáo viên tạo môi trường lớp học phong phú gây hứng thú cho trẻ
tham gia vào hoạt động trên lớp.
Thường xun quan tâm, tơn trọng khen thưởng khích lệ trẻ để trẻ có động lực
và niềm tin vào bản thân.
Giáo viên phải luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giúp trẻ cá biệt

tham gia hoạt động chung của lớp.
VI.

KẾT LUẬN

Là giáo viên ta cần phát hiện sớm trẻ có cá tính đặc biệt để giải thích cho phụ
huynh tầm quan trọng của vấn đề này. Từ đó giáo viên, nhà trường và phụ huynh cùng
nhau phối hợp giúp trẻ mạnh dạn và quen dần với việc tham gia vào hoạt động chung
của lớp. Cần tạo cho trẻ cơ hội để nói lên bản thân từ rất sớm để trẻ không quá nhút
nhát và ngại phối hợp với bạn. Qua một thời gian tìm tịi nghiên cứu các biện pháp
thích hợp trên, lớp tơi đã có được kết quả rất khả quan. Tôi thấy việc nghiên cứu và thể
hiện đề tài này có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc giúp trẻ cá biệt tham gia vào hoạt
động chung của lớp ngay tại lớp cũng như triển khai trong tồn trường. Có được kết
quả như vậy đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân kết hợp với phụ huynh, đồng
nghiệp đặc biệt là sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài này.


15



×