Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 130 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

***


DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO





CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN
ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂM 2010)






CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60.32.01





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ






Thành phố Hồ Chí Minh - 2011







2

Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. DƯƠNG XUÂN SƠN
Phản biện 1: TS. TRẦN BÁ DUNG
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC DŨNG



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Vào lúc: 14 giờ ngày 22 tháng 12 năm 2011









Có thể tìm hiểu luận văn tại
Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
Tên đầy đủ
BTV
Biên tập viên
CT
Chương trình
CTV
Cộng tác viên

Giám đốc
PGS

Phó giáo sư
PV
Phóng viên
PTTT
Phát thanh trực tiếp
SP
Số phiếu
TNND
Tiếng nói nhân dân
TNVN
Tiếng nói Việt Nam
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TL
Tỷ lệ
TS
Tiến sĩ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
VOH
Viết tắt của The Voice of Hochiminh City People – Đài
Tiếng nói nhân dân TPHCM
WTO
Viết tắt của World Trade Organization - Tổ chức
Thương mại thế giới







DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

STT
TÊN BẢNG BIỂU
TRANG
01
Hình 2.1 Bảng thống kê thời lượng phát
thanh trực tiếp trên 3 kênh phát thanh của
VOH.
45
02
Hình 2.2 Đánh giá mức độ theo dõi của
thính giả qua từng kênh.
51
03
Hình 2.3. Bảng đánh giá chương trình phát
thanh trực tiếp trên kênh AM 610KHz.
52
04
Hình 2.4. Bảng đánh giá chương trình phát
thanh trực tiếp trên kênh FM 99,9MHz.
57
05
Hình 2.5. Bảng đánh giá chương trình phát
thanh trực tiếp trên kênh FM 95,6MHz.
61




1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp luận nghiên cứu 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
7. Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT THANH TRỰC TIẾP. 10
1.1. Phát thanh trực tiếp 10
1.2. Lịch sử ra đời phát thanh trực tiếp 15
1.3. Ưu thế và hạn chế của các chương trình phát thanh trực tiếp 21
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC
TIẾP TẠI ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 37
2.1. Sự hình thành và phát triển chương trình phát thanh tại Đài Tiếng nói Nhân dân
TPHCM 37
2.2. Thực trạng các chương trình phát thanh trực tiếp 40
2.3. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Nhân dân
TPHCM 47
2.4. Đánh giá các chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM . 51
Tiểu kết chương 2 69
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 71
3.1. Thành tựu và chiến lược phát triển của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM 71
3.2. Giải pháp và khuyến nghị cho các chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng

nói Nhân dân TPHCM 73
Tiểu kết chương 3. 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), mỗi phương tiện
truyền thông đại chúng (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) đều cố gắng
xây dựng và tạo cho mình một phong cách riêng. Phát thanh là loại hình sinh
ra thứ hai sau báo in và trước báo hình.
Từ khi truyền hình ra đời và báo mạng ra đời thì phát thanh chịu sự
cạnh tranh gay gắt. Để có thể cạnh tranh trong thời đại hội nhập thông tin,
phát thanh phải tìm hướng đi riêng. Phát thanh, thông qua các chương trình
phát thanh trực tiếp là một trong những cách thức chuyển tải hấp dẫn đến với
công chúng.
Chương trình phát thanh trực tiếp không còn xa lạc với nhiều người
trong vòng 10 năm trở lại đây. Chương trình phát thanh trực tiếp còn có khả
năng thể hiện thế mạnh nổi bật là tính tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất là
trao đổi thông tin hai chiều trong chương trình phát thanh, những người đang
thực hiện chương trình với các thính giả. Dựa trên những ý kiến đóng góp của
thính giả, ban biên tập có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của độc giả để có
những điều chỉnh cần thiết. Chương trình phát thanh trực tiếp còn là cầu nối
giúp thính giả giả bày tỏ trực tiếp những mối quan tâm của họ tới một nhân
vật nào đó thông qua các cuộc hỏi đáp, giao lưu, trò chuyện trực tiếp trên

sóng phát thanh.
Thính giả hiện nay của phát thanh khá đa dạng. Bên cạnh cách thức thụ
động nghe chương trình tại một vị trí nhất định (ví dụ qua radio tại nhà, qua
loa phát thanh phường xã), thính giả có cơ hội được tiếp xúc với các kênh
sóng phát thanh trên nhiều phương tiện vận chuyển xe buýt, taxi, qua điện


3
thoại di động – đặc biệt là thính giả trẻ. Đó là chưa kể đến internet radio, một
hình thức phát thanh mới đang phát triển với tốc độ khá nhanh trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, dể dàng tiếp cận đối với các thính giả trẻ tuổi, luôn yêu
thích khám phá công nghệ.
Thính giả phát thanh hiện nay chủ động hơn trong quá trình tương tác
với đài. Chính họ là những người chủ động tham gia chương trình phát thanh
trực tiếp và thực sự góp phần làm nên sự sinh động, hấp dẫn của các chương
trình phát thanh trực tiếp. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đang đặt ra
cho phát thanh hiện đại. Thực tế, công chúng trẻ ngày nay có cơ hội tiếp nhận
thông tin đa truyền thông và có cơ hội trình bày ý tưởng của mình, cung cấp
thông tin mình có trên nhiều hình thức báo chí công dân hoặc các diễn đàn
khác. Và đây cũng là một thách thức lớn cho những người làm phát thanh
hiện đại: làm sao thu hút và “giữ chân” được thính giả trong cuộc cạnh tranh
gay gắt của thời kỳ hội tụ truyền thông.
Để cạnh tranh trong quá trình hội nhập, bên cạnh những chương trình
phát thanh đã dựng sẵn, dựng trước, các cơ quan báo nói phát triển ngày càng
nhiều các chương trình phát thanh trực tiếp. Các chương trình phát thanh trực
tiếp này luôn chú trọng nâng cao về chất lượng, nội dung, áp dụng kỹ thuật
mới, hiện đại để thu hút sự theo dõi của thính giả.
Ngoài ra, xu thế nghe báo nói tiếp cận công chúng trở nên dễ dàng khi
khoa học công nghệ phát triển và các chương trình phát thanh được tích hợp
trên các máy điện thoại di động.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khi khoa học công nghệ ngày
càng phát triển, cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông (báo in, báo
hình, báo nói, báo mạng) ngày càng trở nên gay gắt vấn đề đặt ra không chỉ là
nên chọn kênh thông tin nào để tiếp nhận thông tin cho mỗi ngày mà là làm
thế nào để cùng lúc đón nhận được nhiều thông tin nhất và đa dạng nhất trên


4
cùng một kênh thông tin. Chính điều này thôi thúc những người làm báo nói
phải liên tục đổi mới về nội dung và cách thể hiện để cạnh tranh trên xa lộ
thông tin từ các chương trình phát thanh nhằm thu hút thính giả và cùng góp
mặt cũng như cạnh tranh với các loại hình báo chí khác.
Trong xu thế hội nhập, mỗi chương trình phát thanh trực tiếp của Đài
Tiếng nói Nhân dân TPHCM đòi hỏi phải chuyển tải được nhiều thông tin, đa
dạng hình thức, là một cách hữu hiệu khẳng định thương hiệu của Đài Tiếng
nói Nhân dân TPHCM ngay tại TPHCM, khu vực phía Nam và xa hơn nữa là
thông qua trang tin điện tử của Đài để các chương trình phát thanh trực tiếp
đến với thính giả toàn quốc và năm châu. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài
“Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010)” làm
luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học và luận văn sau đại học
nghiên cứu về phát thanh, tìm hiểu về những chương trình phát thanh, chương
trình phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Việt Nam và một số địa phương.
- Khóa luận “Hiệu quả của phát thanh trực tiếp trong chương trình
“Giờ cao điểm” trên kênh phát thanh giao thông FM 91MHz, Đài Tiếng nói
Việt Nam (Khảo sát chương trình phát sóng khu vực Hà Nội)”, người thực
hiện: Lê Kim Yến, người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hương, năm 2010.

- Luận văn “Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát
thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam”, người thực hiện Phạm Nguyên
Long, người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Xuân Sơn, năm 2009.
Trong khóa luận “Hiệu quả của phát thanh trực tiếp trong chương trình
“Giờ cao điểm” trên kênh phát thanh giao thông FM 91MHz, Đài Tiếng nói


5
Việt Nam (Khảo sát chương trình phát sóng khu vực Hà Nội)”, tác giả đánh
giá chương trình phát thanh trực tiếp “Giờ cao điểm” trên Đài Tiếng nói Việt
Nam đã góp phần làm thay đổi tâm lý và nhu cầu thính giả bởi cách làm phát
thanh trực tiếp sinh động, hấp dẫn. Trong luận văn “Đổi mới và nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam”, tác
giả có đề cập đến phương thức phát thanh trực tiếp trong Diễn đàn kinh tế.
Nhưng đây lại là chương trình phát thanh duy nhất hiện nay về lĩnh vực kinh
tế được thực hiện trực tiếp tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tuy đã có đề tài nghiên cứu về các chương trình phát thanh trực tiếp, về
chương trình phát thanh chuyên biệt tại Đài Tiếng nói Việt Nam đã chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế của loại hình này nhưng cho đến nay, nhưng chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài
Tiếng nói Nhân dân TPHCM. Vì vậy, luận văn “Chương trình phát thanh
trực tiếp trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt
Nam gia nhập WTO đến năm 2010)” là một công trình khoa học mới, độc
lập, có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình khoa học,
sách báo, tạp chí, trang web có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những ưu điểm, nhược điểm của các chương trình phát thanh trực
tiếp của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM trong giai đoạn từ khi Việt Nam gia
nhập WTO đến năm 2010, tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng các chương

trình phát thanh trực tiếp tại Đài cho giai đoạn tiếp theo.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những ưu điểm, nhược điểm của các chương trình
phát thanh trực tiếp hiện có tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM.


6
Thứ hai, từ những ưu điểm, nhược điểm của chương trình phát thanh
trực tiếp hiện có tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM đề xuất phương hướng
và giải pháp để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát
thanh trực tiếp trong thời gian tới, nhất là khi Đài Tiếng nói Nhân dân
TPHCM có kế hoạch phát triển mới một số kênh phát thanh FM chuyên biệt.
Đồng thời, đề xuất những giải pháp cải tiến, cần đầu tư để xây dựng các
chương trình phát thanh trực tiếp trở nên gần gũi, sống động và hấp dẫn đối
với công chúng, hướng đến việc duy trì một mô phát thanh hiện đại, sống
động, thu hút thính giả, nhất là các thính giả trẻ. Trên cơ sở đó, Đài Tiếng nói
Nhân dân TPHCM có sự đầu tư đúng định hướng cho các chương trình phát
thanh trực tiếp, góp phần mở rộng và thu hút đối tượng phục vụ, củng cố và
tăng uy tín thương hiệu VOH của Đài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề
đặt ra trong quá trình thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài
Tiếng nói Nhân dân TPHCM. Đặc biệt là các chương trình phát thanh trực
tiếp đã được phát sóng từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh
tế xã hội, tác động đến môi trường thông tin của đất nước và đặt ra vấn đề
cạnh tranh thông tin. Trong giai đoạn này, các cơ quan truyền thông phải tự
đổi mới phương thức, hình thức tuyên truyền để cạnh tranh và hội nhập.
Trong xu thế hội nhập, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM không thể nằm

ngoài quy luật xây dựng các chương trình phát thanh có xu hướng ngắn gọn,
đưa thông tin trực tiếp với thời lượng nhiều hơn. Cũng như nhiều phương tiện
truyền thông khác, đây cũng là mốc thời gian thúc đẩy Đài Tiếng nói Nhân
dân TPHCM có những đầu tư, cải tiến thích hợp cho các chương trình phát


7
thanh. Trong đó, phát thanh trực tiếp là một phương thức mà Đài Tiếng nói
Nhân dân TPHCM tập trung đầu tư, xem như là sự cải tiến về hình thức và
nội dung chuyển tải thông tin đến bạn nghe Đài, đáp ứng nhu cầu thông tin
không chỉ của thính giả khu vực TPHCM mà còn hướng đến thính giả khu
vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do xác
định tăng thời lượng chương trình phát thanh trực tiếp làm “đặc sản” tinh thần
cho thính giả thời kỳ hội nhập nên thời lượng các chương trình phát thanh
trực tiếp tăng dần trong tổng số thời lượng các chương trình phát thanh tại Đài
qua từng năm.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu có chọn lọc các chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài
Tiếng nói Nhân dân TPHCM (đã được phát sóng năm 2007 đến năm 2010).
Từ đó, đi sâu phân tích các chương trình phát thanh trực tiếp có chọn lọc trên
3 kênh phát thanh hiện hữu của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM là AM
610KHz, FM 99,9MHz và FM 95,6MHz.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng; các quan điểm của Đảng ta về báo
chí và vai trò của báo chí trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Để việc nghiên cứu đề tài có cơ sở và phương pháp luận vững chắc,
luận văn vận dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản tác phẩm báo phát thanh,

phương pháp điều tra An-két (qua phát phiếu cho thính giả, hỏi trực tiếp bạn
nghe Đài qua điện thoại,…) trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả cũng như
quan điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu và tư liệu liên
quan.


8
Người thực hiện luận văn thực hiện việc thu thập thông tin từ 500 phiếu
điều tra, thực hiện trong 3 tháng (tháng 5, 6, 7/2011). Trong đó, phát 200
phiếu điều tra người dân sinh sống tại khu vực TPHCM, 300 phiếu điều tra
qua các thính giả tham gia chương trình trực tiếp bằng điện thoại (người dân
thuộc TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ, cuộc điều
tra được thực hiện sau khi các chương trình trực tiếp vừa kết thúc). Độ tuổi
của thính giả được điều tra từ 15 đến 65 tuổi. Để ghi nhận kết quả chính xác,
trung thực, nhanh chóng thu được tất cả số phiếu phát ra, tác giả đã áp dụng
hình thức hỏi trực tiếp những đối tượng chọn khảo sát và đánh dấu vào bảng
hỏi. Hình thức này thu được kết quả nhanh khi người dân không thích tự điền
bảng thông tin vì cho rằng mất thời gian và thính giả qua điện thoại cũng
không thể tự đánh dấu thông tin trong bảng biểu. Thông tin sau khi thu thập
được xử lý toán học đối với thông tin định lượng, xử lý logic đối với thông tin
định tính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Người nghiên cứu hình thành khung lý thuyết về chương trình phát
thanh trực tiếp, khái quát về thực trạng và đề xuất những giải pháp để nâng
cao chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Nhân
dân TPHCM.
Thực trạng các chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói
Nhân dân TPHCM từ khi Việt Nam gia nhập WTP đến năm 2010 và những
khuyến nghị nhằm tăng tính hiệu quả của các chương trình phát thanh trực

tiếp mà đề tài tổng kết sẽ hữu ích và là gợi ý ứng dụng tại Đài Tiếng nói Nhân
dân TPHCM.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:


9
Qua nghiên cứu thực trạng phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Nhân
dân TPHCM, người viết hy vọng đem đến một cái nhìn và một sự đánh giá
sâu hơn về xu hướng phát triển của chương trình phát thanh trực tiếp.
Luận văn nêu rõ những ưu điểm và những nhược điểm của các chương
trình phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM. Trên cơ sở đó
phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng tính hiệu
quả của các chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài Tiếng nói Nhân dân
TPHCM.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những luận cứ góp phần vào việc
đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp tại Đài
Tiếng nói Nhân dân TPHCM phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.
Đồng thời, sẽ là tài liệu tham khảo cho việc phát triển mới, đổi mới và nâng
cao các chương trình phát thanh trực tiếp hiện có cũng như khi hình thành các
kênh phát thanh FM chuyên biệt sau này của Đài Tiếng nói Nhân dân
TPHCM.
7. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn “Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến
năm 2010)” được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Mở đầu.
3 chương.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.






10
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT THANH TRỰC TIẾP

1.1. Phát thanh trực tiếp
1.1.1. Định nghĩa phát thanh trực tiếp
Phát thanh trực tiếp là một xu thế hiện đại của báo phát thanh. Phát
thanh trực tiếp có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo định nghĩa của tác giả
trong cuốn “Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiếp” thì “Phát thanh trực
tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát
thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh
trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh
của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh
hiện đại”. [9, tr.9]
Đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa một chương trình phát thanh truyền
thống và phương thức PTTT là “quá trình hình thành chương trình phát thanh
diễn ra đồng thời với thời gian mà chương trình đó được phát sóng”. “Việc
chương trình hình thành đến đâu, được phát sóng ngay đến đấy chính là đặc
điểm quan trọng nhất của phương thức sản xuất các chương trình PTTT”. [13,
tr.23]. Do đó, người thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp sẽ là người
biết kết hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt các yếu tố được thực hiện trực tiếp
(như: đọc thẳng; gọi điện tới phòng thu; tường thuật trực tiếp; phỏng vấn trực
tiếp; khách mời tại phòng thu; tọa đàm trực tiếp; phóng sự trực tiếp; phát
thanh lưu động, ) với các chất liệu không trực tiếp (như: ca khúc, băng
phỏng vấn, phóng sự chèn, chuyên mục, tiết mục được dựng trước, tiếng

động, ).
Đặc trưng cơ bản của chương trình phát thanh trực tiếp là phương thức
sản xuất mới của phát thanh hiện đại, sử dụng kỹ thuật mới, tác nghiệp theo


11
quy trình mới để sản xuất ra sản phẩm phát thanh có chất lượng và hiệu quả.
Các chương trình phát thanh trực tiếp cũng góp phần hình thành một đối
tượng công chúng mới: thính giả nghe Đài và sử dụng phương tiện kỹ thuật
đa phương tiện. Ngày nay, phát thanh trực tiếp có mối liên hệ với báo mạng
điện tử, mobile phone. Ý kiến và số lượng thính giả tham gia chương trình
phát thanh trực tiếp cũng là một trong những tiêu chí nhằm đánh giá về hiệu
quả và sự thành công của chương trình.
Theo tác giả Đặng Thu Hương trong cuốn “Báo chí – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn” thì “Phát thanh trực tiếp (hay còn gọi là phát thẳng) là xu
thế tất yếu của phát thanh hiện đại, trong đó chương trình phát thanh được
phát sóng trực tiếp ngay trong quá trình sản xuất. Nó được xem như một
phương thức làm báo phát thanh mới, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ
hiện đại, cho phép phát huy hết thế mạnh của loại hình báo nói”. [22, tr.98]
Phát thanh trực tiếp đồng hành với những gì đang diễn ra trong đời
sống nên thể hiện tính sinh động, hấp dẫn và tương tác nhiều chiều. Phát
thanh trực tiếp được ứng dụng trong nhiều loại chương trình. Người thực hiện
và thính giả tương tác cùng gặp nhau vào đúng thời điểm diễn ra chương trình
phát thanh trực tiếp. Chương trình phát thanh trực tiếp là các dạng chương
trình phát thanh mở, trong đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương
trình để tăng tính tương tác.
Trong các chương trình PTTT, âm nhạc và tiếng động đóng vai trò rất
quan trọng, góp phần tạo sự sinh động cho chương trình. Phổ biến nhất là
hình thức làm chương trình phát thanh thời sự và ca nhạc theo yêu cầu trực
tiếp. Và được chọn thực hiện nhiều nhất là các dạng chương trình khoa học –

giáo dục, chương trình chuyên đề (mang màu sắc chính luận), chương trình
giải trí. Với hình thức phát thanh trực tiếp, người dân trong vùng phủ sóng có
thể đặt nhiều câu hỏi hoặc những ý kiến chia sẻ từ thắc mắc về nhiều lĩnh vực


12
khác nhau, từ nông nghiệp, y học, tình yêu - hôn nhân - gia đình,… đến chế
độ chính sách, pháp luật, yêu cầu ca nhạc, giao lưu với các khách mời là
những nghệ sĩ, chuyên gia, nhà quản lý đến việc phản ánh những sự kiện hiện
tượng tốt và xấu trong đời sống.
Chương trình phát thanh trực tiếp hấp dẫn còn do tính đặc trưng như:
“Thông tin được thực hiện diễn ra đồng thời với sự kiện. Thông tin có tính hai
chiều, việc giao lưu trao đổi với thính giả diễn ra dễ dàng. Chương trình sinh
động, hấp dẫn, linh hoạt thu hút thính giả”. [9, tr.9]
1.1.2. Phương thức thực hiện
Để thực hiện thành công một chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi
nhiều yếu tố: cấu trúc chương trình phát thanh trực tiếp, con người, máy móc
thiết bị.
Về cấu trúc của một chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi thực hiện
theo quy trình nhất định, có sự chuẩn bị về: kịch bản; thời lượng chương
trình; tiếng động minh họa, nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, cách chọn nhạc;
ngôn ngữ phát thanh; bố cục từng chuyên mục – tiết mục; chuẩn bị thông tin
hoặc câu hỏi dự phòng; hình thành và trao đổi lẫn nhau trước khi lên sóng
giữa kíp làm việc; chuẩn bị khách mời; chọn lọc thính giả trước khi lên sóng;
dự phòng tình huống xảy ra ngoài ý muốn và cách xử lý.
Về con người thực hiện chương trình: chú ý đến nhóm thực hiện gồm
đạo diễn, dẫn chương trình, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên.
Công nghệ triển khai thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp là
những máy móc thiết bị ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật số, đổi mới
theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ thế giới. Vận dụng các phương tiện

kỹ thuật cao có thể kể đến là: máy vi tính, mạng interrnet, mạng điện thoại di
động… để sản xuất ra một chương trình phát thanh trực tiếp.


13
“Phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là yếu tố
quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất
chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất theo phương
thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện đại
cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử dụng một
cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các thiết
bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá trình
truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…) mà còn qua các thiết bị thu
phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.)”.[26]
Phát thanh trực tiếp đòi hỏi có sự đổi mới, nâng cao đồng bộ về con
người và máy móc thiết bị. Do đó, dễ dàng nhận thấy yếu tố quan trọng trong
thực hiện trong một chương trình phát thanh trực tiếp là chọn người thực hiện.
Chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi người thực hiện trở nên đa năng,
vừa là phóng viên, vừa là biên tập viên, người dẫn chương trình và đôi khi
kiêm luôn kỹ thuật viên (điều chỉnh âm thanh). Người dẫn chương trình xây
dựng kịch bản và dẫn dắt theo kịch bản. Người thực hiện phải thể hiện kịch
bản bằng chính giọng nói của mình, phải có kinh nghiệm, rèn luyện trình độ,
nâng cao kiến thức. Để xây dựng được nhóm (hoặc kíp) thực hiện chương
trình phát thanh trực tiếp: Đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật
viên, nhà quản lý phải tự nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và ứng
dụng thành thạo máy móc, kỹ thuật cao để thực hiện các chương trình phát
thanh trực tiếp. Máy móc thiết bị đỏi hỏi phải được ứng dụng công nghệ tiên
tiến.
Trong quá trình thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp, kíp thực
hiện còn phải chú trọng đến xử lý tình huống trong phát thanh trực tiếp. Đó là

tình huống khách quan và tình huống chủ quan. Nếu người làm phát thanh
trực tiếp biết vận dụng kiến thức và kỹ năng để xử lý khéo léo tình huống


14
trong phát thanh trực tiếp sẽ góp phần tạo cho chương trình phát thanh trực
tiếp thêm phần sinh động và hấp dẫn. Quan trọng hơn, khi xảy ra tình huống
trong phát thanh trực tiếp, người làm trực tiếp phái biết “xin lỗi” đúng lúc và
kịp thời. Cuốn “Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiếp” đã chỉ rõ “người
làm phát thanh trực tiếp phải chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo nội dung, khách mời
và các vấn đề kỹ thuật trước khi lên sóng” và “Phải rất bình tĩnh khi gặp tình
huống”. [9, tr.66]. Một khi có sự chủ động dự phòng các tình huống trong
chương trình phát thanh trực tiếp, người làm phát thanh trực tiếp sẽ chủ động
hơn trong quá trình thực hiện và phối hợp thực hiện với kíp của mình. Tuy
“các tình huống trong phát thanh trực tiếp là không thể lường trước được,
nhưng không phải là không thể xử lý được.” [13, tr.161].
1.1.3. Phân loại chương trình phát thanh trực tiếp
“Nếu căn cứ từ đặc trưng của phương thức PTTT là quá trình sản xuất
chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng
chúng ta có thể nhận diện một số dạng chương trình PTTT thông qua ba hình
thức sản xuất chương trình hiện khá phố biến ở nước ta”. [13, tr.105]. Đó là,
các chương trình sản xuất tại studio, các chương trình sản xuất trực tiếp tại
hiện trường, các chương trình kết hợp giữa studio và hiện trường.
Tùy vào chủ đề, tính chất của từng chương trình PTTT mà phân loại
các dạng phát thanh trực tiếp: Tọa đàm phòng thu, giao lưu âm nhạc, trao đổi
phòng thu, trò chuyện với chuyên gia – khách mời, tường thuật tại chỗ, cầu
truyền thanh,…
Ngoài ra, các chương trình phát thanh trực tiếp có thể được phân loại
tùy theo:
 Theo địa điểm:

- Chương trình phát thanh trực tiếp tại phòng phát thanh trực tiếp


15
Chương trình phát thanh trực tiếp sử dụng công nghệ sản xuất chương
trình phát thanh công nghệ số tại phòng phát thanh trực tiếp; kết hợp với điện
thoại. Trong chương trình này, có thể thực hiện phát thanh trực tiếp một phần,
hoặc hoặc phát thanh trực tiếp hoàn toàn cả chương trình.
 Theo thời lượng:
- Chương trình phát thanh trực tiếp một phần hoặc một nửa thời
lượng phát sóng
Các chuyên mục định kỳ được thực hiện trước, phần thời sự, tin tức
giao thông được cập nhật liên tục sẽ phát trực tiếp qua lời dẫn của biên tập
viên. Các phóng viên, biên tập viên vừa trực tiếp lấy và xử lý nguồn tin, vừa
trực tiếp đọc và biên tập ngay khi phát sóng, sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
- Chương trình phát thanh trực tiếp hoàn toàn (100% thời lượng phát
sóng).
Công nghệ: sử dụng công nghệ của chương trình phát thanh trực tiếp
một nửa thời lượng phát sóng. Ngoài biên tập viên là người dẫn chương trình
còn có kỹ thuật viên, thư ký chương trình hỗ trợ quá trình thực hiện.
 Theo phương tiện:
- Chương trình phát thanh trực tiếp lưu động
Công nghệ: sử dụng xe phát thanh lưu động. Chương trình phát thanh
trực tiếp lưu động thường được thực hiện vào các dịp tường thuật trực tiếp các
lễ hội, mít tinh, các chương trình khai mạc – chất vấn – bế mạc kỳ họp Hội
đồng nhân dân thành phố,… Nhóm thực hiện được kết hợp từ ít nhất 2 nhóm
trở lên: một nhóm tại hiện trường và một nhóm tại phòng thu phát thanh trực
tiếp.
1.2. Lịch sử ra đời phát thanh trực tiếp
1.2.1. Trên thế giới



16
Hầu như, một quốc gia nào có phát triển báo chí đều có phát triển đài
phát thanh. Sóng phát thanh đến được vùng sâu, vùng xa. Theo tác giả Đặng
Thu Hương trong cuốn Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, “Phát
thanh ra đời không chỉ đem lại sự hứng khởi cho đông đảo công chúng về một
phương tiện truyền thông mới nhanh nhạy, hiệu quả mà còn hấp dẫn, kích
thích sự hiếu kỳ của người nghe bởi phương thức truyền thông rất sinh động,
cuốn hút nhờ khả năng biểu cảm của âm thanh lời nói, của việc truyền tải các
bản nhạc và các chương trình giải trí phong phú khác”. [22, tr.88]
Báo phát thanh cũng có lúc thăng trầm, nhất là “Khi truyền hình mới ra
đời, người ta đã định loại bỏ phát thanh vì cho rằng phát thanh sẽ chẳng còn
“đất” trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng. Đến
thập niên cuối của thế kỷ XX, khi internet bắt đầu lên ngôi và các tờ báo điện
tử tung hoành và chi phối đời mọi mặt sống tinh thần của công chúng, người
ta lại bắt đầu đưa ra những cảnh báo về “cái chết đã được báo trước” đối với
cả báo in, phát thanh và truyền hình. Thế nhưng, sự thật là sau bao nhiêu năm,
báo in vẫn không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, truyền hình vẫn có ảnh
hưởng đến rất đông đảo công chúng và phát thanh vẫn đang là “người bạn
đồng hành” chung thủy của con người. Hiện nay, phát thanh vẫn đang được
coi là loại hình truyền thông có khả năng thu hút một lượng thính giả rộng rãi
và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Báo phát thanh đang và sẽ tiếp
tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí,
truyền thông hiện đại khác với những ưu thế riêng có của mình”. [25]
Cũng như các loại bình báo chí khác, cùng với sự phát triển kinh tế, đài
phát thanh và các chương trình phát thanh cũng phát triển thêm về số lượng.
“Hiện có khoảng 9.800 đài phát thanh thương mại phủ sóng khắp thế giới”.
[22, tr. 91]



17
“Phương thức sản xuất các chương trình PTTT đã xuất phát từ nhu cầu
tự đổi mới của chính loại hình phát thanh. Ở các nước có kỹ thuật tiên tiến
trên thế giới, PTTT đã manh nha từ những năm 30 của thế kỷ trước. Trong
những “sự kiện phát thanh” của thế kỷ XX, PTTT đã được ghi nhận từ năm
1936 khi Đài BBC tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” Crystal Place tại
Luân Đôn (Anh) với những “lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động
xung quanh”. Chương trình trực tiếp nổi tiếng đó đã đi vào sách giáo khoa
phát thanh của nhiều nước trên thế giới”. [13, tr.11]
Các chương trình phát thanh trực tiếp phát triển tại các nước trên thế
giới còn do phương tiện vận chuyển tại các nước phát triển. Khi người dân có
nhu cầu di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe taxi hay
xe ô tô riêng,… với thời gian di chuyển dài thì các chương trình phát thanh,
kể cả các chương trình phát thanh trực tiếp đều đáp ứng nhu cầu thông tin và
có chỗ đứng trong lòng thính giả.
Nhờ phát thanh trực tiếp, nhiều Đài địa phương đã xây dựng được một
phong cách thời sự mang bản sắc riêng, nhanh nhạy trong việc xử lý sự kiện
và bản lĩnh trước những hiện tượng và vấn đề mà cuộc sống và dư luận đang
đặt ra. Nhờ phát thanh trực tiếp, phát thanh địa phương đã có những bước
chuyển với phương châm: gần gũi hơn với thính giả và là người bạn trong đời
sống tinh thần của người dân.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình phát
thanh đầu tiên. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1955: “Những chương trình
phát thanh đầu tiên được phát trực tiếp do thiếu các phương tiện thu thanh,
ghi âm nên không có khả năng làm chương trình thu trước”. [13, tr.30]. Thời
kỳ từ năm 1956 đến năm 1990, là thời kỳ sản xuất chương trình phát thanh
trong studio. Do chương trình được thu âm trước trên băng từ rồi mới chuyển



18
lên bộ phần truyền âm để phát sóng nên bảo đảm an toàn nội dung và hạn chế
đến mức cao nhất những sai sót. Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 1994, lãnh
đạo Đài TNVN đã chọn PTTT làm mũi nhọn xung kích để thực hiện công
nghệ phát thanh hiện đại và lấy chương trình Thời sự làm mũi đột phá. Thời
kỳ từ năm 1995 đến nay, Đài TNVN thực hiện trực tiếp chương trình Thời sự
18h00 hàng ngày, 6h00 hàng ngày và một số chương trình khác. So với việc
thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp thời kỳ sơ khai do thiếu phương
tiện kỹ thuật (1945-1955), các chương trình phát thanh trực tiếp những thời
kỳ về sau đã có sự chủ động về công nghệ và con người.
Trong những thời kỳ phát thanh được phân chia nói trên, từ năm 1956
đã bắt đầu hình thành một hệ thống phát thanh 4 cấp từ Trung ương là Đài
Tiếng Nói Việt Nam đến các đài phát thanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và dưới đó là các đài trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã. Dù cho
đến nay chưa có một văn bản chính thức nào ghi nhận sự tồn tại của hệ thống
phát thanh 4 cấp, nhưng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, các đài
trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã vẫn tiếp tục tồn tại và phát huy tác dụng
của mình trong công cuộc xây dựng ở địa phương. Đài, trạm truyền thanh
huyện đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động của bộ
máy cấp huyện. Đây không chỉ đơn thuần là một phương tiện thông tin tuyên
truyền mà còn là công cụ điều hành, chỉ đạo đắc lực của cấp ủy, chính quyền
các cấp, là diễn đàn để phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trên thế giới phát thanh trực tiếp không phải là công việc mới mẻ và đã
được áp dụng từ lâu vì tính hiệu quả của nó. Mặc dù vậy, việc ứng dụng phát
thanh trực tiếp vào các đài phát thanh truyền thanh cấp cơ sở ở Việt Nam thì
đến nay mới có một số nơi xây dựng thành những chươg trình đặc trưng
riêng, có những nơi chỉ mới thực hiện mang tính thử nghiệm.



19
Tại Việt Nam, đến năm 1994, phát thanh trực tiếp manh nha khi chuyên
gia của Đài phát thanh Australia ABC đến Việt Nam và tổ chức lớp tập huấn
cho phóng viên, biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam. “Ngày 1/7/1994,
trên sóng Đài TNVN (Hệ 1) lần đầu tiên có thêm chương trình Thời sự và Âm
nhạc phát hàng ngày từ 9h đến 10h sáng. Đây là chương trình thể nghiệm
theo “đồng hồ chương trình” trực tiếp 60 phút”. [14, tr.37,38]. Trong “Những
vấn đề của báo chí hiện đại” đã đề cập, “Từ năm 1997, Đài TNVN đã tiếp
nhận dự án “Hỗ trợ phát thanh địa phương ở Việt Nam” do tổ chức SIDA
(Thụy Điển) tài trợ (khoảng 3 – 4 triệu USD). Thông qua dự án này, phương
thức sản xuất các chương trình PTTT đã được các chuyên gia của tổ chức
SIDA trực tiếp giảng dạy, hương dẫn cho 30 đài phát thanh cấp tỉnh, một số
đài huyện và cho Đài TNVN”. [3, tr.225]
Tháng 10/2003, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với sự tài trợ và giúp đỡ
của Tổ chức Cơ quan phát triển quốc tế Sida Thụy Điển đã hoàn thành một dự
án nghiệp vụ kéo dài trong vòng 10 năm đưa việc chuyển giao công nghệ phát
thanh thanh trực tiếp vào 30 đơn vị tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Trong số các đơn vị tiếp nhận dự án “Hỗ trợ phát thanh địa phương ở Việt
Nam” do Tổ chức Sida tài trợ, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM đã được tập
huấn về phương thức sản xuất để thực hiện thường xuyên và thuần thục các
chương trình phát thanh trực tiếp.
Không phải trước khi có Dự án hỗ trợ làm phát thanh địa phương làm
phát thanh trực tiếp của Tổ chức SIDA (Thụy Điển), tiếng nói của các tầng
lớp nhân dân chưa xuất hiện trên sóng phát thanh. Nhưng trong 17 năm qua,
hình ảnh của người dân, bóng dáng của cuộc sống ngày càng đậm nét hơn
trong các chương trình nhờ sự đổi mới phương thức làm phát thanh theo
hướng hiện đại mà trước đó chúng ta ít thấy. Với cách làm phát thanh trực
tiếp, người nghe ngày càng có thêm được cảm giác như chương trình đó là



20
của chính thính giả, do chính thính giả thực hiện, chứ không phải là sự sắp
xếp, áp đặt chủ quan của “nhà đài”. Điểm đổi mới về chất của quá trình áp
dụng phương thức làm phát thanh trực tiếp là – trong chừng mực nào đó -
tiếng nói của người dân, của thính giả xuất hiện trên sóng như một đồng chủ
thể sáng tạo với nhà báo phát thanh trong chính “diễn đàn của nhân dân” này.
Dần dần, các chương trình phát thanh trực tiếp là một nét đổi mới thành
công đáng ghi nhận của phát thanh địa phương. Do tính chất gần gũi, sinh
động, do độ tin cậy cao của thông tin nên hình thức làm chương trình này tạo
được sự hấp dẫn và được đông đảo thính giả ủng hộ. Nhiều Đài địa phương
đã liên tục tìm tòi những cách chuyển tải ngày càng gần gũi với mọi tầng lớp
nhân dân, ngày càng tiếp cận với các làm phát thanh hiện đại. Ngay cả những
nội dung “khô khan” như các vấn đề chính trị, các vấn đề đường lối, chính
sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước được các nhóm thực hiện
thành những chương trình phát thanh trực tiếp, tạo thành diễn đàn sôi nổi cho
người dân cùng tham gia.
Kết cấu chương trình phát thanh phong phú và tổ chức khung giờ phát
sóng, chương trình chuyên biệt hướng đối tượng ngày càng rõ nét hơn. Phát
thanh địa phương ở Việt Nam đã có những bước chuyển với phương châm:
gần gũi hơn với thính giả và là người bạn trong đời sống tinh thần của nhân
dân. Cũng cần nói thêm, những năm gần đây, nhiều đài địa phương đã đưa
vào công nghệ phi tuyến tính trong sản xuất và phát sóng phát thanh. Các nhà
báo phát thanh ở Việt Nam hiện nay cũng đã có cơ hội tiếp cận với các trang
thiết bị hiện đại, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong tác nghiệp.
Ngoài ra, nhờ cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển mạnh như internet, điện
thoại di động và đội ngũ phóng viên trẻ năng động, việc sản xuất chương trình
ngày càng hiệu quả và ít tốn kém hơn



21
Hình thức phát thanh trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện
nóng được cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thông tin dân chủ
hơn, đời sống hơn, tiếng nói của người dân được đến với diễn đàn phát thanh
dễ dàng hơn. Trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, tác giả đã
khẳng định: “Trong bối cảnh bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay,
phương thức sản xuất các chương trình PTTT chính là giải pháp tối ưu cho
phát thanh hiện đại không chỉ riêng ở Việt Nam” [3, tr.209]
Khi các chương trình phát thanh trở thành chương trình của chính thính
giả, khi thông tin họ tiếp nhận không thể “một chiều” áp đặt ra rả như trước
đây, người dân càng củng cố niềm tin vào quyền tự do thông tin, quyền tự do
ngôn luận, góp phần dân chủ hóa đời sống truyền thông, góp phần làm dân
chủ hóa đời sống xã hội! Từ đó, chương trình phát thanh trực tiếp theo dạng
mở ngày càng được các đài phát thanh ứng dụng để tăng tính tương tác giữa
chương trình với thính giả.
Từ sự hỗ trợ và tập huấn của Đài Tiếng nói Việt Nam, một số đài phát
thanh địa phương đã mạnh dạn lên sóng các chương trình phát thanh trực tiếp.
Tại khu vực phía Nam, các chương trình phát thanh trực tiếp được đa
số các bạn trẻ công nhân, tài xế, sinh viên nghe nhiều là các chương trình ca
nhạc theo yêu cầu trực tiếp, chương trình “dành cho phụ nữ”, chương trình
“bạn trẻ và cuộc sống”,… trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, Đài phát thanh Bình Dương, Đài Phát thanh Đồng
Nai và Đài phát thanh Vĩnh Long.
1.3. Ưu thế và hạn chế của các chương trình phát thanh trực tiếp
1.3.1. Trên thế giới
 Ưu thế:
Các chương trình phát thanh trực tiếp phát triển mạnh tại từng đài phát
thanh các nước bởi ưu điểm: có sự giao lưu, giao tiếp nhiều chiều, “Phương

×