Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ các hộ trồng măng bát độ trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRÁNG SEO GIÀ

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
HỖ TRỢ CÁC HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ MINH TIẾN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh Tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

TRÁNG SEO GIÀ

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
HỖ TRỢ CÁC HỘ TRỒNG MĂNG BÁT ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ MINH TIẾN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Kinh tế Nông nghiệp
: Kinh Tế & PTNT
: 2014 - 2018
: TS. Đỗ Xuân Luận
: Nông Ngọc Dũng


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức lý
luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới
Thầy giáo TS: Đỗ Xuân Luận trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Minh Tiến đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại
xã Minh Tiến, huyện Lục Yên. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới
anh Nông Ngọc Dũng cán bộ khuyến nông viên đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập làm quen với cơng việc thực
tế. Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức thực hiện bài khóa luận
bằng những kiến thức học tập tại trường, cũng như những kiến thức có được
trong thời gian đi thực tập, nhưng tôi cũng không thể tránh được những thiếu
sót do tuổi đời cịn non trẻ. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp của q thầy cơ và các anh chị để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Cuối cùng tơi kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát khoa học và công nghệ quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12.
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2018
Sinh Viên

Tráng Seo Già



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đánh giá các bên liên quan ............................................................. 24
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2017........................................... 33
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã
trong giai đoạn 2015-2017 .............................................................. 35
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng măng bát độ của xã Minh Tiến
qua 3 năm 2015 - 2017.................................................................... 36
Bảng 4.4: Tình hình chăn ni của xã trong giai đoạn 2015 – 2017 .............. 36
Bảng 4.5: Tình hình trồng măng bát độ của xã Minh Tiến qua 3 năm
2015 – 2017 .................................................................................... 37
Bảng 4.6: Rà soát hộ trồng măng Bát độ tại xã Minh Tiến giai đoạn
2015- 2017 ..................................................................................... 38
Bảng 4.7: Tình hình dân số của xã Minh Tiến qua 3 năm (2015-2017) ......... 39
Bảng 4.8: Một số thông tin chung của các hộ điều tra.................................... 46
Bảng 4.9: Chi phí đầu tư sản xuất 1 ha măng Bát độ của các hộ điều tra ...... 47
Bảng 4.10: Doanh thu từ măng bát độ tính cho 1 ha măng bát độ năm 2017 48
Bảng 4.11: Hiệu quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng măng Bát Độ ...... 48
Bảng 4.12: Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất tre măng Bát Độ ............. 50
Bảng 4.13: Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình ...... 51
Bảng 4.14: Mục đích vay vốn và q trình sử dụng vốn của các nơng hộ ..... 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Cán bộ trạm khuyến nơng huyện trực tiếp đến xã Minh Tiến
năm 2018 ........................................................................................ 27
Hình 3.2: Cùng cán bộ xã và Khuyến nông viên hướng dẫn bà con cách bón
phân và kỹ thuật tỉa cây tại thơn Khe Vai ....................................... 28
Hình 4.1: Tỷ trọng các hộ vay chia theo nguồn tín dụng ................................ 51
Hình 4.2: Tình hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất trung bình ...................... 51
Hình 4.3: Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chương trình tre măng Bát
độ xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ............................ 57


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
DN

Doanh nghiệp

GD&ĐT

Giáo duc và đạo tạo

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NHCSXH


Ngân hàng chính sách xã hội

NHNNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiện hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2.Thực tiễn của đề tài .................................................................................. 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .................................. 4
2.1.2 Nội dung của liên kết ............................................................................... 7
2.1.3 Vai trò của liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ ............................ 9
2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 10
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 11
2.2.3 Kinh nghiệm thực tiễn trồng tre măng Bát độ tại tỉnh Yên Bái. ............ 19
2.2.4 Bài học kinh nghiệm trồng măng Bát độ tại xã Minh Tiến ................... 21


vi

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.1.1. Đối tương nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.3. Phạm vi về nội dung.............................................................................. 23
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Minh Tiến .................. 24

3.2.2. Thực trạng trồng tre lấy măng tại xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 24
3.2.3. Vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ nông dân trồng, khai thác,
chế biến và tiêu thụ măng ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ... 24
3.2.4. Các giải pháp phát triển tre Bát độ tại xã Minh Tiến, huyện Lục Yên,
Tỉnh Yên bái. ................................................................................................... 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
3.3.1 Ma trận phân tích các bên liên quan ...................................................... 24
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu ................................................ 26
3.3.3 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn ................................................ 26
3.3.4. Phương pháp điều tra hộ ....................................................................... 26
3.3.5. Phương pháp phân tích .......................................................................... 27
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêm cứu ............................................................ 28
3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô ..................................................................... 28
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất măng bát độ. ........................... 29
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ................................................. 30
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 31
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. ............... 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 31


vii

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................ 34
4.2. Những thuật lợi và khó khăn các bên liên quan hỗ trợ nhân dân trồng tre
Bát độ tại xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ................................ 43
4.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 43
4.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 44
4.3. Đánh giá thực trạng việc trồng măng bát độ tại xã Minh Tiến ................ 46
4.4 Vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ nông dân trồng, khai thác, chế

biến và tiêu thụ măng ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........... 53
4.4.1. Vai trò của doanh nghiệp: ..................................................................... 53
4.4.2.Vai trò của ngân hàng: ........................................................................... 54
4.4.3. Vai trò của nhà nước: ............................................................................ 54
4.4.4. Vai trò của nhà khoa học: ..................................................................... 55
4.4.5. Vai trị của khuyến nơng: ...................................................................... 56
4.5 Đánh giá chung ......................................................................................... 58
4.5.1. Ưu điểm ................................................................................................. 58
4.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 59
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Măng tre nứa nói chung từ lâu đá trở thành nguồn thức ăn ưa dùng của
người Việt Nam nhất là những người dân miền núi. Măng là thực phẩm có
hàm lượng có chất dinh dưỡng rất cao, trong măng có đầy đủ các chất như
protein, gluxit, muống khoáng, vitamin…lượng chất béo trong măng thấp nên
rất phù hợp với những người có chế độ ăn ít lipit. Ngày nay măng được sử
dụng như một loại thực phẩm sạch của thiên nhiên. Hàng năm trên thế giới
tiêu thụ khoảng 5 triệu tấm măng, Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 500.000
tấm măng tươi các loại. Nguồn thực phẩm sạch này do người dân vào rừng
thu hái đen về bán làm ảnh hưởng đến diện tích và dự trữ rừng.
Năm 1997 Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông
và Khuyên lâm cho nhập nhiều giống tre lấy măng có giá trị xuất khẩu từ Đài
Loan va Trung Quốc như tre Lục Trúc, tre Điềm Trú, tre Bát Độ đã triển khai
xây dựng một số mơ hình trồng tre ngọt chun lấy măng đá bắt đầu phát

triển ở nhiều địa phương cả nước. Trong những năm gần đây trồng tre lấy
măng bắt đầu phát triển nhiều vùng trong cả nước đá cho thấy việc trồng tre
có tác dụng nhiều mặt. Trong đó tre măng Bát Độ là giống tre chuyên trồng
lấy măng thực phẩm là loại cây có giá trị kinh tế cao. Măng Bát Độ ngồi tác
dụng để ăn tươi cịn dùng để chế biến làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng
sợi để xuất khẩu được thị trường ưu chuộng. Hiện nay, ở một số nước châu Á
măng tre Bát Độ đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Tỉnh Yên Bái đã trồng khảo nghiệm loại tre măng Bát Độ và kết quả
cho thấy trong thực tế loại tre này phát triển tốt và phù hợp tại Yên Bái. Cây
phát triển nhanh, cho năng suất cao, thời gian cho sản phẩm dài hơn các loại
tre măng địa phương, chất lượng măng ngon và cho giá trị xuất khẩu, tăng thu


2

nhập cho người lao động Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở
rộng vùng tre măng Bát Độ lấy măng tại huyện Lục Yên.
Huyện Lục Yên là một huyên miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện đã có
những hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu vây trồng, cùng với những cây
trồng như lúa, chè, cam, lạc và trồng rừng sản xuất, cây tre măng Bát Độ đã
và đang phát huy giúp cho nhân dân các dân tộc huyện niềm núi huyện Lục
Yên đạt được những thành quả nhất định.
Chương trình “bốn nhà’’ đã phát huy hiệu quả để cải thiện đời sống vùng
sâu vùng xa của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái điển hình là xã Minh Tiến.
Thành công của các bên liên quan trong hỗ trợ các hộ trồng măng Bát
Độ tại xã Minh Tiến là do đâu? Nó đã đóng góp gì đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường nông thơn? Trong q trình thực hiện các liên quan có
những thuật lợi và khó khăn gì? Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao
hiệu quả của măng Bát Độ tai xã Minh Tiến nói riêng và của huyên Lục Yên,
tỉnh Yên Bái nói chung, xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ các hộ trồng
măng Bát Độ trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong việc hỗ trợ trồng măng
bát độ trên địa bàn xã minh tiến nhằm đề xuất giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu
quả sản xuất măng Bát Độ cho người nông dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng trồng măng Bát độ trên địa bàn xã Minh tiến.
- Phân tích vai trị của các bên liên quan trong hỗ trợ phát triển măng
Bát Độ quy mô hộ.


3

- Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hỗ trợ của các bên liên quan nhằm
phát triển sản xuất măng Bát Độ quy mô hộ tai xã Minh Tiến.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Quá trình thực hiện này sẽ nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và năng lực
cũng như rèn luyện kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân
- Đây là cơ hội cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng những
kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi
kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương.
1.3.2. Thực tiễn của đề tài
- Là tư liệu tham khảo cho địa phương nhằm định hướng phát triển
măng bát độ lấy măng bền vững tại huyện Lục Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái
nói chung, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân địa phương
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp cho chính quyền và ban
ngành đoàn thể trên địa bàn xã đưa ra được những biện pháp tăng cường quản

lý hệ thống và đưa ra các biện pháp bền vững và hiệu quả hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài
sản và tên riêng, có chủ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh
trêm thị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014)
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực
hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi hàng hóa trên thị trường, theo
nguyên tắc tối đa hóa lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản của
doanh nghiệp, thơng qua đó tối đa hóa lợi ích của đối tượng người tiêu dùng
và kết hợp một cách hợp lý với những mục tiêu kinh tế xã hội. (Nguyễn Tất
Luật) nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, tùy theo mục đích hoạt động
và ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà nội dung đăng ký kinh
doanh khác nhau. Doanh nghiệp bao gồm có các doanh nghiệp thương mại –
dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp hoạt động cả sản xuất và
thương mại. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay khơngcịn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có những nhân tố chủ quan và nhân tố
khách quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Khái niệm nông dân: Nông dân là những người lao động cư trú ở

nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề


5

mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nơng dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên
giai cấp nơng dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
* Khái niệm các hộ nông dân: Theo ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng:
“hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn”.
Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nơng nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mạnh đát của mình, sử dụng chủ
yếu là sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống lớn
hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự thăm gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao”.
Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nơng thơn năm 2011
cho rằng: “hộ nơng nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thăm gia lao động trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…)
và thông thường nguồn sống của hộ dựa và nppng nghiệp.
* Khái niệm về thị trường có nhiều định nghĩa như:
Theo nghĩa đầu tiên, thị trường là một địa điểm cụ thể, ở đó người mua
và kẻ bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Những đơ thị thời trung
cổ có những khu chợ cho người này bán hàng và người kia mua hàng. Ngày
nay, sự trao đổi có thể diễn ra ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khu
mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ.
Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người
mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ có sự trao đổi giữa người bán

và người mua về những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của
hàng hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền.
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy đề cập đến tình


6

hình thị trường, người ta thường nêu vấn đề giá cả, xu hướng trong cung và
cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên
thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng
khơng có lợi cho người sản xuất và người bán; sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên sẽ kích thích mở rộng sản
xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định.
- Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến
động. Các hoạt động tiếp thị (ma-ket-tinh), phân tích thị trường ngày càng có
vai trị quan trọng trong thương mại, dịch vụ.
* Khái niệm liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là hình thức trong đó diễn
ra q trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất
quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định
thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với nhưng cấp độ
nhất định.
Liên kinh tế là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh
tế thường là khu vực công nghiệp và nơng nghiệp phối hợp với nhau một cách
có hiểu quả phủ thuộc lẫn nhau, một yếu tố của quá trình phát triển.
Theo Trần Văn Hiếu “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập phối hợp
với nhau trong sản xuất kinh doanhcuar các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự
nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong
khn khổ của pháp luật, thơng qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiền
năng của các chủ thể tham gia liên kết, liên kết có thể tiến hành theo chiều dõ,
hoặc chiều ngang,trong nội bộ của các ngành hoặc giữa các ngành, một quốc

gia hay nhiều quốc gia trên phạm vi khu vực và quốc tế”( Trần văn Hiếu,
2005, liên két giữa các hộ với các doanh nghiệp nhà nước, Bộ GD&ĐT, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chinh Minh, Hà Nội)
Còn theo từ điểm ngơn ngữ học (1992) thì: “Liên kết” là liên kết với nhau từ
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.


7

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các
hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành đề ra và thực hiện các
chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các bên tham gia thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi
nhất.Được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, có lợi thơng qua
hợp đồng kinh tế giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà
nước.Mục tiêu tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua hợp đồng kinh tế
hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa
và hợp tác hóa, nhằm khac thác tốt tiền năng từng đơn vị tham gia liên kết
hoặc cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức cho từng đơn vị
thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.
2.1.2 Nội dung của liên kết
 Hoạt động liên kết
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có nhiều hoạt động từ khâu sản
xuất đến khâu sản phẩm cuối cùng.
Có các hoạt liên kết: Liên kết trong việc mua bán nguyên liệu đầu vào
như; (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...), liên kết trong chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật như; (giống mới, kỹ thuật chăm sóc mới...), liên kết chế
biến và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, công ty.
Hiện nay đa số người nông dân muốn liên kết trong khâu tiêu thụ sản
phẩm vì mục đích làm sao bán được sản phẩm của mình làm ra với giá bán

sao cho có lợi nhuận càng cao càng tốt. Vấn đề liên kết các hộ dân thường
liên kết các thương lái thu gom tại các địa phương, các thương lái ở thị trường
khác nhau với giá thu gom mua măng cũng không chênh lệch cao hay các cơ
sở chế biến do doanh nghiệp đạt và thu mua tại địa phương. Liên kết nông
dân với doanh nghiệp thì người dân an tâm hơn, sản phẩm và diện tích sẽ
càng mở rộng.


8

Nhìn chung liên kết “bốn nhà” có vai trị qua trọng trong việc hỗ trợ các
hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Tiến nói chung và người nơng dân trồng
cây tre măng Bát độ nói riêng.
 Nguyên tắc
Liên kết “4 nhà” giữa các bên tham gia vào chuỗi sản xuất gồm; Nhà
khoa hoc, Nhà nước, Nhà nông, Doanh nghiệp.
- Sự thỏa thuận hay cam kết các bên trong quá trình sản xuất – tiêu thụ
sản phẩm, cam kết các hộ trồng tre với công ty hợp tắc lâu dài với quan hệ
các bên luôn được sự quan tân nhiều chính quyền nhà nước cơng nhận.
- Các bên tham gia phải có trách nhiện để người sản xuất an tâm.
- Cơ quan chính quyền địa phương ln phát huy sự lãnh đạo giúp đỡ
người dân phát triển và triển khai các kỹ thuật, sâu bệnh cho nơng dân.
 Hình thức liên kết trong sản xuất tre măng Bát độ
- Đánh giá mức độ của liên kết hay độ sâu của liên kết trong việc tiếp
cận thị trường tiêu thụ sản phẩm như cung ứng nguồn đầu vào, đâu ra đặc biệt
alf công tác quản lý sản xuất và đến tiêu thụ sản phẩm. Các mối quan hệ tham
gia này được thơng qua các hình thức và nội dung cơ bản sau:
+ Hợp đồng văn bản
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữ các
bên tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ

+ Hợp đồng trên cơ sở các nhân: Trực tiếp giữa người sản xuất (nông
hô, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua việc ký kết hợp
đồng với 2 bên.
+ Hợp đồng cơ sở nhóm: 2 dạng
- Hợp tác thông qua hiệp hội, hiệp hội là tập hợp các nhà trồng tre Bát
độ sản xuất có nhu cầu trong tiêu thụ sản phẩm
- Hợp tác xã: cung ứng giống cây trồng cho bà con và đối tác ký kế vói
cơng ty thu mua các sản phẩm


9

2.1.3 Vai trò của liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ
- Giúp cho các tác nhân khắc phục những hạn chế về quy mô. Trong hỗ
trợ sản suất kinh doanh, mỗi đơn vị (hộ, nhà nước, nhà khoa hoc, doanh
nghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp các vật tư và hỗ
trợ, đầu ra, đầu vào không tự sản xuất tất cả mà là kết quả q trình phân cơng
lao động, tham gia liên kết nhằm phát huy những lợi thế so sánh, giảm chi phí
sản xuất.
- Bên liên quan là những người hỗ trợ nông dân phát triển trồng măng
Bát độ
+ Nhu cầu thị trường luôn thây đổi
+ Tiêu thụ sản phẩm thông qua các công ty, thương lái thu gom, các
sách báo
+ Giúp cho nhà nông tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp
các nhà nghiên cứu các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nươc.
+ Giúp giảm thiểu rủi ro trong sản suất và kinh doanh của nhà nông và
doanh nghiệp đứng trước cơ hội lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh
nghiệp, nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, doanh nghiệp đơn độc một
mình triển khai một chương trình dự án có khi nhiều khả năng dẫn đến hậu

quả thấp hay thua lỗ. Để tránh những hậu quả này nhiều doanh nghiệp đã mời
hay hợp tác doanh nghiệp khác cùng nhau tham gia, để tránh các doanh
nghiệp cạnh tranh nhau trong nội bộ của công ty.
Như vậy nhà nước cần khuyến khích nơng dân với doanh mở rộng quy
mơ sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những hậu quả kinh tế cao cho cả
doanh nghiệp và nông dân. Nhưng mặt khác, nhà nước cần có những giải
pháp chính sách quả lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền lũng đoạn thị trường,
ảnh hưởng đến người sản xuất tre măng Bát độ.


10

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia rất giầu tiềm năng về tre. Riêng về tre cho
măng ăn được có trên 50 lồi, nhưng chủ yếu có 30 lồi chính như:
Phyllostachys edulis, Ph. praecox, Ph. vivax, Ph. iridenscens, Dendrocalamus
latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var pubescens. Diện tích
trồng tre chuyên măng có khoảng 100.000 ha với năng suất trung bình từ 10
đến 20 tấn/ha. năm. Năng suất măng ở một số diện tích có thể lên đến 30-35
tấn/ha năm. Trung Quốc có khoảng trên 3 triệu ha tre để sản xuất thân tre kết
hợp với thu hoạch măng.
Thái Lan cũng là nước sản xuất măng lớn trên Thế giới. Một số loài
cho măng như: Dendrocalamus asper (Pai Tong), D. brandisii (Pai Bongyai),
D. strictus (Pai sang doi), Bambltsa blumenana (Pai Seesuk), Thyrsostachys
siamensis (Pai Ruak), T. oliveni (Pai Ruakdum) và Gigantochloa
albociliata (Pai Rai). Trong số đó, lồi D. asper là lồi chủ lực trồng để sản
xuất măng. Năm 1994, D. asperđược trồng ở 67 trong tổng số 76 tỉnh, với
diện tích 424.169 rai. Trong giai đoạn 1996 đến 1997, Thái Lan đã xuất khẩu
măng D.aspervới tổng giá trị, trên nghìn triệu bath[1].

Đài Loan có ít nhất 9000 ha tre D. latiflorus và xuất khẩu hàng năm
trên 40.000 tấn măng[1].
Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Myanma, Úc và một vài nước khác cũng
là những nước đã và đang đẩy mạnh việc phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu
cầu trong nước và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu[1].
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và
Singapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh, măng
muối. Sản phẩm măng hộp hầu như có mặt trên khắp thị trường thế giới.
Riêng một tỉnh ở Thái Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng mỗi năm và xuất


11

khẩu trên 40.000 tấn/năm. Nhật Bản tung ra thị trường khoảng 90.000 tấn
măng Moso và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan
và Trung Quốc. Đài Loan hàng năm xuất sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn
măngDendrocalamus latiflorus. Trung Quốc xuất khẩu khoảng 140.000 tấn
măng D. latiflonus và lượng lớn măng Moso (Victor cusack, 1977) [7].
Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên Thế giới
biết đến. Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây trồng, kinh
doanh măng tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

 Tình hình cây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở nước ta:


12

Trồng tre chuyên măng ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh và
rộng khắp. Tre bản địa đang được coi là một trong một số những đối tượng

chính cần phát triển và phù hợp với mục đích của nhiều dự án, chương trình
nhằm góp phần xố đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Theo số liệu thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp (cũ), nay là Tổng
cục Lâm nghiệp - Bộ NN & PTNT, đến năm 2003 chương trình khuyến lâm
đã đầu tư trồng khoảng gần 1.500 ha tre lấy măng, với sự tham gia của trên
3.000 hộ dân [6].
Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng
công ty rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giống
cho 28 Trung tâm Khuyến nông lâm của một số tỉnh để trồng trên tổng diện
tích khoảng 2.700 ha.
Tổng diện tích trồng tre lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con số
đã thống kê. Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhà
nước cịn có thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre
măng. Một số địa phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư
để mở rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng.
Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre lấy măng trên cả
nước được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát năm 2004 trên 21 tỉnh thành
với một số điểm chính như sau:
a) Tre Mạnh tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam và hiện
nay chủ yếu được trồng rải rác. Qua một số điểm khảo sát tại Cà Mau, Cần
Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre Mạnh tơng đã
khơng cịn được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉ cịn thấy
rải rác và khơng được chăm sóc. Măng lồi tre này cũng không được ưa
chuộng. Riêng ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh tơng được trồng
ven sơng phía ngồi đê nhằm mục đích chắn sóng và lấy măng và mơ hình


13

này đang được phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh. Tuy

nhiên, mơ hình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng
cũng như hiệu quả kinh tế và các giá trị khác [2].
Nhìn chung tre Mạnh tơng khơng được ưa chuộng và tương lai có thể bị
một số lồi tre chun măng khác thay thế.
b) Tre Lục trúc hầu như ít được ưa chơng vì măng nhỏ, năng suất thấp.
Mơ hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản - chế biến với diện
tích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại Tân Yên Bắc Giang là mơ hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điều tra khảo
sát. Cho đến thời điểm này chưa thấy có mơ hình nào kể cả mơ hình nói trên
được đưa vào để sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân trồng Lục trúc
mới chỉ tập trung vào sản xuất giống để bán. Trước đây giống được nhân
bằng cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) là chính. Sau này kỹ
thuật nhân giống hom cành đã được áp dụng. Giá giống gốc tại thời điểm
2001 khoảng 14.000đ/gốc và năm 2002 khoảng 8.000 - 10.000đ/hom cành
[8].
c) Loài tre được quảng cáo nhiều nhất và được phát triển mạnh nhất là
loài Bát độ và Điềm trúc. Diện tích trồng tập trung lớn nhất trong các điểm
khảo sát thuộc Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải sản Đơng Thành (Bình
Phước): 247ha Điềm trúc, trồng từ 1993; Công ty Fang Fuh (Đồng Nai): 180
ha (1999) và năm 2004 lên đến 300ha cũng là loài tre Điềm trúc. Đây là hai
cơ sở đã và đang sản xuất măng chủ yếu để xuất khẩu với hai dạng sản phẩm:
măng muối chua và muối dòn. Giá măng dòn: 12000đ/kg (chế biến từ cây
măng cao từ 0,8 đến 1,2m so với mặt đất) và măng chua: 8000đ/kg (chế biến
măng củ cao chừng 30cm so với mặt đất). Thân tre già được lấy ra để bán cho
nhà máy giấy với giá: 400đ/kg (thời điểm năm 2004). Qua khảo sát đánh giá:
đó là hai mơ hình điển hình cho việc kinh doanh tre lấy măng có quả [9].


14

Các mơ hình cịn lại, nhất là các mơ hình thuộc chương trình khuyến

lâm, khuyến nơng hầu như có quy mơ nhỏ theo hộ gia đình, lớn nhất chỉ vài
ha và phân bố rải rác. Hầu hết mơ hình đều mới được trồng và lợi nhuận trước
mắt mà mơ hình mang lại chỉ sau 1 đến 2 năm trồng là tiền bán giống. Giá cây
giống vào khoảng từ 8.000đ đến 15.000đ tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng nơi.
Có nhiều hộ gia đình vài năm gần đây đã thu hàng chục triệu đồng mỗi năm
qua việc bán giống. Tuy nhiên, với việc phát triển tre lấy măng với quy mô
nhỏ theo hộ gia đình và phân tán như thực tế hiện nay khó có thể quy hoạch
thành vùng nguyên liệu sau này. Chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhu cầu về
giống khơng cịn, chắc chắn sản phẩm măng và thân tre già sẽ là đối tượng
được quan tâm. Cũng chính vì vậy đa số các hộ gia đình trồng tre hiện đang
quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản phẩm của mình.
d) Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hố có một số mơ
hình đã khai thác măng bán chủ yếu cho nhà hàng, khách sạn. Giá măng cũng
tuỳ thuộc vào mùa vụ.
Đầu vụ giá măng khoảng 8.000đ/kg và giữa vụ khoảng 4.000đ/kg
(măng tươi còn cả bẹ mo). Nhiều nơi, do măng rừng còn đang dễ khai thác và
cũng đã quen khẩu vị của nhân dân địa phương nên măng tre nhập nội không
được ưa chuộng trên thị trường.
e) Một số địa phương như Bình Dương, Thanh Hố, Lạng Sơn, Lào
Cai,. . . Đang có kế hoạch phát triển mở rộng tre lấy măng với quy mô lớn và
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng để xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng
nhà máy chế biến chính là cơ sở quan trọng, có tính quết định đến việc phát
triển tre nhập nội lấy măng lâu bền. Trên thực tế, việc phát triển mơ hình tre
măng với quy mơ hộ gia đình sẽ khó có thể đảm bảo việc cung cấp nguyên
liệu đều đặn và đủ chất lượng cho các nhà máy chế biến măng. Hầu hết các hộ
gia đình trồng tre hiện nay đang hết sức quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm


15


sau này: măng tre, thân cây tre già. Với đà phát triển tre măng như hiện nay
thì chỉ vài năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn ha tre và hàng năm sẽ
có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác. Như vậy thị trường
tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần sẽ trở thành thách thức
đối với người sản xuất.
f) Một số địa phương điển hình phát triển trồng tre lấy măng tại nước ta
- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ:
Xã Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một xã đặc biệt khó
khăn nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ. Dân số của xã là 4074 khẩu
với 4 dân tộc Mường (chiếm 49,6%), dân tộc Kinh (chiếm 47,6%) và hai dân
tộc khác (chiếm 2,8%). Trung tâm dịch vụ Phát triển nông thơn (RDSC) đã
tham gia góp sức thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã
từ năm 1997 [10].
- Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng
đồng lựa chọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kontum” do RDSC thực hiện giai
đoạn 2001 - 2004, Ban phát triển và giảm nghèo xã Yến Mao đưa ra sáng kiến
cộng đồng đó là trồng tre măng Bát Độ và được RDSC thống nhất cùng thực
hiện vào tháng 10 năm 2003. Bước đầu tiên của chương trình, cán bộ xã và
các hộ nơng dân quan tâm trồng măng đã tổ chức một chuyến tham quan mơ
hình măng tre Bát Độ tại Đoan Hùng và Phong Châu, thuộc tỉnh Phú Thọ. Tại
đây, mọi người được hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản về trồng măng Bát Độ
và được tặng một số gốc về trồng thử. Điều quan trọng hơn cả là mọi người
được tận mắt nhìn thấy tính khả thi và hiệu quả kinh tế của cây măng và ai
cũng hào hứng trồng thử loại cây mới này.
- Chương trình trồng tre măng Bát Độ tại Long Khánh (Đồng Nai)
[11] :
Năm 2002, Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai đã đưa cây tre Bát Độ về


16


cây tre Bát Độ và phương thức quản lý phù hợp để nâng cao năng suất măng.
Tháng 3/2003, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã tiến hành trồng thử
nghiệm tre Bát Độ trên 3 vùng đất chủ yếu của Đồng Nai gồm: Đất đỏ Bazan
(ở huyện Long Khánh), đất xám (huyện Long Thành) và đất Ferralit (huyện
Vĩnh Cửu). Sau 3 năm theo dõi cho thấy khả năng sinh trưởng và phát triển
của loại tre này rất thích hợp trên vùng đất đỏ Bazan ở huyện Long Khánh.
Từ hiệu quả tại mơ hình trồng thí điểm của hộ ơng Hồ Ngọc Tố, rất
nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan học tập về ứng dụng kỹ
thuật trồng tre Bát Độ. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đến nay cũng
đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn về kỹ thuật trồng tre Bát Độ cho
nông dân ở các huyện trong tỉnh. Và hiện nay diện tích trồng tre Bát Độ ở
Đồng Nai cũng đang phát triển mạnh với khoảng 150 hecta [11].
- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Vị Xuyên và Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang Bên cạnh những thành cơng đạt được từ chương trình trồng tre
măng Bát Độ như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cũng
có khơng ít địa phương đang phải đương đầu với những khó khăn do chính dự
án trồng tre măng Bát Độ mang lại. Một trong các địa phương đó là hai huyện
cùng núi thấp Vị Xuyên và Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) Con số 10 tỷ đồng là
vốn đầu tư của “ba nhà”: Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và nhà nông cho thực
hiện dự án tre măng Bát Độ tại hai huyện vùng núi thấp Vị Xuyên và Bắc
Quang (tỉnh Hà Giang). Sau hơn 5 năm thực hiện, dự án đã không đem lại kết
quả như mong muốn, không những thế dự án này còn làm nghèo cho cả “ba
nhà”. Đây là bài học kinh nghiệm rút ra cho cả “ba nhà”. Dự án trồng tre
măng Bát Độ tại hai huyện được thực hiện dựa trên phương thức đầu tư: nhà
doanh nghiệp bỏ vốn 60% (Công ty TNHH Vạn Đạt), Nhà nước (UBND tỉnh
Hà Giang) hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho nông dân trồng tre lấy măng
với thời hạn không quá 3 năm và người dân bỏ yếu là để dùng mua cây giống.



×