Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã động quan, huyện lục yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

THÀO A DỦA

“PHÂN TÍCH RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐỘNG QUAN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chun ngành

: Kinh tế Nơng nghiệp

Khoa

: Kinh Tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

THÀO A DỦA

“PHÂN TÍCH RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC CỦA HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐỘNG QUAN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chun ngành

: Kinh tế Nơng nghiệp

Khoa

: Kinh Tế & PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Xuân Luận

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lý Thùy Dương

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ
Xuân Luận, tơi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Phân
tích rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân trồng măng
bát độ trên địa bàn xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
Luận văn được hoàn thành là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền
thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tơi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng
các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn thầy Đỗ Xuân

Luận, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ xã Động Quan nơi tôi
thực tập, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành
khóa luận.
Có được kết quả này, tơi khơng thể khơng nói đến cơng lao và sự giúp đỡ của
các cán bộ xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, những người đã cung cấp
số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tơi đưa ra những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tơi lúc khó khăn, vất vả để hồn thành khóa luận. Tơi xin chân thành cảm
ơn bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến q
báu để giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Qũy phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Thào A Dủa


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Động Quan năm 2017 .................................. 16
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong giai
đoạn 2015 – 2017 ....................................................................................... 18
Bảng 4.3 Tình hình trồng măng bát độ của xã Động Quan giai đoạn năm 2015 – 2017...... 18
Bảng 4.4 Tình hình chăn nuôi của xã Động Quan giai đoạn 2016- 2018 ................. 19
Bảng 4.5 Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015 -2017 ...................................... 19
Bảng 4.6 Rà soát hộ trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan giai đoạn 2015 –
2017 ........................................................................................................... 23
Bảng 4.7 Thống kê tỉ lệ hộ có vay vốn Ngân hàng ................................................... 23

Bảng 4.8 Tình hình sản xuất tre măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan qua 3 năm
2015 – 2017 ............................................................................................... 24
Bảng 4.9 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất 1 ha măng bát độ trong các hộ điều
tra ............................................................................................................... 25
Bảng 4.10 Doanh thu từ 1 ha măng Bát Độ năm 2017 ............................................. 26
Bảng 4.11 Thông tin chhung các hộ điều tra ............................................................ 26
Bảng 4.12 Tình hình huy động vốn vay của các hộ trồng măng bát độ.................... 27
Bảng 4.13 Nguồn vốn vay sản xuất măng bát độ...................................................... 27
Bảng 4.14 Tình hình trả nợ vốn vay tín dụng của hộ nơng dân năm 2017 ............... 29
Bảng 4.15 Mục đích xin vay vốn và quá trình sử dụng vốn của các nơng hộ .......... 33
Bảng 4.16 Nguồn tín dụng có thể vay vốn trên địa bàn ............................................ 35
Bảng 4.17 Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình ................. 36
Bảng 4.18 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng măng Bát Độ ................... 38
Bảng 4.19: Thời gian chờ đợi trung bình .................................................................. 39
Bảng 20 Những rào cản của các bên liên quan trong kết nối cung – cầu tín dụng. . 44


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã Động Quan năm 2017 .................................17
Hình 4.2: Tỉ lệ hộ vay vốn và khơng vay vốn ...........................................................24
Hình 4.3: Tỷ lệ vốn vay ngân hàng theo kết quả điều tra .........................................35


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ


TDCT

Tín dụng chính thức

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN&PTNT


Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TV&VV

Tiết kiện và vay vốn



Trung ương

UBMTTQ

Uỷ ban mặt trận Tổ quốc

GĐVH

Gia đình văn hóa

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.............................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện ...................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................. 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................5
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................................... 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ............................................ 5
2.1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 8
2.2.1. Tiếp cận tín dụng của một số địa phương ......................................................... 8
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ..................................................... 9
2.2.3. Bài học kinh nghiệm tiếp cận tín dụng của các địa phương ............................. 9
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....10
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 10
3.2. Nội dung nghiêm cứu ......................................................................................... 10
3.2.1. Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng của các hộ dân trồng măng bát độ ........ 10
3.2.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng măng Bát Độ trong
việc tiếp cận các khoản vốn vay trên địa bàn xã ....................................................... 11


vi
3.2.3. Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả vốn tín
dụng góp phần phát triển cây măng Bát Độ nói riêng và phát triển kinh tế nơng hộ nói
chung tại xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. .............................................. 11
3.3. Phương pháp nghiêm cứu .................................................................................. 11

3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 11
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................................ 12
3.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 12
3.3.4. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu ........................................................... 13
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêm cứu ...................................................................... 13
3.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế.......................................................................................... 13
3.4.2. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuân ...................................................... 14
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................15
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Động Quan.................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 15
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................... 17
4.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức. ........................................................................................................ 20
4.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 20
4.2.2. Khó khăn ......................................................................................................... 21
4.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay của các hộ trồng măng bát độ trên địa
bàn xã. ....................................................................................................................... 22
4.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra. .............................................................. 22
4.3.2. Tình hình tiếp cận các nguồn vốn vay của các hộ trồng măng Bát Độ .......... 27
4.4. Đánh giá hiểu quả của việc trồng măng Bát Độ ................................................ 27
4.4.1. Thị trường tiêu thụ .......................................................................................... 27
4.4.2. Giá cả và phương thức thanh tốn .................................................................. 28
4.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ măng Bát Độ.................................... ... 28
4.4.4. Giải pháp ......................................................................................................... 29
4.4.5 Tình hình trả nợ vốn vay của hộ ...................................................................... 29


vii
4.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay và hiểu quả sử dụng vốn vay
của các hộ trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã Động Quan ...................................... 30

PHẦN 5 GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ........47
5.1.Một số giải pháp .................................................................................................. 47
5.2. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 52
5.2.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế
quốc tế, sự chuyển biến của nền kinh tế đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn,
đưa nước ta thoát khỏi những khủng hoảng kinh tế, xã hội, đưa nước ta lên giai
đoạn mới, tạo điều kiện nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hội
nghị trung ương lần thứ VI khẳng định sự phát triển nông nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở ổn
định phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển nền kinh tế nơng thơn góp phần rất lớn vào
nền kinh tế quốc dân và phát triển này đã và đang được sự hỗ trợ không nhỏ từ các
tổ chức tín dụng nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn và rào cản trong q
trình tiếp nhận tín dụng của các hộ nơng dân.
Hoạt động của các tín dụng đã và đang phát triển tuy nhiên bên cạnh đó
nhiều người dân ở khu vực nơng thơn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được với các
hoạt động của tổ chức tín dụng này, mạng lưới tài chính cịn chưa thực sự có hiểu
quả ở vùng sâu, vùng xa. Đa số người dân ở nơng thơn cịn chưa được cán bộ tín
dụng tiếp cận vì vậy nên cịn nhiều bất cập đối với một số hộ trong trồng măng bát

độ ở xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Mặc dù hiện nay trên địa bàn đã có mặt nhiều tổ chức tín dụng như Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ
chức tín dụng khác nhưng để tiếp cận được nguồn tín dụng là một vấn đề khó khăn
và được người nông dân quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Do vậy để tháo
gỡ được những khó khăn của người nơng dân trong tiếp cận tín dụng và những rào
cản trong tiếp cận tín dụng, tơi chọn đề tài: “Phân tích rào cản trong tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động
Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên”


2

1.1.2 Vai trị của vốn tín dụng
Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế
nông thôn. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng thơn đầu tiên cần phải có vốn.
Vốn trong phát triển nông thôn là tiền đầu tư hoặc cho thuê các yếu tố nguồn lực
trong phát triển nông thôn.
Vốn trong phát triển nơng thơn có những đặc điểm sau đây:
Trong sự cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc
kỹ thuật cịn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm,
súc vật làm việc, súc vật sinh sản.
Sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh không
phải bằng cách trực tiếp mà thơng qua đất, cây trồng, vật ni.
Vì nơng thơn thường gắn liền với sản xuất nông ngiệp nên nhu cầu về vốn
trong phát triển nơng thơn thường có tính thời điểm.
Đầu tư vốn trong phát triển nông thôn thường gặp nhiều rủi ro vì sản xuất
nơng nghiệp ở nơng thôn thường phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sâu bệnh và
những yếu tố mà con người rất khó kiểm sốt.
Vốn có vai trị rất quan trọng trong phát triển sản xuất, tạo thêm ngành nghề

mới, khôi phục các làng nghề truyền thống tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động
và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Đối với các hộ nông dân vốn vay đã giúp họ đẩy
mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni theo mùa vụ, tiếp tục mở rộng
ngành nghề góp phần tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống. Sử dụng vốn vay tốt
có hiệu quả thì kinh tế hộ sẽ phát triển bền vững ngược lại nếu sử dụng vốn vay
không tốt không những làm cho hộ gặp khó khăn mà cịn ảnh hưởng đến các tổ
chức tín dụng cho vay vốn
1.1.3. Thực trạng trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan
- Tre Bát Độ có tên khoa học là Dendrocalamus latiflorus năm 2003 tỉnh
Yên Bái chính thức nhập tre măng Bát Độ từ Trung Quốc về trồng tại hai huyện
Trấn Yên, Yên Bình và hiện nay được gây trồng khá rộng trên cả nước với mục
đích để lấy măng, phần lớn với quy mơ hộ gia đình. Giống tre này đã mang lại hiểu


3

quả kinh tế cao cho nhiều nơi, trong đó có xã Động Quan là một trong những xã của
huyện Lục Yên đang thực hiện kế hoạch triển khai trồng Măng Đát độ. Tuy nhiên
tre này chỉ cho ra măng vào mùa mưa và mang tính thời vụ
- Hiện nay xã Động Quan có khoảng 12.424ha tre măng bát độ.
1.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu tình hình hoạt động của các tín dụng trên địa bàn xã Động Quan
 Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức, làm rõ những
khó khăn người dân đang vướng mắc trong tiếp cận tín dụng, từ đó đưa ra những
giải pháp nâng cao hiểu quả của việc tiếp cận tín dụng đối với người nông dân.
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
Phân tích làm rõ những rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của người
nơng dân trên địa bàn xã Động Quan.
 Đặc điểm địa bàn nghiêm cứu

 Điều kiện tự nhiên
 Đặc điểm kinh tế - xã hội
 Tình hình hoạt động của các tín dụng trên địa bàn
 Kết quả đạt được từ việc tiếp cận tín dụng
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Tiếp cận có sự hướng dẫn của cán bộ cơ quan của xã Động Quan, huyện Lục Yên
Thảo luận, họp dân cùng cán bộ Địa chính, Khuyến nơng xã Động Quan
Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình kinh tế,
xã hội của xã Động Quan.
Quan sát: Trao đổi với người nông dân, quan sát thái độ và tác phong làm
việc của nhân viên ngân hàng, trao đổi, phỏng vấn NHNo&PTNT, NHCSXH trên
địa bàn.
Tiếp cận có sự tham gia (PTA): Cịn được gọi là tham gia học và thực hành
tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc và
hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa tiếp cận có sự tham gia có tính liên tục theo thời gian.


4

Phương thức này có khả năng huy động kiến thức của người học, rút kinh nghiệm từ
nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phân tích các rào cản
trong tiếp cận tín dụng chính thức.
Phương thức phân tích: Sau khi các thơng tin được thu thập, sử dụng phương
pháp này để phân tích, làm rõ các rào cản đang vướng mắc trong tiếp cận tín dụng
chính thức của các hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: - Từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 30 tháng 05 năm 2018.
- Địa điểm: Xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Địa chỉ: UBND xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái



5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời
gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và đến kỳ hạn người sử dụng
phải hoàn trả cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoảng giá trị đổi ra
này gọi là lợi tức tín dụng.
Hay tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tác hồn trả.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, có q trình ra đời và tồn tại và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hành hóa, tín dụng có những tính chấp
quan trọng sau:
 Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền
hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở
hữu của chúng
 Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hồn trả”.
 Giá trị của tín dụng khơng những được bảo tồn mà cịn được nâng cao nhờ
vào lợi tức tín dụng.
* Khái niệm nơng dân: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông
thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn,
trong đó tư liệu sản xuất chính là đất đai.
* Khái niệm hộ nơng dân: Hộ nơng dân là những hộ gia đình chủ yếu hoạt
động trong nông nghiệp và một số nghề phi nông nghiệp ở nơng thơn nhưng khó
phân biệt với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và không liên quân đến cơng

nghiệp, chủ yếu sử dụng lao động gia đình.


6

* Khái niệm thị trường tín dụng: Thị trường tín dụng là tập hợp các điều kiện
và thỏa thuận mà thơng qua đó người sở hữu và người sử dụng tiến hành trao đổi
với nhau về vật chất và phi vật chất.
2.1.1.2. Đặc điểm tín dụng
Có sự chuyển nhượnng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng. Xét về mặt bản chất cũng là một hình thức của quan hệ mua bán nhưng
xảy ra đối với một loại hàng hố đặc biệt đó là vốn. Như vậy, quan hệ tín dụng nhất
thiết chỉ có ý nghĩa khi có sự chuyển dịch giữa các chủ sở hữu khác nhau.
Sự chuyển nhượng nà có thời hạn.
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
2.1.1.3. Phân loại tín dụng
Phân loại theo hình thức:
- Tín dụng chính thức: Là hệ thống quý tín dụng nhân dân, ngân hàng chính
sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thơng qua các cán bộ
tín dụng các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp trực tiếp vay vốn từ hệ thống của
các TCTD.
- Tín dụng phi chính thức: Tín dụng phi chính thức là các nhóm cho vay
tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hay vay nặng lãi. Khoảng vốn ngồi hệ thống
các TCTD chính thức, nguồn vốn này có thể đến từ bạn bè hoặc người thân trong
gia đình…
Tín dụng bán chính thức: Là tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước, các
tổ chức xã hội.
Tín dụng vật tư: Là các công ty sản xuất vật tư đầu vào, đại lý hoặc cửa hàng
phân phối vật tư, cung cấp vật tư cho các hộ nơng dân có nhu cầu mua vật tư phục
vụ q trình trồng, chăm sóc và thu hoạch măng bát độ

Phân theo kỳ hạn: Tín dụng nơng thơn có thể phân thành ba loại cơ bản như sau:
 Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng cho vay có thời hạn dưới 12 tháng,
đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nơng hộ ở nơng thơn.
 Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm.
 Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn vay vốn trên 5 năm trở lên.


7

2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Cung - cầu chính thức của hộ nơng dân về tín dụng
 Nhu cầu tín dụng và sự tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình
- Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận các tín dụng ngân hàng, hộ trồng
măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân đã
nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với các hộ
sản xuất và chăn ni dưới các khía cạnh tiếp cận khác nhau:
- Deaton (1992) và Attanasio (1999) với giả thuyết thu nhập cả đời, lập luận
rằng sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu được xác định bởi mức độ của các hộ gia
đình lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong từng thời kỳ, với rằng buộc ngân sách liên thời
gian. Khi giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến sẽ tăng, thì giảm tiết kiệm được xem
là tối ưu, các hộ gia đình sẽ giảm bớt tài sản hoặc vay vốn nếu tài sản không có sẵn.
Ngược lại các hộ gia đình sẽ tiết kiệm nếu dự đoán thu nhập sẽ thấp hơn trong
tương lai.[9]
- Petrick (2004) cũng chứng minh tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bị
chi phối bởi thu nhập và tài sản mà cịn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế, xã hội
phản ánh uy tín của nơng hộ đối với người cho vay, do đó quyết định khả năng tiếp
cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nơng dân.[9]
 Cung tín dụng và giới hạn tín dụng của tổ chức tín dụng chính thức
- Thị trường vốn tín dụng nơng thơn ở nước ta cịn cịn chưa hồn thiện,
cung nhỏ hơn cầu nên bên cho vay với số tiền vay được ít hơn số tiền xin vay và khi

vay vốn bên đi vay không đảm bảo được điều kiện vay vốn của bên cho vay. Các
nông hộ thiếu thông tin về bên cho vay là lí do gây cản trở đến việc không đáp ứng
được điều kiện của bên cho vay.
- Theo Trần Thọ Đạt (1998), diện tích đất có ý nghĩa tích cực, có mối quan
hệ với khả năng tiếp cận vốn chính thức, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn chính thức của nơng hộ và chủ hộ có vị
trí trong xã hội thì hộ có khả năng tiếp cận vốn chính thức cao hơn.
- Căn cứ vào báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016 và năm 2017 của xã
Động Quan.


8

- Căn cứ vào Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Căn cứ Quyết địng số 813/QĐ-NHNN ngày 24/04/2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển
nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP
ngày 07/03/2017 của Chính phủ.
- Căn cứ vào quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/05/2014.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tiếp cận tín dụng của một số địa phương
- Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc khơng thể
tiếp cận và vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức của các nơng hộ hoạt động sản
xuất trong nông nghiệp, nông thôn nhất là các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa mà dù
được xác định là đối tượng cho vay của các TCTD chính thức. Theo một số nghiên
cứu cho thấy vấn đề mấu chốt là các TCTD chính thức khơng thể điều chỉnh được
lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao khi cho các nông hộ hoạt động trong sản xuất
nông nghiệp vay vốn, do các nơng hộ thường gặp bất trắc khó lường, ảnh hưởng
xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá nơng sản bất bênh, khơng có

thị trường tiêu thụ ổn định…trong khi đó các nơng hộ thiếu tài sản thế chấp và
khơng có cơ chế bảo hiểm cây trồng.
- Năm 1998 tác giả Trần Thơ Đạt áp dụng mơ hình Logit và phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả đã khẳng định rằng các biến độc lập: quy
mơ đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quan hệ họ hàng
và địa vị xã hội có tác động mạng mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức.[10]
- Ngồi ra năm 2001 tác giả Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu về việc quyết
định tiếp cận tín dụng chính thức của nông dân ở Đồng bằng Sông Hồng của Việt
Nam. Tác giả đã sử dụng mơ hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất và cả hai phương pháp này điều cho kết quả như nhau. Tác giả chỉ ra rằng
giá trị của tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ dân
ở Đồng bằng Sông Hồng.[10]


9

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng như:
 Giá trị tài sản của các nông hộ
 Diện tích đất sở hữu của chủ hộ
 Tổng diện tích đất có sổ đỏ
 Giới tính của chủ hộ
 Thu nhập và chi phí
 Địa vị xã hội của chủ hộ
 Có sự tham gia của chủ hộ
 Điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, mất mùa)
2.2.3. Bài học kinh nghiệm tiếp cận tín dụng của các địa phương
- Kinh nghiệm vay vốn và tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nơng dân

tại Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Việc tiếp cận vốn vay của các nơng hộ vẫn cịn
nhiều hạn chế như tùy thuộc vào sự quen biết và địa vị xã hội của một số chủ hộ nên
một số hộ vẫn chưa thể vay vốn được, mặc dù họ có khả năng sản xuất và dủ điều
kiện vay vốn để gia tăng thu nhập cho gia đình mình. Việc vay được hay khơng
được của nơng hộ cịn phụ thuộc vào nơng hộ có đất sản xuất hay khơng, đặc biệt là
đất có sổ đỏ. Do đó để có thể vay được nguồn vốn tín dụng chính thức, cần có sự
giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc cấp sổ đỏ, quyền sử dụng đất và
nhanh chóng trong cơng tác xác nhận hồ sơ vay vốn của các hộ có như cầu vay
vốn.[10]
- Kinh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và phi chính thức của
các nơng hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long về các yếu tố làm tăng khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức bao gồm: làm việc hành chính ở địa phương, thành viên tổ,
nhóm vay vốn và sổ hộ nghèo. Trong đó việc tiếp cận tín dung chính thức được thể
hiện thơng qua sổ hộ nghèo được cải thiện đáng kể. điều này phản ánh chính sách
can thiệp của Chính phủ về ưu đãi tiếp cận tín dụng chính thức là có hiệu quả.[9]


10

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiếp cận tín dụng và những rào cản trong
tiếp cận tín dụng chính thức của hộ trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
 Nông dân: Các hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động
Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
 Các chủ thể khác: Các tổ chức tín dụng, cán bộ và nhà khoa học.

- Phạm vi về nội dung
 Mối liên hệ và rào cản giữa hộ nông dân trồng măng bát độ với các tổ
chúc tín dụng trên địa bàn xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
 Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nơng dân trồng
măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan.
 Đề xuất các giải pháp tháo gỡ rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức
của các hộ nơng dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã Động Quan.
 Phạm vi không gian: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp và liên quan đến
chủ đề, đề tài trong 3 năm gần đây 2015-2017
 Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái.
 Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/01/2018 đến ngày
30/05/2018
3.2. Nội dung nghiêm cứu
3.2.1. Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng của các hộ dân trồng măng bát độ
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng măng Bát Độ trong
việc tiếp cận các khoản vốn vay trên địa bàn xã.


11

- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả
vốn tín dụng gop phần phát triển cây măng Bát Độ nói riêng và phát triển kinh tế
nơng hộ nói chung tại xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng măng Bát Độ
trong việc tiếp cận các khoản vốn vay trên địa bàn xã
- Những thuận lợi của các hộ trồng măng Bát Độ trong việc tiếp cận các
khoản vốn vay trên địa bàn xã.
- Những khó khăn của các hộ trồng măng Bát Độ trong việc tiếp cận các
khoản vốn vay trên địa bàn xã.

3.2.3. Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả vốn
tín dụng góp phần phát triển cây măng Bát Độ nói riêng và phát triển kinh tế nơng hộ
nói chung tại xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn của các hộ trồng măng
Bát Độ trên địa bàn xã.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng để góp phần phát
triển cây măng Bát Độ nói riêng và phát triển kinh tế nơng hộ nói chung tại xã Động
Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Xác định vai trị của các tổ chức tín dụng trong các hộ nông dân trồng
+ măng Bát Độ trên địa bàn xã Động Quan, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phân tích các rào cản trong tiếp cận tín dụng của các hộ dân trồng măng
Bát Độ.
+ Đưa ra các giải pháp khác phục những rào cản trong tiếp cận tín dụng
chính thức của hộ dân trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã Động Quan.
3.3. Phương pháp nghiêm cứu
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thâp thông tin thứ cấp là: Số liệu thứ cấp không đủ đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu của đề tài nên cần thu thập thêm các số liệu mới. Thông qua phỏng vấn


12

các hộ nông dân trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã Động Quan, phỏng vấn ngân
hàng, tiếp xúc trực tiếp cán bộ tín dụng tăng cường ở địa bàn.
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp là: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình kinh
tế xã hội, tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội của xã Động
Quan nhằm khái quát sự phát triển của cơ sở, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế
của cơ sở và những lợi ích cơ sở đem lại cho người dân tại địa bàn. Để từ đó phân
tích được những rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa

bàn xã Động Quan
a. Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn
Từ nhìn nhận bằng trực quan ban đầu và quá trình tiếp xúc phỏng vấn trực
tiếp nhà quản lý, các hộ trồng măng Bát Độ (những người chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chính sách tín dụng) về tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế
nông nghiệp của địa phương.
b. Phương pháp điều tra hộ
Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập.
Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra,
những thông tin về tình hình cho vay, lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay, thông tin
về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay
Tiến hành điều tra hộ, lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ dân trồng măng Bát Độ trên
địa bàn xã Động Quan.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp với đại diện của nơng hộ có sản
xuất và trồng măng Bát Độ.
3.3.3. Phương pháp phân tích
Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài
được thực hiện như sau


13

Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia
đình, người lao động, cán bộ nơng nghiệp, hộ làm vườn, chủ mua thu gom…để tính
tốn các chỉ tiêu về cây trồng ( măng Bát Độ) thông qua hỏi phỏng vấn.
Phương pháp minh hoạ
 Bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để
thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.
3.3.4. Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu
Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch

biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hố lại thơng tin, loại bỏ thơng tin khơng
chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin,
số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lí thơng qua chương
trình Excle. Việc xử lí thơng tin là cơ sở cho việc phân tích.
 Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê so sánh
Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được
những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêm cứu
3.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế
a) Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung
gian (IC); giá trị tăng thêm (VA); thu nhập hỗn hợp (MI); lợi nhuận (Pr).
- Giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng
tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với giá.
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost) là chi phí về yếu tố vật chất
tham gia sản xuất, kinh doanh.
- Giá trị gia tăng (VA- Value Added) là giá trị mới rạo thêm của mỗi tác
nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn đầu tư lao động
dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước.
Cơng thức tính: VA = GO – IC. Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0 hoặc âm.


14

-

Giá trị gia tăng là phần khơng tính trùng giữa các tác nhân.

b) Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
-


GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng măng Bát Độ

-

GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày cơng lao động

-

GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian.

-

GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí.

3.4.2. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuân
- Lợi nhuận = Doanh thu trong kỳ - Chi phí bỏ ra trong kỳ
Cách tính lợi nhuận, chi phí, sử dụng các chi phí từng phần. Số liệu chi phí
gồm tất cả các thơng tin về lao động, vật tư đầu vào, nhiêu liệu, khấu hao và chi
phí khác.


15

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Động Quan
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
- Xã Động Quan là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Nam của huyện Lục

Yên, tỉnh Yên Bái với vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp với Tơ Mậu
Phía Đơng giáp với Sơng Chảy
Phía Tây giáp xã Khánh Hịa
Phía Nam giáp xã Trúc Lâu, Phúc Lợi[8]
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Động Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình biến động trong năm (khoảng 18- 20oC) cao nhất (từ 37-39oC),
thấp nhất (khoảng 4- 6oC). có gió mùa đơng bắc và gió mùa đơng nam.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm/năm, cao nhất lên tới
2.204mm/năm và thấp nhất đạt 1.106mm/năm.[8]
4.1.1.3. Địa hình
Xã Động Quan chủ yếu là trung du và đồi núi, có đường quốc lộ 70 chạy
qua địa bàn xã Động Quan, có hai tuyến đường lâm nghiệp song song chạy ra hồ
Thác Bà và đi Phúc Lợi.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất


16

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Động Quan năm 2017
Năm 2017
(ha)

Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên

Tỷ lệ
(%)


3.783,01

100

3.541,1

93.58

1.047

27.68

1.1.1. Đất trồng lúa

364

9.62

1.1.2. Đất trồng ngô

525

13.88

1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác

90

2.38


1.1.4. Đất trồng cây lâu năm

68

1.8

2.468,1

65.24

1.2.1. Đất rừng sản xuất

96.5

2.55

1.2.2. Đất rừng phịng hộ

87.56

2.31

2.284,04

60.38

Đất ni trồng thủy sản

25


0.66

B. Nhóm đất phi nơng nghiệp

242,91

6.42

1. Đất ở

35.34

0.93

2. Đất chun dùng

14,56

0.38

6.65

0.18

14.45

0.38

5. Đất phi nơng nghiệp khác


171.91

4.55

C. Đất chưa sử dụng

37.95

16.51

A. Nhóm đất nông nghiệp
1.1.

1.2.

Đất sản suất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

1.2.3. Đất rừng khác
1.3.

3. Đất nghĩa trang
4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

(Nguồn: Thống kê xã Động Quan năm 2017)



×