Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận lịch sử đảng phân tích quá trình hình thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.12 KB, 12 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH Q TRÌNH HÌNH THÀNH THỐNG NHẤT
ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC SAU ĐẠI THẮNG MÙA
XUÂN 1975 VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ĐỐI VỚI CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI, CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
ĐẤT NƯỚC

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Phân tích q trình hình thành thống nhất đất nước về mặt
1.
nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975
Ý nghĩa của quá trình hình thành thống nhất đất nước về
2.
mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975
Kinh nghiệm lịch sử đối với công cuộc đổi mới, cơng
3.
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
1
1
3
5
7
8


MỞ ĐẦU
Thắng lợi của cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xn năm 1975
giải phóng hồn tồn Miền nam thống nhất tổ quốc, kết thúc quá trình
ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, chấm
dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa Đế quốc hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc thống nhất nước nhà. Mở
ra bước ngoặc vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn
bộ đất nước. Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta đó là kỷ nguyên độc
lập tự do cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta từ lâu đã là một,
thống nhất đất nước là một quy luật phát triển của lịch sử dân tộc. Từ
xưa đến nay, tất cả các thế lực muốn chia cắt đất nước ta đều bị lịch sử
chon vùi. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn song chân lý ấy
khơng bao giờ thay đổi” [2, tr.190].
Sau đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống
nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức
nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng
liêng của nhân dan hai miền Nam - Bắc là sớm được sum họp trong
một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ

quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước. Như vậy, việc
thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu cấp thiết và là
một tất yếu của cách mạng nước ta. Đồng thời nó hợp với quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Phân
tích q trình hình thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau
đại thắng mùa xuân 1975 và kinh nghiệm lịch sử đối với công cuộc
3


đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài tiểu
luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
NỘI DUNG
1. Phân tích q trình hình thành thống nhất đất nước về
mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng
thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một” - Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về
mặt nhà nước. Nghị quyết của Đảng nêu rõ: “Thống nhất đất nước vừa
là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách
quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt
Nam” [3, tr.120].
Từ ngày 15 đến 21 /11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị
thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gịn. Hai đồn đại biểu đại
diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hồn tồn các vấn đề về
chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được
tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98.8% tổng số cử
tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống

nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội thơng qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà
nước Việt Nam thống nhất, quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2/7/1976), quyết định Quốc huy
mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, QUốc kỳ là lá
4


Cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đơ là Hà Nội, thành
phố Sài Gịn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội đã bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến
pháp. Tôn Đức Thắng được bầu làm chủ tịch nước, Trường Chinh
được bầu làm chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phạm Văn Đồng
làm thủ tướng.
Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính
quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và
tương đương, cấp xã và tương đương. Ở mỗi cấp có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân.
Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, cơng việc
thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp
tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng,
kinh tế, văn hóa, xã hội, sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm
vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.
Ngày 31/1/1977, Đại hội đại biểu các Mặt trận của hai miền
Nam - Bắc đã họp ở thành phố Hồ Chí Minh, quyết định thống nhất
các Mặt trận thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. .
Ngày 18/12/1980, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua [4, tr.201].
2. Ý nghĩa của quá trình hình thành thống nhất đất nước về

mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu
tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam và kết quả
giành được đó thể hiện lịng u nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý
5


chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc
lập, thống nhất của toàn thể nhân dân ta.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đa tạo nên
những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy toàn diện sức mạnh của
đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
tạo ra những khả năng to lớn trong việc phát triển kinh tế, củng cố
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với
các nước trên thế giới, nâng cao vị thế của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước và việc nước Việt
Nam đã hịa bình, thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở
rộng quan hệ đối ngoại. Ngày 2/7/1976 khi nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tun bố thành lập thì đã có 94 nước đặt quan hệ
ngoại giao. Đến 1980 đã tăng lên 106 nước, đến 31/21/1989 có 114
nước đặt quan hệ ngoại giao, trong đó có 76 nước có đặt quan hệ
thương mại. Ngày 20/9/1977, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp quốc. Từ đây ta có
tiếng nói trên trường quốc tế, tham gia vào những công việc chung của
thế giới.
Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiến hành sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong bối cảnh thế giới
trong nước vừa có thời cơ vừa có nguy cơ, đan xen đưa đến cho chúng
ta trước những cơ hội và thách thức mới . Trong bối cảnh đó bài học

đại đồn kết thống nhất của toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp
sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại trong đại thắng mùa xuân 1975
6


càng toả sáng. Chính vì vậy mà cần phải được nghiên cứu và vận dụng
một cách sáng tạo phù hợp vào thực tiễn hiện nay.
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo
nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy tồn diện sức mạnh
phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội, có những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan
hệ với các nước trên thế giới. Từ đó đến nay, nguyên tắc quyền lực
Nhà nước thuộc về Nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy sức sáng
tạo của Nhân dân được quán triệt trong nhiệm vụ xây dựng một nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân.
Quốc hội có những bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu
đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, làm tốt hơn
chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước, tăng cường và lắng nghe ý kiến của cử tri. Nâng cao sức
chiến đấu, vai trị, vị trí của Đảng cầm quyền, chú trọng đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác xây dựng Đảng về chính trị,
tư tưởng và tổ chức được tăng cường. Chính phủ có nhiều cải tiến
trong phương thức hoạt động, trong thực hiện cải cách hành chính
theo tinh thần phục vụ Nhân dân. Hệ thống chính trị được củng cố,
phân định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn, đảm nhiệm ngày càng
toàn diện hơn việc lãnh đạo, quản lý sự phát triển của đất nước.
Kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, văn hóa - xã hội có
bước tiến bộ rõ nét. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả
nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam
đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
7


với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, tích cực và chủ
động hội nhập quốc tế.
Hệ thống chính trị và khối đại đồn kết tồn dân tộc được củng
cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền quốc
gia được giữ vững; tiềm lực an ninh, quốc phòng ngày càng lớn mạnh.
40 năm qua, chúng ta đã bảo vệ được thành quả của cách mạng, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an tồn xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi
mới, nâng cao trình độ hiểu biết về quốc phịng, an ninh và ý thức
trách nhiệm, nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và
phát triển tiềm lực quốc phịng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã
hội.
Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của
quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục
đi lên với triển vọng tốt đẹp. Chúng ta đã phá vỡ thế bao vây cấm vận,
mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa,
giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, xác lập được quan hệ ổn định
với các nước lớn; có quan hệ ngoại giao với hơn 184 nước, quan hệ
đối tác chiến lược với 13 nước, đối tác toàn diện với 11 nước, quan hệ
kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên
của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM, APEC, WTO…
8



3. Kinh nghiệm lịch sử đối với công cuộc đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
Một là, Sự nghiệp đổi mới phải gắn liền với vai trò lãnh đạo của
Đảng. Giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là điều kiện cơ
bản nhất, then chốt nhất, tập trung nhất của việc kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là một tất yếu lịch
sử, một địi hỏi có tính quyết định đến sự tồn vong của chế độ ta trong
thời đại ngày nay.
Hai là, Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội
thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử
tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Tiếp
tục phát huy dân chủ, tính cơng khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt
động chất vấn tại diễn đàn Quốc hội. Nghiên cứu xác định rõ hơn
quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức
năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và
thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các
cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tiếp tục đổi
mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền
hành chính thống nhất, thơng suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu
lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp
quyền trong điều hành của Chính phủ; nâng cao năng lực dự báo, ứng
phó và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Tổng kết, đánh
giá việc thực hiện chủ trương sắp xếp các bộ, sở, ban, ngành quản lý
đa ngành, đa lĩnh vực để có chủ trương, giải pháp phù hợp.
9



Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm
mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức
và cơng dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hố các loại dịch vụ
cơng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương.
Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân
dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc
quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được
phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nơng
thơn, đơ thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương khơng tổ
chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Ba là, Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp,
hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc,
phục vụ Nhân dân. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần thực hiện tốt
bốn biện pháp cụ thể sau: Thứ nhất, hoạt động tư pháp phải có trọng
trách bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Thứ hai, nghiên cứu, ban
hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghãi Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong
đó có Chiến lược xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp. Thứ ba, tiếp
tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động
và uy tín của Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều
tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình
10



tố tụng tư pháp. Thứ tư, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại
tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phịng ngừa và đấu tranh có hiệu
quả với hoạt động tội phạm và vi phạm pháp luật. Trong đó tiếp tục:
Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bốn là, Từ q trình hình thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước sau đại thắng mùa xuân 1975 cho thấy sức mạnh của khối địa
đoàn kết tồn dân tộc. Trong cơng cuộc đổi mới đất nước, đường lối,
chủ trương của Ðảng, Nhà nước về địa đoàn kết toàn dân tộc ngày
càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật.
Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng,
Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Đánh giá về ý nghĩa thắng lợi, có ý nghĩa tầm vóc thời đại của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV của Đảng viết: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của
nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi
vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một
biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến
công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to
lớn và có tính thời đại sâu sắc” [1, tr.5]. Trải qua gần 21 năm chiến
đấu kiên cường, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh thực dân
mới của đế quốc Mỹ với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất,
11


dã man nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đại thắng mùa

xuân năm 1975 đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc hơn một thế kỷ trên đất nước ta, làm cho tổ quốc ta vĩnh viễn độc
lập, thống nhất và đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngay sau
khi giành thắng lợi, Đảng và Nhà nước ta bắt tay ngày vào công cuộc
thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đây là cơ sở, nền tảng để đất
nước ta đi vào ổn định phát triển vững mạnh đến ngày nay. Bài học về
quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước để lại nhiều bài học
quý báu cho q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện địa hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ IV, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011.
3. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1982.
4. Văn kiện Đảng tồn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1982.

12



×