Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân anhchị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.77 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MƠN HỌC:

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC PHÁT
TRIỂN. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN
THÂN ANH/CHỊ

Người thực hiện : ……….
Lớp

: ……………………..

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Thành phố HCM - Tháng 02 Năm 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.

Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển



1
2
2

2.

Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển

4

3.

Vận dụng nguyên tắc phát triển vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn của bản thân

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
6
7


MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “Chỉ có một thế giới
duy nhất và thống nhất - thế giới vật chất. Tính thống nhất của thế
giới khơng chỉ được hiểu một cách đơn giản là vật chất tồn tại khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, một thế
giới bao la rộng lớn vô thuỷ, vơ chung khơng có đầu, mà cũng

chẳng có cuối, thế giới thống nhất ở tính vật chất, mà cịn phải hiểu
rằng, trong thế giới có vơ số các sự vật hiện tượng khác nhau, chúng
tồn tại trong mối liên hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại ảnh
hưởng lẫn nhau, chúng luôn vận động biến đổi và phát triển khơng
ngừng” [2, tr.190]. Do đó “để cải tạo thế giới, con người phải có
nhận thức đúng về nó, nhận thức được các nguyên tắc, quy luật vận
động của thế giới, từ đó tìm ra phương pháp tác động đúng, thúc đẩy
sự vật hiện tượng phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
con người. Muốn vậy, tư duy của con người không thể nghèo nàn,
chết cứng, hay cô lập tách rời; mà phải phong phú, sinh động, linh
hoạt, nhìn nhận và xét đốn sự vật hiện tượng phải khách quan, toàn
diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Quá trình vận động, phát triển của
các sự vật hiện tượng trong thế giới diễn ra như thế nào, do đâu mà
có sự vận động, phát triển ấy, những vấn đề này đã được phép biện
chứng duy vật Mác xít nói chung, ngun tắc về sự phát triển nói
riêng đã làm rõ” [3, tr.318]. Đây cũng chính là cơ sở lý luận khoa
học để chúng ta vận dụng nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn
của bản thân.

3


NỘI DUNG
1. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật Mác xít, phát triển
là “một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động
tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện
hơn, phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Phát triển
cũng là một hình thức vận động, cũng là một kiểu vận động, nhưng
thông qua kiểu vận động đặc biệt này sẽ cho ra đời một cái mới hơn

hẳn về chất so với cái cũ cao hơn và hoàn thiện hơn cái cũ” [4, tr.318].
Như vậy, “không phải mọi sự vận động đều được coi là phát triển,
mặc dù có năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất (vận
động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và
vận động xã hội), nhưng chỉ những hình thức vận động nào, những sự
vận động nào làm cho các mặt, các thuộc tính của sự vật hiện tượng,
hoặc làm cho bản thân sự vật hiện tượng đó tiến lên từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn
thiện hơn, sự vật hiện tượng có một bước nhảy vọt về chất, cái mới
được ra đời phủ định cái cũ, đó mới được coi là sự phát triển, sự phát
triển ấy là một quá trình của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái
mới” [5, tr.201]. Như sự phát triển của một con người từ khi được
“sinh ra, lớn lên - trưởng thành - hoàn thiện hơn về mọi mặt” (cả về
hình dáng, kích thước, thể chất, trình độ…).
“Quan điểm của phép biện chứng duy vật khác hẳn, thậm chí
cịn đối lập với quan điểm duy vật siêu hình khi bàn về sự phát triển,
nếu như phép biện chứng duy vật cho rằng phát triển là khuynh hướng
chung của mọi sự vật hiện tượng, là q trình có sự nhảy vọt về chất,
4


có sự ra đời của cái mới, thì quan điểm duy vật siêu hình cho rằng sự
vật hiện tượng khơng có sự phát triển, hoặc nếu có thừa nhận sự phát
triển của sự vật hiện tượng, thì đó chẳng qua chỉ là sự tăng lên về mặt
số lượng một cách đơn thuần chứ khơng có sự nhảy vọt về chất, sự
phát triển diễn ra theo đường trịn khép kín, chứ không phải theo
đường xoắn ốc vô tận. Như thế, quan điểm siêu hình về sự phát triển
của sự vật hiện tượng, thực chất là khơng thừa nhận có sự phát triển,
đó chỉ là sự vận động dẫn đến sự lặp lại sự vật hiện tượng cũ một cách
nguyên si, không có sự ra đời của cái mới” [8, tr.69].

Khi so sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình,
V.I. Lênin viết: “Hai quan niệm cơ bản về sự phát triển, sự tiến hoá, sự
phát triển coi như là sự giảm đi và tăng lên, như là sự lặp lại, và sự phát
triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập sự phân đôi của cái
thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn
nhau giữa những mặt đối lập quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo
nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ
hai mới cho ta chìa khố của sự tự vận động của tất thảy mọi cái đang
tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khố của những bước nhảy vọt, của
sự gián đoạn của tính tiệm tiến, của sự chuyển hoá thành mặt đối lập,
của sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh ra cái mới” [6, tr.528].
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, phát triển là “khuynh hướng
chung của mọi sự vật hiện tượng, đó là q trình tự thân vận động, tự
thân phát triển; sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới
đều có nguyên nhân, nguồn gốc từ bên trong của bản thân sự vật hiện
tượng, do quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, chứ khơng phải do
cái hích của thượng đế, hoặc do cái đẩy của một đấng siêu nhiên nào,
5


cũng khơng phải do có sự tác động từ bên ngoài vào sự vật hiện tượng
như quan điểm của một số nhà duy tâm, siêu hình quan niệm; sự tác
động từ bên ngồi sự vật hiện tượng khơng phải thần linh, thượng đế
chỉ làm tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình phát triển của chúng, chứ
khơng phải là ngun nhân hay nguồn gốc của sự phát triển ấy” [7,
tr.398].
Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cũng vậy, “trước hết
xã hội đó phải tự giải quyết được những mâu thuẫn trong lòng xã hội,
như mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất về mặt
kinh tế, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng về mặt cấu trúc xã

hội, giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp. Bản thân con người
muốn phát triển được cũng phải tự giải quyết rất nhiều mâu thuẫn
ngay ở bên trong con người, như mâu thuẫn giữa q trình hấp thụ và
bài tiết, giữa đồng hố và dị hoá, giữa nhu cầu và khả năng, giữa cái
muốn biết và cái chưa biết, chỉ khi nào những mâu thuẫn cơ bản của
sự vật hiện tượng được giải quyết, khi đó mới có sự chuyển hóa, sự
nhảy vọt về chất và sự ra đời của cái mới. Song khơng phải cứ có mâu
thuẫn là lập tức có ngay kết quả của sự giải quyết mâu thuẫn ấy, có
ngay sự nhảy vọt về chất, mà chính ngay bản thân mâu thuẫn đó cũng
phải trải qua một q trình phát triển (có thể là lâu dài, có thể là nhanh
chóng, điều này tuỳ thuộc vào tính chất của sự vật hiện tượng, của
mâu thuẫn và phụ thuộc vào điều kiện hồn cảnh cụ thể), mâu thuẫn
đó phải vận động phát triển bắt đầu từ sự khác biệt, đến sự đối lập, đến
mâu thuẫn và mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà, tạo nên những
cuộc xung đột giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn” [1, tr.90].
Đồng thời với quá trình phát triển của mâu thuẫn là “quá trình diễn ra
sự tích luỹ dần dần về lượng - lượng của chất - của sự vật hiện tượng,
6


cũng chính sự tích luỹ về lượng này đã làm cho mâu thuẫn có sự vận
động phát triển đến đỉnh cao của nó, đến khi nó khơng thể giữ ngun
được trạng thái như cũ nữa, tức là mâu thuẫn đó phải được giải quyết,
sự thống nhất cũ phải được phá vỡ để thiết lập một sự thống nhất mới,
cái chất cũ đến đây đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn phù hợp
với điều kiện hồn cảnh mới nữa, địi hỏi phải có một chất mới, một
sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật hiện tượng cũ; đó cũng là
lúc sự vận động của lượng đã vượt quá giới hạn gọi là độ đạt đến điểm
nút, cái giới hạn mà ở trong đó đã diễn ra sự biến đổi về lượng cũ
đến đây cũng bị phá vỡ, thay vào đó là một giới hạn mới được thiết

lập và tất nhiên lại có một sự biến đổi mới về lượng ở trong giới hạn
mới này. Đến đây ta có thể khẳng định: mâu thuẫn đã được giải quyết,
chất cũ đã bị chất mới phủ định, sự vật hiện tượng cũ đã bị sự vật hiện
tượng mới phủ định, cái mới đã ra đời thay thế cái cũ” [1, tr.92].
Sự phát triển của sự vật hiện tượng thường là một q trình lâu
dài, liên tục, do đó chúng ta khơng được nóng vội, áp đặt dễ dẫn đến
chủ quan, duy ý chí.
2. Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
Nguyên tắc về sự phát triển cho thấy “trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, giải quyết một vấn đề nào
đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển”.
Quan điểm phát triển địi hỏi “khơng chỉ nắm bắt những cái hiện
đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển
trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng
như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái
7


quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự
vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển cịn phải biết phân chia
q trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy
để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc
đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy
theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” [1, tr.91].
3. Vận dụng nguyên tắc phát triển vào hoạt động nhận thức
và thực tiễn của bản thân

Với tư cách là “những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm
toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần
định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải
tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện
được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến và nguyên tắc về sự phát triển, biết
vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình” [8,
tr.67].
Nắm vững nguyên tắc phát triển giúp chúng ta “tránh được sự lạc
hậu trong nhận thức và thực tiễn, giúp khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn” . Trong nhận
thức và thực tiễn của bản thân, “phải luôn xem xét sự vật theo quan
điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển
của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp
nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến
triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự
8


phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người. Vận
dụng nguyên tắc phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích
thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúg như quy luật vốn có của nó địi
hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua
hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự
phát triển” [8, tr.68].
Trong nhận thức và thực tiễn của bản thân, “phải tích cực, chủ
động nghiên cứu để từ đó tìm ra được những mâu thuẫn có trong mỗi
sự vật, hiện tượng để từ đó có thể xác định được những biện pháp phù
hợp để giải quyết được những mâu thuẫn đó nhằm thúc đẩy sự vật,
hiện tượng phát triển”.
“Trong nhận thức và thực tiễn của bản thân, để nhận thức và giải

quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần
phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được
tính quanh co, phức tạp trong q trình phát triển, tức là phải có quan
điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực
tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó” [8,
tr.67].

9


KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của phép biện chứng duy vật là một quá
trình hợp quy luật khách quan của nhận thức của con người. Với tính
cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật Mác xít, nó đã
trang bị cho chúng ta một “cơ sở lý luận vững chắc trong nhận thức và
cải tạo thế giới. Thông qua nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến và
nguyên tắc về sự phát triển của phép biện chứng đó chúng ta có thể
xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan, toàn diện,
lịch sử, cụ thể và phát triển. Nguyên tắc về sự phát triển là một trong
hai nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó đã vạch rõ
nguồn gốc, cách thức, con đường quá trình phát triển của các sự vật
hiện tượng trong thế giới. Đây là cơ sở lý luận khoa học và cách mạng
cho con người đi nhận thức và cải tạo thế giới. Sự ra đời của cái mới
là một tất yếu khách quan, hợp quy luật” [7, tr.432]. Vận dụng nội
dung của nguyên tắc phát triển giúp chúng ta có thể nâng cao nhận
thức và hoạt động thực tiễn mang lại hiệu quả cao nhất.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ba, Vận dụng nguyên tắc phát triển trong hoạt
động nhận thức và học tập, Tạp chí Giáo dục, số 87/2019.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội, 1976.
3. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội, 1976.
4. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 35, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội, 1976.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung
cấp lý luận chính trị - hành chính - Những vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb. Lý luận chính trị , Hà
Nội, 2018.
6. V.I.Lênin, toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
7. V.I.Lênin, toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
8. Nguyễn Văn Viễn, Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin trong hoạt động thực tiễn, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số
137/2019.

11



×