Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.29 KB, 29 trang )

Trường ĐHCN TP.HỒ CHÍ MINH
Viện KHCN & QLMT
Đề Tài:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
DANH SÁCH NHÓM

LÊ ĐỨC ANH 10265491

TRẦN GIA BẢO 10277041

ĐẶNG HOÀNG ĐỨC 10283521

PHẠM VĂN HỌC 10257641

PHẠM TUẤN MẪN 10281841

NGUYỄN NGỌC TRIỆU 10282681

LƯƠNG QUANG TIẾN 10295061
I. Mở đầu
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi
toàn cầu. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ
nhận của quá trình đô thị hóa như tạo ra những cơ sở vật
chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa học
mới nhất, chế tạo ra những sản phẩm công nghệ cao phục
vụ đời sống, hình thành một thị trường rộng lớn và năng
động, thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa tạo điều kiện
cho sự phát triển.
Đồng thời nó cũng có những tiêu cực không thể tránh
khỏi như gia tăng liên tục chất thải rắn, chất thải nước


và chất thải khí vào môi trường. Các loại chất thải này
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con
người gây ô nhiễm đất, nước, không khí tạo điều kiện
cho các loài sinh vật gây bệnh phát triển. Trong đó vấn
đề xử lý và quản lý chất thải rắn là một vấn đề hết sức
nan giải đòi hỏi mỗi quốc gia phải có hệ thống quản lý
phù hợp.
1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số
nước trên thế giới, tiêu biểu là Singapo và Nhật
Bản, qua đó giúp chúng ta tham khảo thêm và
tìm hiểu cách mà các nước đó bảo vệ môi
trường bền vững từ đó tìm ra giải pháp có thể
áp dụng khả thi tại Việt Nam
2. Khái niệm chất thải và chất thải rắn

Chất thải là loại vật liệu mà người ta thải đi
như một thứ vô giá trị. Quan niệm về chất thải
thường được xét theo nhận định về giá trị sử
dụng đối với người sở hữu nó.

Chất thải rắn bao gồm tất cả những chất thải
không phải nước thải và khí thải. Vì vậy cái gọi
là chất thải rắn có thể là một chất rắn, nửa đặc
thậm chí là chất lỏng.
II. Nội dung
1. Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số
nước.
1.1.Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn ở Singapo
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình

chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận
trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ
thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính
phủ. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore được
mô tả như sau:
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng

Lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh

Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban
hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ
gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý
những hành vi vứt rác không đúng quy định

Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm
giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành
một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả.

Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công
khai cho các nhà thầu

Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu
gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời
hạn 7 năm

Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực
bãi chứa lớn


Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ
cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom
và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia
Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng
50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu
gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại,
công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực
này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom
hàng ngày. Nhà nước quản lý các hoạt động này
theo luật pháp.
Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các
qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm
soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét
cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư
nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác
để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại
bãi chôn lấp.
Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương
mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà
thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom
rác được cập nhật trên mạng Internet công khai
để người dân có thể theo dõi.
Các loại phí thu gom :

Các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với
mức 6-15 đô la


15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp

6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp
qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư

Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia
đình, phí thu gom được tính tùy vào khối
lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235
đô la Singapore mỗi tháng.

Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân
hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực
hiện
Pháp luật về môi trường

Ban hành luật lệ ở Singapore đóng vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi
trường

Các biện pháp nêu trong Luật thường xuyên được
xem xét định kỳ để bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý
hơn

Sự nhận thức của cộng đồng về môi trường là yếu
tố quan trọng nhát làm cơ sở để duy trì và phát triển
thích hợp cho Singapore về môi trường
Bài học mà Singapo để lại cho Việt Nam

Bài học thứ nhất: Hoạch định chiến lược quản lý môi

trường hợp lý.

Bài học thứ hai: Thực hiện tốt kế hoạch hóa sử dụng
đất đai.

Bài học thứ ba: Kiểm soát chặt chẽ

Bài học thứ tư: Xử lý chất thải toàn diện

Bài học thứ năm: Ban hành luật lệ và giáo dục
nghiêm ngặt.
1.2.Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn ở Nhật
Bản.

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó
phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn)

Khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp

Trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế

Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các
nhà máy xử lý rác
Luật pháp

Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi
trường.

Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ

năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế.

Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các
loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu
quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định
rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử
dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó
phân hủy.
Rác được phân thành 3 loại:

Rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để
đưa đến nhà máy sản xuất phân compost

Loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,
…, được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế

Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng
cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng
lượng
Thu gom rác :

Các loại rác được yêu cầu đựng riêng trong những
túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự
mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy
định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư

Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy
điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký
trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ

sinh môi trường đến chuyên chở

Nhật bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải
tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo
quy định các luật về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương Nhật Bản
còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các
phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người
dân. Chương trình này đã được đưa vào trường học
và đạt hiệu quả.

×