Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tìm hiểu về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí thông qua phần phỏng vấn sâu một vài người am hiểu về văn hóa, chính trị, xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.32 KB, 20 trang )

Tìm hiểu về vai trị giám sát xã hội và phản biện xã hội
của báo chí thơng qua phần phỏng vấn sâu một vài
người am hiểu về văn hóa, chính trị, xã hội


Phụ lục


Phần 1: Tìm hiểu chung về GSXH, PBXH trong báo chí
I.
II.
III.

Khái niệm chung về GSXH, PBXH
Vai trị giám sát xã hội, phản biện xã hội của báo chí
Nguyên tắc hoạt động trong GSXH, PBXH của báo chí

Phần 2: Phỏng vấn thực tế các nhà hoạt động Văn hóa-Xã hội về chức năng giám
sát xã hội, phản biện xã hội của báo chí:
I.
II.
III.

Ơng Phạm Hữu Oanh
Bác Đồng Việt Sinh
Bác Nguyễn Minh Phụng

Phần 3: Phân tích, đánh giá của cá nhân:
I.

II.



Phần phỏng vấn với ông Oanh, bác Sinh, bác Phụng về GSXH, PBXH
của báo chí:
 Đánh giá chung
+ Kiến thức của 3 người được phỏng vấn
+ Sự quan tâm đến 2 vấn đề phỏng vấn
+ Thái độ của ông và hai bác khi phỏng vấn
 Sự giống và khác nhau trong quan điểm của 3 người về vấn đề GSXH,
PBXH của báo chí:
 Tâm đắc nhất với quan điểm của ơng Oanh về cái tâm của người làm
cán bộ, Đảng viên
Quan điểm cá nhân:
 Việc tiếp nhận thông tin từ các đối tượng.
 Bài học rút ra cho bản thân

Phần 1: Tìm hiểu chung về GSXH, PBXH trong báo chí.
I.

Khái niệm chung về giám sát xã hội và phản biện xã hội


 Giám sát xã hội là theo dõi và kiểm tra, đánh giá một vấn đề nào đó của đời
sống xã hội xem có thực hiện đúng những điều đã quy định hay khơng.
+ Có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội là bộ máy Nhà nước và công dân.
Trên thực tế, các thiết chế Nhà nước vốn đã được hình thành và hoạt động
theo cơ chế tự giám sát và giám sát công dân. Tuy nhiên, một xã hội dân chủ
là xã hội cần phải coi trọng sự giám sát của công dân đối với Nhà nước.
Đồng thời, điều này cũng thể hiện trình độ phát triển, ý thức tự giác và thái
độ, trách nhiệm của người dân.
+ Giám sát không chỉ để kiểm tra, đánh giá, phân tích hoạt động của các cơ

quan, tổ chức, cá nhân mà còn đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh kế hoạch,
khắc phục thiếu sót, những cái lỗi thời, khơng còn phù hợp với định hướng
và bản chất xã hội.
 Phản biện xã hội (hay là sự phản biện mang tính xã hội) là sự biện luận,
thẩm định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương,
chính sách, đề án, dự án xã hội... liên quan đến quyền lợi và đời sống của
các thành viên trong xã hội. Như vậy, PBXH là tiếng nói nhận thức của xã
hội, của các lực lượng xã hội. Đó là những lập luận có chứng cứ (khoa học,
thực tiễn) nhằm phát hiện, bổ sung, chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ,
phủ định một chủ trương, chính sách hay đề án xã hội được cơng bố hay
đang hình thành.
+ Phản biện xã hội làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít
chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh
thông qua thảo luận và thỏa thuận.
 Giám sát xã hội và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật
thiết vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thơng tin đầy đủ và thấu
đáo làm tiền đề cho phản biện.
 Đối tượng giám sát, phản biện xã hội: bộ máy nhà nước, các cơ quan chức
năng, đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, dư luận xã
hội,…. Họ cũng là đối tượng chịu sự giám sát, phản biện: nhằm vào những


chủ trương, quyết sách, những hiện tượng, trào lưu, những quan điểm nảy
sinh trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội.
II.

Vai trị giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí:
 Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báo chí Việt
Nam vừa chịu sự tác động từ các thiết chế xã hội mà nó làm cơng cụ, vừa
chịu sự tác động của cơng chúng báo chí. Với thơng tin nhanh chóng, chính

xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam đã trở thành diễn
đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý kiến, luận bàn các
vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạt động
của các cơ quan cơng quyền nói riêng và của tồn xã hội nói chung.
 Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua
giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể
hiện vai trị phản biện xã hội của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong
những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý
khoa học, thì trong đời sống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không
thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.
 Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thơng tin của xã hội.
Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở
nên quan trọng, và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời
đại bùng nổ thơng tin ngày nay, vai trị tích cực của cộng đồng truyền thơng
đã thúc đẩy q trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện luôn chứa đựng khả năng
tạo ra một trường tương tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng
trí thức (phát hiện và lý giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến,
chuyển tải thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thơng tin và hình
thành dư luận).
 Thơng qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của
mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và
phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thơng tin nhanh nhạy, phân tích
trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng,


các cơ quan thơng tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang
lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí
ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan

truyền thông cũng được nâng lên.
 Do đó, tại Đại hội Đảng lần thứ XI, năm 2011, Đảng ta chính thức giao cho
báo chí nhiệm vụ phản biện xã hội (PBXH): “Chú trọng nâng cao tính tư
tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thơng tin, giáo dục, tổ chức và phản
biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng...".
III.

Nguyên tắc hoạt động giám sát và phản biện xã hội của báo chí
 Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết ở việc
cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý và ngược lại. Hoạt động quản lý có hiệu quả hay
khơng, phụ thuộc nhiều vào tính chất, số lượng và chất lượng thơng tin hai
chiều liên tục này.
 Các nguyên tắc:
+ Tính chân thật, khách quan
+ Tính cơng khai
+ Tính đại chúng
+ Tính chiến đấu

Phần 2: Phỏng vấn thực tế các nhà hoạt động Văn hóa-Xã hội về chức năng
giám sát xã hội, phản biện xã hội của báo chí:
Sau đây là biên bản phỏng vấn sâu với 3 người đang tham gia hoạt động, quản lý
văn hóa- xã hội ở xã Tân Phong, Vũ Thư, Thái Bình.
I. Ơng Phạm Hữu Oanh, 1940
+ Chức vụ: hiện tại là cán bộ đã về hưu
+ Chức vụ từng nắm giữ:
- Đại úy, cán bộ tuyên huấn trong quân đội
- Phó ban tuyên huấn xã Tân Phong
+ Nơi hỏi: tại nhà riêng của ơng, Ơ Mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.



+ Địa chỉ liên hệ: Ô Mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
+ SĐT: khơng có
+ Thời gian hỏi: 20 giờ, 01/05/2016
+ Người hỏi: sinh viên Phạm Văn Cơng, Lớp Truyền hình K35_A2, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Phần phỏng vấn:
PV: Câu1: Giám sát xã hội của báo chí trong GSXH nói chung?
Ơng Oanh: Từ khi có chế độ TBCN, XHCN thì nghề báo chí ra đời. Nó ra đời để
phản ánh đường lối của Đảng cầm quyền. Trong XHCN ở Việt Nam, báo chí khơng
những phản ánh đường lối của Đảng CSVN, mà cịn tuyên truyền c/s, Hiến pháp
của Đảng 1 cách sinh động vào cuộc sống mưu sinh của người dân. Như vậy vai
trị của báo chí trong GSXH là rất quan trọng.
PV: Câu 2: Chức năng GSXH của báo chí là như thế nào?
Ông Oanh: Khi chủ trương, c/s của Đảng ra đời, báo chí giám sát đường lối, chủ
trương ấy có vào cuộc sống người dân hay không, giám sát xem nó thực hiện trong
cuộc sống dân sinh thế nào, người dân có hiểu, giác ngộ hay khơng. Nhà báo phải
phản ánh sự thật, bản chất bên trong, hiện tượng bên ngồi. Nhưng phản ánh khơng
phải bê ngun sự thật, phải có cái nhận thức của người làm báo, chỗ nào hợp lí
luận, chỗ nào xác thực tế.
Câu phụ: Vậy trong các vấn đề xã hội thì báo chí giám sát ra sao?
Ơng Oanh: Ví dụ về chống tham nhũng, thì phải chống ai? Ai chống? chống như
thế nào? Trước mắt phải chống tư tưởng, khơng có tư tưởng tham nhũng thì khơng
có hành động tham nhũng và sau đó là giám sát. Giám sát cả người đưa hối lộ,
người nhận hối lộ; giám sát cán bộ ở nơi cư trú, ở nơi làm việc.
PV: Câu 3: Đối tượng của giám sát xã hội?
Ông Oanh: Tất cả mọi người.
PV( câu 4): Ông nghĩ cách đưa tin của báo chí về chính sách Nhà nước phải như
thế nào để giám sát xã hơi 1 cách tốt nhất, hiệu quả nhất?

Ơng Oanh: Nhà báo phải làm thế nào đó để động viên, khuyến khích, vừa có lí
luận, vừa có thực tế để đưa chính sách ấy vào dân. Vì người dân tin vào sự lãnh


đạo của Đảng thì người dân khơng quản ngại thực hiện giúp đỡ. Vậy nên, bây giờ
phải làm thế nào để trình bày chính sách ấy đúng đắn để dân biết, dân làm, dân
bàn, dân kiểm tra. Và phải chống quan lieu, bệnh thành tích của cán bộ từ TW đến
địa phương.
Câu phụ: Ơng thấy báo chí Việt Nam nói chung, báo chí địa phương nói riêng đã
thực hiện tốt giám sát xã hội chưa?
Ông Oanh: 60-70% là tốt
30-40% là chưa tốt vì bệnh thành tích, cửa quyền, danh vọng. Cịn có sự thúc ép
dân, đồn thể trong việc thực hiên chính sách; phản ánh thơng tin.
PV( câu 5): Gần đây, báo chí đã đưa tin về 1 vài vấn đề nổi cộm của xã hội. Nhưng
ông nghĩ sao khi những vấn đề ấy đã xảy ra quá lâu mà h báo chí mới phản ánh?
Có phải báo chí chưa làm trịn trách nhiệm của mình?
Ơng Oanh: Việc chính của báo chí vẫn là đưa tin về các vấn đề, hiện tượng trong
xã hội. Nhưng không phải chỗ nào cũng đưa được vì cịn vướng mắc do cơ quan,
người lãnh đạo, vướng mắc ngay trong ngành báo chí nên có khi phóng viên muốn
đưa tin nhưng người chủ trì khơng cho đưa vì nhiều ngun nhân mà với ơng thì
ơng khơng thể biết được.
PV( câu 6): Theo ơng, PBXH có phải là phản bác lại các vấn đề xã hội khơng?
Ơng Oanh: Theo quan điểm của Đảng CSVN, phản biện xã hội không phải là phản
bác. Khi 1 chủ trương, luật nào đó ra đời, nó phải có cơ sở lí luận, có thực tế. Phản
biện của báo chí ở đây chính là đánh giá xem luật này đã phù hợp với lợi ích của
cuộc sống mưu sinh của đa số nhân dân chưa, hay nó chỉ vì lợi ích của một nhóm
người, bộ phận người. Đơi khi luật ra đời mà không phù hợp với cuộc sống của
nhân dân. Vậy nên phải đối chiếu nó giữa lí luận và thực tiễn.
PV( câu 7): Ông đã bao giờ viết 1 bài báo hay bài tuyên truyền để đánh giá những
chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền địa phương hay chưa?

Ơng Oanh:+ Trong qn đội, ơng là cán bộ tun huấn, ông viết là viết bài giáo
dục chiến sĩ giữ vững quyết tâm, chiến đấu đến cùng vì dân tộc, vì hịa bình đất
nước.


+ Ở địa phương, thì chuẩn bị, tổ chức các lớp học để truyền đạt văn bản nghị quyết
vào lòng dân để dân hiểu, dân làm. Viết về tình hình địa phương, trước hết nêu
được chủ trương của Đảng, chính quyền địa phương, phổ biến vào cuộc sống
người dân, sau đó phải biết động viên, khuyến khích người dân trong việc thực
hiện chủ trương chính sách ấy.
Câu phụ: Vậy ơng chỉ vài khó khăn khi thực hiện phản biện xã hội về vấn đề đó.
Ơng Oanh: đánh giá phản biện phải là sự thật, việc thật vì phản ánh người tốt
nhưng dư luận lại khơng cho là tốt thì báo chí bị ảnh hưởng rất nhiều. Cái khó
chính là việc phải tìm hiểu rõ vấn đề ấy. VD: Người dân miền Nam chỉ có thể biết
thơng tin 1vấn đề qua báo chí nói nhưng với người miền Bắc hay người dân địa
phương nơi vấn đề được phản ánh thì họ biết rất rõ về vấn đề ấy, không thể xấu nói
là tốt, đúng là sai được.
PV( câu 8): Ơng nghĩ nhà báo cần phản biện xh như thế nào qua các tác phẩm báo
chí của mình để đạt hiệu quả nhất?
Ông Oanh: Để viết được tốt, nhà báo phải nắm rõ chủ trương, chính sách của Đảng
về vấn đề ấy; nhà báo phải biết được chủ trương ấy đã đưa vào dân chưa, hợp lòng
dân chưa. Phải đi thực tế để đối chiếu chính sách của Đảng, từ đó mới có thể phản
biện được.
Câu phụ: Cái tâm của người làm báo trong vấn đề phản biện xh?
Ông Oanh: Nhà báo phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân để từ đó
phải biện 1 cách đúng đắn nhất; đi sai chủ trương của Đảng là sẽ phản bội Đất
nước, quốc gia.
PV( câu 9): Theo ơng, GSXH, PBXH có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Ơng Oanh: Nó là hai thái cực khác nhau, nhưng thống nhất. Đó là quan điểm của
Đảng, thể hiện tính dân chủ: người dân nói được tiếng nói, sự thật.

PV( câu 10): Ơng có thể cho cháu vài lời khuyên về thế hệ sinh viên báo chí hiện
nay?


Ông Oanh: + đầu tiên, sinh viên phải xác định quyết tâm học tập, học, học nữa, học
mãi, học sách vở, thầy cơ và học ngồi xã hội; tiếp thu những cái hay, cái đẹp để
nhận biết cái chưa hay, chưa đẹp trong từng sự vật, con người.
+ Phải luôn vượt khó, quyết tâm làm bằng được, khơng được đứng núi này trông
núi nọ, cho ngành này hơn, ngành kia hơn.
+ Học tập bạn, đồng nghiệp và luôn khiêm nhường.
II. Bác Đồng Việt Sinh, 1975
+ Chức vụ: cán bộ văn hóa xã Tân Phong
+ Nơi hỏi: nhà riêng, Ơ mễ 3, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
+ Địa chỉ liên hệ: Ô Mễ 3, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
+ SĐT: 0979832352
+ Thời gian hỏi: 17h, 01/05/2016
+ Người hỏi: sinh viên Phạm Văn Công, Lớp Truyền hình K35_A2, Học
viện Báo chí và Tun truyền.
+ Phần phỏng vấn
PV( câu 1): Bác hiểu GSXH nói chung là gì?
Bác Sinh: Giám sát xã hội là theo dõi và kiểm tra, đánh giá một vấn đề nào đó của
đời sống xã hội xem có thực hiện đúng những điều đã quy định hay không.
Giám sát xã hội là giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức và của công dân.
Câu phụ: Bác nghĩ chức năng GSXH của báo chí là như thế nào? Và báo chí có
phải là nhân tố chính trong GSXH không?
Bác Sinh: - Chức năng GSXH của báo chí là cung cấp các thơng tin, trở thành diễn
đàn của nhân dân, là cầu nối để nhân dân giám sát xã hội.
Có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội là bộ máy Nhà nước và công dân. Báo chí
khơng phải là nhân tố chính cho GSXH.

PV( câu 2): Bác thấy cách đưa tin của báo chí về các chính sách, quy định pháp
luật của Đảng, Nhà nước đã rõ ràng và minh bạch chưa?


Bác Sinh: Đưa tin của báo chí về các chính sách, quy định của Pháp luật, của
Đảng, nhà nước đã rõ ràng minh bạch, tuy nhiên vẫn còn chung chung, chưa cụ
thể.
Câu phụ: - Bác nghĩ báo chí đang gặp khó khăn gì trong GSXH. Đặc biệt báo chí
địa phương đã làm tốt cơng tác GSXH tại địa phương mình chưa?
Bác Sinh:+ Trong giám sát xã hội báo chí đang gặp khó khăn đó là sự tác động của
một bộ phận mang lợi ích nhóm. Một số tổ chức, cá nhân chưa tạo điều kiện cho
báo chí tham gia GSXH.
+ Các phong trào vẫn mang tính phơ trương, hình thức, cung cấp thơng tin từ dư
luận cịn hạn chế; chính kiến của người dân cịn hạn chế.
-Báo chí địa phương chưa thực sự làm tốt công tác GSXH, mới chỉ mang tính
tun truyền chung chung, thơng tin cịn mang tính một chiều đó là tích cực.
PV( câu 3): Để đạt được hiệu quả tốt, báo chí cần điều kiện gì khi tham gia vào
GSXH?
Bác Sinh: Báo chí cần sự trung thực, khách quan và mang tính quần chúng.
Câu phụ: Vậy dân có thực sự cần báo chí tham gia k, hay chỉ dân là đủ?
Bác Sinh: Rất cần, bởi vì báo chí là diễn đàn của dân, từ dân cung cấp thông tin.
PV( câu 4): Bác thấy GSXH của báo chí Việt nam hiện nay là như thế nào? Tích
cực hay tiêu cực?
Bác Sinh: Tích cực, có tính chiến đấu cao, mang tính chân thực, quần chúng; dám
cơng khai, dám làm.
PV( câu 5): Gần đây, báo chí đã đưa tin về 1 vài vấn đề nổi cộm của xã hội. Nhưng
ông nghĩ sao khi những vấn đề ấy đã xảy ra q lâu mà h báo chí mới phản ánh?
Có phải báo chí chưa làm trịn trách nhiệm của mình?
Bác Sinh:+ Thứ nhất do cơ chế, sự tác động của lợi ích nhóm, sự vào cuộc của
người dân. Ở tầm vĩ mơ đó là sự GSXH của Quốc hội đặc biệt là HĐND các cấp

chưa thực sự có hiệu quả cao, việc cung cấp thông tin từ cơ quan, tổ chức và người


dân chưa kịp thời do vậy các vấn đề tiêu cực, nổi cộm trong xã hội xảy ra quá lâu
mới được phát hiện.
Thứ hai, khi các vấn đề ấy được đưa ra, vai trị của báo chí là tích cực. Khi báo chí
đưa ra, các vấn đề ấy mới được các cơ quan thực hiện giải quyết 1 cách nghiêm
túc.
+ Khơng phải là báo chí chưa làm trịn trách nhiệm mà báo chí chỉ là bộ phận tác
động, chủ yếu vấn đề được người dân phản ánh, khi đó cơ quan báo chí mới vào
cuộc. Báo chí khơng phải là cơ quan chủ động đầu tiên trong GSXH.
PV( câu 6): Theo bác, phản biện xh có phải là phản bác các vấn đề xã hội hay
không?
Bác Sinh: PBXH một phần là phản bác một số vấn đề xã hội
Vì: PBXH là tiếng nói nhận thức của xã hội, của các lực lượng xã hội. Tức là sự
biện luận, thẩm định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương,
chính sách, đề án, dự án xã hội... liên quan đến quyền lợi và đời sống của các thành
viên trong xã hội, nhằm phát hiện, bổ sung, chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ,
phủ định một chủ trương, chính sách hay đề án xã hội được cơng bố hay đang hình
thành.
Câu phụ: Vậy theo bác nghĩ, chức năng PBXH của báo chí là như thế nào?
Bác Sinh: Chức năng phản biện xã hội của báo chí: Tham gia phản biện về mọi mặt
của đời sống xã hội một cách cập nhật; đưa ra những nhận xét, đánh giá của dư
luận xã hội bằng các tác phẩm báo chí của chính các phóng viên và tịa soạn báo.
Đây chính là hình thức thể hiện sự phản biện của báo chí. Mặt khác chuyển tải kết
lối góp ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục
những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách, pháp luật.
PV( câu 7): Theo bác, ở Việt Nam, yếu tố nào ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
trong PBXH của báo chí?
- Yếu tố người dân.

PV( câu 8): Bác nghĩ GSXH, PBXH có mối quan hệ với nhau như thế nào?


Bác Sinh: Giám sát và phản biện có quan hệ nhân quả với nhau vì chỉ giám sát một
cách nghiêm túc mới có thơng tin đầy đủ và thấu đáo, làm tiền đề cho phản biện.
Câu phụ: Qua GSXH, PBXH thì người dân cần gì ở báo chí. Liệu người dân chỉ
cần có thơng tin là đủ?
Bác Sinh: Người dân cần ở báo chí là trung thực, khách quan, phản ánh cả 2 chiều
tích cực và tiêu cực.

PV( câu 9): Bác thấy báo chí cần hạn chế những vấn đề gì (các vấn đề chủ quan
liên quan đến nhà báo) cho sự hiệu quả của GSXH, PBXH?
Bác Sinh: Báo chí cần hạn chế việc nói, viết chung chung, theo một chiều là chỉ
đưa ra những vấn đề tích cực mang tính tuyên truyền, động viên. Nhà báo lo cho sự
an tồn của bản thân.
PV( câu 10): Bác có thể cho cháu vài lời khuyên về thế hệ sinh viên báo chí hiện
nay?
Bác Sinh: Phải xuất phát từ tinh thần trung thực, khách quan, không vụ lợi.
III.Bác Nguyễn Minh Phụng
+ Chức vụ: Phát thanh viên xã Tân Phong, Trưởng thơn Ơ Mễ 2
+ Nơi hỏi: nhà riêng, Ô mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
+ Địa chỉ liên hệ: Ô Mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
+SĐT: 0987414607
+ Thời gian hỏi: 20h, 03/05/2016
+ Người hỏi: sinh viên Phạm Văn Cơng, Lớp Truyền hình K35_A2, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Phần phỏng vấn:
PV( câu 1): Bác hiểu thế nào là giám sát xã hội nói chung?
Bác Phụng: GSXH là quyền cơ bản của công dân, cấu thành yếu tố chung để thực
hiện các quy phạm về pháp luật, Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của

dân, do dân, vì dân. GSXH là trách nhiệm chung của mọi người dân.
Câu phụ: Bác hiểu giám sát xã hội của báo chí là như thế nào?


Bác Phụng: là người đưa tin theo phương pháp báo nói, báo hình, báo viết, có tính
chất tun truyền, giáo dục, phê phán, phản ánh tích cực trong việc thực hiện Hiến
pháp và pháp luật của người dân.
Câu phụ: GSXH của báo chí đóng vai trị như thế nào trong hệ thống GSXH nói
chung?
Bác Phụng: nó đóng vai trị tích cực, thơng tin nhanh nhậy, mang tính thời sự để
phản ánh rõ nét việc thực thi pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt
Nam.
PV( câu 2): Những yếu tố nào tác động mạnh đến hiệu quả của giám sát xã hội của
báo chí?
Bác Phụng: Đó là công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và giáo dục pháp luật.
Câu phụ: Bác thấy báo chí địa phương đã thực hiện tốt việc GSXH ở địa phương
mình chưa?
Bác Phụng: Với báo chí địa phương chưa được đào tạo cơ bản, việc GSXH chỉ
thực hiện trên phạm vi nhỏ, tin bài về GSXH chưa sâu, chưa mang tính thời sự.
PV( câu 3): Bác thấy cách đưa tin của báo chí về các chính sách, quy định Pháp
luật của Đảng, Nhà nước đã rõ ràng cụ thể chưa?
Bác Phụng: theo bác thì cách đưa tin của báo chí về chính sách, pháp luật Nhà
nước chưa được cụ thể hóa, cịn mang tính hình thức.
Câu phụ: Báo chí trong việc GSXH có gặp những khó khăn gì khơng?
Bác Phụng: có rất nhiều rào cản trong việc đưa tin và lấy tin như nhận thức về sự
việc của người dân còn hạn chế, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo.
PV( câu 4): Theo bác PBXH có phải là phản bác các vấn đề xã hội hay không?
Bác Phụng: phản biện XH không phải là phản bác các vấn đề xã hội mà là sự giáo
dục, răn đe theo hướng tích cực, phản ánh trung thực việc thực hiện pháp luật; việc
vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức, vi phạm những quy định trong việc

thực hiện các công việc được giao.


Câu 5: Khi thực hiện các chương trình phát thanh ở xã, việc phản ánh đánh giá các
chính sách, chủ trương của Đảng, chính quyền địa phương được thực hiện như thế
nào? Bác chỉ ra khó khăn khi phản biện XH về những vấn đề ấy?
Bác phụng: khi thực hiện các chương trình phát thanh ở địa phương chủ yếu thực
hiện theo văn bản tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
quy định của địa phương. Song mặt tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến
thức cịn hạn chế, chưa sâu rộng, cịn mang tính hình thức, chưa được sự ủng hộ
mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo trong việc PBXH.
PV( câu 6): Bác nghĩ sao khi các vấn đề tiêu cực, nổi cộm gần đây, thường xảy ra
từ lâu mà giờ mới được báo chí phản ánh, đưa tin? Liệu báo chí chưa làm trịn
trách nhiệm của mình?
Bác Phụng: Trong những năm gần đây, báo chí đã mạnh dạn nêu nên những vấn đề
tiêu cực. Do trước đây luật báo chí cịn có những hạn chế, các phương tiện tiếp cận
thông tin chưa hiện đại. Đối tượng phản ánh không hợp tác, trách nhiệm của cơ
quan báo chí cịn xem nhẹ những vấn đề, sự việc ấy, sự việc có tính chất cơng việc
thì không được ủng hộ.
PV( câu 7): Bác nghĩ nhà báo cần PBXH như thế nào trong tác phẩm báo chí của
mình để có hiệu quả cao nhất?
Bác Phụng: Nhà báo có góc nhìn sâu rộng về vấn đề phản ánh, thể hiện bài viết
phải sâu, phản ánh trung thực, có tính cuốn hút người đọc, người nghe; phải phân
tích, nhận định, đánh giá, phản ánh bình diện sự kiện phong phú, quy mơ mang
tính thời sự.
PV( câu 8): Bác thấy PBXH của báo chí hiện nay trong vấn đề cá chết ở ven biển
miền trung là như thế nào?
Bác Phụng: Đây là vấn đề quan trọng, đang gây nhức nhối trong dư luận, Báo chí
đã phản ánh góc nhìn tổng thể là rung lên tiếng chuông cảnh báo trong việc ô
nhiễm môi trường của các cơ quan chủ quản.

PV( câu 9): Bác có thể đưa ra những giải pháp trong sự kết hợp khối đại đoàn kết
toàn dân với báo chí trong việc giám sát và phản biện xã hội hay k?


Bác Phụng: Phát huy vai trò hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.

Phần 3: Phân tích và đánh giá của cá nhân
I. Phần phỏng vấn với ông Oanh, bác Sinh, bác Phụng về GSXH, PBXH
của báo chí:
 Đánh giá chung:
+ Kiến thức: Cả 3 người đều là những cán bộ, đảng viên đã và đang hoạt động
trong lĩnh vực chính trị-văn hóa-xã hội. Ông và 2 bác trung thành và nắm vững tư
tưởng, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trong đó có vấn đề GSXH,
PBXH nói chung và báo chí nói riêng.
Đã có rất nhiều những câu hỏi, những khúc mắc của em về GSXH, PBXH nói
chung và báo chí nói riêng được 3 người giải đáp và cho ý kiến. Nói chung, kiến
thức xã hội của họ là sâu rộng, hiểu biết nhiều và khách quan.
+ Sự quan tâm đến 2 vấn đề phỏng vấn: Dù vẫn có sự trả lời chung chung nhưng
theo em, 3 người đều dành sự quan tâm lớn về GSXH, PBXH trong báo chí. Bác
và ơng khơng chỉ quan tâm, theo dõi các vấn đề xã hội mà báo chí đưa ra ở địa
phương mà còn ở cả nước. Em coi họ chính là những Đảng viên, cán bộ gương
mẫu, trung thành với tổ quốc, nhân dân.
+ Thái độ của ông và hai bác khi phỏng vấn: là những cán bộ nhà nước, ông và 2
bác thường xuyên tiếp xúc với báo chí. Những cuộc phỏng vấn thường rất nghiêm
túc và cẩn thận. Nhưng dù em chỉ là sinh viên báo chí đi phỏng vấn để thực hiện
bài tập, 3 người vẫn rất coi trọng và giúp đỡ em rất nhiều, kể cả phần trả lời cũng
như phần góp ý cho sự chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Vì đây là lần đầu tiên thực hiện
phỏng vấn nên em nhận được rất nhiều lời khun. Ơng Oanh thì cần em chuẩn bị
những câu hỏi phù hợp với đối tượng được hỏi, câu hỏi cụ thể hơn; bác Sinh thì

phần phỏng vấn phải có văn bản, đưa câu hỏi cho người được phỏng vấn nghiên
cứu để trả lời 1 cách đúng đắn nhất; bác Phụng thì chính là thời gian.


 Như vậy, em thấy đây là những cuộc phỏng vấn mang lại nhiều kinh nghiệm
và kiến thức cho em.
 Sự giống và khác nhau trong quan điểm của 3 người về vấn đề GSXH,
PBXH của báo chí:
+ Giống: Phải nhấn mạnh, ơng và 2 bác coi báo chí là cơ quan phụng sự đắc lực
cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Báo chí và nhà báo ln phải giữ vững lập
trường, tư tưởng vững vàng, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng CS.
Nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu của báo chí trong việc GS, PBXH là việc
báo chí phải phản ánh, tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà
nước vào đời sống dân sinh và các tổ chức, đoàn thể xã hội 1 cách cụ thể và cơng
khai. Khi đã đưa chủ trương, chính sách ấy vào, báo chí ln phải kiểm tra, giám
sát xem nó đã phù hợp với cuộc sống người dân chưa, việc thực hiện chính sách,
chủ trương ấy có được cơ quan Nhà nước thực hiện nghiêm túc không.
Đặc biệt, báo chí phải ln phối hợp sát với người dân để nhanh chóng đưa thơng
tin, đánh giá vấn đề để từ đó thúc đẩy dư luận xã hội, tham gia phản biện xã hội để
mang lại lợi ích cho nhân dân, đất nước.
Ngoài ra, cách trả lời phỏng vấn của 3 người rất ngắn gọn và rõ ý.

+ Khác: Theo em, 3 người đều có hiểu biết về PBXH, GSXH của báo chí, nắm
vững được tư tưởng, đường lối của Đảng, Nhà nước nên cái khác ở đây chính là
việc họ thể hiện quan điểm của mình trong vị trí khác nhau. Ông Oanh phản ánh
nhiều theo quan điểm của một người dân; bác phụng là một nhà báo, còn bác Sinh
thể hiện quan điểm của một cán bộ văn hóa là cụ thể và khơng mang tính cá nhân.
 Tâm đắc nhất với quan điểm của ông Oanh về cái tâm của người làm cán bộ,
Đảng viên: trong quân đội, hay khi làm cán bộ tuyên huấn ở địa phương thì
ơng ln trung thành, cống hiến hết mình vì dân, vì nước.


II. Quan điểm cá nhân
 Việc tiếp nhận thơng tin từ các đối tượng: 3 nguồn tin chính, quan trọng:


+ Về GSXH, PBXH của báo chí: Vì đây là lần đầu tiên em tìm hiểu về vấn đề
GSXH, PBXH của báo chí, nên việc đưa ra câu hỏi cịn rất hạn chế, nhiều câu chưa
đúng nhưng qua phần trả lời của ông Oanh và 2 bác, em biết được GSXH, PBXH
của báo chí đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền dân chủ và công bằng
xã hội cho sự phát triển chung của dân tộc. Báo chí là kênh thông tin hữu hiệu và
phổ biến trong việc mang thơng tin từ các chính sách Nhà nước đến mọi vấn đề
trong xã hội. Báo chí đã đào sâu, đánh giá thẳng thắn nhiều vấn đề để mang lại lợi
ích cho nhân dân, cho sự phát triển của đất nước.
+ Về cách thực hiện cuộc phỏng vấn: em đã lắng nghe và có 1 chút thay đổi khi
được bác và ông chỉ cách thực hiện 1 cuộc phỏng vấn như nào cho đúng. Nói
chung, GSXH, PBXH là những vấn đề sâu rộng, liên quan đến tư tưởng, đường lối
của Đảng, nên phần phỏng vấn phải thực sự khách quan và nghiên cứu kĩ, câu hỏi
phải thực sự cụ thể và phù hợp với người được hỏi: Ở đây là cán bộ, đảng viên.
+ Cuối cùng, em tiếp nhận được những kinh nghiệm sống, những điều mà nhà báo
nên làm để phụng sự nhân dân, đất nước: làm nahf báo là phải trung thành với
Đảng, sống phải biết mình, biết người, ln đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên
hàng đầu. Đặc biệt là sống phải có đạo nghĩa, sống thật và khiêm tốn.
 Bài học rút ra cho bản thân:
+ Để làm nhà báo tốt thì phải ln phản ánh sự thật; dám nói, dám làm nhưng quan
trọng là phải luôn giữ được cái tâm trong sạch, luôn đặt lợi ích của nhân dân, đất
nước lên hàng đầu. Ngày nay, nhà báo luôn phải biết trau dồi kiến thức, kĩ năng và
đặc biệt là phải chủ động trong việc giám sát và phản biện mọi vấn đề của xã hội.
+ Là sinh viên, học tập vẫn là mục tiêu chính, bên cạnh đó phải rèn luyện kĩ năng
nghề, kĩ năng sống và ln có cái nhìn bao qt về cuộc sống.


The End





×