Làm sao để có 1 bài thuyết trình hiệu quả và ấn tượng?
Làm sao để có 1 bài thuyết trình hiệu quả và ấn tượng? để không nằm
trong số những người thất bại khi thuyết trình bạn cần nhớ những
nguyên tắc sau đây: Hiểu mục đích của buổi thuyết trình, hãy chuẩn bị
cho việc nói trước ở nhà, thông điệp truyền tải ngắn gọn
1. Đã bao giờ bạn được giao một về chuẩn bị một bài thuyết trình để báo
cáo trước lớp hay chưa?
Đã bao giờ khi bạn thuyết trình mà cả phòng đều ngáp ngắn, ngáp dài hay
chưa? Và bây giờ hãy thử nhớ về buổi thuyết trình đầu tiên của bạn, hãy thử
nhớ xem bạn đã nói gì trong ngày hôm đó, và bạn hãy nhớ lại xem những người
nghe họ nhớ được gì từ bài thuyết trình của bạn.
Bạn không thế nhớ được gì? Bài thuyết trình của bạn rơi vào lãng quên, không
đọng lại điều gì trong người nghe. Vậy là bài thuyết trình của bạn đã hoàn toàn
thất bại. Và để không nằm trong số những người thất bại khi thuyết trình bạn cần
nhớ những nguyên tắc sau đây.
• Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
• Hãy chuẩn bị cho việc nói trước ở nhà.
• Thông điệp truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm.
• Trình bày nội dung sinh động, cuốn hút.
Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình bạn cần, hiểu rõ điều mình
muốn nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn, lí do họ nghe bài thuyết
trình của bạn. Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái
gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?
Ai? Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào,
trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội
dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình. Ví dụ:
• Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận
logic.
• Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình
ảnh, dí dỏm.
Cái gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết
trình về cái gì? Bạn không thể diễn thuyết một vấn đề mà không ai quan tâm đến
nó cả.
Như thế nào? Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành công của buổi
thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó
đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh
hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao
hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt
mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn.
Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số
thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và
chọn cho mình một vị trí thích hợp. Tại sao? Tại sao họ phải nghe bài thuyết
trình của bạn, họ được cái gì khi nghe bạn nói?
Chuẩn bị trước mọi thứ cho buổi thuyết trình
Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ Power point cho đến các
hình ảnh, video minh họa khác. Nhưng chưa chắc bạn khi đứng trước đám đông
bạn sẽ nói tốt. Trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập
thuyết trình thử xem. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều
Truyền tải ngắn gọn súc tích.
Họ đi nghe bạn thuyết trình chứ không phải đi nghe bạn kể một câu truyện, hãy
nói làm sao cho họ tiếp nhận được thông tin càng nhiều càng tốt thay vì kể một
câu truyện dài lê thê. Bạn cũng cần phải rèn luyện Kỹ năng thuyết trình trước
đám đông
Trình bày nội dung sinh động.
Hãy dùng mọi thứ bạn có thể để làm cho bài thuyết trình của mình nên sinh động
hơn.
• Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn.
• Sử dụng ngôn ngữ hình thể ( cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…)
• Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả.
• Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh.
“Thuyết trình cũng như các kĩ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút
người nghe, làm thế nào để truyền đặt được nhiều nội dung đến người nghe đó
là cả một nghệ thuật.”
2. Những sai lầm bạn nên tránh trong buổi thuyết trình
Bạn có biết ngay cả những người thuyết trình thành công nổi tiếng cũng vấp phải
những sai sót trong buổi thuyết trình. Có những sai sót nhỏ, nhưng cũng có
những sai sót mà bạn không thể cứu vãn được, khiến bạn thất bại. Có những
nhà lãnh đạo thuyết tình trước công chúng đã nỗ lực truyền tải hết kiến thức học
thuật mà họ có được nhưng lại không hề thu hút được sự chú ý của người nghe.
Sau đây là một số những sai lầm không đáng có trong một buổi thuyết trình.
Trong cuộc giao tiếp nho nhỏ hay đối thoại thường ngày nếu đối phương tỏ ra
chăm chú và lắng nghe bạn, bạn sẽ cảm giác ra sao? Bạn nói chuyện rất hay,
bạn có khiếu nói chuyện, kỹ năng giao tiếp của bạn rất khá. Vậy nếu là trong một
buổi thuyết trình thì sao? Có rất nhiều người cùng chăm chú nghe bạn, nói đây
quả là một điều sung sướng của một người thuyết trình, vậy cơ hội để được nói
trước đám đông công chúng có nhiều không? Bạn hãy biết nắm bắt cơ hội. Vậy
nếu ra sao, khi bạn có cơ hội mà lại không biết tận dụng mà để nó trôi qua đi và
sau đó bạn âm thầm tiếc nuối.
Không có sự chuẩn bị chu đáo cho bài thuyết trình
Chắc bạn nghĩ làm sao mà lại có chuyện mình thiếu chuẩn bị cho một buổi
thuyết trình quan trọng như thế được. Không phải bạn chỉ chuẩn bị là nội dung
chủ để mà bạn còn phải nắm bắt đối tượng nghe bạn thuyết trình là ai, họ thuộc
tầng lớp nào, họ muốn gì? Chủ đề bạn muốn nói đến có hấp dẫn không? Bạn
phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng chứ đừng vớ đại nội dung nào dễ nói, phải tìm hiểu
nghiên cứu sâu, kỹ. Bạn phải nắm rõ kỹ thuật trình bày powerpoint, các slide bố
cục logic, hành ảnh minh họa bắt mắt, con số thống kê hợp lý. Quan trọng là bạn
phải luyện tập nhiều lần cho nhuần nhuyễn tránh sa đà vào các chi tiết phụ, mất
thời gian. Nếu bạn thiếu sự chuẩn bị như vậy bạn đã không tôn trọng người
nghe, vì họ sẽ đánh giá bạn không có sự đầu tư chobài thuyết trình của mình
hơn nữa làm tốn thời gian của họ. Quan trọng nhất là bạn đã không biết nắm bắt
cơ hội để bạn bước tới thành công.
Không có cảm xúc, không truyền được cảm hứng, thiếu lửa nhiệt huyết
khi thuyết trình
Đây là một trong những sai lầm có nhiều bạn biết trước nhưng lại dễ mắc phải?
Vì sao, có nhiều yếu tố tác động nhưng để khắc phục không phải là không được,
bạn phải cố gắng. Để có thể truyền được cảm xúc, thì trước tiên bạn phải yêu
thích chủ đề mình nói, dành hết tâm huyết, dồn cảm xúc, truyền lửa nhiệt huyết
vào chủ đề để nói trước khản giả. Bạn phải có khả năng kết nối được người
nghe, thu hút được họ về mặt cảm xúc cũng như thể hiện bạn thực sự quan tâm
đến người nghe nếu không bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên chán ngấy, khó
hiểu. Nói mà thiếu cảm xúc, ánh mắt không linh động, không có cử chỉ hành
động diễn tả, bạn sẽ biến bài thuyết trình của mình thành bài ca ru ngủ.
Không có mục đích thông điệp thuyết trình rõ ràng
Bài thuyết trình của bạn sẽ không tạo được sự nổi bật nếu thiếu một thông điệp
rõ ràng. Trước khi bạn soạn bài thuyết trình, hay ngồi ôn nhẩm, luyện tập trước
bạn có nắm rõ được thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải đến người nghe
qua bài thuyết trình? Sai lầm quan trọng này thường xuyên nhiều bạn mắc phải,
bạn cần phải nắm rõ để né tránh sai lầm này. Nếu bạn chỉ đưa ra được một
thông điệp khô khan, nhưng không chạm tới được vấn đề cốt lõi, bạn sẽ thất bại.
Bạn phải nắm rõ được điều chính yếu mà bạn muốn trình bày cho người nghe,
biết rõ mục đích nhắm tới qua bài thuyết trình thì lúc này người nghe mới tiếp
nhận được những gì bạn muốn truyền tải.
Không dễ dàng phải không bạn? Nhưng nếu như bạn đã biết thì việc tránh
những sai lầm đâu có gì là không được, chỉ cần bạn chú ý và có sự quyết tâm tin
chắc bạn sẽ thành công trong việc cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình.