Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Luận văn chuẩn tìm hiểu hệ thống quản lý học tập moodle và xây dựng khóa học tin học lớp 6”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.74 MB, 74 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................7
1.

Lý do chọn đề tài khóa luận?...........................................................................................................8

2. Mục tiêu của khóa luận........................................................................................................................9
3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.................................................................................................9

4.

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận..............................................................................................9

5. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận............................................................................................9
6.

Sản phẩm nghiên cứu của khóa luận............................................................................................10

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING...11
1.1 Tổng quan về dạy học trực tuyến....................................................................................................11
1.1.1 Khái niệm đào tạo trực tuyến E- Learning...............................................................................11
1.1.2 Đặc điểm nổi bật của E-Learning.............................................................................................13
1.2 So sánh các phương pháp dạy học truyền thống và dạy học e- learning......................................14
1.2.1

Phương pháp học tập truyền thống...................................................................................15

1.2.2



Phương pháp học tập E-learning.......................................................................................16

1.2.3 Hoạt động của một hệ thống E-Learning.................................................................................17
1.3 Chuẩn đóng gói Scorm.....................................................................................................................19

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÓA HỌC MOODLE
..............................................................................................................................20
2.1 Giới thiệu về moodle.......................................................................................................................20
2.2 Lý do dùng moodle...........................................................................................................................21
2.2.1 Nhu cầu của học viên...............................................................................................................21


2.2.2 Kế hoạch làm việc của học viên...............................................................................................21
2.2.3 Các khóa học tốt hơn................................................................................................................21
2.3 Đối tượng sử dụng moodle.............................................................................................................22
2.4 Các tính năng của moodle...............................................................................................................22

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN TIN HỌC LỚP 6
..............................................................................................................................25
3.1 Chương trình tin học lớp 6..............................................................................................................25
3.1.1 Mục tiêu dạy học môn tin học lớp 6.........................................................................................25
3.1.2 Nội dung chương trình tin học lớp 6........................................................................................29
3.1.3 Xây dựng giáo án cho chủ đề Soạn thảo văn bản....................................................................31
3.2 Thiết kế khóa học tin học trên moodle........................................................................................35
3.2.1 Giao diện khóa học tin học trên Moodle..................................................................................35
3.2.2 Quản Lý thành viên..................................................................................................................36
3.2.3 Thiết lập khóa học tin học lớp 6...............................................................................................43
3.2.4 Thiết lập các tùy chọn cho khóa học tin học lớp 6..................................................................49


KẾT LUẬN.........................................................................................................67
Kết luận...................................................................................................................................................67
Những gì đã đạt được............................................................................................................................67
Những hạn chế.......................................................................................................................................68
Hướng phát triển...................................................................................................................................68

PHỤ LỤC............................................................................................................69
1. Cách cài Wampserver........................................................................................................................69
1.1 Chuẩn bị.......................................................................................................................................69


1.2 Cài đặt Wampserver 2.5..................................................................................................................69
2.Cách cài Moodle..................................................................................................................................72
2.1 Chuẩn bị.......................................................................................................................................72
2.2 Cài đặt..........................................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................76

Danh sách các từ viết tắt
STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CMS

2


LMS

3

LCMS

Content Management
System
Learning Management
System
Learning Content
Management System

Ý nghĩa
Hệ thống quản lý nội dung
hệ thống quản lý học tập
Hệ thống quản lí nội dung
học tập


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, việc thay dổi căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ln được chính phủ
ưu tiên và cải cách từng ngày, để phù hợp hơn với trình độ của các cấp học ở nước ta
hiện nay.
Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo
dục và đào tạo là một trong 9 nhiệm vụ quan trọng mà ngành Giáo Dục cần thực hiện.
Mơ hình E-learning là việc ứng dụng cơng nghệ thông tin, internet vào việc dạy và học
sẽ làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. Để làm được
những điều đó, việc học khơng chỉ cịn giới hạn trong nhà trường mà đã được mở rộng

hơn về không gian, thời gian và đa dạng hơn về hình thức tổ chức, hỗ trợ cho nhu cầu
“tự học” và “học suốt đời” của mỗi người. Trong Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2005-2010” của chính phủ cũng nêu rõ: “xây dựng cả nước trở thành một xã hội
học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa
tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi
lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây
dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ
trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập”. Vì vậy, cần phải đưa
ra những giải pháp cho vấn đề này, một trong số đó chính là học tập trực tuyến. Do đó,
khái niệm về dạy học trực tuyến ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà
trường cũng như học sinh. Việc nghiên cứu phát triển những mơ hình học tập trực
tuyến là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục hiện nay.
Nhận thức được các vấn đề quan trọng trên, tôi đã quyết định chon đề tài “Tìm
hiểu hệ thống quản lý học tập moodle và xây dựng khóa học tin học lớp 6” cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.
4


Nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tìm hiểu về dạy học trực tuyến E-learning: Chương này sẽ giới thiệu
về những kiến thức, thông tin cơ bản về e-learning, E-leaning trong đào tạo trực
tuyến.
Chương 2. Tìm hiểu hệ thống quản lý khóa học Moodle: Chương này sẽ tìm hiểu
tổng quan về gói phần mềm mở Moodle, các lí do, dối tượng và tính năng của gói
phần mềm.
Chương 3: Xây dựng khóa học tin học lớp 6: Mơ ta cấu trúc, cách xây dựng khóa
học tin học lớp 6 trên phần mềm mã nguồn mở Moodle và cách thực thi khóa học
trong thực tế

1. Lý do chọn đề tài khóa luận?

Hiện nay với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, nhiều giảng viên đã lựa chọn
cho mình những giáo án điện tử thật đặc sắc, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và giúp
học viên có thể tiếp thu bài học dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ở bộ môn tin học với đặc thù riêng là kỹ năng thực hành trên máy
tính, sự tư duy, sáng tạo của người học cùng với độ chính xác cao thì giáo án điện tử
cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Moodle là một trong những mã nguồn miễn phí
tốt nhất trợ giúp đắc lực cho việc dạy học trực truyến hiện nay. Với mã nguồn này, ta
có thể tạo nên một website dạy học trực tuyến, cho phép học sinh và giáo viên có thể
tương tác với nhau thơng qua mơi trường internet cũng như mạng nội bộ.
Đây chính là lý do tơi chọn đề tài “Tìm hiểu hệ thống quản lý học tập moodle và
xây dựng khóa học tin học lớp 6” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu của khóa luận
 Mơ tả, phân tích về mơ hình đào tạo trực tuyến E- Learning.
5


 Mơ tả, phân tích về hệ thống quản lí học tập trực tuyến moodle.
 Thiết lập, tạo các khóa học tin học lớp 6 trên hệ thống moodle.
 Xây dựng bài giảng bằng giáo án điện tử.
 Giúp người đọc biết cách sử dụng và cài đặt moodle.

3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Trong phạm vi đề tài “Tìm hiểu hệ thống quản lý học tập moodle và xây dựng khóa
học tin học lớp 6 trên moodle” cần quan tâm đến các vấn đề sau:
 Tìm hiểu phương pháp học tập E-Learning.
 Cài đặt, tìm hiểu các chức năng quản lý học tập trực tuyến của phần mềm nguồn
mở Moodle.
 Phạm vi chương trình tin học lớp 6.


4. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận
 Mơ hình dạy học trực tuyến E-learning.
 Phần mềm quản lý khóa học trực tuyến Moodle.
 Chương trình tin học lớp 6.

5. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp quan sát, phân tích
 Phương pháp thực nghiệm.

6. Sản phẩm nghiên cứu của khóa luận

6


 Website E-Learning về tin học lớp 6 trực tuyến trên phần mềm mã nguồn mở
Moodle.
 Báo cáo nghiên cứu về lý thuyết dạy và học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập
Moodle và cách thức xây dựng quản lý một khóa học trực tuyến.

7


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ELEARNING
1.1 Tổng quan về dạy học trực tuyến
1.1.1 Khái niệm đào tạo trực tuyến E- Learning
Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-Learning (Electronic Learning) là việc ứng
dụng công nghệ thông tin, internet vào việc dạy và học nhằm làm cho công việc giáo
dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn.
E-learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo dục

như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mơ phỏng, trị chơi, phim, thư điện tử, các diễn đàn
thảo luận…
E-learning cung cấp nội dung đào tạo trên nền Web có thể được cập nhật, phát
hành tức thời và thống nhất trên toàn cầu. Phương pháp mô phỏng và những bài tập,
bài kiểm tra sau khi kết thúc bài giảng, chương, phần và khóa học cho phép người học
tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và kỹ năng của mình.
E-Learning giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh- sinh viên toàn trường hồn
tồn có thể học tập bất cứ khi nào (ban ngày hay ban đêm); tại bất cứ đâu (ở nhà, văn
phịng làm việc hay thư viện nội bộ). Ví dụ: Giáo viên có thể gửi bài giảng điện tử cho
người học qua email hoặc website của trường trước khi lên lớp. Tại lớp, giáo viên chỉ
tập trung hướng dẫn người học lĩnh hội những kiến thức quan trọng hoặc thảo luận
thay vì thuyết trình tồn bộ nội dung bài giảng và đọc chép.
E-Learning giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục
hơn, đặc biệt là đối với các mơn học khó và dễ nhàm chán nhờ các slide, hình ảnh,
video và audio minh họa một cách sinh động.

8


E-Learning cho phép người học tự quản lí được tiến trình học tập của mình theo
cách phù hợp nhất. Chúng ta có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá,
nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia xẻ kiến thức. Với ELearning người học có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập.
Như vậy, mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả
năng và điều kiện của mình.
Tóm lại, e-learning được hiểu một cách chung nhất là q trình học thơng qua
các phương tiện điện tử, q trình học thơng qua mạng Internet và các cơng nghệ Web.
Nhìn từ góc độ kỹ thuật, có thể định nghĩa “e-learning” là hình thức đào tạo có sự hỗ
trợ của cơng nghệ điện tử, q trình học thơng qua web, qua máy tính, lớp học ảo và sự
liên kết số. Nội dung được phân phối đến các lớp học thông qua mạng Internet,
intranet/extranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình, CD-ROM, và các

phương tiện điện tử khác.

Hình 1.1:Hệ thống đào tạo e-learning đến người học (nguồn: Tài liệu tập huấn: Sử dụng
moodle tạo lớp học trực tuyến)
9


Trong mơ hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần:


Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện thông qua các phương

tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ, một file hướng dẫn người học
sử dụng Moodle được tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng CBT viết
bằng công cụ Toolbook, Flash, …


Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các

phương tiện điện tử. Ví dụ, tài liệu được gởi cho học viên thơng qua email, học
viên học trên trang web, học qua đĩa CD-ROM đa phương tiện, …


Quản lý: Quá trình học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ các phương

tiện truyền thơng điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học được thực hiện qua
mạnghay bằng tin nhắn SMS; việc theo dõi tiến độ học tập, thi,kiểm tra đánh
giá đều được thực hiện qua mạng Internet hay các phương tiện điện tử…



Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học cũng được thông qua phương tiện

truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thơng qua email,
chatting, diễn đàn trên mạng, …
Với sự phát triển của Viễn thông – Công nghệ Thông tin, e-learning được hiểu một
cách trực quan hơn là q trình học thơng qua mạng Internet và công nghệ web.

1.1.2 Đặc điểm nổi bật của E-Learning
 Đối với người học:
Môi trường e-learning đặt học viên làm trung tâm, vì vậy đề cao ý thức tự giác
học tập của người học.
10


Hệ thống E-learning hộ trợ học theo cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên
người học có thể chọn phương pháp học thích hợp cho chính mình. Các học viên có thể
dễ dàng trao đổi với nhau cũng như với giáo viên qua email, chatting, diễn đàn, …
trong quá trình giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn.
 Đối với giáo viên:
Giáo viên có thể theo dõi người học dễ dàng. E-learning cho phép dữ liệu được
tự động lưu lại trên máy chủ, thơng tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập
vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá người học thơng qua cách trả lời các câu hỏi
kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi đó. Điều này giúp cho
giáo viên đánh giá công bằng lực học của mỗi học viên.
- Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E-Learning có tính
tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ
dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng
người.
- E-Learning đang và đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đang thu
hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công

ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời.

1.2 So sánh các phương pháp dạy học truyền thống và dạy học elearning

Yếu tố liên

Lớp học truyền thống
11

Lớp học E-Learning


quan
Lớp học

- Phải có phịng học, khơng - Khơng gian lớp học khơng
gian và kích thước phịng giới giới hạn.
hạn.

- Học ở mọi lúc, mọi nơi.

- Lớp học phải đồng bộ, cách
học cũng phải đồng bộ.
Số lượng

Có giới hạn, phải đến lớp, học Không giới hạn, không phải
ở một giờ nhất định, trực tiếp trực tiếp đến lớp.
lên lớp.

1.2.1 Phương pháp học tập truyền thống

Với phương pháp học tập truyền thống, cơng việc dạy và học hồn tồn phụ
thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Với hình thức này, nội dung bài giảng
dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở hoặc do giáo viên truyền đạt từ
kinh nghiệm bản thân. Phương pháp dạy học ở đây tập trung vào giáo viên, người thầy
trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Như vậy, để kiểm tra
mức độ hiểu bài của học trị thì thầy phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với học trò một
cách trực tiếp.
Việc quản lý lớp học cũng do người thầy đảm nhiệm trực tiếp, tất cả hoạt động
có liên quan đến lớp học đều do người thầy chủ trì. Do vậy phương pháp học tập của
sinh viên, sinh viên sẽ hết sức thụ động, sinh viên nghe giảng bài và làm bài dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Nhìn chung các chức năng của giáo viên trong mơ hình giảng
dạy và học tập truyền thống như sau:

12


Hình 1.2.1: Sơ đồ chức năng của giáo viên trong giảng dạy truyền thống

1.2.2 Phương pháp học tập E-learning.
Sự ra đời của E-learning đã khắc phục được những nhược điểm trên. Sinh viên
chỉ cần ngồi trước máy tính tự thao tác, học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn.
Các chức năng như tổ chức biểu diễn tri thức, sau đó thể hiện tri thức đó trên máy tính
và tổ chức quản lý học tập đều do sinh viên tự điều chỉnh và thao tác. Với các tính năng
ưu việt, E-learning ngày càng được biết đến và được sử dụng như một cơng cụ trợ
giảng đắc lực nhất.

Hình 1.2.2: Sơ đồ chức năng phương pháp học tập Elearning

13



Vai trò, hoạt động của giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn so với dạy học
truyền thống. Trong đó, giáo viên chuyển từ vị trí là trung tâm của q trình dạy học
sang vai trị là người tổ chức hướng dẫn cho các hoạt động của học sinh, sinh viên.
Hoạt động dạy là hoạt động chính được thay bằng hoạt động tích cực, chủ động tiếp
thu kiến thức của học sinh, sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy học.
Tại Việt nam với gần 10 năm hình thành. E-learning cũng đã bắt đầu được ghi
nhận như một trong những hình thức học tập mới với nhiều ưu việt. Giáo dục chính
quy cũng đã áp dụng phương pháp học tập này từ khá sớm và bước đầu cũng thu được
những kết quả nhất định.

1.2.3 Hoạt động của một hệ thống E-Learning
Một hệ thống đào tạo có hiệu quả, chất lượng cao phải được xây dựng dựa trên
các yếu tố: nhu cầu của học viên và kết quả dự kiến của khóa học. Dựa vào những yếu
tố này, có thể đưa ra một mơ hình cấu trúc điển hình e-learning cho các trường đại học,
cao đẳng.

Hình 1.2.3 Cấu trúc điển hình cho hệ thống e-learning
14




Giảng viên (A): Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học cho phịng xây

dựng nội dung (C) dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào
tạo (D). Giảng viên cũng tham gia tương tác với học viên (B) qua hệ thống quản
lý học tập LMS (2).



Học viên (B): Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng

viên qua hệ thống quản lý học tập LMS (2) và sử dụng các cơng cụ hỗ trợ học tập (3).


Phịng quản lý đào tạo (D): Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS (2), tập

hợp các nhu cầu, kiến nghị của học viên để cải thiện nội dung, chương trình giảng dạy,
tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.


Cổng thông tin người dùng (user’s portal): Giao diện chính cho học viên (B),

giảng viên (A) cũng như các bộ phận (C), (D) truy cập vào hệ thống đào tạo, hỗ trợ
truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hay thậm chí từ các thiết bị di
động thế hệ mới.


Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (1): cho phép giảng viên (A) và

phòng xây dựng chương trình (C) cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảng
điện tử. LCMS kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảng
điện tử (II).


Hệ thống quản lý học tập LMS (2): là giao diện chính cho học viên học tập

cũng như phịng quản lý đào tạo quản lý việc học của học viên.



Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên (3): như thư viện điện tử, phòng thực

hành ảo, …tất cả đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS.
15




Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): như máy ảnh, máy quay phim,

máy ghi âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lý đa phương tiện, …để hỗ
trợ xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử. Đây là những cơng cụ hỗ trợ chính cho
phịng xây dựng chương trình (C).


Ngân hàng kiến thức (I): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản,

có thể tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phịng xây dựng
chương trình (C) sẽ thơng qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật
và quản lý ngân hàng dữ liệu này.


Ngân hàng bài giảng điện tử (II): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện

tử. Học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.

1.3 Chuẩn đóng gói Scorm


SCORM (Sharable Content Object Reference Model) là một tập hợp các tiêu


chuẩn thích ứng với nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một hệ thống toàn diện về các
khả năng học e-learning, cho phép tiếp cận, tái sử dụng lượng kiến thức học trên web.


SCORM hiện thực trong một bản mô tả được phát triển bởi ADL (Advanced

Distributed Learning).

16


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHĨA HỌC
MOODLE
2.1 Giới thiệu về moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích tạo ra những khóa học
trực tuyến có sự tương tác cao. Tính mã mở cùng sự linh hoạt của Moodle giúp người
phát triển có khả năng thêm vào các module cần thiết một cách dễ dàng. Đây là phần
quan trọng của hệ thống E-learning trong hỗ trợ học trực tuyến.
Moodle được đánh giá là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những
người làm trong giáo dục. Với giao diện trực quan dễ sử dụng, giáo viên chỉ mất một
thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Moodle phù hợp với nhiều
cấp học và hình thức đào tạo: phổ thơng, đại học, cao đẳng, khơng chính quy hay trong
các tổ chức, cơng ty…
Tại Việt Nam, Moodle hiện là một trong các hệ thống quản lý đào tạo thông
dụng nhất. Cộng đồng Moodle đã được thành lập đầu tháng 5 năm 2005 với mục đích
xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ trong việc triển khai Moodle. Nhiều trường đại
học, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình như:
Đại học Xây Dựng Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Mở Bán cơng TPHCM…

Tính đến tháng 07 năm 2011, Việt nam đã có tổng số 227 website đã đăng ký và
website nằm trong top 10 website sử dụng nền tảng moodle có số
người sử dụng nhiều nhất trên thế giới với 573.752 người sử dụng tại 132 khóa học.
Ngồi ra cịn nhiều website của các trường học đăng ký chứng tỏ sức lớn mạnh của
cộng đồng Moodle Việt Nam. Hứa hẹn, một sự phát triển mạnh mẽ cho “giáo dục điện
tử’ nước ta trong tương lai gần.
17


2.2 Lý do dùng moodle
2.2.1 Nhu cầu của học viên
Học viên ngày càng hiểu biết nhiều hơn về công nghệ và họ có nhu cầu thu thập
nhiều thơng tin trên các trang web. Mỗi khi tham gia trực tuyến, học viên có thể tiếp
cận các thơng tin mới nhất tại bất kỳ đâu và cũng có thể lấy những tài liệu mà họ cần.
Với sự phát triển của các công cụ giao tiếp trên Internet như e-mail, diễn đàn trực
tuyến, chat,… giao tiếp trực tuyến đã trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều học viên.

2.2.2 Kế hoạch làm việc của học viên
Với học phí gia tăng, nhiều học viên vừa đi làm vừa học. Một nửa học viên ngày
nay làm việc 20 giờ một tuần để trang trải học phí ở trường. Với CMS, học viên có thể
giao tiếp với giảng viên và các bạn trong lớp bất kỳ khi nào lịch làm việc của họ cho
phép. Học viên có thể làm bài tập, làm kiểm tra hay đọc tài liệu trong khi đang nghỉ
trưa. Các học viên vừa học vừa làm cần truy cập vào khóa học một cách mềm dẻo, linh
động hơn, và một CMS là cách tốt nhất đáp ứng cho học viên những gì họ muốn.

2.2.3 Các khóa học tốt hơn
Nếu được sử dụng tốt, CMS có thể làm cho lớp học của ngày càng hiệu quả.
Bằng cách kích hoạt một số thành phần của khóa học trực tuyến, giảng viên có thể
dành thời gian gặp trực tiếp trên lớp, thời gian đã được lên kế hoạch trước, sử dụng vào
việc trao đổi, thảo luận về các câu hỏi và ý tưởng của học viên. Ví dụ, nếu chuyển nội

dung từ một bài giảng trong lớp thành một tài liệu trực tuyến, giảng viên có thể sử
dụng thời gian giảng ở lớp để hỏi học viên về những gì họ khơng hiểu. Nếu giảng viên
cũng sử dụng một diễn đàn trực tuyến thì có thể mang lại những ý tưởng, những câu
hỏi tốt nhất từ diễn đàn vào trong lớp học. Mọi người sẽ cùng thảo luận về nhiều chiến
lược cũng như trường hợp nghiên cứu đối với bài học của mình.
18


2.3 Đối tượng sử dụng moodle
 Người quản lý (Các nhà lãnh đạo, các giáo vụ, quản trị hệ thống)
 Người dạy (Các giáo viên, những người chỉ dẫn)
 Người học (sinh viên chính quy, tại chức, từ xa, học viên cao học…)

2.4 Các tính năng của moodle
 Tạo lập và quản lý các khóa học.
 Phân tán nội dung học tới người học.
 Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý khóa học: Các đánh
giá, trao đổi thao luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thơng tin offline, các bài học,
các bài kiểm cuối khố, các bài tập lớn…
 Quản lý người học theo từng nhóm.
 Quản lý tài nguyên từng khóa học: Báo gồm các file, website, văn bản .
 Tổ chức hội thảo: Các học viên có thể tham gia thảo luận, đánh giá và trao đổi
các bài tập của nhau.
 Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian.
 Báo cáo tiến trình của người học: báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc sử
dụng phần mềm.
 Trợ giúp tạo lập nội dung khóa học đơn giản.
 Chức năng của người quản trị (Admin)
o Tạo lập một khóa học bất kỳ
o Kết nạp thành viên của một khóa học

19


o Theo dõi tiến trình của người học
o Thiết lập các chế độ giao diện của khóa học
o Theo dõi lịch sử làm việc của người học
o Phân công giáo viên phụ trách khóa học
o Có thể sao lưu, phục hồi khóa học
 Chức năng của giáo viên
o Cung cấp tài nguyên cho người học
o Cung cấp nội dung học tới người học(các file, văn bản text, gói dạng Scorm)
o Gửi một thơng báo mới tới một nhóm hoặc tất cả học viên
o Tạo một diễn đàn trao đổi thảo luận
o Trả lời các câu hỏi của học viên thông qua diễn đàn hoặc nhắn tin nội bộ
o Tạo một bài học mới: có tình logic và liên kết bài học sau
o Tạo một bài tập lớn
o Tạo bài điều tra
o Tạo một bài thi trắc nghiêm: Các loại câu hỏi(đúng sai, trả lời ngắn, nhiều
chọn 1, nhiều chọn nhiều, ghép từ, điền từ, tiểu luận…)
o Giám sát tình hình hoạt động của học viên trong khóa học
o Báo cáo kết quả thi của học viên
 Chức năng của sinh viên
o Đăng ký tham gia khóa học bất kỳ
o Tham gia các hoạt động giảng dạy của giáo viên
20


o Tham gia hỏi đáp trên diễn đàn
o Tham gia thi cuối khóa
o Xem kết quả học tập của mình

o Gửi thắc mắc tới giáo viên hoặc bạn học khác
o Xem các thơng báo của khóa học

21


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN TIN
HỌC LỚP 6
3.1 Chương trình tin học lớp 6
3.1.1 Mục tiêu dạy học môn tin học lớp 6
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục ở Việt Nam và từ vị trí mơn tin học, việc dạy học
môn tin học lớp 6 trong nhà trường phổ thông cần đạt được các mục tiêu cơ bản nhất
của khoa học tin học, cung cấp các kiến thức mở đầu về tin học một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng với thời lượng vừa phải. Trang bị cho học sinh các khái niệm cơ bản nhất ở mức
độ phổ thông bộ môn tin học lớp 6: Làm quen với tin học và máy tính điện tử, các kiến
thức về hệ điều hành, soạn thảo văn bản và một số phần mềm học tập đơn giản.
3.1.1.1 Mục tiêu chương 1: Làm quen với tin học và máy tính điện tử
- Kiến thức:
 Biết khái niệm ban đầu về thông tin và tin học, các dạng thông tin phổ biến.
 Biết máy tính là cơng cụ hỗ trợ xử lý thông tin của con người và tin học là
ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thơng tin tự động bằng máy tính
điện tử.
 Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và một vài thành phần cơ bản nhất
của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy tính.
 Biết một số ứng dụng tin học của máy tính điện tử.
- Kĩ năng:
 Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính điện tử.
 Biết cách bật và tắt máy tính.
22



 Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.
- Thái độ:
 Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của mơn học, có ý thức học tập bộ
mơn.
 Rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
3.1.1.2 Mục tiêu chương 2: Phần mềm học tập
- Kiến thức:
 Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím.
 Biết ích lợi của việc gõ văn bản bằng mười ngón, tầm quan trọng của cách đặt
đúng các ngón tay trên bàn phím.
 Biết quy tắc gõ các phím trên các hàng phím.
 Biết sử dụng các phần mềm Mouse Skills, Mario để luyện tập sử dụng chuột và
bàn phím.
 Biết sử dụng phần mềm Solar System 3D Simulator để mở rộng kiến thức.
- Kĩ năng:
 Thực hiện được các thao tác với chuột.
 Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
 Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng
dưới và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
 Sử dụng được các phần mềm Mouse Skills, Mario để luyện tập các thao tác với
chuột và luyện gõ bàn phím ở mức đơn giản.
23


Ngồi ra, các bài học của chương cịn được thiết kế nhằm mục đích tạo điều kiện để
giúp thay đổi hoạt động dạy học, tạo sự sinh động, phong phú về nội dung, cách tổ
chức và phương pháp đánh giá dạy học.
- Thái độ
 Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và tích cực trong các giờ học.

3.1.1.3 Mục tiêu chương 3: Hệ điều hành
- Kiến thức:
 Học sinh hiểu về hệ điều hành ở mức cơ sở nhất: Hệ điều hành là một phần
mềm, được cài đặt đầu tiên trong máy tính và có chức năng điều khiển hoạt
động nói chung của máy tính.
 Học sinh biết được vai trị của hệ điều hành như một mơi trường giao tiếp giữa
người và máy tính thơng qua một hệ điều hành cụ thể là Windows.
 Học sinh coa những hiểu biết ban đầu về cách thức tổ chức và quản lí thơng tin
trên đĩa của hệ điều hành nói chung và tron ghệ điều hành Windows nói riêng
thơng qua các khái niệm tệp tin, thư mục, đường dẫn và cấu trúc thông tin trên
đĩa.
- Kĩ năng:
 Nhận biết được giao diện của hệ điều hành Windows, màn hình nền và các đối
tượng trên màn hình nền, cửa sổ của Windows và cửa sổ của các chương trình
ứng dụng chạy trên nền Windows, các thành phần trên cửa sổ.
 Bước đầu giao tiếp được với hệ điều hành Windows.
 Xem được thông tin trong các ổ đĩa, trong các thư mục theo một vài cách hiển
thị khác nhau.
24


 Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn. Thực hiện được một số thao tác
đơn giản với thư mục và tệp như tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển..
- Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ, giữ gìn thơng tin trong máy tính.
 Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và tích cực trong các giờ học.
3.1.1.4 Mục tiêu chương 4: Soạn thảo văn bản
- Kiến thức:
 Các chức năng chung của mọi hệ soạn thảo văn bản như tạo và lưu trữ văn bản,
biên tập, định dạng văn bản, in văn bản.

 Những chức năng cơ bản nhất của Microsoft Word.
 Soạn thảo văn bản tiếng Việt.
- Kĩ năng:
 Sử dụng các nút lệnh và bảng chọn của phần mềm ứng dụng.
 Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lí.
 Sử dụng một số chức năng trợ giúp của hệ soạn thảo văn bản.
 Soạn thảo một vài văn bản đơn giản phục vụ học tập.
- Thái độ:
 Học sinh cần nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính, rèn
luyện tư duy và cách làm việc khoa học.

3.1.2 Nội dung chương trình tin học lớp 6
HỌC KỲ 1
25


×