Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Độc đáo hồ trăng lưỡi liềm giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.4 KB, 5 trang )









Độc đáo hồ trăng lư
ỡi liềm
giữa sa mạc Gobi ở Trung
Quốc

Sa m
ạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh l
à m
ột
trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những
trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên,
cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi
ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho
sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi”
xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái
đất này.

Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6 km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm
tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ
của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.


Theo các tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người sinh sống.


Nh
ững người đầu tiên phát hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông
thương buôn bán qua con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với
phương Tây phát triển.

Xét trên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm
d
ồi d
ào dư
ới l
òng
đ
ất. C
ùng v
ới đó, nhờ có ảnh h
ư
ởng của chế độ gió đặc biệt m
à
cát xâm lấn ốc đảo luôn bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250 m xung
quanh đó.

Từ trên cao nhìn xuống, ốc đảo trông giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp,
trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình
trăng lưỡi liềm, một nét đặc trưng tạo nên danh tiếng của địa danh này.

Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố
Đôn Hoàng.
Ốc đảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: Đây là điểm
dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân trên con đường tơ lụa huyền
thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ

Phật giáo từ khắp nơi.

Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của
Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình
kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa
mạc hoang vu.

Sâu hơn trong thành phố, người ta cũng có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây
dựng vào thời nhà Hán, hệ thống công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ
điển, vẫn giữ lại được những nét tinh tế.

Gần đó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích
động với niên đại từ thế kỉ thứ tư, được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo
Ph
ật giáo xuống trun
g nguyên truy
ền thụ để lại. Địa danh n
ày c
ũng l
à nơi lưu
truyền rất nhiều những câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người
Trung Hoa.

Ngư
ời dân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Ngu
ồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhất của cư
dân bản địa trong nhiều thế kỉ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú và đẹp lạ thường của
thiên đường lạc lối giữa những đụn cát mênh mông.


Tuy nhiên, hiện nay, dân số ở đây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000
người, tạo sức ép vô cùng nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.


Một nguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là
sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong
vòng 30 năm qua, hồ đã cạn dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62 m. Độ sâu trung bình
cũng chỉ còn 0,9 - 1,3 m mà thôi.

Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ
đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất
nông nghi
ệp mới v
à không nh
ập c
ư.


×