Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo "Bảo đảm bí mật nhà nước và bảo đảm quyền được thông tin của công dân " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
12 - tạp chí luật học



PTS. Trần Minh Hơng *
ảo vệ bí mật nhà nớc và bảo đảm
quyền đợc thông tin của công dân là
2 nhiệm vụ quan trọng đặt ra trớc
bộ máy nhà nớc. Hai nhiệm vụ này liên
quan chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện
đúng đắn nhiệm vụ này là điều kiện thuận
lợi để hoàn thành nhiệm vụ kia. Nhng
trên thực tế đôi khi dờng nh có mâu
thuẫn trong quá trình thực hiện chúng.
Chẳng hạn, chú trọng thái quá đến bảo vệ
bí mật nhà nớc sẽ dẫn đến hạn chế
quyền đợc thông tin của công dân và
ngợc lại, cung cấp thông tin một cách
tùy tiện có thể dẫn đến tiết lộ bí mật nhà
nớc. Tìm đợc sự kết hợp hài hòa và hợp
lí trong việc thực thi hai nhiệm vụ này là
rất khó, đòi hỏi những ngời có trách
nhiệm phải nắm vững các quy định pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nớc và bảo
đảm quyền đợc thông tin của công dân,
hành động trong phạm vi thẩm quyền và
với mục đích mà pháp luật quy định, nắm
vững thực trạng của công tác và d luận


x hội về vấn đề này
1. Bí mật nhà nớc đợc định nghĩa là
những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa
điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng
thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng,
an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ
hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nớc
cha công bố hoặc không công bố và nếu
bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nớc
Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam
(1)
.
Một tin tức đợc coi là bí mật nhà
nớc khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất là tin tức đó có
nội dung quan trọng mà Nhà nớc cha
công bố hoặc không công bố. Trong tất
cả các lĩnh vực của quản lí nhà nớc đều
có những tin tức thuộc phạm vi bí mật
nhà nớc. Có những tin tức đợc xác định
là bí mật có tầm chiến lợc lâu dài nên
Nhà nớc không công bố, cũng có những
tin tức mà Nhà nớc cha công bố nhng
sẽ công bố vào thời điểm thích hợp hoặc
khi lợi ích nhà nớc đòi hỏi.
- Điều kiện thứ hai là việc tiết lộ tin
tức đó sẽ gây nguy hại cho Nhà nớc. ở
đây ta nhấn mạnh đến khả năng gây nguy
hại, chỉ cần việc tiết lộ đ có khả năng
gây nguy hại chứ không nhất thiết sự

nguy hại phải hiện diện.
Bảo vệ bí mật nhà nớc không chỉ là
nhiệm vụ quan trọng của Nhà nớc mà
còn là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức
và công dân. Trong phạm vi bài này
chúng tôi chỉ đề cập khía cạnh thứ nhất
tức là bảo vệ bí mật nhà nớc với ý nghĩa
là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nớc.
Công tác bảo vệ bí mật nhà nớc do
Chính phủ thống nhất quản lí bằng cách
chỉ đạo việc lập danh mục các bí mật nhà
nớc, thay đổi độ mật và giải mật đối với
B

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nớc
Trờng Đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 13

bí mật nhà nớc thuộc độ tuyệt mật và tối
mật; phê duyệt danh mục bí mật nhà nớc
thuộc độ mật, quy định quy chế bảo vệ bí
mật nhà nớc
Căn cứ vào tính chất quan trọng, các
tin tức thuộc phạm vi bí mật nhà nớc
đợc chia làm 3 mức độ: Tuyệt mật, tối
mật và mật.
Những tin tức thuộc độ tuyệt mật là

những tin tức có ý nghĩa chiến lợc trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh
tế Cụ thể là: 1. Kế hoạch chiến lợc
phòng thủ đất nớc; kế hoạch động viên
đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí,
phơng tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết
định khả năng phòng thủ đất nớc; 2. Các
chủ trơng, chính sách về đối nội, đối
ngoại cha công bố hoặc không công bố.
Những tin tức của nớc ngoài hoặc của
các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt
Nam mà bên giao yêu cầu hoặc Chính
phủ xác định thuộc độ tuyệt mật; 3. Tổ
chức và hoạt động tình báo, phản gián; 4.
Mật m quốc gia; 5. Dự trữ chiến lợc
quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán
ngân sách nhà nớc về những lĩnh vực
cha công bố hoặc không công bố; kế
hoạch phát hành tiền tệ, khóa an toàn của
từng mẫu tiền; phơng án, kế hoạch thu
đổi tiền cha công bố; 6. Các khu vực
cấm mà Chính phủ xác định thuộc độ
tuyệt mật.
Những tin tức trong phạm vi sau đây
thuộc độ tối mật: 1. Các cuộc đàm phán
chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia,
kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh
vực khác giữa nớc ta với nớc ngoài
hoặc tổ chức quốc tế cha công bố.
Những tin tức của nớc ngoài hoặc các tổ

chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam
mà bên giao yêu cầu hoặc Chính phủ xác
định thuộc độ tối mật; 2. Tổ chức, trang
bị, phơng án tác chiến của các đơn vị vũ
trang; phơng án vận chuyển và cất giữ
vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ
biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo; 3.
Tài liệu về đờng biên giới cha công bố.
Bản đồ quân sự; tọa độ điểm hạng I, hạng
II nhà nớc của mạng lới quốc gia hoàn
chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm
theo. Vị trí và trị số cao độ các mốc chính
của các trạm khí tợng, thủy văn, hải văn;
số liệu, độ cao số không tuyệt đối của các
mốc hải văn; 4. Số liệu tuyệt đối về thu
chi ngân sách nhà nớc cha công bố. Số
liệu tiền, phát hành, tiền dự trữ bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội
chi, lạm phát tiền mặt cha công bố,
phơng án giá nhà nớc cha công bố; 5.
Nơi lu giữ và số lợng kim loại quý
hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm
khác của Nhà nớc. Địa điểm, trữ lợng
của các mỏ kim loại, phi kim loại quý
hiếm, chất phóng xạ cha công bố; 6.
Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí
quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng
đối với quốc phòng, an ninh quốc gia,
kinh tế, khoa học, công nghệ cha công
bố; 7. Kế hoạch xuất, nhập khẩu các mặt

hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát
triển tiềm năng kinh tế - x hội của đất
nớc.
Bí mật nhà nớc trong các lĩnh vực
công tác của cơ quan, tổ chức ngoài phạm
vi tuyệt mật và tối mật thì thuộc độ mật.
Danh mục các bí mật nhà nớc thuộc độ
mật do ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức ở
trung ơng, chủ tịch ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng xác
định trong phạm vi chức năng của mình


nghiên cứu - trao đổi
14 - tạp chí luật học

trình Thủ tớng Chính phủ phê duyệt.
Chính phủ quy định quy chế bảo vệ bí
mật nhà nớc rất chặt chẽ, buộc các cơ
quan, tổ chức, công dân có liên quan phải
tuân thủ tuyệt đối. Mọi hoạt động liên
quan đến bí mật nhà nớc nh soạn thảo,
in ấn, sao chụp, phổ biến lu hành, tìm
hiểu, sử dụng bí mật nhà nớc phải do
ngời có thẩm quyền tiến hành tại nơi
bảo đảm an toàn (địa điểm tiến hành do
ngời đứng đầu cơ quan quy định) và
phải đợc ghi vào sổ công tác mật. Các
tài liệu đợc in, sao, ghi hình phải đợc
quản lí và bảo vệ nh tài liệu gốc. Địa

điểm, phơng tiện, vật thuộc phạm vi bí
mật nhà nớc phải đợc đánh số, đặt bí số
hoặc kí hiệu mật và phải đợc quản lí,
bảo vệ theo quy chế bảo vệ bí mật nhà
nớc.
Việc cung cấp thông tin có liên quan
đến bí mật nhà nớc cho nớc ngoài và tổ
chức quốc tế chỉ có thể tiến hành trên cơ
sở bảo đảm lợi ích đất nớc và sau khi
đợc các cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Thông tin liên quan đến bí mật nhà nớc
thuộc độ tuyệt mật do Thủ tớng Chính
phủ duyệt; thông tin thuộc độ tối mật do
bộ trởng Bộ công an duyệt (riêng thông
tin thuộc lĩnh vực quốc phòng phải đợc
bộ trởng Bộ quốc phòng duyệt; thông tin
thuộc độ mật do bộ trởng, thủ trởng cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ơng duyệt. Cơ quan, tổ
chức, công dân chỉ đợc cung cấp đúng
nội dung đ đợc duyệt và phải áp dụng
các biện pháp cần thiết để ràng buộc bên
đợc cung cấp không đợc tiết lộ nội
dung đó.
2. Quyền đợc thông tin là quyền cơ
bản của công dân đợc ghi nhận ở Điều
69 Hiến pháp 1992. Bảo đảm quyền đợc
thông tin của công dân là nhiệm vụ có
tầm quan trọng trong quản lí nhà nớc.

Việc công dân tham gia vào quản lí
nhà nớc dới nhiều hình thức khác nhau
đợc coi là phơng diện quan trọng của
phát huy dân chủ. Công dân không thể
tham gia quản lí nhà nớc nếu không có
thông tin đầy đủ về những gì đang diễn ra
trên đất nớc mình cũng nh trong khu
vực và trên thế giới. Không có thông tin
đầy đủ thì công dân không thể đóng góp
một cách thiết thực và có hiệu quả cho
hoạt động của các cơ quan nhà nớc cũng
nh của các cán bộ, công chức nhà nớc
và công dân không thể trực tiếp tham gia
vào hoạt động của các cơ quan này cũng
nh không thể nhận xét, đánh giá hoạt
động của chúng. Nhà nớc ta là nhà nớc
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, Nhà nớc chịu trách nhiệm trớc
nhân dân và nhân dân đợc quyền thông
tin về những chủ trơng, chính sách,
chơng trình của Chính phủ. Không
những thế, nhân dân còn phải đợc biết
về những nguyên nhân dẫn đến việc đề ra
chính sách này hay chính sách khác,
nguyên nhân thành công và thất bại trong
việc thực hiện các chơng trình, chính
sách đó. Công dân phải đợc tạo điều
kiện để có thể đánh giá về hoạt động của
bộ máy nhà nớc. Và muốn đánh giá hoạt
động của bộ máy nhà nớc thì công dân

phải đợc cung cấp thông tin về hoạt
động đó một cách thờng xuyên.
Mặt khác, việc cung cấp thông tin đầy
đủ cho công dân còn có tác dụng đảm
bảo sự kiểm tra của công dân đối với hoạt
động của bộ máy nhà nớc. Thông qua


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 15

hoạt động kiểm tra, công dân đòi hỏi các
cơ quan nhà nớc sử dụng những quyền
hạn đợc trao vì mục đích công và phải là
chính những mục đích đợc xác định cụ
thể khi trao quyền. Cách tốt nhất để đạt
đợc mục tiêu này là cho phép công dân
tiếp cận với thông tin và không che giấu
việc cơ quan nhà nớc sử dụng những
quyền hạn đợc trao trong những trờng
hợp cụ thể nh thế nào.
Hoạt động bảo đảm quyền đợc thông
tin của công dân thể hiện ở hai nội dung:
Quy định những vấn đề không đợc phép
thông tin rộng ri và quy định nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho nhân dân của các
cơ quan nhà nớc.
Nội dung thứ nhất chúng ta đ đề cập
ở phần trên. Sau đây chúng ta sẽ xem xét
nội dung thứ hai - nghĩa vụ cung cấp

thông tin cho nhân dân của các cơ quan
nhà nớc. Nội dung này đợc quy định
tơng đối chi tiết.
Trớc hết, đó là nghĩa vụ của Văn
phòng Chính phủ. Hàng tháng,Văn phòng
Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức họp báo
định kì để thông báo về những hoạt động
chủ yếu và những quyết định quan trọng
của Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ còn có
nhiệm vụ tổ chức họp báo theo chuyên đề
để thông báo về những chủ trơng chính
sách lớn hoặc những vấn đề quan trọng
có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Văn
phòng chính phủ chỉ có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ này trên cơ sở phối hợp chặt
chẽ với Thông tấn x Việt Nam, Đài tiếng
nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam,
Báo nhân dân và các cơ quan thông tin
đại chúng khác. Hoạt động này, một mặt
nhằm cung cấp thông tin rộng ri cho
nhân dân về hoạt động của Chính phủ,
mặt khác còn nhằm tập hợp d luận x
hội để phục vụ việc quản lí, điều hành chỉ
đạo của Chính phủ và Thủ tớng Chính
phủ, tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp
nhân dân đối với các chủ trơng, quyết
định của Chính phủ và Thủ tớng Chính
phủ.
Tiếp tục, đó là nghĩa vụ của các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
các cấp thông tin cho nhân dân về các
chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà
nớc (trừ những nội dung thuộc phạm vi
bí mật quốc gia). Đồng thời, các cơ quan
này không đợc tùy tiện sử dụng các loại
dấu mật để hạn chế thông tin.
Các bộ trởng, thủ trởng cơ quan
ngang bộ, thủ trởng cơ quan thuộc
Chính phủ, chủ tịch hội đồng nhân dân và
ủy ban nhân dân các cấp phải tăng cờng
mối quan hệ thờng xuyên với các cơ
quan thông tin đại chúng (kể cả các cơ
quan thông tấn báo chí nớc ngoài đang
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam) để
thông tin về các chủ trơng chính sách
của Đảng và Chính phủ liên quan đến
ngành mình, địa phơng mình. Bên cạnh
đó, họ còn có nhiệm vụ tổ chức điểm báo
hàng ngày. Hoạt động này đợc tiến hành
nhằm 2 mục đích: Mục đích thứ nhất là
nắm đợc những thông tin mà đài, báo
nêu liên quan đến ngành mình, địa
phơng mình để kịp thời có biện pháp
khắc phục sai sót trong hoạt động và trả
lời công khai về việc xử lí những cán bộ
có lỗi gây ra những sai sót đó; mục đích
thứ hai là đấu tranh với những tổ chức, cá
nhân lợi dụng quyền tự do báo chí để

thông tin sai sự thật hoặc tiết bộ bí mật


nghiên cứu - trao đổi
16 - tạp chí luật học

nhà nớc.
Qua những nội dung đ trình bày trên
đây chúng ta thấy rằng bảo vệ bí mật nhà
nớc và bảo đảm quyền đợc thông tin
của công dân có mối quan hệ khăng khít
với nhau. Hoạt động quản lí nhà nớc
hiện đại là hoạt động đợc tiến hành theo
xu hớng mở tức là đảm bảo thông tin
rộng ri và tạo điều kiện cho nhân dân
trực tiếp tham gia vào hoạt động đó. Bên
cạnh đó, cũng có những vấn đề cần giữ bí
mật vì lợi ích quốc gia, đặc biệt là những
vấn đề về quốc phòng, an ninh, tiềm năng
kinh tế v.v ở đây, điều quan trọng là
đảm bảo sự cân bằng giữa bí mật và công
khai.
Để đảm bảo sự cân bằng giữa bí mật
và công khai, bên cạnh việc quy định
những vấn đề không đợc phép thông tin
rộng ri và nghĩa vụ cung cấp thông tin
cho nhân dân của các cơ quan nhà nớc,
Nhà nớc còn quy định việc xử lí đối với
những ngời lạm dụng việc bảo vệ bí mật
nhà nớc để che giấu vi phạm pháp luật,

xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, công dân; đòi hỏi các cơ
quan nhà nớc không đợc tùy tiện sử
dụng các loại dấu mật để hạn chế thông
tin. Quy định pháp luật về vấn đề này có
thể nói là tơng đối đầy đủ, rõ ràng. Hiệu
quả của công tác này phụ thuộc chủ yếu
vào nhân tố chủ quan, tức là phụ thuộc
vào phẩm chất và năng lực của cán bộ
đợc giao nhiệm vụ.
Điều đáng tiếc là trên thực tế, tình
trạng lộ bí mật nhà nớc ở một số cơ
quan, địa phơng còn nghiêm trọng. Bên
cạnh đó, còn có trờng hợp lạm dụng các
quy định về bảo vệ bí mật nhà nớc, hạn
chế việc thông tin cho nhân dân biết về
một số chính sách, quy định của Nhà
nớc không nằm trong phạm vi bảo mật.
Sở dĩ có tồn tại trên là do một số cơ quan,
đơn vị, địa phơng đến nay vẫn cha xác
định đợc danh mục bí mật nhà nớc
thuộc phạm vi cơ quan, địa phơng mình;
có nơi đ xác định xong danh mục bí mật
nhà nớc nhng cha xây dựng quy chế
bảo vệ bí mật, cha có tổ chức và cán bộ
chuyên trách làm công tác bảo mật
(2)
.
Để khắc phục tình trạng đáng tiếc kể
trên có rất nhiều việc phải làm. Các cơ

quan có thẩm quyền phải thờng xuyên
xem xét, rà soát lại những quy định về
bảo vệ bí mật nhà nớc để kịp thời kiến
nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
yêu cầu của quản lí nhà nớc trong giai
đoạn mới. Bên cạnh đó, nhiệm vụ không
kém phần quan trọng và cũng đòi hỏi
phải đợc tiến hành thờng xuyên là bổ
sung danh mục bí mật và giải mật phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, x hội.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo mật cần
đợc chấn chỉnh và nâng cao trình độ.
Các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông
tin về hoạt động của bộ máy nhà nớc
cho nhân dân phải nghiên cứu d luận x
hội và không ngừng cải tiến phơng pháp
hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu về thông tin của nhân dân đồng
thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ
bí mật nhà nớc./.

(1).Xem: Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nớc.
(2).Xem: Chỉ thị số 267/TTg của Thủ tớng Chính
phủ ngày 24/4/1997 về việc tăng cờng trách nhiệm
thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nớc trong tình
hình mới, Công báo 1997, số 10, tr.677.

×