Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên trên địa bàn TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.87 KB, 37 trang )

--------

Đề tài: NGHIÊN CỨU THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CỦA
SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM
Mã lớp học phần:
Giảng viên:
Nhóm sinh viên thực hiện:

TP. Hồ Chí Minh, 02 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 2
Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 4

NỘI DUNG
CHƯƠNG I – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.
2.
3.


4.

Khái niệm văn hóa đọc ................................................................................ 5
Ý nghĩa và vai trị của văn hóa đọc ............................................................. 5
Lịch sử và sự phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam ..................................... 6
Tình hình văn hóa đọc sách ở Việt Nam ..................................................... 6

CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế phiếu điều tra ................................................................................. 8
2. Thu thập thông tin ..................................................................................... 10
CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
1. Thống kê mô tả .......................................................................................... 10
2. Thống kê suy diễn ..................................................................................... 23
KẾT LUẬN
1. Đánh giá chung về thói quen đọc sách của sinh viên ................................ 33
2. Giải pháp nâng cao việc đọc sách ............................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
1. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1: Biểu đồ mơ tả giới tính
Hình 2: Biểu đồ mơ tả trường

Hình 3: Boxplot thể hiện thời gian đọc sách của sinh viên
Hình 4: Biểu đồ thể hiện nguồn kiến thức tiếp nhận của sinh viên

Hình 5: Biểu đồ thể hiện sở thích đọc sách của sinh viên
Hình 6: Biểu đồ mơ tả thể loại sách sinh viên thường hay đọc nhất


Hình 7: Biểu đồ thể hiện thói quen đọc sách của sinh viên
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm mức độ quan tâm về tiêu chí chọn sách
2. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng mô tả mức độ phần trăm đọc hết nội dung một quyển sách mới theo
giới tính
Bảng 2: Bảng mơ tả thời gian trung bình mỗi ngày dành cho việc đọc sách của tổng
thể sinh viên
Bảng 3: Bảng mơ tả thời gian trung bình một ngày dành cho việc đọc sách của sinh
viên trường UEH
Bảng 4: Bảng thống kê mục đích của việc đọc sách
Bảng 5: Bảng thống kê lý do sinh viên không đọc sách
Bảng 6: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và cách đọc sách
Bảng 7: Kiểm định mối quan hệ giữa sinh viên năm 1, 2, 3, 4 và tầm quan trọng của
sách
Bảng 8: Kiểm định sự khác biệt thời gian đọc sách giữa nam và nữ
Bảng 9: So sánh sự khác biệt giữa cách đọc sách và mức độ phần trăm đọc hết nội
dung một cuốn sách mới
Bảng 10: Kiểm định mối quan hệ tương quan giữa thời gian đọc sách và kết quả học
tập
Bảng 11: Hồi quy đa biến của kết quả học tập với thời gian đọc sách với mức độ
phần trăm đọc hết nội dung một cuốn sách mới


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt dự án khảo sát lần này, trước tiên chúng em xin gửi đến
cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc – giảng viên bộ môn Phân Tích Dữ Liệu, lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn cơ vì đã ln theo sát, hướng dẫn, chỉnh sửa và truyền
đạt vốn kiến thức quý báu của mình cho chúng em.
Tiếp đến, chúng em xin chân thành cảm ơn các anh chị khóa trên và tồn thể các
bạn sinh viên vì đã dành thời gian quý báu của mình để thực hiện khảo sát nhằm giúp

chúng em thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Vì kiến thức của bản thân chúng em cịn hạn chế nên trong q trình thực hiện
dự án khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cơ
để chúng em có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để có thể hồn thành tốt
hơn trong những dự án sắp tới.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô cùng các anh, chị và các bạn.

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sách - nguồn tri thức vơ hạn của nhân loại, đóng vai trị quan trọng trong đời sống
con người, đặc biệt là sinh viên, đại diện cho giới trẻ có nguồn tri thức nhất định, được
trau dồi và rèn luyện qua từng cấp bậc của hệ thống giáo dục Việt Nam. Do đó, việc
đọc sách là rất cần thiết và thiết thực, không chỉ mở mang tri thức mà còn thể hiện nét
đẹp văn hóa cao. Và bộ phận sinh viên sẽ phản ánh rõ nhiều mặt của văn hóa đọc hiện
nay.
Văn hóa đọc có ý nghĩa thơi thúc con người tìm hiểu về thế giới và vạn vật xung
quanh, nâng cao kiến thức và hiểu biết, góp phần cải thiện nhân cách. Khơng chỉ vậy,
đọc sách cịn là một hình thức giải trí, thư giãn, tích lũy kiến thức một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thơng tin, văn hố đọc đang bị văn hố
nghe nhìn lấn át, nhiều bạn trẻ dần đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng
rất đáng lo ngại bởi nếu khơng chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư
duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tơi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thói quen đọc
sách của sinh viên trên địa bàn TP. HCM”. Đây cũng chính là mối quan tâm của sinh
viên hiện nay, bởi lẽ vẫn còn một số sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc đọc sách.
Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ giúp ta hiểu rõ về tình hình đọc sách của sinh

viên, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện thói quen đọc sách của sinh viên nhằm nâng
cao tri thức, nâng cao khả năng phân tích tư duy cũng như nâng cao chỉ số bình qn
đầu sách được đọc của người Việt.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích chung:
Sách là chìa khóa đưa con người đến với tầm cao của trí tuệ và tâm hồn, là kho
tàng tri thức vô biên mà con người khó có thể khai thác hết. Sách là người bạn không
thể thiếu đối với các mầm non đất nước đang phát triển, là hành trang tiếp bước cho
mọi người bước đến thành cơng. Trong đó, sinh viên là đại diện cho nguồn sức mạnh
của đất nước, những con người đầy nhiệt huyết, sống để cống hiến hết mình. Việc ln
trang bị cho sinh viên lượng kiến thức dồi dào và nâng cao tinh thân khơng ngừng tìm
tịi, học hỏi là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đứng trước thời đại công nghệ kỹ thuật tiên
tiến, con người dân quên đi thói quen đọc sách, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
cuộc sống hàng ngày hay một lĩnh vực chuyên mơn. Thay vào đó là dành thời gian cho
những việc vô bổ như lướt facebook, youtube, xem tivi hay tham gia các hoạt động khác
khơng mang lại lợi ích cho bản thân. Liệu sách có cịn là sự lựa chọn hàng đầu của sinh
viên hay khơng?
Mục đích chung của nhóm chúng tôi khi thực hiện đề tài này là hướng đến cái
nhìn tổng quát hơn về tình hình đọc sách cũng như đưa ra các phương pháp nhằm nâng
2


cao hơn tinh thần đọc sách của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nói riêng và
sinh viên đang theo học ở các trường đại học TP. Hồ Chí Minh nói chung.

2.2. Mục đích riêng:
Đối với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về một số nội dung chủ yếu như
sau:
• Tìm hiểu thói quen đọc sách và các yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của sinh

viên.
• Vận dụng lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn để phân tích tình hình và hiệu quả
đọc sách của sinh viên
• Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện và tìm ra các phương pháp
đọc sách hiệu quả cũng như tạo dựng cho sinh viên thói quen đọc sách
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thói quen đọc sách của các sinh viên đang theo học tại 5 trường đại học trên địa
bàn TP. HCM:






Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (HCMUE)
Đại học Tơn Đức Thắng (TDTU)
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh (UEL)
Đại học Tài chính - Marketing (UFM)

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 29/9/2021 đến ngày 02/11/2021
- Không gian nghiên cứu: 210 sinh viên thuộc 5 trường đại học ở TP. HCM, từ năm
nhất đến năm tư, không phân biệt nam nữ.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp khảo sát:
- Khảo sát trực tuyến (Internet).


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài: “Nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
”, chúng tôi đã lựa chọn một số phương pháp thống kê đặc trưng để nghiên cứu. Cụ thể:
- Phương pháp 1: Thiết kế phiếu điều tra (Google Form)

3


- Phương pháp 2: Thu thập thông tin
- Phương pháp 3: Nhập dữ liệu, phân tích và so sánh các kết quả thu được
- Phương pháp 4: Dùng phần mềm SPSS, Excel hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu
- Phương pháp 5: Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn

5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học: Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp để
khảo sát, mơ tả, phân tích và đi đến những nhận định khái quát về thói quen đọc sách
của sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó, dự án nghiên cứu nhỏ này cịn cung cấp một cái
nhìn tổng qt, chân thực và tồn diện hơn về tình hình đọc sách cho nhà trường, các
đơn vị phát hành sách và những người quan tâm.
Ý nghĩa thực tiễn: Sự thành công của dự án này rất có giá trị thực tiễn, bởi vì đối
với sinh viên, việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ giúp mỗi cá nhân tự giác
học hỏi, trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân cũng như góp phần phát triển văn
hóa đọc ở Việt Nam.

4


NỘI DUNG
Chương I – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm “văn hóa đọc”

Văn hóa đọc là một khái niệm gồm hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
- Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân,
của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp
như ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
- Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử,
giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ
năng đọc.

2. Ý nghĩa và vai trị của văn hóa đọc đối với đời sống con người
Đọc sách là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương
cách tốt nhất để làm giàu về nền kinh tế của con người. Khối lượng kiến thức thu thập
được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của nhân loại.
Nền kinh tế tri thức ngày càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia trong thế
kỷ XXI. Có thể chứng minh rằng, giá trị một ngày hay một giờ lao động từ “bộ não” là
vô biên nhưng trong cùng thời gian đó giá trị từ sức lao động chân tay lại thấp hơn rất
nhiều.
Đọc sách chính là con đường dẫn đến thành công nhanh nhất. Chắc hẳn ai cũng
biết đến Bill Gates, một doanh nhân giàu nhất thế giới, xem sách như là lẽ sống của
mình. Ơng ln tạo dựng cho mình thói quen đọc sách một giờ trước khi ngủ bất kể
cơng việc có chất đống. Thậm chí, ơng cịn dành ra hai tuần trong một năm gọi là “tuần
đọc sách” và không muốn ai làm phiền hay gián đoạn việc đọc sách của mình. Mỗi năm
ơng chỉ ra những cuốn sách hay mà mình đã đọc qua nhằm khuyến khích và nâng cao
tinh thần đọc sách ở mọi người.
Hay Warren Buffett – nhà đầu tư thành công nhất thế giới đã chia sẽ rằng trong
những ngày đầu khởi nghiệp, Buffett đã đọc hơn 600-750 trang sách mỗi ngày. Cho đến
hiện nay, ơng vẫn ln duy trì thói quen đọc sách ấy, 80% thời gian ngày làm việc của
ông được dành cho việc đọc sách và suy ngẫm. Khi được hỏi về chìa khóa thành cơng,
Warren Buffett đơn giản chỉ vào một chồng sách và nói: “Hãy đọc 500 trang sách mỗi
ngày. Đó là cách tri thức vận động, tích lũy, như thể lãi suất kép vậy. Tất cả mọi người

đều có thể làm được, tuy nhiên, khơng nhiều bạn có thể duy trì việc đọc sách trở thành
một thói quen được. Điều này, tạo ra sự khác biệt giữa người thành cơng và số đơng
cịn lại”. Lời khuyên của Buffett “Không cần biết bạn đang ở vị trí nào của cuộc đời,
chỉ cần khơng ngừng học hỏi sự thành cơng sẽ tìm đến bạn”.

5


3. Lịch sử và sự phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam
Văn hóa đọc sách Việt Nam trong lịch sử chủ yếu chịu ảnh hưởng lớn của hai nền
văn minh: văn minh Trung Hoa và văn minh phương Tây. Kể từ khi chế độ khoa cử ở
Việt Nam bị dẹp bỏ, ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với văn hóa đọc sách ở
Việt Nam cũng phai nhạt dần. Giới trí thức bắt đầu quen với sách đọc từ phương Tây,
hoặc là được viết theo cách hành văn phương Tây. Xu thế ấy vẫn được duy trì cho đến
tận ngày nay. Do đó, khi bàn về văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay, tức là chúng ta đang
bàn đến văn hóa đọc chịu ảnh hưởng từ phương Tây là chính.
Trong q khứ, văn hóa Việt Nam chủ yếu phát triển tư duy hình tượng hơn là tư
duy diễn dịch liền mạch. Biểu hiện cụ thể nhất của sự phát triển tư duy hình tượng đó
là những tác phẩm thi ca nở rộ và nổi trội hơn rất nhiều so với truyện ngắn và đặc biệt
là tiểu thuyết. Bên cạnh đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung
Hoa - nền văn hóa của chữ tượng hình. Trong nhiều thế kỷ, lối hành văn của cha ông ta
đa phần là thơ từ và các bài văn biền ngẫu. Tuy nhiên, ở Trung Hoa vẫn phát triển tư
duy liền mạch logic mà biểu hiện là các tác phẩm tiểu thuyết Minh Thanh đã đạt tới
đỉnh cao. Trong khi đó ở Việt Nam, tác phẩm tiểu thuyết lớn nhất thời Trung đại chỉ có
“Hồng Lê nhất thống chí” vẫn cịn mang đậm màu sắc của chép sử, chủ yếu ở dạng
liệt kê thông tin.
Do thiếu khả năng diễn dịch logic, nên môi trường thông tin ở Việt Nam bị rơi
vào tình trạng hỗn loạn và thiếu tính học thuật. Đã từng có thời kỳ khi văn hóa Pháp
vào Việt Nam, rất nhiều nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Trần Đức
Thảo… đã cố gắng gây dựng nền học thuật ở Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc này bị

gián đoạn trong suốt thời gian chiến tranh. Tới giai đoạn sau chiến tranh, Việt Nam lại
phải đối diện với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong khi nguồn lực
dành cho giáo dục và nghiên cứu học thuật còn hạn chế. Những điều kiện khách quan
đó đã khiến văn hóa đọc của đại chúng ít nhiều bị giới hạn.
Giữa bối cảnh như vậy, làn sóng cơng nghệ 4.0 phát triển mạnh cùng thói quen tư
duy chắp nối của thế giới ồ ạt dội vào đã đem lại những tác động hỗn độn cả tốt lẫn xấu
trong văn hóa đọc của ngƣời Việt. Người ta trở nên quen với cách đọc dễ dãi, hời hợt.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay, thậm chí kiểu tư duy hình tượng cũng dần bị
mai một vì lối sống gấp gáp khơng cho phép chúng ta có thời gian tìm hiểu sâu, chiêm
nghiệm và hưởng thụ vẻ đẹp của ngôn từ. Trong giới thanh niên không còn nhiều người
yêu mến ca dao, dân ca, thơ và càng bị hạn chế về tư duy logic liền mạch để tiếp cận
những cuốn sách ra đời trong thời kỳ cận đại và hiện đại, vốn là những tinh hoa ẩn đằng
sau hầu hết những thành tựu tiến bộ của những xã hội văn minh và phát triển.

4. Tình hình văn hóa đọc sách ở Việt Nam
4.1.

Về mặt tích cực:

Ngày nay văn hóa đọc đã có những bước phát triển vượt bậc, theo thống kê với số
sách được đưa vào xuất bản tăng khoảng 10%/ năm. Trước năm 1975 chỉ chưa đầy
4.000 tên sách, đến nay có hơn 33.000 tên sách được xuất bản hàng năm, cùng với 500
đầu sách và tạp chí khác nhau.

6


Sống trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như “diều gặp gió”, hệ thống thư
viện truyền thống cơng cộng được tự động hóa thành thư viện điện tử, thư viện số. Hệ
thống thư viện cũng xuất hiện ngày càng nhiều, khơng chỉ ở các thành phố lớn mà cịn

phát triển ở các vùng nông thôn, các tỉnh, huyện xã nhỏ với quy mô ngày càng mở rộng
về số lượng sách, cơ sở vật chất… Ngồi ra, cịn có các hệ thống thư viện khác như thư
viện phổ thông, thư viện đại học, thư viện quân đội, thư viện tư nhân, thư viện gia
đình… ngày càng được chú trọng.
Sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại đảm bảo cho
chúng ta có một khối lượng thông tin và nguồn tri thức khổng lồ. Trong nhiều năm trở
lại đây xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như Tạp chí
Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước,
của hội nghề nghiệp và của nhà xuất bản lớn cho công chúng rộng rãi. Đồng thời trên
các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, internet, báo hàng ngày, hàng tuần, tạp
chí cũng có giới thiệu và hướng dẫn thường xuyên hơn trước đây.
Hằng năm các hội chợ sách diễn ra trên khắp cả nước, hoạt động chào mừng Ngày
Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4 nhằm
khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định vị trí, vai
trị, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển của đất nước;
tạo điều kiện cho mọi người dễ dàng tiếp cận với sách nhiều hơn với giá tiết kiệm và
thu hút nhiều đối tượng đọc giả.
4.2.

Về mặt hạn chế:

Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối, nghèo nàn về số
lượng, nội dung ở nông thôn. Công tác xuất bản có xu hướng cho ra đời các bộ sách dày
trên nhiều lĩnh vực nhưng thực chất chỉ nhắm vào những người đọc có thu nhập cao.
Tuy số lượng sách hàng năm xuất bản lên đến hơn 33.000 tên sách nhưng có đến 80%
là sách giáo khoa và giáo trình.
Hiện nay, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người
dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người
dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Cịn ở Việt Nam, trung
bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn

là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân cịn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, số lượng tên sách xuất bản ngày một nhiều nhưng chất lượng chưa
cao, còn xu hướng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng rõ rệt trên hai phương diện
nâng cao và phổ cập kiến thức. Các tạp chí hướng dẫn đọc tuy được xuất bản nhiều
nhưng vẫn chưa được quần chúng biết đến rộng rãi, phổ biến. Các hội chợ sách hàng
năm vẫn chưa đến được với các tỉnh nhỏ mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn.
Đặc biệt, công tác giảng dạy ảnh hưởng ít nhiều đến thói quen đọc sách của học
sinh, sinh viên. Phương pháp cịn khơ cứng, gị bó và khn khổ, chương trình học q
tải khơng cho học sinh sinh viên có nhiều thời gian để tự học và đọc.

7


Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế phiếu điều tra
Bảng câu hỏi:
A. Thơng tin cá nhân
1. Giới tính:
 Nam
 Nữ
2. Bạn là sinh viên năm:
1

3

2

4

3. Bạn là sinh viên trường:

 Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (HCMUE)
 Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)
 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)
 Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh (UEL)
 Đại học Tài chính - Marketing (UFM)
B. Thông tin khảo sát
1. Bạn “thường” tiếp nhận thêm nguồn kiến thức từ: (1 lựa chọn)
 Internet
 Tivi
 Sách
2. Bạn có thích đọc sách khơng? (1 lựa chọn)
 Có
 Khơng
Nếu KHƠNG sẽ trả lời câu hỏi 3
Nếu CÓ sẽ trả lời câu 4 - 12
3. Lý do nào khiến bạn không đọc sách? (nhiều lựa chọn)
❑ Lười
❑ Khơng có hứng thú
❑ Tốn nhiều thời gian
❑ Các hoạt động khác hấp dẫn hơn
❑ Khác:_______
8


4. Theo bạn, sách đóng vai trị quan trọng như thế nào trong cuộc sống?











1

2

3

4

5

1- Rất không quan trọng
2- Không quan trọng
3- Trung lập
4- Quan trọng
5- Rất quan trọng
5. Bạn “thường” hay đọc sách thể loại nào? (1 lựa chọn)
Sách chuyên ngành (phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu)
 Sách kỹ năng
 Truyện tranh
 Tiểu thuyết
 Khác:_______
6. Bạn đọc sách khi nào? (1 lựa chọn)
 Bất cứ khi nào có thời gian rảnh
 Chỉ đọc sách khi thật sự cần thiết
 Trước khi đi ngủ

 Khác: ______
7. Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc sách:
............................. (giờ)
8. Mục đích bạn đọc sách: (nhiều lựa chọn)
❑ Trau dồi thêm kiến thức
❑ Giải trí
❑ Rèn luyện kỹ năng viết
❑ Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích
❑ Mở rộng vốn từ
9. Cách bạn đọc sách: (1 lựa chọn)
 Đọc theo thứ tự từ trang đầu đến trang cuối
 Đọc lướt các nội dung
 Chỉ đọc những phần chính liên quan đến nội dung nghiên cứu
10. Đánh giá mức độ phần trăm bạn thường đọc hết nội dung của một quyển
sách mới: .................... (%)
9


11. Điểm trung bình học kỳ vừa qua của bạn là: ................. (điểm)
12. Mức độ quan tâm về tiêu chí chọn sách: (1 lựa chọn)
Rất khơng Khơng quan Bình
quan tâm
tâm
thường

Quan tâm

Rất quan
tâm


Nội dung sách
Tác giả/ Nhà xuất bản
Bìa sách
Số trang
Giá cả
Nhận xét của người đã từng
đọc
2. Thu thập thông tin
Trong thời gian thực hiện dự án nghiên cứu, do ảnh hưởng của dịch COVID-19
dẫn đến học sinh sinh viên trên cả nước khơng được đến trường. Do đó, nhóm chúng
tơi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra thông qua hình thức trực tuyến bằng Google
Form, vừa tiện lợi vừa nhanh chóng, thơng tin thu thập chính xác giúp q trình nghiên
cứu trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Phiếu điều tra được xây dựng với hình thức 100% câu hỏi đóng trong đó 80% là
những câu hỏi có sẵn các câu trả lời và 20% là những câu hỏi điền thơng tin, xoay quanh
15 câu hỏi ngắn có giá trị cho q trình thu thập thơng tin và khơng mất nhiều thời gian
của các bạn sinh viên khi điền form biểu mẫu.

10


Chương III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
1. THỐNG KÊ MƠ TẢ
Hình 1: Biểu đồ mơ tả giới tính

GIỚI TÍNH

43.8%

Nam


56.2%

Nữ

Với tổng thể quan sát là 210 sinh viên, trong đó có 43.8% là nam và 56.2% nữ.
Nhìn chung, tỷ lệ giới tính khơng có sự chênh lệch nhiều.

Hình 2: Biểu đồ mô tả trường

TRƯỜNG
23.3%

25.0%

18.6%

19.0%

18.6%

20.5%

20.0%
15.0%

10.0%
5.0%
0.0%


HCMUE

TDTU

UEH

UEL

UFM

Từ dữ liệu thu thập được cho thấy sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
chiếm 23.3% trong tổng thể 210 sinh viên, tiếp là sinh viên đang theo học tại Trường
Đại học Tài chính – Marketing chiếm 20.5%, Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM chiếm
19%, cuối cùng là Đại học Sư phạm và Đại học Tôn Đức Thắng đều chiếm 18.6%. Tỷ
lệ giữa các trường chênh lệch khá ít giúp quá trình nghiên cứu đánh giá một cách chính
xác hơn.

11


Hình 3: Boxplot thể hiện thời gian đọc sách của sinh viên
Case Processing Summary
Cases
Valid
N
Thoi gian trung binh doc
sach cua sinh vien

Missing


Percent
157

74,8%

N

Total

Percent
53

25,2%

N

Percent
210

100,0%

Nhìn vào biểu đồ hộp ta thấy, phần lớn những bạn sinh viên tham gia khảo sát thì
có thời gian đọc sách trung bình nằm trong khoảng từ 1 – 3 giờ mỗi ngày, chiếm 50%.
Giá trị trung vị của tập dữ liệu là 2, có khoảng 50% số người khảo sát đọc sách nhiều
hơn 2 giờ mỗi ngày và 50% có thời gian đọc sách dưới 2 giờ, 7.5 là giá trị ngoại lệ duy
nhất trên biểu đồ.
Nhìn chung, hình hộp khá đối xứng qua trung vị, tuy nhiên thời gian đọc sách của
tổng thể sinh viên phân bố chưa đồng đều lắm. Có một sự chênh lệch khá lớn, lên đến
7 giờ mỗi ngày giữa người có thời gian đọc sách cao nhất và thấp nhất.


12


Hình 4: Biểu đồ thể hiện nguồn kiến thức tiếp nhận của sinh viên

NGUỒN KIẾN THỨC TIẾP NHẬN

24.8%
Internet
Tivi
5.2%

70.0%

Sách

Hầu hết sinh viên tiếp nhận tri thức từ Internet là chủ yếu, chiếm 70% tổng số
khảo sát, tiếp theo đó mới là sách, chiếm 24.8% và số ít cịn lại chọn tivi, chiếm 5.2%.
Ngày nay, khi cơng nghệ và Internet phủ sóng tồn cầu, sách khơng cịn là nơi lưu trữ
tri thức duy nhất nữa. Thay vào đó, sự nhanh chóng, phong phú và tiện lợi của Internet
đã chiếm dụng vị trí hàng đầu, trở thành nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho sinh
viên.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện sở thích đọc sách của sinh viên
SỞ THÍCH ĐỌC SÁCH

25.2%


Khơng


74.8%

Trong tổng số 210 sinh viên tham gia khảo sát, chỉ có 74.8% u thích việc đọc
sách và có tới 25.2% sinh viên khơng thích đọc sách, chiếm ¼ tổng thể. Đây là một điều
đáng quan ngại khi rất nhiều bạn vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích
mà việc đọc sách mang lại.
13


Hình 6: Biểu đồ mơ tả thể loại sách sinh viên thường hay đọc nhất

THỂ LOẠI SÁCH

40%
35%

34.28%

30%
25%
20%

17.62%
13.33%

15%

8.10%


10%
5%

1.43%

0%
Sách chuyên
ngành

Sách kỹ năng

Truyện tranh

Tiểu thuyết

Khác

Trả lời cho câu hỏi “Bạn thường hay đọc sách thể loại nào?”, 34.28% chọn sách
chuyên ngành, 17.62% chọn sách kĩ năng, tiểu thuyết chiếm 13.33%, truyện tranh chiếm
8.1% và chỉ có 1.43% người chọn thể loại sách khác.
Tỷ lệ sinh viên thường đọc sách chuyên ngành, sách kỹ năng cho thấy họ chú trọng
việc đọc sách để lấy kiến thức, thông tin phục vụ cho việc học tập và hướng đến trau
dồi kỹ năng. Tuy nhiên, truyện tranh là sách để giải trí là chính, khơng có giá trị nhiều
về mặt nội dung cũng như là lượng tri thức mang lại, nó khơng phải là sự lựa chọn tối
ưu nên khơng khuyến khích các bạn đọc nhiều thể loại sách này.

Hình 7: Biểu đồ thể hiện thói quen đọc sách của sinh viên

THÓI QUEN ĐỌC SÁCH


44.29%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

17.62%
10.48%

Bất cứ khi nào có
thời gian rảnh

Chỉ đọc khi thực
sự cần thiết

Trước khi đi ngủ

14

2.38%

Khác


Từ biểu đồ trên cho thấy: 44.29% sinh viên thực hiện khảo sát thường đọc sách
vào thời gian rảnh, 17.62% chỉ đọc khi thực sự cần thiết, 10.48% đọc trước khi đi ngủ.
Điều này cũng dễ hiểu đối với sinh viên, đa phần thời gian biểu của sinh viên rất linh
hoạt và khơng cố định, vì thế thường chọn đọc sách vào những khi rảnh rỗi. Đối với các

sinh viên khác thì chỉ đọc sách và tìm kiếm tài liệu nghiên cứu mỗi khi cần. Đây là một
thói quen khơng tốt cho thấy sinh viên không thực sự chủ động trong việc tìm tịi và học
hỏi từ sách. Thêm vào đó, một số người có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ nhằm
cải thiện giấc ngủ. Với 2.38% người cịn lại có thói quen khác được cho là theo thời
gian biểu đã cố định, khi gặp được một cuốn sách hay hoặc tùy hứng.

Bảng 1: Bảng mô tả mức độ phần trăm đọc hết nội dung một quyển sách mới theo
giới tính
Table 1
Gioi tinh cua sinh vien
Nam
Count

mucdomh

Nu

Column N %

Count

Column N %

(1 - 25%)

2

3,0%

1


1,1%

(26 - 50%)

12

18,2%

20

22,0%

(51 - 75%)

30

45,5%

29

31,9%

(76 - 100%)

22

33,3%

41


45,1%

Total

66

100,0%

91

100,0%

Mức độ phần trăm đọc hết nội dung một quyển sách mới giữa sinh viên nam và
nữ khơng có sự khác biệt lớn.
Bảng thống kê cho thấy, tuy nữ chiếm ưu thế hơn một chút ở mức độ đọc hết
quyển sách mới từ (76 - 100%) trong đó của nữ là 45.1% và của nam là 33.3%. Nhưng
nhìn chung, ở mức độ khá và tốt (từ 51 - 100%) thì tỷ lệ phần trăm đọc hết một quyển
sách mới của sinh viên nam và nữ gần như là xấp xỉ nhau. Chỉ có một số ít sinh viên
ngoại lệ đọc nội dung một quyển sách mới mà không quá 25% và tỷ lệ này là rất thấp ở
cả 2 nhóm, chỉ chiếm 3% sinh viên nam và 1.1% sinh viên nữ.
Tổng quan lại thì yếu tố giới tính chưa có sự tác động rõ rệt đến việc tìm hiểu một
quyển sách mới của sinh viên. Trong khi đó, việc này lại bị chi phối nhiều hơn bởi nhu
cầu, mục đích và thời gian của người đọc. Có thể các bạn khơng tìm thấy được thứ mình
cần sau một thời gian dài đọc quyển sách đó, các bạn muốn tìm hiểu về một lĩnh vực
khác, hay chỉ đơn giản là cảm thấy nội dung của quyển sách đó nó khơng cịn phù hợp
nữa, hay quá bận rộn cho nhiều môn học khác nhau.

15



Bảng 2: Bảng mơ tả thời gian trung bình mỗi ngày dành cho việc đọc sách của
tổng thể sinh viên
Statistics

Thoi gian trung binh doc sach cua sinh vien
Valid

157

N
Missing

53

Mean

2,124

Median

2,000

Mode

2,0

Variance

1,323


Minimum

,5

Maximum

7,5

Percentiles

25

1,000

50

2,000

75

3,000

Số liệu thống kê cho thấy có 157 bạn thích đọc sách và thời gian trung bình các
bạn bỏ ra cho việc đọc sách là hơn 2 tiếng một ngày. Trong đó, 50% số sinh viên dành
ra hơn 2 tiếng mỗi ngày cho việc đọc sách và 50% dành ít hơn 2 tiếng. Trong thời đại
cơng nghệ hiện nay, thì đây là kết quả đáng mong đợi khi mà đa số mọi người đều có
xu hướng sử dụng nhiều các thiết bị cơng nghệ tiên tiến và dần quên đi tầm quan trọng
của việc đọc sách.
Cũng từ phân tích trên ta có thể thấy rõ, chỉ có khoảng 25% số sinh viên dành từ

30 phút – 1 tiếng mỗi ngày cho việc đọc sách và có đến 50% dành từ 1 – 3 tiếng mỗi
ngày, phần lớn là khoảng tầm 2 tiếng. Đây là một con số khá ấn tượng cho thấy các bạn
sinh viên đã có sự đầu tư trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng và nhận thức được
tầm quan trọng của sách trong đời sống. Hơn thế, đây cũng là khoảng thời gian để não
bộ tiếp nhận, xử lý và lưu trữ kiến thức tốt nhất.
Bên cạnh đó, cịn có những bạn dường như có một niềm đam mê với sách, đã dành
ra hơn 3 tiếng đồng hồ, thậm chí là hơn 7 tiếng mỗi ngày cho việc đọc sách, chiếm 25%
trong tổng số 157 sinh viên tham gia khảo sát.
Nhìn chung, tình hình đọc sách ở các bạn sinh viên rất khả quan. Dù trong thời đại
4.0, thời đại công nghệ đổi mới và phát triển, các bạn vẫn không quên dành ra một
khoảng trong quỹ thời gian của mình để đọc sách.

16


Bảng 3: Bảng mơ tả thời gian trung bình một ngày dành cho việc đọc sách của
sinh viên trường UEH
Statistics

Thoi gian trung binh doc sach cua sinh vien
Valid

36

Missing

13

N
Mean


2,653

Median

2,500
2,0a

Mode
Variance

1,726

Minimum

1,0

Maximum

7,5

Percentiles

25

2,000

50

2,500


75

3,375

a. Multiple modes exist. The smallest value is
shown

Khi xét riêng các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 36 trong tổng
số 49 bạn tham gia khảo sát có hứng thú với việc đọc sách, chiếm gần 75%, xấp xỉ tỷ lệ
tổng thể. Tuy nhiên, thời gian các bạn dành ra cho việc đọc sách có vẻ nhỉnh hơn một
chút, trung bình là hơn 2 tiếng rưỡi mỗi ngày và khơng có ai đọc sách dưới 1 tiếng mỗi
ngày.
Ngoài ra, kết quả phân tích cịn cho thấy có tới 75% số sinh viên UEH dành ra ít
nhất 2 tiếng mỗi ngày để đọc sách, trong khi nếu xét cả tổng thể thì con số này chỉ dừng
lại ở mức 50%. Trong đó, 50% có thời gian đọc sách dao động từ 2 đến gần 3 tiếng rưỡi
và khoảng 25% là từ 3 tiếng rưỡi trở lên, cao nhất là 7 tiếng rưỡi mỗi ngày.
Nhìn chung thì dường như các bạn sinh viên UEH đều có một nhận thức rõ ràng
về tầm quan trọng của việc đọc sách và có một sự đầu tư cho việc rèn luyện các kỹ năng,
trình độ chuyên mơn cũng như là việc tìm tịi những điều thú vị từ kho tàng kiến thức
khổng lồ này.

17


Bảng 4: Bảng thống kê mục đích của việc đọc sách

Table 1
Count
Giai tri


84

53,5%

Mo rong von tu

88

56,1%

95

60,5%

Ren luyen ky nang viet

61

38,9%

Trau doi them kien thuc

137

87,3%

Total

157


100,0%

Ren luyen kha nang tu duy,
$gommucdich

Column N %

phan tich

Sách được xem là cầu nối giữa sinh viên và giảng viên, để đảm bảo sinh viên có
thể nắm chắc kiến thức trên giảng đường, giảng viên thường yêu cầu sinh viên phải đọc
sách và tìm hiểu trước nội dung trước khi lên lớp. Hay trước những buổi kiểm tra, sinh
viên thường đọc sách để củng cố lại kiến thức cũ mà giảng viên đã dạy đồng thời tích
lũy kiến thức mới do thời gian trên lớp có hạn khơng được giảng viên đề cập đến. Vì
vậy, mục đích đọc sách phổ biến nhất của nhóm sinh viên là trau dồi kiến thức chiếm
đến 87,3%.
Đọc sách để rèn luyện cũng là một trong những yếu tố giúp sinh viên phát triển
bản thân. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đọc sách để rèn luyện khả năng
tư duy, phân tích chiếm 60,5%, rèn luyện kỹ năng viết chiếm 38,9%.
Đối với nhiều người, đọc sách còn là một hình thức giải trí tốt nhất giúp đầu óc
thư thái, giải tỏa áp lực trong đó sinh viên đọc sách với mục đích giải trí chiếm 84/157
tổng thể.
Ngồi ra, mục đích mở rộng vốn từ cũng rất quan trọng đối với các sinh viên
(56,1%). Một cuốn sách hay không chỉ cung cấp cho bạn những tri thức có giá trị mà
còn giúp bạn khai mở vốn từ, trau dồi văn phong. Có thể thấy chữ nghĩa Tiếng Việt rất
là đa dạng, phong phú và để có thể vận dụng một cách hiệu quả nó vào các bài dự án
hay luận văn tốt nghiệp đạt kết quả cao, sinh viên còn phải học tập, tìm tịi nhiều hơn
và sách chính là người bạn không thể bỏ qua.


18


Bảng 5: Bảng thống kê lý do sinh viên không đọc sách

Table 1
Count

$gomlydo

Column N %

Luoi

26

49,1%

Khong co hung thu

26

49,1%

Ton nhieu thoi gian

9

17,0%


18

34,0%

Khac

9

17,0%

Total

53

100,0%

Cac hoat dong khac hap dan
hon

Theo kết quả khảo sát có 53/210 người chọn khơng đọc sách chiếm 25.24% với
nhiều lý do khác nhau.
Đầu tiên, hai lý do điển hình nhất khiến sinh viên khơng thích đọc sách là do lười
và khơng có hứng thú, đều chiếm tỷ lệ như nhau là 49.1% trên tổng số người bình chọn.
Vì thường xuyên xem TV, “lướt” web, sinh viên dần có thói quen lười đọc, lười suy
nghĩ. Những quyển sách văn học, lịch sử hay khoa học…thường cung cấp nhiều thông
tin, kiến thức nên dung lượng chữ lớn, không tạo được sự hứng thú, gây ra tâm lý chán
nản cho sinh viên.
Bên cạnh đó, 34% trong số sinh viên khơng thích đọc sách cho rằng các hoạt động
khác hấp dẫn hơn, thú vị hơn. Hiện nay, trên các kênh đa phương tiện có hầu hết những
video, âm thanh, hình ảnh truyền tải kiến thức cho sinh viên ngồi sách giấy, giáo trình.

Việc này có thể giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, dễ tiếp thu, dễ hiểu và dễ nhớ hơn vì
đa số sinh viên nói riêng và học sinh các cấp nói chung thường có hứng thú học tập với
hình ảnh, âm thanh. Trong khi đó, đọc sách thiếu đi sự tương tác khiến cho sinh viên
khơng kiên trì và dễ bị sa vào các thú vui khác.
9/53 sinh viên lại cho rằng việc đọc sách khá là tốn thời gian. Thời gian trong ngày
của mỗi người là hữu hạn, không đủ để san sẻ cho quá nhiều hoạt động. Tuy nhiên việc
đọc sách là cả q trình tích lũy, cho nên mỗi ngày trích ra một ít, khoảng tầm 30 phút
trong quỹ thời gian rảnh của mình để đọc sách cũng khơng phải là điều gì q khó khăn.
Ngồi ra, một số bạn còn đưa ra những lý do như là đọc sách gây mỏi mắt hay là
có thời gian rảnh thì đi ngủ hoặc là làm những điều mình thích. Đây là quan niệm sai
lầm, đáng báo động về nhận thức của sinh viên đối với việc đọc sách. Họ chưa nhận ra
được ích lợi quan trọng của sách và tác động của sách tới việc học tập và đời sống của
họ.

19


Hình 8: Biểu đồ thể hiện tần suất phần trăm mức độ quan tâm về tiêu chí chọn
sách

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT THỂ HIỆN MỨC ĐỘ QUAN
TÂM VỀ TIÊU CHÍ CHỌN SÁCH CỦA SINH VIÊN
Nhận xét của người đọc
6.37%7.01%
trước

15.29%

35.67%


35.67%

3.18%

Giá

21.66%

43.31%

26.75%

5.10%

Số trang

7.64% 10.83%

Bìa sách

8.28% 9.55%

39.49%

36.31%

30.57%

31.85%


11.46%

14.01%

4.46%

Tác giả

13.38%

36.31%

33.76%

12.10%

2.55%

Nội dung sách

4.46%

36.94%

55.41%

0.64%

Rất khơng quan tâm


Khơng quan tâm

Bình thường

Quan tâm

Rất quan tâm

Nhận xét:
Nhìn chung thì hầu hết sinh viên khi chọn sách đều có xu hướng quan tâm nhiều
đến nội dung sách, tiếp theo đó là nhận xét của người đọc trước và giá sách. Ba tiêu chí
cuối cùng là số trang, bìa sách hay tác giả tuy khơng có mức độ quan tâm cao như những
tiêu chí trên nhưng vẫn là điều được sinh viên cân nhắc trước khi chọn sách.
Nội dung sách: Nội dung sách có thể xem là một tiêu chí hàng đầu để sinh viên
đưa ra quyết định có chọn sách hay khơng. Khi mà có tới 55.41% sinh viên đánh giá là
rất quan tâm và 36.94% quan tâm đến nội dung sách. Điều này chứng tỏ sinh viên đọc
sách có chọn lọc nhiều hơn và thường ưu ái cho những quyển sách có nội dung mà mình
thích hoặc về lĩnh vực mà mình quan tâm. Đối lập với điều này là vẫn còn sinh viên
chọn rất không quan tâm và không quan tâm về nội dung sách ( chiếm 3.19%) có thể
do họ đọc theo phong trào, đọc vì khơng biết làm gì,... nhưng con số này khơng đáng
kể.
Tác giả: Có đến 33.76% sinh viên quan tâm và 12.1% rất quan tâm đến tiêu chí
này. Đối với một số độc giả, khi quyết định lựa chọn sách thì đa phần sẽ hướng về
những quyển sách của những tác giả nổi tiếng bởi để có được danh tiếng như vậy thì họ
20


đã tạo ra những tác phẩm văn học để đời và tất nhiên chất lượng tác phẩm sẽ đi liền với
danh tiếng của họ. Mặc khác, mỗi tác giả có một lối viết khác nhau, có thể các bạn cảm
thấy văn phong của tác giả đó phù hợp với mình và u thích câu từ của họ. Bên cạnh

đó cịn có 36.31% sinh viên xem tiêu chí đó là bình thường, chiếm tỷ lệ khơng nhỏ. Chỉ
có 13.38% sinh viên khơng quan tâm và 4.46% rất khơng quan tâm.
Bìa sách: 45.86% các sinh viên quan tâm và rất quan tâm đến yếu tố này, và có
14.01% sinh viên ít quan tâm, 8.28% khơng quan tâm đến tiêu chí này, qua đó chứng tỏ
sinh viên cũng rất dễ bị thu hút bởi vẻ bề ngồi của sách. Màu sắc và hình ảnh in trên
bìa sách càng bắt mắt sẽ càng dễ thu hút ánh nhìn từ người đọc nhiều hơn.
Số trang: Đa phần sinh viên xem số trang là tiêu chí bình thường khi quyết định
lựa chọn sách với tỷ trọng 39.49%. 10.83 % khác đánh giá là không quan tâm và 7.64%
rất không quan tâm đến số trang sách. Đối với những sinh viên nếu đã thực sự muốn
tìm tịi học hỏi qua những trang sách thì họ sẽ hy vọng lượng tri thức mà quyển sách đó
mang lại lớn đến đâu hơn là quyển sách đó nó dày như thế nào. Tuy nhiên, vẫn cịn có
rất nhiều bạn quan ngại về số lượng trang khi chọn sách, trong đó, 30.57% sinh viên
quan tâm và 11.46% rất quan tâm đến tiêu chí này.
Giá cả: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chí chọn sách của các sinh viên.
Quan sát thấy có đến 43.31% sinh viên quan tâm và 26.75% rất quan tâm đến giá của
một quyển sách mà họ cần mua; có 21.66% sinh viên cho rằng giá cả là tiêu chí bình
thường khi quyết định chọn mua sách nhưng chỉ có 5.1% sinh viên khơng quan tâm và
3.18% rất khơng quan tâm đến giá cả. Điều đó có thể lý giải bởi giá của một quyển
sách khơng phải rẻ, tuy nhiên, đa số sinh viên vẫn đang đi học chưa có thu nhập ổn định,
cịn phụ thuộc vào chu cấp từ gia đình thì sẽ quan tâm đến giá cả; Mặt khác, một số sinh
viên có gia cảnh tốt hay có thêm nguồn thu nhập từ việc làm thêm, thì thường ít để ý
đến giá cả.
Nhận xét của người đọc trước: Tiêu chí này rất quan trọng đối với việc lựa chọn
sách, nếu đánh giá của những người mua trước tốt thì khả năng khách hàng mua sách
đó sẽ rất cao. Tỷ lệ sinh viên quan tâm và rất quan tâm đến tiêu chí này khá cao, đều
chiếm 35.67% . Có 15,29 % sinh viên cho rằng nhận xét của người đọc trước là bình
thường, khơng đáng cân nhắc, 7.01% sinh viên đánh giá là không quan tâm và chỉ 6.37%
rất khơng quan tâm đến tiêu chí này.

21



2. THỐNG KÊ SUY DIỄN
Bảng 6: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và cách đọc sách
Case Processing Summary
Cases
Valid
N
Cach doc sach cua sinh vien *
Gioi tinh cua sinh vien

Missing
Percent

157

N

74,8%

Total

Percent

53

N

25,2%


Percent

210

100,0%

Cach doc sach cua sinh vien * Gioi tinh cua sinh vien Crosstabulation
Gioi tinh cua sinh vien
Nam
Count

Total

Nu
42

62

104

63,6%

68,1%

66,2%

9

11


20

13,6%

12,1%

12,7%

15

18

33

22,7%

19,8%

21,0%

66

91

157

100,0%

100,0%


100,0%

Doc theo thu tu dau trang den
% within Gioi tinh cua sinh

cuoi trang

vien
Count
Cach doc sach

Doc luot cac noi dung

% within Gioi tinh cua sinh

cua sinh vien

vien
Count
Chi doc nhung phan chinh lien
quan den noi dung nghien cuu

% within Gioi tinh cua sinh
vien
Count

Total

% within Gioi tinh cua sinh
vien


Chi-Square Tests
Value

df

Asymp. Sig. (2sided)

,347a

2

,841

Likelihood Ratio

,346

2

,841

Linear-by-Linear Association

,315

1

,575


N of Valid Cases

157

Pearson Chi-Square

a. 0 cells (,0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 8,41.

22


×