Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

thực trạng và giải pháp cho việc phát triển cây xoài bền vững ở nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 24 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO
VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY XOÀI BỀN
VỮNG Ở NAM BỘ
Đào Thị Bé Bảy
Viện Cây ăn quả miền Nam
1. Thực trạng cây xoài ở Nam Bộ
- Giống xoài:
+ Kết quả điều tra thu thập giống chúng
tôi ghi nhận có 57 dòng/giống xoài đang được
nhà vườn trồng trong sản xuất.
+ Giống có chất lượng cao, đáp ứng được
thị hiếu người tiêu dùng chỉ có 3-4 giống (chiếm
tỉ lệ 5-7% số lượng giống hiện có).
+ Diện tích trồng chuyên canh giống xoài Cát
Hòa Lộc biến động từ 0,1 – 1,0 ha, số hộ có diện tích
trồng 0,1-0,5 ha chiếm hơn 90% số hộ trồng xoài
Cát Hòa Lộc.
+ Qua đánh giá nguồn gen cây xoài, chúng tôi
nhận thấy chưa có giống nào có chất lượng vượt
qua giống xoài Cát Hòa Lộc (kể cả khi so sánh với
các giống xoài nhập nội từ các nước như Thái Lan,
Úc, Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan ) 1
+ Giống xoài Cát chu có chất lượng cao đứng
thứ 2 sau xoài Cát Hòa Lộc, nhưng giống này chỉ
phát triển tập trung ở Đồng Tháp, các tỉnh khác
trồng lẻ tẻ hoặc trồng xen với các giống khác. 2
- Canh tác xoài
+ Hiện nay vẫn theo phương pháp truyền thống:
sử dụng nhiều phân bón vô cơ, ít dùng phân hữu cơ,


thuốc bảo vệ thực vật dùng rất nhiều loại và rất đa
dạng, một mùa xoài nhà vườn có thể sử dụng 8-10 loại
thuốc.
+ Trên một diện tích trồng xoài của nhà vườn
chúng tôi ghi nhận có 3-6 giống xoài được trồng chung
với nhau, nhưng giống chất lượng cao như xoài Cát Hòa
Lộc, xoài Cát Chu được trồng với tỉ lệ rất thấp chiếm 5-
10% số cây trên diện tích, còn lại là các giống như xoài
ba mùa mưa, cát nước, thanh ca, xoài xiêm, cát bồ. 3
+ Bên cạnh đó, ở một số nơi canh tác xoài cũng dần
được cải thiện, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và đã có
một mô hình trồng xoài Cát Hòa Lộc đạt tiêu chuẩn
GlobalGAP ở tại Cần Thơ. Trong năm 2010 tại Tiền
Giang đã triển khai dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
xoài Cát Hòa Lộc theo tiêu chuẩn VietGAP. 5
+ Vấn đề thâm canh cây xoài chưa đựơc chú trọng
nhiều, mới chỉ có HTX xoài Cát Hòa Lộc ở Hòa Hưng -
Cái Bè - Tiền Giang, được Tiền Giang triển khai năm
2004, với diện tích trên 10 ha. 4
- Trong đó, bọ đục thân cây là vấn đề cần quan tâm
vì khả năng gây hại khá nghiêm trọng, gây chết cả cây;
do đặc điểm gây hại là đục sâu vào thân cây, ăn lan từ
gốc đến ngọn, khó phòng trị
- Sâu và bệnh hại:
- Chúng tôi ghi nhận có rất nhiều côn trùng và
bệnh gây hại quan trọng: sâu đục cành non, bọ đục
thân, ruồi đục trái, sâu đục trái; bệnh thán thư, bệnh
đốm đen vi khuẩn, bệnh thối trái.
- Bệnh đốm đen vi khuẩn cũng là loại bệnh khá
nghiêm trọng, gây hại trên bề mặt vỏ trái với các vết

nhỏ màu nâu đen và lan dần ra tạo thành những mãng
lớn, làm mất vẽ đẹp cảm quang của trái và gây thối. 6
+ Bao trái trước thu hoạch giúp nâng cao chất lượng và
giảm thất thoát sau thu hoạch đã được Nhà nước và Chính
quyền địa phương quan tâm.Tuy nhiên mức độ áp dụng còn
hạn chế và hiệu quả vẫn không cao. Bên cạnh đó một số địa
phương đã làm tốt công tác này (có 80% nông hộ trồng xoài
ở Đồng Tháp áp dụng kỹ thuật bao trái).
- Vấn đề thu hoạch và bảo quản trái:
+ Độ chín thu hoạch quả cũng góp phần nâng cao chất
lượng hay làm giảm chất lượng của quả xoài, nhiều nhà
vườn rất có kinh nghiệm trong việc quan sát độ già của trái
để thu hoạch; tuy nhiên do sự biến đổi về giá cả của thị
trường, việc thu hái trái chưa đúng với độ chín đã làm giảm
chất lượng của trái.
- Vấn đề thu hoạch và các họat động tại vườn
sản xuất do diện tích canh tác nhỏ lẻ, cơ sở hạ
tầng chưa tốt, khó khăn áp dụng cơ giới hóa
trong thu hoạch, việc thu hái chủ yếu bằng tay.
Tuy nhiên, xuất phát từ kinh nghiệm của người
trồng xoài cũng đã có dụng cụ thu hái đơn giản
như kéo, kẹp, lồng làm giảm tổn thất sau thu
hoạch.
- Công việc quản lý chất lượng sau thu hoạch
cũng được nhà vườn quan tâm như: thu hoạch
quả vào buổi sáng, cắt tỉa sơ bộ, lựa chọn dụng
cụ chuyên chở thích hợp cũng góp phần giảm
bớt tổn thất sau thu hoạch và hiện nay Viện
cũng đã có bảng hướng dẫn độ chín thu hoạch

cho xoài. Tuy nhiên việc thực hiện này chưa
thực hiện đồng bộ với tất cả các nhà vườn trồng
xoài, nên thất thoát sau thu hoạch vẫn còn xảy
ra.
- Mặt tốt:
+ Đã có mô hình sản xuất xoài theo GAP
+ HTX xoài Hòa Lộc đã có nhiều tiến bộ mà các
nơi khác có thể học tập như nhà đóng gói
+ Đã có vườn xoài trồng chuyên canh
+ Đã có bảng hướng dẫn độ chín thu hoạch
+ Đã áp dụng biện pháp bao trái ngăn ngừa sâu và
bệnh gây hại
+ Các khâu liên quan đến thu hoạch xoài cũng
được nhà vườn quan tâm
+ Nhà vườn trồng xoài đã thu nhặt xoài nhỏ chế
biến làm dưa chua
+ Chuẩn bị xuất khẩu trái xoài tươi của giống xoài
Cát Hòa Lộc và Cát Chu sang thị trường New Ziland
- Những vấn đề tồn tại:
+ Cơ cấu giống trồng/vườn còn đa dạng
+ Giống xoài Cát Hòa Lộc có chất lượng rất ngon,
nhưng khó ra hoa và đậu quả, năng suất thấp
+ Diện tích vườn trồng chuyên canh, thâm canh
còn nhỏ lẻ
+ Trong canh tác sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ
thực vật, ít dùng phân bón hữu cơ, sử dụng Thioure để
phun xịt ra hoa xoài vì đây là chất cấm sử dụng do
không an toàn
+ Sâu bệnh gây hại nhiều, quan trọng nhất là bọ
đục thân gây hại rất nặng trên giống xoài Cát Hòa Lộc

+ Vấn đề bảo quản trái trước và sau thu hoạch
chưa được quan tâm nhiều (bao trái, nhà đóng gói)
+ Sản phẩm chế biến từ xoài còn rất ít
2. Một số giải pháp để cho việc phát triển
cây xoài bền vững ở Nam Bộ
- Giống trồng: chỉ tập trung trồng thâm canh 2-3
giống xoài có chất lượng cao phù hợp thị hiếu người
tiêu dùng, mở rộng diện tích trồng chuyên canh, đặc
biệt lưu ý phát triển rộng giống xoài Cát Hòa Lộc ở
những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp.
- Kỹ thuật canh tác: áp dụng kỹ thuật canh tác
theo hướng tạo sản phẩm trái cây sạch và an toàn,
sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường sử dụng
phân bón hữu cơ, hạn chế phân bón vô cơ, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật có chọn lọc, hạn chế dùng các
loại thuốc kích thích cho trái lớn. Áp dụng biện
pháp xử lý ra hoa nghịch vụ.
- Tăng cường liên kết sản xuất (HTX) trồng
xoài ở các tỉnh để đảm bảo sản lượng lớn xoài có
chất lượng đồng đều và an toàn, tiến tới xây
dựng kho chứa hàng hóa với số lượng lớn và nhà
đóng gói sản phẩm.
- Tăng cường biện pháp bảo vệ trái xoài
trước thu hoạch bằng biện pháp bao trái, áp
dụng biện pháp xử lý nước nóng hay hơi nước
nóng cho quả xoài sau thu hoạch.
- Phổ biến bảng hướng dẫn độ chín thu hoạch
của xoài cho tất cả nhà vườn trồng xoài
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản
phẩm trái xoài ra thị trường nước ngoài

- Những vấn đề cần giải quyết
+ Hiện nay trên thị trường đã có trái của giống
xoài mới (xoài Keo), được nhập khẩu từ Campuchia.
Giống này có nhiều ưu điểm như: mau cho trái, rất dễ
đậu trái, năng suất cao, sản lượng lớn, phẩm chất quả
ngon, giá thành rẽ và an toàn, đây sẽ là giống cạnh tranh
mạnh với giống với giống xoài trong nước
- Những vấn đề cần giải quyết
+ Vấn đề ra hoa và đậu quả của giống xoài Cát Hòa
Lộc, cần có biện pháp để tăng đậu quả
+ Việc dùng chất Thioure để xử lý ra hoa xoài vì
đây là chất cấm sử dụng
+ Bọ đục thân xoài gây hại quan trọng hiện nay,
cần có khuyến cáo để phòng ngừa
+ Sản phẩm chế biến từ xoài còn rất ít, nên cần
được quan tâm hơn vì hiện nay sản phẩm được chế biến
từ xoài khá đa dạng trên thị trường: nước xoài tươi,
xoài sấy, bột xoài.

×