Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quan hệ đối ngoại và chính sách đối ngoại của nước ta.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 100 trang )

BAN ĐỐI NGOẠI TRUNG ƯƠNG

DE TAI KX.01.12
THUOC CHUONG TRINH NHA NUGC KX.01

QUAN HE DOI NGOAI >

VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA NƯỚC TA

Chủ nhiệm đề tài:
.

Thời gian thực hiện:

Nguyễn Quang Tạo
Chủ tịch Liên hiệp
các tổ chức Hữu nghị Việt Nam
Nguyên Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương1991-1995

C
ĐI,

HÀ NỘI - 1995

Xa

gil

{ML %



-i-

MUC LUC

MG G8 PT

ú3}}444ŸÝŸ.............

2

Phần thứ nhất. Những thay đổi của hệ thống quan hệ quốc tế

trong thế kỷ XX.........................
Ặ Á LH HH HH HH
ecze 5

I.

Sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế
từ trước Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Liên Xô sụp đồ ......... 5

II.

Tác động của sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa

ở Liên Xô và Đông Âu.......................-.<< LH HH HH
re. 11

Phần thứ hai.


Cục diện thế giới ngày nay và triển vọng những năm tới...15

IL

Cục diện kinh tế thế giới...................................
5s cEELSvEEEEEEvrrrrrecree 15

II.

Cục diện chính trị thế giới............................
---- SG sa
HH rsee 19

IH. Xu thế hình thành các tập hợp lực lượng mới...................
IV.

...45

Triển vọng cục diện thế giới trong những năm sắp tới......................49

Phân thứ ba.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đơng-Nam Á........ 54

IL

Cục diện chau Á - Thái Bình Dương............................-22222v v 225cc. 54

I.


Chiến lược các nước lớn...........

"TIL, Dong-Nam A....cecccesssessssesecesseesseesesssesseceseessessseesseesees

57

61

IV. Thuận lợi, khó khăn của ta trong bối cảnh khu vực.......................... 63
Phân thứ tự.

Việt Nam trong thế giới ngày nay......................................... 65

I.

Viet Nam trong tiến trình lịch sử nhan loại
trong thời đại ngày nay ..........................
--- cà cà cọ.

Il.

Vị trí địa-chính trị của Việt Nam trong thế giới ngày nay

II. Việt Nam trong cục diện thế giới và khu vực hiện nay....................

IV. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay ..............................--: c- «<< cV...

Một vài kết luận..............................

cá Sen 15181113.11111141 4210 c12 ¡.... 70


-ii-

Phân thứ năm. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.................................--.8O

I. _ Căn cứ chủ yếu để kiến nghị chính sách đối ngoại
của nước ta trong thời gian tới...................
c-cccnc
...........
crack xe cececcez
-- 80

Đường lối, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,
rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ.............................. 83
Ill. Chính sách đối ngoại với các đối tượng
và trên các lĩnh vực chủ yết...............
c5 5s. .........
ca xxx...-key 86
1V. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý
của Nhà nước đối với công tác đổi ngoại..........................-ccccccsecec- 95

II.

Danh sách những người thực hiện đề tài.................................
.ÀQQ Q con .......
ccccccce, 98



MỞ ĐẦU

Đề tài nguyên cứu này được tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giới có
những đảo lộn to lớn và sâu sắc, chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp
không lường trước được, tác động mạnh mẽ đế cục diện chính trị quốc tế nói

chung và đến từng nước trên thế giới nói riêng. Tình hình đó đặt ra trước tất cả
các quốc gia dân tộc những khó khăn, thách thức to lớn cũng như những thuận

lợi, cơ hội không nhỏ.

Việc Liên Xô tan rã sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ đã
chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. So sánh lực lượng trên
thế giới giữa chủ nghĩa xã hội và các lực lượng cách mạng với chủ nghĩa đế quốc
và các lực lượng phản động quốc tế nghiêng hẳn về phía có lợi cho các lực lượng
đế quốc và phản động. Hệ thống quan hệ quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai dựa trên sự tồn tại của hai khối đối lạp do Liên Xơ và Mỹ đứng
đầu khơng cịn nữa. Hệ thống quan hệ quốc tế mới đang trong quá trình định
hình. Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang một hệ thống quan hệ quốc

tế mới.

Các nhà chính trị, các nhà nghiên cứu trên thế giới có những đánh giá và dự
đoán khác nhau về thời kỳ chuyển tiếp sang một hệ thống quan hệ quốc tế mới,

về hình thái của hệ thống quan hệ
rằng cục diện thế giới đang bị đảo
có thể kéo dài, quan hệ quốc tế sẽ
có và mới nảy sinh vận động đan


quốc tế mới sau này. Song ý kiến chung
lộn và thời kỳ chuyển tiếp không ổn định
diễn biến rất phức tạp, những mâu thuẫn
xen lẫn nhau. Cuộc đấu tranh giai cấp và

` _ tranh dân tộc trên thế giới với nội dung và hình thức mới sẽ rất gay gắt.

cho
này
vốn
đấu

Mặc dâu bị tác động nghiêm trọng của những biến động sâu sắc trên thế

giới, đặc biệt là sự sụp dé của Liên Xô, nước ta đã một bước vượt qua những
thách thức, giữ được ổn định chính trị, tiếp tục phát triển kinh tế. Nhưng ta còn
phải đương đầu với nhiều khó khăn và những nhân tố có thể gây mất ổn định.

Hơn nữa, để đẩy mạnh đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều vấn

đề về lý luạn và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết. Những vấn đề đó vừa có

tính cấp bách vừa có tính cơ bản.

Là một đề tài thuộc chương trình nhà nước KX.01, đề tài KX.01.12 nhằm
mục đích: qua việc đánh giá, dự đốn diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và


-3-


quan hệ quốc tế, những tác động của các diễn biến ấy đối với nước ta, căn cứ vào
yêu cầu phát triển đất nước và quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay đề xuất

những quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại và phương thức lãnh đạo,

quản lý công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phân thực hiện
thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, vượt qua
những thách thức hiện nay, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa nước ta bước vào
thời kỳ phát triển mới thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài này góp

phần vào việc hình thành mơ hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo mục đích
chung của chương trình nhà nước KX.01.
Yêu cẩu của đề tài: phát hiện và trả lời những câu hỏi về những vấn đê
thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại do thực tiễn của thế giới

và đất nước hiện nay Và trong những năm

tới đặt ra, nhầm thực hiện mục tiêu của

chính sách đối ngoại và góp phần thực hiện các mục tiêu xay dựng đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa nêu trong Cương lĩnh mà Đại hội VII của Đảng đã
thong qua. Dé tài phải hướng vào phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chính sách
và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong môi trường quốc tế phức
tạp và biến động hiện nay và trên cơ sở dự báo triển vọng tình hình thế giới, sự
hình thành hệ thống quan hệ quốc tế mới. Đề tài cần đánh giá những xu thế chủ
yếu trên thế giới và trong quan hệ quốc tế, hoạt động và sự phát triển của các lực
lượng cách mạng và tiến bộ, những biến động trong so sánh lực lượng về các mặt
giữa lực lượng cách mạng, tiến bộ và các lực lượng phần cách mạng trên thế giới
- những yếu tố cần thiết để đẻ xuất chính sách đối ngoại kết hợp được sức mạnh


dân tộc với sức mạnh thời đại.

Việc thực hiện dé tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm lý luạn của

Đảng ta. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã sử dụng phương pháp lịch

sử kết hợp với phương pháp lôgic và phương pháp phân tích hệ thống và tổng kết
thực tién.

Để đi đến kết quả của đề tài, tập thể nghiên cứu đã hình thành 20 đề tài

nhánh nhằm tìm hiểu:

- Cơ sở lý luận và phương pháp luận Maxit - Lêninit và tư tưởng Hồ Chí

Minh trong việc đánh giá tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, xây dựng và thực
hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta;
- Các yếu tố của thời đại;

- Hệ thống quan hệ quốc tế. Các chủ thể của quan hệ quốc tế và các lực
lượng tham gia cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc trên thế giới;
- VỊ trí nước ta trong thế giới ngày nay;

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các vấn đề nói trên, đề xuất đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.


-4-


Báo cáo tổng luận này gồm 5 phần:
- Những thay đổi của hệ thống quan hệ quốc tế trong thế kỷ XX.
- Cục diện thế giới ngày nay và triển vọng những năm tới.
- Khu vực Đông Nam A va Chau Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam trong thế giới ngày nay.
- Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả thực hiện để tài này góp phần xây dựng chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta
trên các mặt thuộc lĩnh vực đối ngoại, cho việc bồi dưỡng cán bộ những kiến
thức về đối ngoại.
Trong quá trình thực hiện đề tài, các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng
trong công tác thám mưu cho lãnh đạo Đảng về đối ngoại, phục vụ cho công tác
đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhan dân, cho công tác thông tin đối ngoại, bồi
dưỡng kiến thức về đối ngoại cho cán bọ, dang viên, phục vụ công tác nghiên
cứu và giảng dạy của một số trường, viện, học viện... Những kết quả nghiên cứu
đã được dùng làm cơ sở để phục vụ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
của Đảng và phục vu cho Dai hoi VIII cia Đảng (phân đánh giá tình hình va
cơng tác đối ngoại). Ban Đối ngoại Trung ương, Tiểu ban nghiên cứu chiến lược
đối ngoại, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam là những cơ quan trực tiếp
nghiên cứu và thường xuyên sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài !,
Trong quá trình thực hiện để tài, nhóm biên tập đã được Ban chủ nhiệm
Chương trình Nhà nước KX.01 hướng dẫn: và Ban Đối ngoại Trung ương chỉ đạo
về nội dung, được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia giúp đỡ một cách nhiệt tình, thiết thực, tạo điều kiện
cho nhóm nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ. Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành

cảm ơn về sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu đó.


‘Xin xem bản phụ lục về một số ứng dụng cụ thể các kết quả nghiên cứu của dé tài.


Phần thứ nhất

-

NHỮNG THAY ĐỔI

CỦA HỆ THỐNG QUAN HỆ QUỐC TẾ

,

TRONG THE KY XX

Hệ thống quan hệ quốc tế là hệ thống những mối quan hệ tương tác giữa các
chủ thể đang hoạt động trên trường quốc tế. Là hình thức đặc biệt của các mối
quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế có mối liên hệ hữu cơ với sự phát triển của quá
trình lịch sử. Quan hệ quốc tế có q trình phát triển của nó, do sự tác động tổng
hợp của nhiều nhan tố. Vai trò tương đối của những nhân tố có thể thay đổi, tùy
thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, tạo nên những đặc điểm của hệ thống quan hệ
quốc tế trong từng giai đoạn. Nhưng các giai đoạn vẫn là của một q trình, tính
giai đoạn khơng phá vỡ tính liên tục của quá trình.

I.

1.

Sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế từ trước Cách mạng


tháng Mười Nga đến khi Liên Xô sụp đổ.

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười Nga.

Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là chủ nghĩa tư bản đã đánh bại chế độ
phong kiến; chế độ tư bản chủ nghĩa được thành lập vững chắc ở nhiều nước
chau Au, ở Bắc Mỹ, Nhật Bản; một số ít nước đế quốc thống trị tồn nhan loại.
Cách

mạng

tự sản và cách mạng

khoa

học kỹ thuật (cách mạng

công

nghiệp) đã đem đến cho giai cấp tư sẩn các nước công nghiệp phương Tay mội
sức mạnh vật chất to lớn. Sử dụng sức mạnh này, giai cấp tu san phương Tay đã
tiến hành các cuộc chiến tranh thuộc địa, mở rộng địa bàn bóc lột ra phạm vi tồn
cầu. Cuối thế kỷ XIX - đâu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành việc
phân chia thế giới và bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh để phân chia lại thế
giới (cuộc chiến tranh đầu tiên là giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898). Từ năm
1876 đến năm 1914, năm cường quốc đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm


-622.3 triệu km” đất đai với số dân 236,8 triệu người. Khi bắt đầu chiến tranh thế
giới lần thứ nhất năm 1914, những nước thuộc địa và phụ thuộc chiếm khoảng

67% đất đai và 60% dân số thế giới.

Thế giới đã thống nhất thành một hệ thống. Đặc trưng của hệ thống đó là
thế giới chia làm hai loại nước, một số rất ít nước đế quốc đóng vai trị thống trị
(chính quốc), đại bộ phận các quốc gia cịn lại là các dân tộc bị trị và phụ thuộc
(thuộc địa). Hệ thống thuộc địa kiểu cũ được hình thành là hình thức tổ chức cụ
thể của tồn bộ những quan hệ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nơ dịch về
tư tưởng và văn hóa đối với các dân tộc bị trị. Nền kinh tế của các nước thuộc địa

bị sắt nhập vào hệ thống kinh tế của các nước đế quốc, vào hệ thống phân công
lao động quốc tế của chủ nghĩa tư bản thế giới, khơng cịn là một nên kinh tế
quốc gia mà trở thành những nơi cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, nông sản...
cho các nước đế quốc.

Đặc trưng của hệ thống thuộc địa kiểu cũ là phan chia thế giới theo lãnh
thổ. Đường biên giới lãnh thổ đảm bảo cho bọn tư bản tài chính của chính quốc
độc quyền bóc lột thuộc địa của mình, loại trừ mọi cạnh tranh của các nước đế
quốc khác. Hình thức phân chia thế giới "cứng nhắc" đó cùng với quy luật phát
triển khơng đồng đêu giữa các nước tư bản chủ nghĩa tất yếu tạo nên mâu thuẫn
với quy luật phân phối theo khối lượng tư bản, dẫn đến việc chia lại thế giới bằng
những cuộc chiến tranh đế quốc.
Trong điều kiện xã hội quốc tế do một số rất ít nước đế quốc thống trị, quan

hệ quốc tế và nên ngoại giao quốc

tế về cơ bản chỉ là quan hệ giữa các nước đế

quốc trong cuộc cạnh tranh gáy gắt với nhau và chiến tranh đế quốc chia lại thế

giới.


/

Mâu thuẫn đế quốc - để quốc là mâu thuẫn chỉ phối cục diện thế giới, diễn

ra theo quá trình mất cân bằng và lập lại cân bằng trong so sánh lực lượng giữa
các nước đế quốc, gây nên tình trạng mất ổn định có tính chu kỳ trên thế giới.

Mâu thuẫn vơ sản - tư sản diễn ra gay gắt bên trong các nước đế quốc.
Đồng thời, đã có sự phối hợp, đồn kết trong đấu tranh của giai cấp công nhân và

các tổ chức cơng đồn trong phạm vi khu vực và quốc tế cùng với sự xuất hiện

của Quốc tế I, Quốc tế II. Mau thuẫn thuộc địa- đế quốc mới ở dạng tiềm tàng,
các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cịn thiếu tổ chức và thất bại.
Mau thuẫn vơ sản - tư sản, mâu thuẫn thuộc địa - đế quốc là những mâu

thuẫn tạo nên xu thế phát triển của xã hi loài người theo hướng tiến bọ, là tiền
đề của sự xuất hiện trào lưu giải phóng trong những thời kỳ tiếp theo.
2. Thời kỳ từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Liên Xô sụp đổ.

Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai

kết thúc.


-7-


- Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến khi Liên Xô sụp đồ.
a-

Giai đoạn từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Chiến tranh thế giới
lân thứ hai kết thúc.

Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở ra thời đại mới, thời đại giải

phóng, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Khi thời đại này
được mở ra, mâu thuẫn vô sản - tư sẳn, từ một mâu thuẫn trong lòng xã hội tư
bản chủ nghĩa đã phát triển thành mâu thuẫn toàn cầu, thành mâu thuẫn giữa chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Nước Nga Xo Viết và sau đó Liên Xơ đi vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường phát triển của xã hội lồi người phù
hợp với tiến trình lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của trào lưu giải phóng
của nhân loại.

l

Trong giai đoạn 1917-1945, nhà nước xã hội chủ nghĩa Xo Viết còn non
yếu và nằm trong vòng vay của chủ nghĩa đế quốc, so sánh lực lượng giữa trào
lưu giải phóng và chủ nghĩa đế quốc cịn nghiêng hẳn về phía chủ nghĩa đế quốc.
Nhà nước Xơ Viết, phong trào cách mạng quốc tế đang ở giai đoạn tập trung vào
nhiệm vụ phát triển lực lượng bản than, bảo vệ sự tồn tại của nhà nước công nông
đầu tiên trên thế giới (giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống can thiệp vũ
trang của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ chính sách bao vay về kinh tế và cơ lập về
chính trị của các nước đế quốc).

Các cuộc cách mạng vơ sản và đấu tranh giải phóng bùng lên ở nhiều nơi
nhưng chưa giành được thắng lợi, trừ Mông Cổ: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Látvia, Extônia, Litva, Hunggari, Slovaki, Bavie; phong trào giải phóng dân tộc ở

Triéu Tien, Indonéxia, Iran, Apganixtan, An Do, Thé Nhi Kỳ, v.v.. Nhiều dang

cộng sản được thành lập: ở Áo, Balan, Hunggari năm 1918, ở Pháp, Anh,
Indonéxia nam 1920, ở Trung Quốc năm 1921, ở Nhật Bản năm 1922. Tháng 3-

1919, Quốc tế cộng sản được thành lap. Các đảng dân chủ-xã hội sau một thời

gian khủng hoảng cũng dân dân tập hợp lại. Các tổ chức cơng đồn phát triển.
Các phong trào cách mạng và giải phóng chưa giành được thắng lợi nhưng là tiền
đề chuẩn bị cho cao trào cách mạng sau này.

Mâu thuẫn đế quốc - đế quốc trở nên gay gắt, so sánh lực lượng giữa các
nước đế quốc lớn thay đổi. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đảo lộn thế
cân bằng hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nước Đức phục hồi sức
mạnh, đòi xét lại trật tự Vécxây (1919). Tháng 1-1933, Hidle lên cẩm quyền ở
Đức và thành lập chế độ phát xít, ra sức tăng cường lực lượng. Năm 1938, Đức

vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ về sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản chủ
nghĩa,.đứng đầu chau Âu. Chế độ phát xít được thành lập ở Italia. Mỹ xây dựng
kênh đào Pa-na-ma năm 1920, mở đường bành trướng sang châu Á - Thái Bình
Dương. Nhật Bản phát triển mạnh vẻ kinh tế, thành lập chế độ quan phiệt, đưa ra
học thuyết "chau Á của người châu Á". Mau thuẫn Mỹ-Nhật trở thành khơng thể
dung hịa. Hệ thống phân chia thế giới về lãnh thổ vẫn tồn tại, chiến tranh chia lại

thế giới là không tránh khỏi (1939 - 1945).


-8Tuy bị phá vỡ một máng lớn ở Liên Xo, hệ thống xã hội quốc tế cũ vẫn tồn
tại về cơ bản, một số ít nước đế quốc tiếp tục thống trị các dân tộc còn lại. Mâu
thuẫn giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa - tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện,

nhưng chủ nghĩa xã hội chưa trở thành lực lượng trực tiếp uy hiếp lợi nhuận tối
đa của tư bản tài chính quốc tế. Tuy vậy, việc xuất hiện con đường xã hội chủ
nghĩa, mâu thuẫn giữa hai con đường, sự đan xen giữa mâu thuẫn đế quốc - đế
quốc và mâu thuẫn giữa hai con đường đã tạo nên những nét đặc thù của cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ hai.
.
Cuộc chiến tranh này do "trục" phát xít Đức- Ý-Nhật, chủ yếu là chủ nghĩa
phát xít Đức Hitle, phát động, một mặt nhằm chỉa lại thế giới, và mặt khác để có
vai trị thống trị trên một phần quan trọng của thế giới dựa trên cơ sở học thuyết
"dan tộc thượng đẳng" mà một biểu hiện cụ thể là những tội ác diệt chủng ghê
tởm. Vì thế, cuộc chiến tranh là sự bùng nổ không chỉ của mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc mà còn của mâu thuẫn giữa chủ nghĩa phát xít với tồn bộ nhân
loại tiến bộ, với giá trị giải phóng. Trong chiến tranh, đã hình thành mặt trận
nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít. Đánh bại chủ nghĩa phát xit khong
chỉ là do sức mạnh của các nước đồng mỉnh mà còn do sức mạnh của các lực
lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

Day là điểm khác biệt lớn so với thời kỳ trước Cách mạng tháng
nhân dân tiến bộ thế giới đóng vai trị lớn trong các cơng việc quốc tế, hệ
quan hệ quốc tế khơng cịn bó hẹp trong quan hệ giữa các nước lớn. Sau
thắng phát xít, phong trào cộng sản chau Âu đã có một bước phát triển lớn;
vực thuộc địa, phong trào giải phóng bước sang một giai đoạn mới.

Mười:
thống
chiến
ở khu

Nguy cơ phát xít đã dẫn đến liên minh giữa Liên Xơ với Anh, Pháp, Mỹ.
Day 1a kiéu liên mỉnh trên cơ sở trùng hợp ích lợi ngắn hạn giữa những lực lượng

đối lập về lợi ích lau dài. Sự đan xen giữa mau thuẫn đế quốc - đế quốc và mâu
thuần giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến chính sách hai mặt
của Anh, Pháp, Mỹ (tiêu diệt nguy cơ phát xít đồng thời làm suy yếu Liên Xơ) và
Liên Xơ trở thành người phải đóng vai trị chính trong việc tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít. Liên Xô phải gánh chịu thiệt hại lớn về người và của, nhưng uy tín chính
trị của chủ nghĩa xã hội Liên Xô đã phát triển mạnh, tạo thế và lực cho chủ nghĩa
xã hội mở rộng địa bàn ra nhiều nước và khu vực khác trên thế giới.
Những đặc điểm tren đã chuẩn bị cho hệ thống quan hệ quốc tế đi vào giai
đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
b- _ Giai doan từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai

đến khi Liên Xơ sụp đổ.

Nhìn một cách tổng quát,

đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự phát

triển mạnh mế của trào lưu giải phóng làm thay đổi cấu trúc chính trị của xã hội

quốc tế.


-9-

Trong hệ thống quyền lực quốc tế, đứng trên góc độ nước lớn, nước nhỏ mà

xét, vẫn tồn tại trạng thái các nước lớn tiếp tục giữ vai trò quan trong trong các

công việc quốc tế. Mặt khác, cũng đã có hai biến đổi quan trọng: Ä⁄ơ là, chủ
nghĩa đế quốc đã mất vai trị độc qun; Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa


khác, với tư cách là đội tiền phong của thời đại giải phóng, đóng vai trị ngày

càng lớn trong các cơng việc quốc tế; cơ cấu hai hệ thống chính trị xã hội đối lập
hình thành do Liên Xô và Mỹ đứng đầu ở mỗi hệ thống. //ai /à, trào lưu giải

phóng, với tư cách là một trào lưu lịch sử, đã trở thành một trong các lực lượng

quyết định cục diện chính trị thế giới, vượt qua những thỏa thuận giữa các nước
lớn về trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. _
Trong giai đoạn này, cùng với sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế
giới, phong trào giải phóng dan tộc đã làm sụp đổ hệ thống thực dân cũ, đãn đến

những hệ quả quan trọng. Từ các thuộc địa đã ra đời các quốc gia dân tộc độc lập
về chính trị. Tuy nhiên, các quốc gia này chưa thốt khỏi tình trạng bị lệ thuộc

vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới, do đó phải đấu tranh củng cố độc
lập về chính trị làm cơ sở để giành độc lập về kinh tế. Trên đà thắng lợi của trào
lưu giải phóng, hệ thống xã hội chủ nghĩa, với tư cách là một đội tiền phong của
trào lưu này, đã mở rộng địa bàn, phát huy ảnh hưởng. Phong trào cộng sẵn và
công nhân quốc tế đã có một thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhiều đảng cộng sẩn đã
ra đời, và các đảng cộng sản đã hoạt động trên 100 quốc gia.

Su sụp đồ của hệ thống thực dân cũ đã xóa bỏ hình thức phân chia thế giới
về mặt lãnh thổ. Việc giải quyết mâu thuẫn đế quốc - đế quốc trong việc phân
chia lại thế giới khơng cịn thơng qua hình thức giành giật lãnh thổ thuộc địa của
nhau; chiến tranh không còn là biện pháp duy nhất để chỉa lại thế giới, mà những
biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng đóng vai trị chủ yếu. Chủ nghĩa thực dân
mới ra đời.


Sự lớn mạnh của trào lưu giải phóng và đội tiền phong của nó là hệ thống
xã hội chủ nghĩa đã làm cho cuộc đấu tranh giữa hai con đường (xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghĩa) trở nên quyết liệt. Bên cạnh các cuộc chiến tranh "nóng",
một hình thức chiến tranh mới ra đời nhằm ngăn chặn, chống lại trào lưu giải

phóng (chủ nghĩa xã hội, phong trào độc lập dân tộc, phong trào cộng sản và

công nhân) - "chiến tranh lạnh". Cuộc chiến tranh này đã diễn ra trên khấp hành
tỉnh, trong mọi lĩnh vực đời sống nhan loại: chạy đua vũ trang, kinh tế, chính trị,
ngoại giao, tư tưởng, văn hóa, thể thao, du lịch... Mọi thủ đoạn, phương tiện đã
được huy động để tác động đến con người: răn đe về quân sự, gây bạo loạn, bao

vây cấm vận về kinh tế, tác động về tư tưởng (bằng phát thanh, truyền hình, hội
nghị, hội thảo, trao đổi văn hóa...), gián điệp, mua chuộc, v.v..

Trong hẹ thống quan hệ quốc tế nổi lên sự hình thành cấu trúc hai khối đối

lập do hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ đứng đâu. Các nước khác bị hút vào khối

này hoặc khối khác theo "thứ bậc" rõ ràng trong từng khối (vì thế người ta

thường gọi là "hệ thống hai cực"). Quan hệ Xơ-Mỹ đóng vai trị quyết định trong

cấu trúc này.


-10-

Từ khi Liên Xô giành thé can bằng với Mỹ về vũ khí chiến lược (cuối
những năm 60), yếu tố "răn đe" đóng vai trị lớn trong cơ chế vận hành của "hệ

thống hai cực". Trang thái đối đầu-hòa dịu và trạng thái hịa dịu-đối đầu trở thành
có tính lặp đi lặp lại trong mối quan hệ Mỹ-Xo. Tránh đụng độ trực tiếp giữa hai
siêu cường trở thành giới hạn của sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái
kia.

Đối đầu và hịa dịu, tuy bề ngồi rất khác nhau, nhưng thực chất chỉ là hai

trang thái của cùng một cấu trúc, của "hệ thống hai cực". Dù hệ thống đó ở trạng
thái nào, thì cũng khơng có một quốc gia nào có thể vượt ra ngồi khn khổ của
hệ thống hai khối đối lập, hai cực (như nước Pháp thời cực thịnh của chủ nghĩa

De Gaulle vin không rút khởi Liên mình Đại Tây Dương, vẫn ủng hộ Mỹ trong
các cuộc khủng hoảng Berlin, Cuba...;, khi hòa dịu với Liên Xo, Mỹ vẫn củng cố,
tăng cường quan hệ với các nước đồng mỉnh của Mỹ và không ngừng tìm cách

làm suy yếu Liên Xơ).

"Hẹ thống hai cực” khơng bao hàm toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế. "Hệ
thống hai cực” trước hết là cấu trúc quan hệ giữa các nước lớn, trong trường hợp

cụ thể này là quan hệ giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Mặc dù có vai trị rất

quan trọng trong quan hệ quốc tế, các nước lớn khơng cịn là lực lượng duy nhất
quyết định quá trình phát triển của thế giới. Như tren đã nói, trào lưu giải phóng
đã đóng vai trò quyết định trong việc làm thay đổi cấu trúc của xã hội quốc tế. Từ
trào lưu giải phóng, hơn 100 quốc gia độc lập dân tộc đã ra đời, xuất hiện xu thế
địi qun bình đẳng giữa các quốc gia, dù lớn dù nhỏ, trong công việc quốc tế.
Phong trào khơng liên kết, ngun tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhan, đòi hỏi thiết lập một "trật tự kinh tế quốc tế mới”,


dan chủ hóa Liên hợp quốc... là những biểu hiện của xu thế đó.

Biểu hiện điển hình nhất của xu thế trên là thấng lợi của cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước và thất bại của đế quốc Mỹ trong
chiến tranh xam lược Việt Nam. Mỹ thất bại, mặc dù đã dốc vào cuộc chiến tranh
này 68% lực lượng bộ binh, 60% lực lượng lính thủy đánh bộ, 32% khơng qn

chiến thuật, 50% khơng quân chiến lược, 40% lực lượng hải quan, sử đụng một
đạo quan viễn chỉnh 55 vạn (nếu kể cả quân ở căn cứ gần Việt Nam và ở ngồi
biển thì lên tới 80 vạn) cộng với một đạo quân ngụy trên 1 triệu người, ném 7,85

triệu tấn bom xuống cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam, và Mỹ đã chỉ 352 tỷ đô la
cho chiến tranh. _
Việt Nam đã thắng, Mỹ đã thua. Sức mạnh vạt chất to lớn đã thất bại trước

sức mạnh của những giá trị đọc lập, tự do, giá trị giải phóng của thời đại. Trong
điều kiện quốc tế hóa đời sống nhân loại, cuộc đấu tranh vì những giá trị giải
phóng của Việt Nam khơng chỉ huy động "cả một dân tộc trọn vẹn” mà còn huy

động được "lương tam của thời đại”. Một mặt trận nhan dân thế giới ủng hộ Việt
Nam, chống Mỹ xâm lược đã hình thành trên thực tế. Ở nhiều nước trên thế giới
đã xuất hiện "thế hệ Việt Nam".


-11-

Từ thực tiễn một nước nhỏ như Việt Nam đã có tác động lớn đến q trình
phát triển của thế giới, Đảng ta đã rút ra những quan điểm biện chứng về "sức

mạnh tổng hợp", về "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại".


II. Tác động của sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Au.
:

1. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự tan rã của Liên
Xô và nguyên nhân.

Tinh trang tri tre về kinh tế-xã hội ở Đông Âu và Liên Xô bắt đầu từ những
năm 70 đã chuyển thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng từ đầu những năm 80.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ trong hai năm
1989-1990 sau 40 nam xây dựng, và Liên Xô tan rã vào tháng 12-1991 sau hơn

70 năm tồn tại.

Nguyên nhân của sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghđa ở Liên Xơ và Dong

Âu đã được phân tích tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cuối

khóa VI và đầu khóa VII. Van đề này cũng đang được tiếp tục nghiên cứu. Nhìn

chung, nguyên nhân sâu xa là: trong quá trình xay dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, bên cạnh những thành tựu vĩ đại về nhiều
mặt có ý nghĩa lịch sử và quốc tế, đã có những sai lầm, khuyết điểm và nhược
điểm chạm được phát hiện và khắc phục, do đó đã gây ra tỉnh trạng trì trệ về kinh
tế-xã hội và khủng hoảng.

Đồng thời, có hai nguyên nhân chủ yến và trực tiếp sau đây :
- Một là: Nhận thức được phải khắc phục những sai lâm, khuyết điểm trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã đi vào cải

cách, cải tổ, đổi mới (Trung Quốc tiến hành cải cách từ năm 1978, Liên Xo bắt.
đầu cải tổ từ năm 1985, một số nước Đóng Âu vào những năm 1986-1987, ở Việt
Nam Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12-1986 quyết định đổi mới). Song, trong cải
` tổ ở Liên Xô và cải cách ở một số nước Đơng Âu, có những sai lâm nghiêm trọng
về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức, do một số người lãnh đạo cao nhất
của Đảng và Nhà nước ngả theo đường lối xét lại, cơ hội hữu khuynh và phản bội
chủ nghĩa Mac-Lénin, khong chế ban lãnh đạo, đưa đến khủng hoảng nghiêm
trong them và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở một số nước Đông Âu
không tiến hành cải cách, khi đối phó với khủng hoảng, lãnh đạo Đẳng và Nhà
nước đã bị động, phạm sai lầm, chủ yếu là cơ hội hữu khuynh, cũng dẫn đến sự
sụp đổ của chế độ.
- Hai là: Chủ nghĩa đế quốc không lúc nào ngừng chống cộng, chống chủ
nghĩa xã hội. Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu phạm sai lầm
trong cải tổ, cải cách hoặc trong việc đối phó với khủng hoảng, các thế lực đế


-12quốc đã thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình", lợi dụng và khoét sâu những

sai lâm đó để tác động dẫn đến sự sụp đố nhanh chóng của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xó và Đơng Âu.
Những
ngun nhân
Xo va Dong
cần được nêu
xã hội ở Liên

nguyên nhân nói trên liên quan chặt chẽ với
và rút ra bài học từ sự sụp đổ của chế độ xã
Au còn phải được tiến hành sâu sắc hơn nữa.
ra để làm rõ thêm nguyên nhân sâu xa của sự

Xô và Dong Au.

nhau. Việc phân tích
hội chủ nghĩa ở Liên
Ở đây, có một vấn đề
sụp đổ của
c
chủ nghĩa

Đó là vấn đề: trong khi xây dựng chủ nghia x4 hoi phdi bdo dam cho giai
cấp công nhân là giai cấp trung tâm, giai cấp công nhân và nhân đân lao động
làm chủ xã hội. Cương lĩnh của Đảng ta về xay dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định một trong sáu đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là "xã hội do nhân dan lao động làm chủ".
Bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa và bản chất của xã hội tư bản chủ

nghĩa đều được xác định bởi yếu tố giai cấp nào, công nhan hay tư sản, là giai
cấp trung tâm của xã hội. Mo hình tổ chức xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa

có khác nhau nhưng giai cấp trung tam chỉ có một, đó là giai cấp tư sản. MO hình
tổ chức xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa có khác nhau, nhưng vai trị trung
tam của giai cấp cơng nhân và người lao động vẫn là yếu tố xác định bản chất xã
hội chủ nghĩa của những xã hội đó. Song, ở Liên Xơ và Đơng Âu trước đây, giai
cấp công nhân và người lao động chưa thực sự đóng vai trị trung tâm, chưa thực

sự làm chủ xã hội. Ngược lại, họ chỉ có vị trí thụ động trong cơ chế quản lý xã
hội hành chính, quan liêu, bao cấp. Chính vị trí thụ động của họ đã làm cho đẳng
cộng sản và nhà nước ở Liên Xô và các nước Đóng Âu trước đây khơng có cơ sở

quân chúng vững mạnh, do đó đã tỏ ra "mỏng manh" trước những thách thức của

cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và
đã sụp đồ.
2. Tác động của sự kiện Liên Xô đến cục diện, quan hệ
và tiến trừnh thế giới.

Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa
hùng mạnh. Sự sụp đổ của một quốc gia có vị trí và vai trò quốc tế như vậy tất
yếu gây ra những tác động khơng nhỏ đến cục diện chính trị quốc tế, hệ thống
quan hệ quốc tế và tiến trình phát triển của thế giới.
Để có thể có một
ta cản đặt sự kiện đó
tháng Mười Nga (cuối
trúc theo kiểu một số

đánh giá đúng mức tác
vào quá trình phát triển
thế kỷ XIX dâu thế kỷ
rất ít nước đế quốc giầu

động của sự kiện Lien Xo, chúng
của thế giới. Trước Cách mạng
XX) xã hội loài người được cấu
và mạnh thống trị toàn thế giới.

Nguyên nhân của hiện tượng đó là, một mặt cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
đã đem lại cho loài người một sức mạnh vật chất to lớn, mặt khác sức mạnh đó

lại nằm trong tay một giai cấp bóc lột, giai cấp tư sẵn. Giai cấp tư sẩn đã sử dụng
sức mạnh đó để bóc lột người lao động và thống trị nhan loại. Bóc lột và thống trị



-13-

đã tạo nên mâu thuẫn vô sản - tư sản trong lòng các xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu
thuẫn đế quốc - dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Những mâu thuẫn đó đã sản sinh
ra trào lưu giải phóng.
Trào lưu giải phóng đã bất đầu bằng sự xuất hiện một quốc gia của những

người lao động (khơng có giai cấp bóc lột) là Liên Xo. Liên Xơ đã tập trung sức

phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phịng..., và đã nhanh chóng trở thành
một trong những cường quốc ở châu Âu cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai và
trở thành một trong những "siêu cường” thế giới từ những năm 70.

Việc xuất hiện một quốc gia xã hội chủ nghĩa hùng mạnh đã mở ra cho
nhân loại con đường phát triển mới đồng thời làm thay đổi về chất cơ cấu quyên
lực quốc tế. Từ cơ cấu các nước đế quốc độc quyên thống trị thế giới đã chuyển
thành cơ cấu bao gồm hai lực lượng đối lập khống chế lẫn nhau. Hai biến đổi lớn
trên đã thúc đẩy và tạo thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển
thành cao trào.

Giải phóng con người để con người có thể làm chủ được số phận của mình
là một nhiệm vụ lịch sử vĩ đại, lau dài. Thắng lợi chỉ có thể đến từng bước. Trên
100 dan tộc đã được giải phóng, nhưng thế giới vẫn tồn tại tình trạng có hai loại
quốc gia giảu và nghèo. Một số ít các nước phát triển vấn đang sử dụng từ 60%
đến 85% những nguyên, nhiên liệu chính cửa thế giới và đang hưởng 85% thu
nhập của thế giới, mặc dù họ chỉ chiếm 25% dân số. Khoảng cách giầu - nghèo
giữa các quốc gia vẫn đang ngày càng mở rộng. Giành được độc lập dân tộc mới

chỉ là giành được quyền lực chính trị để tiếp tục con đường giải phóng, tiếp tục


đấu tranh giành quyên bình đẳng cho các dân tộc trên lĩnh vực sức mạnh vật chất,
quyền lực kinh tế và giải phóng con người về mặt xã hội.

Trong bối cảnh đó, sự sụp đổ của Liên Xơ đã có hai tác động chính:
- Là nước xã hội chủ nghĩa đâu tiên và hùng mạnh nhất lại chịu thất bại
trước sức tiến công của chủ nghĩa tự do tư sản, sự kiện Liên Xo đã gay ra trong
các lực lượng cách mạng tiến bộ một "cú sốc" về lòng tin ở con đường xã hội chủ
nghĩa. Sự suy yếu đột biến của giá trị giải phóng đã tạo nên một "khoảng trống về
._ BIá trị”, cho nên chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thân quyền, chủ nghĩa tự do phương
tay đã chiếm lĩnh trận địa ở nhiều nơi, làm suy yếu khả năng kiểm sốt tình hình
của nhà nước, dẫn đến tình trạng hỗn loạn vẻ chính trị-xã hội, những cuộc chiến

tranh "huynh đệ tương tan". Nhìn chung, từ Liên Xơ, Đóng Âu đến các điểm

nóng ở các châu lục khác, trên thế giới đang tồn tại những "khu vực hỗn loạn",
quân chúng nhân dân ở đây rơi vào thẩm cảnh chưa thấy lối thoát.
- Tác động lớn thứ hai là sự thay đối trong cơ cấu quyền lực quốc tế. Liên

Xô sụp đổ, lực lượng đối trọng khơng cịn, Mỹ và các nước phương Tây thao

túng cơ cấu quyển lực quốc tế (Trung Quốc là nước ủy viên thường trực Hội
đông Bản an Liên hợp quốc nhưng do vị thế của mình nên chưa sử dụng quyền
phủ quyết lần nào). Cơ sở vạt chất của hiện tượng này là sự phân cực giầu nghèo, mạnh - yếu giữa các quốc gia; chừng nào tỉnh trạng phân cực đồ cịn thì

vẫn tồn tại cơ cấu quyền lực do một số ít nước lớn chỉ phối. Trong thời kỳ cao


-14-


trào giải phóng, đã diễn ra hai thay đổi lớn. Một là, khi Liên Xo, một nước xã hội
chủ nghĩa tham gia cơ cấu quyền lực, chủ nghĩa đế quốc mất độc quyền chỉ phối
các công việc quốc tế. Trào lưu giải phóng với tư cách là một trào lưu cách mạng
đã phát triển vượt ra ngồi sự kiểm sốt của các nước lớn, phá vỡ nhiều thỏa
thuận giữa các nước lớn với nhau. Điều đó có nghĩa là những giá trị cách mạng,
những giá trị tỉnh thần tiến bộ và nhan dân tiến bộ thế giới đã tham gia và đóng
vai trị lớn trong các cơng việc quốc tế. Hai là, hiện nay sau khi chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quyền lực quốc tế lại rơi vào sự khống chế
của các nước đế quốc, trong khi cách mạng lâm vào thời kỳ khó khăn, các nước
lớn lại giữ vai trị hàng đầu trong các cơng việc quốc tế.

Tình hình trên
chiến lược toàn cầu
trào cách mạng, độc
thống quan hệ quốc

tấi yếu dẫn đến việc Mỹ và các nước tư bản lớn thay đổi
của họ, thừa cơ để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, đàná ấp các phong
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội để hình thành một hệ
tế do họ khống chế.

Tuy vậy, nhìn lại những thay đổi trong hệ thống quan hệ quốc tế trong thế
ky XX, có thể thấy:
- Những thay đổi của hệ thống quan hệ quốc tế dù có thăng trầm vẫn diễn ra
theo tiến hóa lịch sử và trào lưu giải phóng của nhan loại. Chủ nghĩa xã hội đang
thoái trào, cách mạng trên thế giới dang phải đương đâu với những khó khăn
chưa từng có, hệ thống quan hệ quốc tế cũng khơng thể trở lại như trước Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Quan hệ quốc tế diễn ra về cơ bản vẫn theo nội dung và mang tính chất

của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - các mâu thuẫn cơ
bản vẫn vận động (cùng với các mâu thuẫn mới), chỉ có khác về nội dưng, mức
đọ, hình thức...
Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc trên thế giới, sự nghiệp hịa bình, độc lập
dân tộc, đân chủ và tiến bộ xã hội của nhan dân các nước bước vào một giai đoạn
rất khó khăn và phức tạp, chứ không tàn lụi và mất đi.
/

- Vai trò và ảnh hưởng của các nước lớn trong các công việc quốc tế là rất
quan trọng, nhưng ý thức độc lập tự chủ của các quốc gia, dân tộc và vai trò và
tác động của nhân dân trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng.


-15-

Phần thứ hai

CỤC DIỆN THẾ GIỚI NGÀY NAY

VÀ TRIỂN VỌNG NHỮNG NĂM TỚI

Trong mấy năm qua, từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đồ ở Đông
Âu và Liên Xo, tinh hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, sâu sắc và phức
tạp, tác động mạnh đến cục diện kinh tế và chính trị quốc tế. Nổi lên là những
điểm sau:

I. Cục diện kinh tế thế giới.

1- Sau nhiều năm suy thoái, nền kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phục hồi
được bất đầu từ cuối năm 1992, nhưng chưa đồng đều ở các khu vực và chưa

vững chắc. Năm 1994, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên thế giới là 2,4%, đến cuối

thế kỷ này có thể đạt 3%; châu Á - Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Á
vẫn duy trïỉ được mức tăng trưởng cao, năng động, đạt khoảng 8%. Nhiều dự báo

cho rằng hiệp định bn bán tồn cầu mới (do 123 nước ký kết vào tháng 4-

1994) giảm 40% thuế quan sẽ tác động lớn đến kinh tế-thương mại thế giới làm
cho chu kỳ phục hồi kinh tế lần này cịn có thể tiếp tục trong những năm cuối thế
kỷ, thạm chí sang đầu thế kỷ XXI. Song, trong nửa đầu thập kỷ 90 nền kinh tế thế
giới bị suy thối và phục hồi thấp, nên nhìn chung tỷ lệ tăng trưởng của cả thập
kỷ 90 sẽ thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong những thập kỷ trước
(4% trong thập kỷ 70; 3% trong thập kỷ 80 và x4p xi 3% trong thap ky 90).
Bên cạnh đó, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của sự

phát triển khoa học và công nghệ cũng sẽ tiếp tục, kéo đài sang nhiều thập kỷ của

thế kỷ XXI.
chỉnh cơ cấu
tốn nhiều lao
này sang các
sản xuất tiên

Hiện nay các nước công nghiệp phát triển đang xúc tiến việc điều
kinh tế theo hướng thu hẹp các ngành công nghiệp truyền thống hao
động, nguyên liệu, năng lượng, gây ö nhiễm; chuyển dân các ngành
nước đang phát triển để tập trung phát triển ở trong nước các ngành
tiến. Quá trình chuyển dịch này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nên sản



- l6-

xuất của nhiều nước, cả các nước phát triển là nước chuyển giao và các nước
đang phát triển là những nước tiếp nhận công nghệ và trang thiết bị.
Khi diễn ra việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao giờ cũng kéo theo việc
chuyển dịch các dòng tư bản. Với quy mơ sâu rộng của q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở tất cả các cấp độ hiện nay và trong tương lai (quốc gia, tiểu khu

vực, khu vực và tồn câu), có thể có những biến động lớn trên thị trường tài

chính-tiền tệ thế giới. Tình hình đó khong chỉ tạo ra những thuận lợi mà cịn cả

những thách thức và khó khăn trong tương lai cho tất cả các nước trên con đường

phát triển của mình.

:

2- Trong bối cảnh xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển ngày một tăng, các
quốc gia đặt ưu tiên trong chính sách là phát triển kinh tế. Tat cả các nước trên
thế giới đều điều chỉnh đường lối, tập trung sức phát triển đất nước, củng cố ổn
định chính trị, tăng cường sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng cửa, đa phương

hóa, đa dạng hóa quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế phục vụ cho sự nghiệp

phát triển của đất nước mình.

Cuộc chạy đua về kinh tế trên phạm vi toàn cầu rất quyết liệt. Tất cả các
nước đều tùy theo khả năng cố gắng ứng dụng những thành quả khoa học-công
nghệ mới vào sản xuất. Phát triển kinh tế gắn bó chặt chẽ với việc giữ ổn định

chính trị và an ninh quốc gia. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng
trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của các nước đều hướng vào phục
vụ đường lối và chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Trên nguyên tắc độc lập
tự chủ, các nước đẩy mạnh hợp tác với nhau trên những lĩnh vực có lợi ích trùng

hợp, đấu tranh với nhau hạn chế những mặt bất đồng nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế
của nước mình.
3- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bắt đầu từ cuối những năm 70,

với đặc điểm là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tiếp tục phát

triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Việc ứng dụng những thành quả

khoa học và công nghệ vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động xã hội, phát
triển mạnh mẽ sức sản xuất, tạo ra những ngành sản xuất mới (vi điện tử, tin học,

tự động hóa, cơng nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ vũ
` trụ...) làm ra những sản phẩm với hàm lượng khoa học ngày càng cao, tiêu tốn ít

Vật tư, năng lượng, sản sinh ra ít phế thải.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ, đang từng bước làm thay đổi tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất, góp phần đẩy mạnh q trình quốc tế hố, tồn cầu hóa và q trình
khu vực hố sản xuất.
- Q trình tồn cầu hóa.Với việc áp dụng những tiến bộ vượt bạc của

khoa học và cơng nghệ, đang từng bước hình thành một cơ sở hạ tảng mới mang

tính chất tồn cầu cho nên kinh tế thế giới, đó là hệ thống thông tin viễn thong va

công nghệ tin hoc. Từ đó đang hình thành hệ thống sản xuất tồn câu vượt quá sự
phân chia theo thế mạnh về các nguồn lực của mỗi quốc gia.


-17-

Tiến bộ khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự biến đổi hệ thống
phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển từ phân công
lao động quốc tế theo chiều rong sang phan cong theo chiều sâu, với đặc trưng là
chun mơn hố theo đối tượng, chỉ tiết thay cho chun mơn hố theo ngành.
Quá trình sản xuất một sản phẩm được chia ra nhiều công đoạn và phân tán ở
nhiều nước, được liên kết linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều nước nhất là các nước
đang phát triển có thể tham gia ngay từ đầu vào hệ thống phân công lao động
quốc tế: Đồng thời quá trình hình thành và phát triển các cơng ty xun quốc gia
(TNQ) có sức mạnh chỉ phối chủ yếu nền sản xuất thế giới vẫn tiếp tục |, càng
làm cho q trình quốc tế hố đạt mức rất cao. Q trình tồn cầu hố sản xuất
cịn được thực hiện thông qua sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế
đang có vai trị ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Những nét đặc trưng của thương mại quốc tế hiện nay là sự thay đổi mạnh mẽ
trong cơ cấu: tỷ trọng hàng sơ chế giảm (38,3% năm 1984 xuống còn 25% năm
1992), tỷ trọng hàng tỉnh chế tăng (49,5% năm 1950 len 75% nam 1992); sự phát

triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ (về vận tải, viễn thông, du lịch, địch vụ

ngân hang, v.v.).

Ngoài ra, việc một số nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách, mở cửa, tham
gia rộng rãi vào đời sống kinh tế quốc tế, các nước Dong Âu, Nga và các nước SNG
đều đã chuyển sang kinh tế thị trường cững góp phần mở rộng phạm vi tồn cầu hố
sản xuất.

- Q trình khu vực hoá (liên kết kinh tế khu vực). Cùng với q trình tồn
cầu hố, trong những năm vừa qua q trình khu vực hố phát triển rất mạnh ở
các cấp độ khác nhau.
Ở cấp độ đại khu vực, đó là: việc mở rộng Liên hợp châu Âu (EU) từ 12 lên

15 nước và triển vọng mở rộng sang Đông Âu; ở châu Á - THÁI BÌNH DƯƠNG,
các nước thành viên của Họi nghị hợp tác kinh tế chau Á - Thái Bình Dương
(APEO) đã quyết định xúc tiến quá trình thành lập khu vực mậu dịch tự do trong
vịng 25 năm (đến năm 2010 đối với các nước phát triển và năm 2020 đối với các
nước khác ở khu vực); ở chau Mỹ, Hội nghị cấp cao 34 nước chau Mỹ cũng đã quyết
định lập khu vực mậu dịch tự do toàn chau Mỹ (FTAA) từ này đến năm 2005.
Ở cấp khu vực, đã hình thành các khu vực mậu

dịch tự do Bắc Mỹ

(NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do
Nam Mỹ (MERCOSUR) ben cạnh nhiều tổ chức hợp tác như Hiệp hội hợp tác
khu vực Nam Á (SAARO), Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức hợp tác

kinh tế Tay Á (ECO), Diễn dan Nam Thi Binh Duong (SPP...

Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều tam, tứ giác kinh tế ở Đông-Nam Á, như tứ
giác Thái Lan - Myanma - Lào - Van Nam (Trung Quốc), các tam giác phát triển

ở phía Nam, phía Bắc Đong-Nam Á, tam giác sơng Chu-men ở Dong-Bac A.
Hiện nay trên thế giới có 37.000 TNC với khoảng 170.000 chỉ nhánh ở nước ngoài.


-18Q trình fồn cầu hố và khu vực hố là những xu thế khách quan dưới tác


động của những biến đổi trong nền sản xuất thế giới, diễn ra đồng thời và có
những mối quan hệ vừa chặt chẽ vừa phức tạp. Xu thế tồn cầu hóa đã xuất hiện
từ lâu, song đến thời kỳ hiện nay phát triển ngày càng mạnh mẽ, đạt trình độ cao

chưa từng có, mở rộng ra các lĩnh vực của đời sống xã hội quốc tế. Xu thế khu
vực hoá, tuy mới xuất hiện, cũng phát triển nhanh chóng. Các tổ chức khu vực
bao gồm các nước có chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển khác nhau,
theo chiều hướng mở cửa. Mot mặt, khu vực hoá là một bước thử nghiệm tiến tới
tồn cầu hố, là một khâu của xu thế tồn cầu hố. Mặt khác, khu vực hóa phắn

ánh lợi ích của một số nước nhất định (tạp hợp trong một tổ chức cụ thể) trong
việc mở rộng thị trường, phối hợp nguồn lực... để cùng nhau phát triển, bảo vệ lợi
ích của các nước thành viên nhằm đối phó với sự cạnh tranh, giành giật ngày
càng tăng từ ngoài khu vực. Trong liên kết khu vực cũng có hai mức độ khác
nhau. Một số liên kết có một hay nhiều nước lớn tham gia (NAFTA có Mỹ và
Canada, EU có Đức, Pháp, Anh, Italia), một số liên kết khác tập hợp các nền kinh
tế cơng nghiệp hóa mới và đang phát triển. Lợi thế so sánh thuộc về các liên kết
thứ nhất.

Việc tồn cầu hóa sản xuất và phân cơng lao động quốc tế được đẩy mạnh,
việc có nhiều nước chuyển sang kinh tế thị trường đã gop phần xóa bớt những
ngăn cách, làm cho quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng trên tất cả các
lĩnh vực (hàng hóa, vốn, cơng nghệ, dịch vụ...) hình thành một thị trường thế giới
thống nhất. Dưới sự chỉ phối của các nước tư bản phat triển và các tập đoàn
xuyên quốc gia, thị trường thế giới là thị trường tư bản chủ nghĩa.
Cùng với quá trình mở
kinh tế giữa các nước cũng
chạy đua về công nghệ giữa
tế lớn trên thế giới diễn ra


rộng quan hệ kinh tế, mâu thuẫn, cọ sát về lợi ích
tăng lên. Cạnh tranh, giành giật vốn và thị trường,
các nước tư bản phát triển, giữa các trung tâm kinh
ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên, để tránh việc đẩy

cạnh tranh, cọ sát lên tới điểm cao có thể dẫn đến "chiến tranh kinh tế-thương

mại”, các nước có xu hướng đi vào đàm phán, thỏa hiệp, tìm cách dàn xếp mâu
thuẫn với nhau (như cuộc thương lượng Mỹ-Nhật về xuất khẩu ôtô và phụ tùng
của Nhật sang Mỹ, và việc mở cửa thị trường Nhật cho hàng hóa Mỹ nhằm làm
giảm nhập siêu của Mỹ trong bn bán hai nước; đàm phán Mỹ-Trung về quyền
sở hữu trí tuệ; Mỹ-EU về vấn đề trợ giá nông phẩm; EU, Tây Ban Nha - Canađa
về đánh cá ở Đại Tây Dương; v.v.). Các quá trình cạnh tranh, thỏa hiệp đang vận
động đan xen vào nhau rất phức tạp.
:

4- Sự phát triển của khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất như vậy
đang tạo ra khả năng và những phương tiện để lần đâu tiên trong lịch sử có thể
ni sống và tiến tới bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả dan số của hành
tỉnh chúng ta, góp phần tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội con người về
mọi mặt. Nhiều tài liệu đã dự báo loài người sẽ bước vào một nền văn minh mới,
nền văn minh tin học, hoặc cao hơn là nền văn mỉnh trí tuệ.
`.



×