Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập dẫn chương trình phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.37 KB, 13 trang )

DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

*Đặc điểm và kĩ năng dẫn chương trình tin tức trên sóng phát thanh:

1. Đặc điểm của những chương trình tin tức.
Nhu cầu thơng tin của người nghe đài ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng. Nhịp sống hiện đại, đòi hỏi con người lựa chọn hình thức
thơng tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ sao cho với một lượng
thời gian vật chất nhỏ nhất có thể tiếp thu được một lượng thơng tin lớn
nhất. Đây cũng là yêu cầu bức thiết thể hiện năng lực, thế mạnh của
chương trình tin tức trên sóng phát thanh, truyền hình. Theo một vài
nghiên cứu mới đây, các chương trình tin tức thường thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều khán thính giả, cho nên các chương trình bản tin
thời sự thường đóng một vai trị hết sức quan trọng trên sóng của các
Đài Phát thanh – Truyền hình. Những
chương trình tin tức sẽ mang những đặc điểm sau đây:
- Là tập hợp của những tin tức mới nhất, nóng hổi nhất
Bản thân những tin tức nóng hổi đã có một sức hấp dẫn lớp đối với
công chúng. Các nghiên cứu công chúng gần đây cho thấy rất nhiều
người chờ đợi, đón nghe các bản tin, chương trình tin tức để xem xem


vàng có tăng thêm khơng hay có sự sụt giá, có thêm nạn nhân nào chết
trong một vụ tai nạn đã được đưa chiều qua hay khơng,... Các chương
trình tin tức đưa thông tin đến công chúng nhanh nhất, đặc biệt những
tin tức trực tiếp cho họ cảm giác như mình được sống cùng với sự kiện.
Tuy nhiên, sức nóng của dịng thơng tin thời sự cũng tạo ra áp lực
đối với người dẫn. Nó địi hỏi người dẫn phải có khả năng làm chủ và
nhập cuộc với dịng thơng tin đó. Người dẫn phải làm nổi bật sức nóng
của những thơng tin mới mẻ, có sức ảnh hưởng đến đời sống của cơng
chúng. Chương trình cũng thường bao gồm nhiều tin bài ở nhiều mảng


khác nhau nên người dẫn phải nắm bắt được tinh thần của từng tin bài,
hiểu được những thông tin nổi bật và quan trọng, đánh giá được khả
năng tác động của những thơng tin đó tới cơng chúng và thể hiện phù
hợp.
- Thể hiện tính chất trang trọng, nghiêm túc
Nếu như các chương trình giải trí mang đến sự thoải mái, thư giãn
và tiếng cười thì các chương trình tin tức địi hỏi tính chính thức, nghiêm
trang. Những thông tin được chuyển tải trong chương trình là những sự
kiện, vấn đề nóng hổi, bức xúc, có ảnh hưởng đến đời sống. Trong đó có
những câu chuyện cần suy ngẫm, cần xem xét, nhìn nhận, rút kinh
nghiệm hoặc cần đưa ra phản ứng kịp thời. Các phản ánh thơng tin cũng
bộc lộ cách nhìn nhận, quan điểm, lập trường cũng như sự định hướng


của cơ quan báo chí trước các vấn đề thời cuộc. Do vậy, thơng tin
thường được trình bày theo phong cách chính thức, trang trọng.
- Chương trình tin tức có nhịp độ nhanh, gấp gáp
Mỗi ngày có vơ số sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội.
Những người sản xuất chương trình tin tức ln phải lựa chọn nên phản
ánh những sự kiện, vấn đề nào trong chương trình. Đồng thời, họ cũng
chịu sức ép phản ánh được nhiều thơng tin mới, nóng, được cơng chúng
quan tâm. Tin tức phản ánh sự đổi thay, biến chuyển liên tục trong các
lĩnh vực đời sống xã hội. Sức nóng của dịng tin tức địi hỏi phải có cách
thức phản ánh nhanh, kịp thời. Do vậy các chương trình tin tức ln có
nhịp độ gấp gáp, nhanh chóng.

2. Kỹ năng dẫn chương trình tin tức.
- Giới thiệu, kết nối các tin bài, phần mục của chương trình
Người dẫn chương trình tin tức nói một cách ví von như là một
người dẫn đầu một đồn người trong một chuyến hành trình, phải làm

sao để dẫn đồn người đó đi đúng hướng, đến đúng địa điểm trong
chuyến hành trình, tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt, giới thiệu và kết nối
của người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình phải dẫn dắt làm
sao cho chương trình được rõ ràng, mạch lạc và sinh động, giúp cho
cơng chúng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin. Lời dẫn phải làm sáng tỏ


được địa điểm, thời gian, không gian xảy ra sự kiện, sự việc. Lời dẫn
phải xây dựng được một tổng thể chương trình thống nhất với các tin
bài, phần mục,...gắn bó với nhau, tương hỗ nhau, làm nổi bật chủ đề
thơng tin của chương trình. Một bản tin Thời sự là một khối tổng thể
logic, chứ không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các tin.
Do đó người dẫn phải làm cho người xem thấy được mối quan hệ
giữa các tin, bài trong chương trình. Muốn vậy, người dẫn chương trình
phải nắm được nội dung cụ thể và góc độ phản ánh của từng phóng sự
trong bản tin, từ đó rút ra điểm chung và dùng chính điểm chung đó để
kết nối hai phóng sự. Ngồi ra, lời dẫn cịn phải có nhiệm vụ gắn kết các
thành phần tham gia vào chương trình như: người dẫn chương trình,
phóng viên hiện trường, biên tập viên, nhân vật của sự kiện,..
Lời dẫn phải giúp cho người xem biết nội dung chương trình gồm
có những thơng tin nào đáng chú ý. Đồng thời phải nhấn vào được
những điểm đáng quan tâm theo dõi của một sự kiện vừa diễn ra hay
những diễn biến mới của sự kiện cũ. Lời dẫn phải làm thông suốt, sáng
rõ chương trình ở từng bài cụ thể, từng mảng thơng tin và ở cả từng
thơng tin.
Do khơng có hình ảnh hỗ trợ như bản tin truyền hình, nên lời dẫn
của phát thanh viên đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Việc giới thiệu tin
bài là để quảng bá cho tin bài, giúp tăng sức hấp dẫn của tin bài. Qua lời
giới thiệu, thính giả có thể quyết định có nên nghe hay khơng tin bài đó.



Lời giới thiệu tin bài, chuyên mục trong bản tin phát thanh thường khá
cơ đọng, súc tích, dễ hiểu, hấp dẫn ngay từ đầu. Trong phần ví dụ ở trên,
chúng ta đã thấy rằng lời dẫn của tin phát thanh phản ánh ngay nội dung
chính của tin. Khác với lời dẫn của tin truyền hình chỉ nói là “Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin”,
lời dẫn cho tin phát thanh đầy đủ hơn, hấp dẫn hơn, nêu bật được điểm
sáng trong tin: “ Tại cuộc hội đàm hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ
Việt Nam – Liên bang Nga đã trở thành tài sản vô giá giữa hai dân tộc,
và là nền tảng vững chắc, là nền tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục
củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác trong những thập niên tiếp
theo của thế kỷ XXI”.
- Làm rõ bối cảnh, không gian xuất hiện của từng tác phẩm
Việc làm rõ bối cảnh, không gian xuất hiện của tác phẩm là vô
cùng cần thiết. Bởi do khơng có hình ảnh, nên thính giả khơng thể hình
dung ra được khung cảnh mà tác phẩm muốn đề cập. Thông tin chỉ khi
được đặt vào bối cảnh nảy sinh, thì mới thể hiện được hết ý nghĩa của
nó, ví dụ một thơng tin về thiệt hại của một cơn bão, mà bối cảnh của nó
lại ở ngay chính hiện trường nơi tâm bão đi bão đi qua, thì ý nghĩa
truyền tải của thơng tin sẽ vơ cùng lớn, thông tin cũng trở nên sinh động
hơn. Làm rõ bối cảnh xuất hiện của tác phẩm, hay nói cách khác là tạo
cớ cho tác phẩm xuất hiện, cho nên, giới thiệu, làm rõ bối cảnh xuất hiện
của tác phẩm, cũng là một bước để thính giả có sự chuẩn bị trước khi
nghe một thơng tin quan trọng, nóng hổi. Với những thông tin được


truyền tải đi một cách trực tiếp từ hiện trường thì sức tác động và lan tỏa
của thơng tin lại càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa, và lúc đó thì lời dẫn
cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc giới thiệu về bối
cảnh, không gian của một thơng tin được đưa từ hiện trường.

Ví dụ: Lời dẫn cho tin
“Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang
Nga, sáng nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với
Duma Quốc gia Nga, tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, gặp
gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Nga – Việt và đại diện các cựu chiến binh
Nga chiến đấu tại Việt Nam. Từ Mát-xcơ-va, các phóng viên Vũ Duy,
Điệp Anh và Đoan Hải phản ánh.” (Chương trình Thời sự 18h của
Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 24/11/2014)
Ở ví dụ này, người dẫn đã làm rõ bối cảnh thông tin của tác phẩm,
đó là “các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga” của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể các hoạt động đó là “hội kiến
với Duma Quốc gia Nga”, “tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang
Nga”, “gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Nga – Việt” và “đại diện cựu chiến
binh Nga chiến đấu tại Việt Nam”. Đây cũng là một thông tin được
truyền tải một cách trực tiếp từ phóng viên hiện trường, nên lời dẫn đã
làm rõ địa điểm phản ánh của tin là “từ Mát-xcơ-va”.
- Làm nổi bật ý nghĩa, sức hấp dẫn của từng tin bài


Lời dẫn đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc làm nổi bật
lên ý nghĩa và tạo sức hấp dẫn cho tin bài phát thanh hay truyền hình. Có
những tác phẩm đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt nội dung, thậm
chí tác giả đã phải bỏ nhiều cơng sức trong q trình xây dựng tác phẩm,
nhưng chỉ vì khơng được chăm chút về lời dẫn, cho nên tác phẩm đã
không gây được sự chú ý ban đầu của công chúng. Lời dẫn như một
cách thức để quảng bá cho tin bài, lời dẫn càng hấp dẫn bao nhiêu, thì tin
bài càng thu hút được sự chú ý của công chúng bấy nhiêu. Công chúng
sẽ nghe lời dẫn như nghe một thực đơn, để quyết định có chọn “món ăn”
này hay khơng. Và cũng chính vì vậy, lời dẫn có tác dụng tạo ra ấn
tượng ban đầu về tác phẩm, để thính giả có thể hiểu được ý nghĩa và

mục đích của tác phẩm, từ đó sẽ có tâm lý tích cực đón nhận tác phẩm.
Theo nhà báo Neil Everton muốn phát huy được tính hấp dẫn của
lời dẫn thì chúng ta nên coi lời dẫn như:
“Là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải kho đồng
nát chứa đựng những chi tiết bỏ đi. Là ô kính bày hàng, quầy bán hàngquảng cáo câu chuyện. Một người rao hàng ở các hội chợ- mời mọc
người xem vào lều của mình.”
Ngồi ra Nhà báo Neil Everton cũng cho rằng một lời dẫn hay có
thể làm: kể một câu chuyện, quảng cáo cho câu chuyện hoặc gợi tính
hiếu kỳ của người nghe/xem, định hình tâm trạng của người nghe/xem,
chuẩn bị cho sự tiếp nhận của người nghe/xem, tạo sự liên tục và liên


kết, tạo dựng phong cách và tính cách,.. Ơng cũng cho rằng, một lời dẫn
hay thường ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có thể giúp cơng chúng thưởng
thức hương vị của câu chuyện và nhận biết được hướng phát triển của
câu chuyện.
Ví dụ: Lời dẫn của tin phát thanh
“Sáng nay, quốc hội làm việc tại hội trường cho ý kiến vào luật tổ chức
chính quyền địa phương, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền địa phương, mơ hình tổ chức chính quyền địa
phương, trong đó có tổ chức hay khơng tổ chức hội đồng nhân dân ở ba
cấp là nội dung trọng tâm được các đại biểu góp ý. Phản ánh của nhóm
phóng viên Đình Hiếu và Nguyên Nhung” (Chương trình Thời sự
chiều của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 24/11/2014)
- Bổ sung thông tin cho tác phẩm thông qua lời dẫn
Tùy từng trường hợp cụ thể, người dẫn có thể cung cấp thêm thông
tin để làm rõ hơn chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Và với những thơng tin
đó thì người nghe/xem sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn về thơng tin.
Ví dụ:
“Thưa quý vị! Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Lễ tiếp

nhận và công bố Bộ Atlas của Phi-lip-van-đờ-ma-len (Philipe
Vandemaelen) xuất bản năm 1827, trong đó có tấm bản đồ Pác-ti-đờ-lacơ-sanh-sin (Partie de la Cochinchine) có giá trị quan trọng khẳng định


chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ
Atlas là tài liệu vô giá không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn
mực của công cuộc tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo mà cịn
là một bằng chứng đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao
cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của
Việt Nam.”(Chương trình Thời sự đêm của Đài Tiếng nói Việt Nam
ngày 26/5/2014)
- Góp phần định hướng tiếp nhận cho cơng chúng
Các chương trình tin tức thường mang quan điểm của nhà Đài,
người dẫn chương trình đóng vai trị như một người đại diện của cơ quan
báo chí để nói lên tiếng nói xung quanh các vấn đề, sự kiện xảy ra hàng
ngày.

Vì vậy, bản thân người dẫn chương trình cũng cần phải có

kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực để có thể là người đại diện của cơ
quan báo chí phát đi thơng điệp, định hướng tiếp nhận cho công chúng
về các vấn đề thời sự nóng bỏng, đang được cơng chúng quan tâm. Cơng
chúng nắm bắt được những thông tin quan trọng thông qua việc làm rõ ý
nghĩa của sự kiện. Đồng thời, người dẫn thuyết phục sự tiếp nhận của
thính giả, khiến cho họ có cách hiểu, cách nghĩ, cách cảm nhận theo một
hướng nào đó. Nhiệm vụ của người dẫn là phải ln tạo được tâm lý
lắng nghe tích cực ở cơng chúng. Lời dẫn thường chỉ ra nội dung quan
trọng và điểm cần chú ý trong tin, giúp người nghe định hình được trọng
tâm để lắng nghe.



Ví dụ 1:
Dẫn: “Những ngày này, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981)
trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng thời cho rằng, Việt Nam
nên đưa vấn đề này lên Tòa án quốc tế.” Tin: “Giáo sư Giôn-na-than
Luân-đôn (Jonathan London), chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á
tại Trường Đại học Hồng Công, Trung Quốc cho rằng, cách tốt nhất mà
Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng thẳng
tại Biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới thấy

thực trạng đang diễn ra trên biển là như thế nào..” (Trích chương trình
Thời sự đêm của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/5/2014)
Ví dụ 2:
Dẫn: “Chính phủ Indonesia đang có những biện pháp rất mạnh tay để
ngăn chặn tình trạng đánh bắt trái phép trên vùng biển của nước này.
Tổng thống Indonesia ngày hôm qua đã ra lệnh cho hải quân nước này
đánh đắm tàu cá nước ngoài bị bắt giữ khi đang đánh cá trái phép trên
vùng biển của Indonesia. Trong khi đó thì Đại sứ qn Việt Nam tại
Indonesia cho biết, hiện nhiều tàu cá của Việt Nam nằm trong số các tàu
cá nước ngoài bị Indonesia bắt giữ vì hoạt động trái phép nêu trên.
Phóng viên Hữu Hưng thông tin chi tiết.”


Tin: “Việc chính phủ Indonesia ra lệnh đánh đắm các tàu thuyền
vi phạm...” (Trích chương trình Thời sự 9h sáng của Đài Truyền
hình Việt Nam ngày 26/11)
- Sự hiểu biết và năng lực bao qt dịng thơng tin
Sự hiểu biết của người dẫn thể hiện trong sự chắc chắn, thuyết
phục khi trình bày. Đặc biệt ở các chương trình tin tức thời sự, nơi mà

tính thuyết phục của thơng được đề cao, và người dẫn cũng khó có thể
sử dụng các yếu tố khác để bù lấp như sự hài hước, vui nhộn trong dẫn
chương trình trao đổi hay chương trình giải trí.
Có hiểu biết rộng về mọi lĩnh vực đời sống xã hội cùng với sự hoạt
bát, linh hoạt chủ động là những phẩm chất quan trọng của mội người
dẫn chương trình thời sự. Chỉ khi người dẫn hiểu và nắm được vấn đề
cốt lõi của thơng tin thì họ mới có thể truyền đạt một cách tự tin, thuyết
phục với tính giả. Sự linh hoạt, chủ động trong câu từ, trong cách xử lý
các tình huống một cách khéo léo của người dẫn chương trình cũng là
điều kiện để người dẫn thành cơng.
- Sự nhiệt tình, nhập cuộc với dịng thơng tin
Trong cách dẫn, cần thể hiện sức nóng của thơng tin, sự mong
muốn được truyền tải thơng tin đến cho người nghe. Hơn nữa, cần thể
hiện sự nhập cuộc của mình trong từng con chữ, vui với những tin vui,
đau xót với những tin buồn... để người nghe, người xem thấy được cảm


xúc của chính người dẫn và xúc cảm cùng họ ngay lúc đó. Đó chính là
sự nhập cuộc cao độ của người dẫn chương trình.
- Biểu cảm và linh hoạt với từng sự kiện
Một chương trình tin tức là một tập hợp của nhiều tin bài về những
sự kiện, vấn đề thời sự khác nhau. Là người làm chủ, dẫn dắt dịng thơng
tin đó, người dẫn chương trình tin tức phải linh hoạt, thể hiện, chuyển tải
được sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung của tin bài đó. Đó là sự xót
thương, đau đớn khi có một tai nạn thương tâm xảy ra, sự vui mừng khi
có một tín hiệu tốt từ một hoạt động thực tiễn,... Nói cách khác, người
dẫn phải sống với từng sự kiện và chuyển tải phù hợp với từng sắc thái
của sự kiện là một yếu cầu đối với người dẫn. Điều này địi hỏi năng lực
cảm thụ của người dẫn trước thơng tin.
- Người dẫn phải có kỹ năng biên tập tin bài

Trong nhiều trường hợp, người dẫn là người điều chỉnh, thêm bớt,
lựa chọn thơng tin trong chương trình cho phù hợp với điều kiện cụ thể
và thời lượng của chương trình. Trong trường hợp này, người dẫn
chương trình tin tức cịn đồng thời là người biên tập chương trình. Khi
có tin gấp cần truyền tải ngay, người dẫn sẽ phải tự quyết định xem nên
bỏ tin nào để đẩy tin mới vào, cắt bỏ các câu từ nào khi đồng hồ chương
trình sắp hết,... Để đáp ứng được các yêu cầu trên, người dẫn chương
trình tin tức phải là người thực sự nhanh nhạy, có hiểu biết, bản lĩnh


vững vàng và sự nhạy cảm nghề nhiệp cao, có khả năng suy nghĩ, ứng
phó, xử lý tốt các tình huống phát sinh.
- Thể hiện lưu loát, liên tục
Là người dẫn dắt đồng thời tham gia thể hiện các tin bài trong
chương trình, người dẫn phải làm sao để đọc, nói lưu lốt, khơng vấp
váp, thể hiện đúng nội dung văn bản một cách tự tin, rõ ràng, mạch lạc
và tạo được những điểm nhấn cần thiết.
- Xử lý tốt các tình huống trên sóng
Có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong các chương trình phát
thanh. Đặc biệt, trong phương thức sản xuất chương trình trực tiếp thì
tình huống là những điều không thể lường trước được, và người dẫn
càng phải đương đầu với áp lực, đòi hỏi người dẫn phải dựa vào năng
lực và kinh nghiệm sống của chính bản thân mình để ứng phó nhanh
nhạy.



×