Đề bài: “Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân
hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân
phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực".
Bài làm
Thời gian chính là lửa để thử vàng, là thước đo kiểm chứng những giá trị đích
thực và hơn một trăm năm trôi qua, thời gian khẳng định giá trị đích thực của thơ văn
Tú Xương. Vượt qua định luật băng hoại của thời gian, sự nghiệp văn chương của Tú
Xương vẫn sung sức và tiếp tục vươn mình về phía tương lai vơ tận. Vì thế mà “Thơ
Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú
Xương chỉ là một cẳng chân trái. Tú Xương lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái
chân trái tả thực".
“Thơ trữ tình" là một thể loại thơ ca có đặc trưng bày là bày tỏ, nói lên tư
tưởng, tình cảm của tác giả,và thơng qua nó mà phản ánh cuộc sống. Vì thơ trữ tình
khơng miêu tả q trình sự kiện, khơng kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không
miêu tả cảnh vật, nhân vật cụ thể mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm Cịn “hiện
thực" dùng để phản ánh những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Nhưng cần phân
biệt giữa khái niệm hiện thực và hiện thực khách quan. “Hiện thực khách quan" là
khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người nhưng “hiện
thực" bao gồm sự vật, hiện tượng, vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong
thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người.
Tuy nhiên, ở đây không nêu quan niệm, khái niệm “hiện thực" rộng hơn “hiện thực
khách quan", mà đây chính là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác
nhau của thế giới trong đó chúng ta đang sống. Tú Xương dùng “cái chân phải trữ tình
để khiến cái chân trái tả thực" rất độc đáo, có nghĩa là tác giả dùng cảm xúc, suy nghĩ
của mình để nói lên bản chất thối nát của hiện thực lúc bấy giờ.
Bên cạnh việc “không từ một hạng người nào mà khơng đem ra phúng tế" thì
mảng thơ tự trào trong các sáng tác của Tú Xương cũng chiếm vị trí khơng nhỏ. Nó là
tiếng nói đầy chua xót, tự cười chế giễu chính bản thân mình. Đó là sự bất lực trước
hồn cảnh thực tại. Tú Xương là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, con người và sự
nghiệp sáng tác của ông đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
1
Cái tên Trần Tế Xương lại được đổi thành Trần Cao Xương để được vận may
trong thi cử nào ngờ vẫn hỏng thi:
“Tế" đổi thành “Cao" mà chó thế
“Kiện" trơng ra “tiệp" hỡi trời ơi"
Hỏng thi và nghèo túng, cuộc đời của Tú Xương gặp rất nhiều trắc trở, khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ cuộc sống ấy, nhà thơ đã thấu hiểu một cách sâu sắc cảnh ngộ
của quần chúng, thấy rõ cảnh đời đen bạc, lố lăng của xã hội. Từ đó, trong thơ ơng
nêu bật lên tiếng nói tố cáo đanh thép cái xã hội ấy.
Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương trước hết là bức tranh của thành phố Nam
Định những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, khi viết về Nam Định,
Tú Xương khơng hề bó hẹp trong một địa phương, mà có tính chất tiêu biểu cho bức
tranh chung của xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, từ một xã hội phong kiến
chuyển sang xã hội thực dân bán phong kiến. Cái đặc sắc của ông là thông qua những
bài thơ làm nổi bật lên sự chuyển hóa ấy.
Thơ Tú Xương phản ánh cái bộ mặt xấu xa của thời đại, đồng thời cũng phản
ánh tâm sự của những người thất thế trước sự sa đọa của xã hội mới. Nó mơ tả xã hội
cũ đang tàn khốc với những con người nghèo khổ, băn khoăn, ấm ức và xã hội mới
với những con người lố lăng, giả dối không chút lương tâm, “rủng rỉnh" đồng tiền,
ngoi lên địa vị thống trị.
Thơ Tú Xương đi bằng hai chân hiện thực và trữ tình, hiện thực và lãng mạn.
Hiện thực là chân trái, lãng mạn là chân phải. Cái chân phải lãng mạn đã khiến cái
chân trái tả thực, để cả hai cùng đi về phía tương lai vơ tận.
Nếu như Nguyễn Khuyến với kiểu tự trào ý nhị, kín đáo thơng qua hình ảnh nói
về mình tiêu biểu qua một số bài như Vịnh tiến sĩ, Vịnh Kiều, Tạ người tặng hoa trà,
Thân già,... và Ông phỗng đá:
“Ông đứng làm chi đó hỡi ơng
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó
Non nước vơi đầy ơng biết khơng?”
Thì Tú Xương tự trào một cách trực tiếp, khơng hề giấu diếm tật xấu của mình.
Trong kiểu tự trào phủ định, Tú Xương có một lối trào lộng vơ cùng độc đáo. Đó là
2
bức chân dung hí họa về hình dung của chính bản thân mình. Trước hết đó là chân
dung xấu xí khác thường:
“Râu rậm bằng chổi
Đầu to tày đình”
(Thầy đồ dạy học)
Và rồi ông lôi “tất tần tật" những tật xấu của mình để mà tự chế giễu. Đó là sự
ăn diện, nét phong lưu, tài ỷ lại… ông không tiếc lời để nói về tật xấu của mình.
“Vị Xun có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lầu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường!”
(Tự vịnh)
Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng kiệt xuất chính là ở cái tâm.
Các nhà lý luận văn chương đã có kết luận “Thơ trào phúng ấy là thơ trữ tình áp dụng
một đối tượng đáng ghét, lố bịch" (Phéc-năng-Gờ-rếch). Cõi tâm tức là thế giới trữ
tình trong thơ Tú Xương thật phong phú. Nó gắn với vận mệnh của đất nước, của thời
thế, giai cấp của Tú Xương và với chính số mệnh của Tú Xương giữa cuộc đời. Tú
Xương lại có phần khác nhiều người ở chỗ là ơng đưa chính mình vào thơ như một
nhân vật khách thể: nhân vật Tú Xương có một cá tính rõ rệt và ít nhiều có ý nghĩa
điển hình sâu sắc cho cả lớp người - lớp người Tú Xương - trong một thời buổi - thời
buổi Tú Xương. Nhân vật Tú Xương được khách thể hóa nhưng trước hết là thuộc thế
giới trữ tình của ơng. Nhân vật ấy với Tú Xương vừa là một, vừa là khơng vì nó là
một nhân vật của văn hóa được xây dựng theo quy luật sáng tạo của nghệ thuật vốn dĩ
nó thiên hình vạn trạng, vừa thực vừa hư nhưng tất cả đều trên cái nền của tâm trạng.
Dưới ngòi bút của Tú Xương, mọi khía cạnh của bản thân ơng đều trở nên xấu xí để
làm đối tượng trào lộng. Hết những ăn chơi ông quay sang kể sự dốt nát của bản thân:
“Có một thầy:
Dốt chẳng dốt nào
Chữ hay chữ lỏng
Sách vở mập mờ
Văn chương lóng ngóng"
3
(Phú hỏng khoa Canh Tý)
Hay là:
“Tập tểnh người đi tớ cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng đi thi
Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn
Sợ bụng thấy khơng có chữ gì"
(Đi thi)
“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy" (Buồn thi hỏng), Tú Xương đã hăm
hở, mong muốn đem tài năng và sức lực của mình để phục vụ non sơng đất nước. Thế
nhưng, giấc mộng cao cả ấy không thành, ông cảm thấy chán nản và thất vọng. Từ đó
những bài thơ tự trào ra đời. Ơng trách bản thân mình, cười tài năng mình để vơi đi
nỗi buồn thi hỏng. Nhưng sự thật, chúng ta biết Tú Xương không hề bất tài, mà do
tính cách ơng thì làm sao mà lễ giáo phong kiến có thể chấp nhận được.
Trong cuộc đời của mình, một niềm may mắn lớn đã đến với ơng. Ơng đã lấy
được bà Tú - bà Trần Thị Mẫn, người phụ nữ đảm đang, tháo vát, hết mực yêu thương
chồng con. Bà là người phụ nữ điển hình cho người phụ nữ Việt Nam “biết hy sinh
nên chẳng nhiều lời". Bà gánh trên vai gánh nặng “năm con với một chồng", lo cho
gia đình đủ ăn, ơng Tú lại có tiền mặc sức đi thi, mặc sức ăn chơi, phong lưu. Biết vợ
mình “lặn lội thân cị" vất vả lo toan, Tú Xương khơng thể làm gì cho vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
(Thương Vợ)
Ơng đã chế giễu đức ơng chồng vơ tích sự, là một “thứ con cao cấp" của người vợ:
“Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm trở lại bàn"
(Quan tại gia)
Thậm chí ông đã cất tiếng chửi đổng:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng khơng như khơng"
4
(Thương vợ)
Đó là tiếng chửi đời hay chính bản thân mình khi trở thành gánh nặng trên đơi
vai nhỏ nhắn, cần biết bao sự chở che của người vợ đáng thương, nhận những đồng
tiền mà vợ mình phải lo toan khó nhọc mới có được để “nướng" vào những cuộc ăn
chơi của mình. Thế nhưng ơng cũng đành bất lực. Chửi vậy thơi chứ ơng có thay đổi
được gì đâu, có bớt được gánh nặng cho vợ đâu. Tuy nhiên, Tú Xương cất lên câu
chửi như vậy đã hả hê cho bà Tú biết bao. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã viết
“Cách châm biếm của Tú Xương đối với vợ là một cách biểu lộ âu yếm, thiết tha và
lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ". Thương Vợ xuất phát từ gốc rễ trữ tình, chửi đổng
cuộc đời, tự chửi mình, nó cũng xuất phát từ lịng thương yêu vợ sâu sắc, trân trọng.
Mặc dù xuất thân trong gia đình nho học, nhưng thời thế khơng tạo anh hùng. Tú
Xương đã đề cao sự chịu thương chịu khó, cần mẫn, hết mực yêu thương chồng con
của người phụ nữ Việt Nam mà bà Tú là nhân vật điển hình. Làm được những câu thơ
như vậy do nó xuất phát từ cái tâm, do bởi ông hiểu được rằng, bà Tú đến với ông
bằng cái duyên và cái nợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Tú Xương sử dụng rất nhuần nhuyễn ca dao, tục ngữ khi đưa vào trong thơ,
khiến cho tấm lòng yêu thương vợ của ông được bộc lộ rõ nét. Ơng cho rằng bà Tú rất
có dun với ơng, nhưng “một duyên" mà tới “hai nợ" nên là phải chịu cơ cực như
vậy. Phải thương vợ lắm thì ơng mới trách mình được và làm bài thơ tế sống vợ. Đó
chính là chất trữ tình trong thơ của ơng. Gốc rễ trữ tình càng bề thế thì gốc thơ càng
tỏa sáng và cái hiện thực trong thơ cũng mới được hóa sinh, Tú Xương dù muốn dù
khơng cũng từ ngun lý bất di bất dịch đó mà làm thơ mình trở nên đặc sắc vào loại
nhất. Không chỉ tự trào chân dung của bản thân, Tú Xương cũng đã cười nhạo sự bất
lực trước thời cuộc của ông trong tư cách cơng dân:
“Một đàn thằng hỏng đứng mà trơng
Nó đỗ khoa này có sướng khơng
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng"
(Giễu người thi đỗ)
5
Thêm vào đó, cịn có bài:
“Lơi thơi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét hoa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra"
(Vịnh khoa thi Hương)
Tú Xương tả thực những cảnh đối chọi nhau chan chát: váy đối với lọng, cái đít
vịt của mụ đầm với cái đầu rồng của ông cử. Như vậy thật là tuyệt xảo, hai từ “ngoi"
và “ngỏng" đối nhau thật sướng vơ cùng, nhưng cũng thật đau xót làm sao. Hình ảnh
“váy lê quét đất" chốn quan trường lúc bấy giờ, khi có hình ảnh của bà đầm xuất hiện
thì mất hết tính uy nghiêm của trường thi. Khơng những thế, cảnh tượng bi hài ấy,
trong hình ảnh “ơng cử", “sĩ tử" ấy có cả nhà thơ trong “đàn thi hỏng đứng mà trông”.
Chế giễu “ông cử", “sĩ tử" Tú Xương cũng chính là chế giễu sự bất lực, kém cỏi của
chính ơng.
Có nhận định cho rằng: “Đã vừa nửa thế kỷ nay, nhà thơ non Côi sông Vị đã trả
lại hình hài cho cát bụi, tiếng nói của ơng, tiếng nói của thi ca, của trào phúng đạt đến
mức chân thiện mỹ vẫn còn vang dội non sông đất Việt. Trần Tế Xương là một thiên
tài trào phúng đã đi vào cõi bất diệt" (Trần Sỹ Tế)
Tú Xương là một con người có đầy đủ lương tri và bản lĩnh của một tri thức
Việt Nam phong kiến chân chính. Tú Xương có tài văn thơ xuất chúng, có cái Tâm
của một nhà nhân đạo chủ nghĩa yêu nước, thương giống nịi, có cái Trí của một người
lỗi lạc biết được cái gì có thể chấp nhận, cái gì phải phủ định trên thế giới này, có cái
hồn của một nhà lãng mạn chủ nghĩa tầm vóc nhân loại.
Số phận của bản thân ông phản ánh số phận của dân tộc ơng thời ấy. Đó là bi
kịch của con người “tiến thối lưỡng nan". Ơng khơng thể cam tâm “vứt bút lơng để
giắt bút chì" để trở thành “Chẳng kí, chẳng thơng cũng cận bồi" như những kẻ vô liêm
sĩ khác. Phẩm cách sĩ phu thôi thúc ông phải đỗ đạt, phải “Lăm le bia đá bảng vàng
cho vang mặt vợ", nhưng Tú Xương đã khơng tìm ra con đường tiến thân đúng đắn.
Những bế tắc về tư tưởng, về công danh và cảnh khốn cùng đã khiến ơng phẫn chí, có
lúc tưởng chừng như phát điên phát dại.
6
Một nhân cách lớn và một tài năng lớn như Tú Xương lẽ nào chịu “tan nát với
cỏ cây"? Tú Xương đã không phải “nhả ngọc phun châu" mà nã đạn ra ngoài miệng
bắn phá cái cuộc đời xấu xa, bẩn thỉu đang diễn ra xung quanh ơng. Ơng đã trút vào
văn thơ tất cả nỗi u uất của lòng mình. Mãi sống, mãi chơi, mãi “bắn phá", Tú Xương
có lẽ không hề nghĩ đến cái thành quả, cái “sự nghiệp" đích thực của ơng. ơng đã nói
và nói thật rằng:
“Một việc văn thơ thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì”
Trái với ý nghĩ tuyệt vọng ấy, lịch sử đã xác nhận của nền văn học Việt Nam
cuối thế kỷ XIX về dòng văn chương hiện thực, trữ tình, trào phúng với hai nhà thơ lỗi
lạc: Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Về nội dung, thơ của ơng mang tính hiện thực cao độ, phản ánh xã hội “kẻ chợ"
với đủ mọi hạng người, phản ánh sự đồi trụy của nền đạo đức luân lý trong buổi giao
thời ấy. Thơ văn Tú Xương khắc họa được hình tượng một “nhân vật của thời đại", đó
là bản thân ơng: một nhân vật có tinh thần cao đẹp là lãng mạn, có phẩm cách, tài
năng xuất chúng nhưng tiếc thay chưa tìm được cho mình một lý tưởng chân chính,
rốt cuộc trở thành một nhân vật bi kịch. Không ở đâu “cái tôi" được miêu tả một cách
sắc nét và đầy cá tính như thơ văn của Tú Xương. Đó chính là sự gặp gỡ không hẹn
mà nên giữa thơ Tú Xương với các trường phái văn học phương Tây.
Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vơ cùng đặc sắc: những nỗi
ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học vào đạo đức dân tộc, với những thiên
tai, với muôn vàn cảnh khổ của con người và nỗi dằn vặt đau đớn khơn xiết của chính
nhà thơ.
Tú Xương mất gần chín mươi năm, vậy mà thơ của ông đối với chúng ta hôm
nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng. Nỗi đau đớn, nỗi trăn trở riêng chung, tiếng
cười của ông và bút pháp tài tình được thể hiện trong hàng trăm tác phẩm thuộc mọi
thể loại thơ, tất cả đã đưa ông lên vị trí một trong những nhà thơ lớn nhất của dân tộc.
7