Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Trồng rừng thâm canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.94 KB, 49 trang )

MỤC LỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRỒNG RỪNG THÂM CANH
Học viên thực hiện:
Nguyễn Tất Đạt
Lớp:
K28A - Lâm học
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Xuân Trường

Năm - 2021


ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................5
1.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước....................................................................................5

1.1.1. Nghiên cứu chọn tạo giống...........................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu về các biện pháp lâm sinh trong trồng rừng keo và bạch đàn
14
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................................20

1.2.1. Nghiên cứu cải thiện giống.........................................................................20
1.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh.................................................................27
1.3.



Đánh giá hiệu quả kinh tế, lập địa và chất lượng gỗ lớn...............................................34

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................37
2.1. Khả năng về thị trường......................................................................................................37
2.2. Khả năng về kinh tế...........................................................................................................37
2.3. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ngay trong quá trình nghiên cứu......37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến 31 tháng 12 năm 2018 tổng diện tích rừng của nước ta có hơn
14,491 triệu ha. Trong đó, rừng tự nhiên có gần 10,256 triệu ha, rừng trồng có
gần 4,236 triệu ha, độ che phủ của rừng đạt 41,65% (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2019b). Phần lớn rừng tự nhiên sản xuất là rừng nghèo kiệt, trữ lượng bình quân
thấp dưới 100m3/ha, khả năng tái sinh tự nhiên kém, tăng trưởng rất chậm từ 24m3/ha/năm tùy theo từng trạng thái rừng. Vì vậy, Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã
thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2014, nên nguồn gỗ cung cấp cho sản
xuất từ rừng tự nhiên hầu như khơng cịn. Mặt khác, rừng trồng sản xuất chỉ có
hơn 3,5 triệu ha, phần lớn là trồng các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn và
thông nhằm kinh doanh gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu. Việc phát triển rừng trồng gỗ lớn trong những
năm trước đây ít được quan tâm, nên khả năng cung cấp gỗ lớn từ rừng trồng
cũng hạn chế. Lượng gỗ lớn được khai thác từ vườn rừng hoặc cây trồng phân
tán không đủ sử dụng tại chỗ của người dân địa phương. Điều đáng chú ý trong
khoảng 10 năm gần đây Việt Nam là nước xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất trong khu
vực, trung bình mỗi năm khoảng 6-8 triệu tấn, được khai thác chủ yếu từ rừng
trồng, nhưng thị trường loại sản phẩm này không bền vững, giá trị gia tăng thấp
và khơng ổn định. Trong khi đó nhu cầu sử dụng gỗ lớn để sản xuất đồ mộc
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của các cơ sở chế biến ngày càng gia
tăng. Theo thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thì năm 2015 các cơ

sở chế biến đã sử dụng lượng gỗ tròn là 32,300 triệu m 3, năm 2016 là 34,126
triệu m3, năm 2017 là 38,423 triệu m3 và năm 2018 là 41,718 triệu m 3. Tuy
nhiên, lượng gỗ khai thác trong nước chỉ đáp ứng được một phần của sản xuất,
chủ yếu là gỗ keo, bạch đàn, mỡ và cao su. Còn lại vẫn phải nhập khẩu một
lượng gỗ khá lớn từ nước ngồi, chỉ tính riêng gỗ trịn đã nhập năm 2015 là
8,282 triệu m3, năm 2016 là 7,289 triệu m3, năm 2017 là 8,468 triệu m3 và năm
2018 là 9,725 triệu m3 (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Hơn nữa, thị trường xuất
khẩu các sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng,
năm 2005 sản phẩm đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu


sang được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng 2018 sản phẩm đồ gỗ Việt Nam
đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2019). Như vậy, nhu cầu sử dụng gỗ lớn để chế biến đồ mộc sử dụng
trong nước và xuất khẩu hiện tại cũng như tương lai là rất lớn
Để đáp ứng nhu cầu gỗ cho sản xuất trong thời gian tới, Đề án tái cơ cấu
ngành Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được phê duyệt và thực
hiện từ năm 2013 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013), một trong những nội dung
quan trọng của Đề án là phải xây dựng được các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ
lớn tập trung với qui mô khoảng 1,2 triệu ha. Trong giai đoạn trước mắt, trước
hết phải tập trung vào những loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn và thơng.
Hiện nay, nhiều diện tích rừng keo và bạch đàn sau khai thác được tái canh lặp
đi lặp lại từ 2-3 chu kỳ liên tục, nên năng suất gỗ ngày càng giảm sút, nguy cơ
phát dịch sâu bệnh hại rất cao, đối tượng đất này đã có một đề tài khác nghiên
cứu. Còn lại, đối tượng đất chưa từng được trồng keo và bạch đàn vẫn còn một
số diện tích phân bố rải rác ở các địa phương, đối tượng đất này được gọi là "đất
mới" đối với các lồi keo nói chung. Tuy nhiên, đối tượng đất mới phù hợp để
trồng keo hầu như khơng cịn, chỉ cịn lại một số ít diện tích, nhưng có một số
yếu tố giới hạn cần phải nghiên cứu đưa vào sử dụng để phát triển rừng trồng
cung cấp gỗ lớn. Các yếu tố giới hạn của đối tượng đất mới chủ yếu là độ cao

lớn hơn 500m so với mực nước biển, hoặc đất có tỷ lệ sỏi đá lẫn cao từ 25-35%,
thậm chí trên 40%, hoặc đất có độ dốc lớn trên 20 độ, nên mức độ thâm canh
gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, theo các tài liệu tham khảo 3 loài keo là
đối tượng nghiên cứu của đề tài sinh trưởng tốt nhất ở độ cao dưới 400m so với
mực nước biển, nơi đất sâu và ẩm. Ngoài ra, kỹ thuật trồng rừng thâm canh các
loài keo tuy đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian trước đây và đã đạt
được những thành tựu nhất định, năng suất khá cao, nhưng chủ yếu phục vụ mục
tiêu kinh doanh gỗ nhỏ làm dăm và bột giấy. Việc nghiên cứu hệ thống các biện
pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn các loài keo hầu như chưa được đề
cập đến trên các dạng đất mới, gần đây mới chỉ có một số cơng trình nghiên cứu
chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn cho Keo lai và Keo


tai tượng. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng
thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn cung cấp gỗ lớn phục vụ Đề án
tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp là rất cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tế
sản xuất hiện nay.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.1.1. Nghiên cứu chọn tạo giống
a. Các loài keo
Keo tai tượng: những năm gần đây, diện tích rừng trồng đã tăng lên đáng
kể ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Indonesia là nước
trồng Keo tai tượng nhiều nhất thế giới, với diện tích khoảng 1,2 triệu ha
(Nirsatmanto et al., 2004). Loài keo này đã thể hiện khả năng thích ứng cao với
các lập địa thối hóa có pH từ 4,5-6,5, sinh trưởng nhanh và các tính chất gỗ phù
hợp cho cơng nghiệp chế biến gỗ (Nirsatmanto et al., 2004). Gỗ Keo tai tượng
có tỷ trọng 0,45 - 0,50, nhưng ở giai đoạn sau 12 tuổi có thể đạt 0,59 (Turnbull

et al., 1992). Riêng ở Indonesia, năm 2006, sản lượng bột giấy của Keo tai
tượng đã đạt tới 9 triệu m3/năm, trong khi sản lượng gỗ xẻ của loài này cũng đạt
được 165.000 m3/năm (Nirsatmanto et al., 2004).
Tăng trưởng của các giống Keo tai tượng biến động rất khác nhau ở các
nước trên thế giới, từ 20-44m3/ha/năm phụ thuộc vào giống, lập địa và biện pháp
kỹ thuật lâm sinh (Turnbull et al., 1998; Nirsatmanto& Kurinobu, 2002; Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2003). Keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn ở những nước gần
xích đạo và chậm hơn ở các nước xa xích đạo (Awang&Taylor, 1993). Để có
được các giống tốt như vậy, công tác cải thiện giống Keo tai tượng đã được chú
trọng ngay từ đầu ở nhiều nước. Nhiều khảo nghiệm xuất xứ và quần thể chọn
giống đã được xây dựng ở nhiều nước (Turnbull et al., 1998). Giai đoạn 19902000, các nghiên cứu cải thiện giống thường tập trung vào việc tìm ra những
xuất xứ hay những dịng vơ tính có năng suất cao. Các khảo nghiệm xuất xứ ở
một số nước đã cho thấy biến dị di truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân và một
số tính chất về cành là rất lớn, đặc biệt có sự khác biệt giữa 3 vùng phân bố tự
nhiên khác nhau của Keo tai tượng (Papua New Guinea - PNG, Queensland Qld và North Teritory - NT), cũng như sự khác nhau rõ rệt giữa các xuất xứ của
cùng một vùng địa lý. Các xuất xứ có nguồn gốc từ PNG có sinh trưởng nhanh


hơn so với các xuất xứ có nguồn gốc từ Qld và NT (Awang&Taylor, 1993). Các
xuất xứ có nguồn gốc từ Far North Queensland (FNQ) thể hiện khả năng chống
chịu gió mạnh tốt nhất (Susumu & Rimbawanto, 2004). Ở Malaixia, 5 xuất xứ
có triển vọng được xác định là Western Province (PNG), Claudie River (Qld),
Broken Pole Creke (Qld), Abergowrie (Qld) và Olive River (Qld) (Khamis bin
Selamat, 1991). Ở Trung quốc, dựa vào sinh trưởng và dạng thân đã chọn được
các xuất xứ có triển vọng của Keo tai tượng là Abergowie (Qld), Claudie River
(Qld), và Oriomo (PNG) (dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Ở Philipin cũng
xác định được 4 xuất xứ tốt nhất là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), và Claudie
River (Qld) (Baggayan & Baggayan, 1998). Giai đoạn 2000-2010, các nghiên
biến dị di truyền ở mức độ gia đình mới bắt đầu được chú trọng, nhằm cải thiện
các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ trọng gỗ. Các kết quả đã chỉ

ra rằng biến dị di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài keo này
biến động từ thấp tới trung bình (Nirsatmanto & Kurinobu, 2002; Arnold &
Cuevas, 2003; Susumu & Rimbawanto, 2004), trong khi biến dị di truyền là
trung bình cho tỷ trọng gỗ (Susumu & Rimbawanto, 2004). Nhìn chung, tương
quan di truyền giữa sinh trưởng và chất lượng thân cây là tương quan dương
(Arnold & Cuevas, 2003), tức là cải thiện sinh trưởng cũng đồng thời cải thiện
chất lượng thân cây. Tăng thu di truyền thực tế của các lô hạt thu từ vườn giống
thế hệ hai tại Indonesia đạt 3.1% - 5.2% cho sinh trưởng và độ thẳng thân. Chọn
lọc tổng hợp 3 tính trạng này được khuyến nghị sử dụng để chọn lọc gia đình
(Nirsatmanto et al., 2004). Tương tác di truyền-hồn cảnh cũng đã xác định là
có ý nghĩa giữa Sumatra và Kalimantan, Indonesia, nhưng tương tác này phụ
thuộc vào tuổi và tính trạng nghiên cứu (Susumu & Rimbawanto, 2004).
Nhân giống sinh dưỡng cũng đã được xác định là một lựa chọn khả quan
nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng Keo tai tương (Walker & Haines
1998). Ảnh hưởng của các chất đa lượng và vi lượng, ảnh hưởng của tuổi cây
mẹ (Monteuuis, 1995; Monteuuis, et al., 1995), ảnh hưởng của auxin và chế độ
tối (Monteuuis, 2000), các bước trẻ hóa vật liệu (Pierik, 1990), ảnh hưởng của vị
trí chồi (Poupard et al., 1994) đã được nghiên cứu trong nhân giống mô Keo tai


tượng. Năm 2005, công ty giấy RAPP – Indonesia đã nghiên cứu ứng dụng
chương trình trồng rừng gia đình dịng vơ tính (Clonal Family Forestry – CFF)
cho Keo tai tượng, tức là trồng rừng gia đình bằng nhân giống sinh dưỡng hàng
loạt các gia đình ưu việt và các tổ hợp lai tốt nhất (Griffin et al., 2010). Rừng
trồng gia đình dịng vơ tính được áp dụng cho những lồi cây mà khơng thể nhân
giống vơ tính cho từng dịng để phục vụ trồng rừng, chẳng hạn như Keo tai
tượng và Keo lá liềm.
Song song với công tác cải thiện giống, tìm hiểu các tính chất cơ lý gỗ của
lồi và của từng giống Keo tai tượng cũng đã được nghiên cứu, nhưng còn chưa
nhiều. Ani và Lim (1993) ghi nhận biến động tỷ trọng gỗ Keo tai tượng tăng

theo tuổi và biến động rất lớn giữa các cá thể. Lim và Gan (2000) cũng kết luận:
Keo tai tương tại 14 năm tuổi có tỷ trọng tăng từ lõi ra vùng giữa thân và sau đó
giảm tới phần giác, trong khi nó lại tăng theo chiều cao cây (Lim & Gan, 2000;
Ani & Lim, 1993). Bệnh rỗng ruột ở các loài keo, đặc biệt là Keo tai tương (do
một vài loại nấm gây ra) làm giảm chất lượng gỗ của Keo tai tương, ảnh hưởng
tới các tính chất bột giấy, giảm hiệu suất sử dụng gỗ và chất lượng cơ lý gỗ.
Mức độ rỗng ruột phản ánh nguồn giống hẹp và kỹ thuật lâm sinh chưa hoàn
thiện (Old, 1998). Rỗng ruột cũng biến động lớn giữa các lập địa (từ 6.7% ở
East Kalimantan tới 46.7% ở West Java) và giữa các xuất xứ (Old, 1998). Hiện
tượng rỗng ruột có tỷ lệ rất cao ở rừng trồng Keo tai tượng tại Malaysia, từ 5098%, nhưng tỷ lệ gỗ bị phá hoại bởi rỗng ruột lại thấp, khoảng 1% thể tích gỗ
(Mahmud et al., 1993). Tuy nhiên, các nghiên cứu về rỗng ruột còn cần phải tập
trung vào xác định mức độ rỗng ruột ở các cấp tuổi; mối quan hệ giữa độ rỗng
ruột với các xuất xứ, gia đình và dịng, ảnh hưởng của môi trường đến rỗng ruột.
Keo lá tràm: là một trong ba lồi keo có triển vọng nhất trong các loài
thuộc chi Keo và được gây trồng rộng rãi ở nhiều nước, đây là loài cây đa tác
dụng, sinh trưởng nhanh, và phù hợp cho gỗ xẻ (Harwood, 1993; Turnbull et al.,
1998). Keo lá tràm có thể thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt
với các dạng lập địa bị thoái hoá hoặc đất trống đồi trọc. Gỗ Keo lá tràm có tỷ
trọng tương đối cao (0,5 - 0,7 g/cm 3), thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, nên được


dùng phổ biến làm gỗ xẻ, đồ gia dụng và đồ thủ công mỹ nghệ (Pinyopusarerk,
1990). Chu kỳ kinh doanh của cây Keo lá tràm thường dài hơn so với Keo tai
tượng và Keo lai, từ 8 đến 12 năm với mục tiêu làm gỗ nguyên liệu (Chomcharn
et al., 1986). Nghiên cứu biến dị di truyền về tính trạng sinh trưởng (chiều cao,
đường kính và thể tích), độ thẳng thân, các tính trạng cành (góc phân cành và độ
dày cành) và các tính chất gỗ (tỷ trọng, độ co rút gỗ, độ uốn tĩnh và độ uốn đứt
gãy) đã được nghiên cứu và ghi nhận rất sớm từ những chương trình cải thiện
giống Keo lá tràm. Tương tự như Keo tai tượng, hầu hết các nghiên cứu chọn
giống chỉ được thực hiện ở mức độ xuất xứ, khá ít các nghiên cứu tiến hành ở

mức độ gia đình. Qua đó khẳng định biến dị giữa các xuất xứ là khá lớn về các
tính trạng sinh trưởng, và có sự khác biệt rõ ràng giữa 3 vùng phân bố chính
cũng như giữa các xuất xứ trong 1 vùng của Keo lá tràm (Kamis et al., 1994;
Nghia, 2003). Nói chung, các xuất xứ từ Queensland và PNG có sinh trưởng
hơn hẳn các xuất xứ từ Northern Territory (Otsamo et al., 1996). Biến động vĩ
độ của các khu phân bố loài này cũng ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của các
xuất xứ trong các khảo nghiệm ở nhiều nước (Khasa et al., 1995). Khi trồng tại
cùng một lập địa, các xuất xứ phía Bắc, đặc biệt các xuất từ Papua New Guinea
(vĩ độ thấp), sinh trưởng tốt hơn các xuất xứ ở phía Nam (vĩ độ cao). Cùng với
các khảo nghiệm lồi và xuất xứ, trong khoảng 10 năm gần đây các kỹ thuật di
truyền phân tử cũng đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu chọn giống cây
rừng. Các nghiên cứu di truyền phân tử được dùng để đánh giá mức độ đa dạng
di truyền trong quần thể và giữa các quần thể, tỷ lệ giao phấn chéo trong quần
thể. Các nghiên cứu của Moran và công sự (1989) và Wickneswari và Norwati
(1993) sử dụng chỉ thị phân tử isozyme trong đánh giá đa dạng di truyền của
quần thể Keo lá tràm tự nhiên tại Australia và cho thấy sự sai khác khá cao giữa
các quần thể và sự sai khác di truyền là do sự sai khác giữa các cá thể trong quần
thể. Cây Keo lá tràm có nguồn gốc từ Queensland và Papua New Guinea có tỷ lệ
thụ phấn chéo khá cao, trong khi quần thể tại Northern Territory có tỷ lệ tự thụ
phấn cao nhất so với các xuất xứ khác (Wickneswari and Norwati, 1993). Điều
này có thể lý giải cho sự sai khác về sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi


của các xuất xứ trong các khảo nghiệm và là cơ sở quan trọng trong chọn lọc cá
thể.
Nghiên cứu chọn giống ở mức độ gia đình trong lồi Keo lá tràm hiện nay
chỉ được rất ít các cơng trình nghiên cứu. Các tác giả khẳng định biến động di
truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân và tính trạng cành trong các gia đình Keo lá
tràm tại khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 là thấp (0,1-0,2) (Luangviriyasaeng and
Pinyopusarerk, 2002). Xu hướng tương quan di truyền giữa sinh trưởng với độ

thẳng thân, và góc phân cành chỉ là tương quan di truyền yếu và không sai khác
rõ ràng (Khasa et al., 1995), chứng tỏ khơng có mối quan hệ di truyền giữa sinh
trưởng với độ thẳng thân. Đối với tính trạng sinh trưởng (đường kính và chiều
cao), tương tác di truyền hồn cảnh đã được tìm thấy tại Zaire (Khasa et al.,
1995). Các nghiên cứu về cải thiện các tích chất gỗ của Keo lá tràm còn rất hạn
chế, hầu hết các nghiên cứu tập trung nghiên cứu khối lượng riêng của. Tại Ấn
Độ, sự khác biệt rất rõ ràng về tỷ trọng gỗ giữa 12 xuất xứ Keo lá tràm đã được
ghi nhận bởi Khasa và các cộng sự (1995). Tương tự, Mahat (1999) cũng tìm
thấy sự khác biệt này trong 28 xuất xứ tại Malaysia, nhưng khơng có sự khác
biệt về khối lượng riêng của gỗ giữa 3 vùng địa lý là Papua New Guinea,
Queensland và Northern Territory. Tương quan giữa khối lượng riêng của gỗ và
các tính trạng sinh trưởng trong Keo lá tràm là tương quan âm, nhưng khơng có
sai khác (Khasa et al., 1995; Mahat, 1999). Tương quan giữa độ co rút gỗ và
đường kính được tìm thấy rất yếu (Kumar et al., 1987; Khasa et al., 1995). Độ
co rút gỗ liên quan chặt chẽ với khối lượng riêng của gỗ và điểm bão hòa nước
của gỗ (fibre-satuation point). Ảnh hưởng khối lượng riêng của tới độ co rút gỗ
trong Keo lá tràm lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của điểm bão hòa nước của
gỗ (Sekhar et al., 1967). Rất ít các nghiên cứu biến dị di truyền về các tính chất
cơ lý gỗ. Chí phí nghiên cứu về các tính chất cơ lý gỗ quá cao, và số lượng mẫu
nghiên cứu lớn có thể là những nguyên nhân mà rất ít các nghiên cứu biến dị di
truyền về tính chất cơ lý gỗ. Đến này, các nghiên cứu biện di về tính chất gỗ Keo
lá tràm đã khẳng định có sự sai khác rõ ràng giữa các xuất xứ (Hazani, 1994;
Nor Aini et al., 1997), giữa các cây và giữa các chiều cao của cây (Keating and


Bolza, 1982; Chomchran et al., 1986; Kumar et al., 1987; Aggarwal et al.,
2002).
b. Các lồi Bạch đàn
Bạch đàn urơ (Eucalyptus urophylla ST. Blake): có nguồn gốc từ
Indonesia và Đơng Timor, có sức sinh trưởng nhanh, có khả năng thích nghi với

các lập địa khác nhau và đang được sử dụng để gây trồng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới như Indonesia, Malaysia, Australia, Brazil, Nam Phi, Congo, Trung
Quốc. Hàng trăm loài bạch đàn đã được khảo nghiệm ở nhiều nước, song chỉ có
ít lồi và xuất xứ được chọn để trồng rừng trên diện tích rộng như Bạch đàn urô
(Davdson, 1998). Các nghiên cứu cải thiện giống (Eldridge et al., 1993; Hodge
et al., 2001; Ngulube, 1989; Tripiana et al., 2007; Vercoe & Clarke, 1994; Wei
& Borralho, 1998a) đã chỉ ra rằng các xuất xứ ở vùng thấp từ đảo Flores nhìn
chung sinh trưởng tốt tại các địa điểm trồng thuộc vùng thấp. Hơn nữa biến dị
lớn giữa các xuất xứ về khối lượng riêng của gỗ đã được tìm thấy ở Nam Phi
(Darrow & Roeder, 1983; và Malawi (Ngulube, 1989). Ngulube (1989) cũng đã
phát hiện khối lượng riêng của gỗ ở các xuất xứ có xu hướng giảm khi độ cao
phân bố của xuất xứ tăng. Tuy nhiên sự khác biệt về khối lượng riêng của gỗ
không đáng kể giữa các xuất xứ ở vùng thấp tại các khảo nghiệm ở Trung Quốc
(Wei & Borralho, 1997).
Ở Bạch đàn urô, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh
trưởng biến động từ 0,10 đến 0,30, với giá trị trung bình là 0,20. Hệ số biến
động di truyền lũy tích nằm trong khoảng 7% đến 13% cho đường kính và chiều
cao (Wei & Borralho, 1997). Khối lượng riêng của gỗ có hệ số di truyền biến
động trong khoảng 0,29 đến 1,0, với giá trị trung bình 0,67. Hàm lượng
cellulose và hiệu suất bột giấy có hệ số di truyền từ trung bình đến cao và hệ số
biến động di truyền lũy tích về hàm lượng cellulose và hiệu suất bột giấy khẳng
định chúng biến động từ 2 đến 3% (Raymond et al., 2001; Raymond &
Schimleck, 2002; Schimleck et al., 2004). Tương quan di truyền giữa các tính
trạng sinh trưởng và khối lượng riêng của gỗ của Bạch đàn urô thường không


đồng nhất, với khoảng biến động từ -0,36 đến -0,04 (Wei & Borralho, 1997;
Ignacio-Sasnchez et al., 2005). Nhìn chung mối tương quan được ước tính có sai
số lớn và khơng có ý nghĩa. Sự tương tác kiểu gen – hồn cảnh thường rất mạnh
cho tính trạng sinh trưởng trong Bạch đàn urơ và các lồi khác (Mahmood et al.,

2003; Mori et al., 1988; Pinyopusarerk et al., 1996; Raymond et al., 2001;
Varghese et al., 2008). Ngược lại sự tương tác này thường yếu đối với khối
lượng riêng của gỗ, hàm lượng cellulose và hiệu suất bột giấy (Kube et al.,
2001; MacDonald et al., 1997; Raymond, 2002; Raymond at al., 2001; Wei &
Borralho, 1997). Những kết quả này có một số ý nghĩa quan trọng cho các
chương trình cải thiện giống cây rừng, như vậy trong chọn lọc sinh trưởng thì
các kiểu gen phải được thử nghiệm rộng rãi trên các lập địa khác nhau nhằm
chọn được kiểu gen tốt nhất cho từng loại lập địa, nhưng chọn lọc khối lượng
riêng của gỗ và hiệu suất bột giấy có thể chỉ cần giới hạn ở 1-2 lập địa để chọn
được các kiểu gen ưu việt.
Các giống lai giữa các loài bạch đàn là hướng đi mà các nhà chọn giống từ
lâu đã rất quan tâm. Năm 1963, Shelbourne và Danks (1963) đã tạo ra tổ hợp lai
giữa [E. torelliana x (E. urophylla x E. pellita)] ở Philippines. Chương trình cải
thiện giống bạch đàn dựa trên phép lai đôi và lai ba cũng được thực hiện tại
Brazil. Sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thể lai ba [E. urophylla x
(E. camaldulensis x E. grandis)] vượt trội các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai
đôi giữa E. grandis x E. urophylla, E. grandis x E. camaldulensis, E. urophylla x
E. camaldulensis và các lồi thuần như Bạch đàn urơ và grandis (Assis, 2000).
Theo Martin (1989) thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác lồi được tạo
ra ở chi bạch đàn, trong đó Viện lâm nghiệp nhiệt đới Trung Quốc cũng tạo ra
204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các loài E. tereticornis, E.
camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna và E. pellita. Trong đó một số
cây cá thể lai từ tổ hợp E. urophylla x E. tereticornis và E. urophylla x E.
camaldulensis đã có ưu thế lai về sinh trưởng so với bố mẹ của chúng. Cây lai
có thể vượt bố mẹ với các giá trị tương ứng là 120,7% và 89,4% ( Shen, 2000).
Thông thường ưu thế lai thể hiện rõ hơn trong những điều kiện môi trường sống


bất lợi và chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình thường. Nghiên cứu
của Verryn (2000) cho thấy những tổ hợp lai có khả năng chống chịu với điều

kiện môi trường bất lợi tốt là E. grandis x E. camaldulensis, E. grandis x E.
tereticornis, E. grandis x E. urophylla. Nghiên cứu ưu thế lai về năng suất được
thực hiện ở các tổ hợp lai E. grandis x E. urophylla và E. pellita x E. urophylla,
kết quả cho thấy chúng đều là những tổ hợp lai có ưu thế lai vượt hơn các loài
thuần và được trồng thành rừng kinh tế ở Brazil và Congo (Eldridge, 1993). Ưu
thế lai về sinh trưởng và tính chịu lạnh đã được tìm thấy ở tổ hợp lai E. grandis
x E. nitens, còn ưu thế lai về sinh trưởng và chống chịu bệnh loét thân thể hiện ở
tổ hợp lai E. grandis x E. urophylla (Verryn, 2000). Tính ưu trội về chịu lực
cũng như khả năng làm bột giấy của các tổ hợp lai E. urophylla x E. grandis tốt
hơn so với E. urophylla x E. pellita (Bauvet, 1997). Tổ hợp lai E. grandis x E.
urophylla có năng suất rừng trồng lên tới 45,5 m 3/ha (2,5 tuổi) trong lúc xuất xứ
Wetar tốt nhất của Bạch đàn urô chỉ đạt 29,31 m3/ha (Turvey, 1995).
Bạch đàn E. pellita có khả năng lai giống với các loài bạch đàn khác như
bạch đàn E. brassiana, Bạch đàn urô và Bạch đàn camal tạo ra các giống lai có
ưu thế lai rất tốt về sinh trưởng, đồng thời có tính chất gỗ tốt và có khả năng
chống chịu sâu bệnh và các điều kiện hạn hán tốt (Harwood, 1998). Công ty
PICOP của Philippines đã khảo nghiệm một số tổ hợp lai E. deglupta x E.
pellita, E. urophylla x E. pellita (Siarot, 1986 - dẫn từ Harwood, 1998). Kết quả
khảo nghiệm sau 4 năm thu được chiều cao trung bình tổ hợp lai E. pellita x E.
urophylla đạt 20 m, gia đình tốt nhất của E. urophylla đạt 17 m, trong khi đó
xuất xứ tốt nhất từ Queensland của E. pellita là 15 m. Chương trình cải thiện
giống cho Bạch đàn pellita dựa trên phép lai thuận nghịch cũng được thực hiện
và cho thấy sinh trưởng của các cá thể tốt nhất của các tổ hợp lai xa khác loài đã
vượt trội các xuất xứ tốt của các loài bố mẹ (Bouvet & Vigneron, 2009;
Harwood, 1998). Kết quả nghiên cứu của Mulawarman và cộng sự (2007) tại
Indonesia cho thấy giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với Bạch
đàn pellita có sinh trưởng nhanh hơn so với các loài bố mẹ, vượt từ 20 – 25%.
Giống lai này cịn được kỳ vọng có thể tăng khối lượng riêng của gỗ từ 10 –



15% so với rừng trồng Bạch đàn urơ, qua đó nâng cao sản lượng bột giấy
(Mulawarman et al. 2007).
Chọn lọc dịng vơ tính và phát triển rừng trồng dịng vơ tính: ở Brazil
số liệu trong những năm vừa qua cho thấy trong một số lơ thí nghiệm 6 – 8 tuổi,
rừng trồng bạch đàn đã cho tăng trưởng 70 – 90 m 3/ha/năm (Eldridge, 1993).
Công ty Aracruz ở Brazil đã sử dụng cây lai E. grandis x E. urophylla và nhân
giống bằng hom, trong rừng trồng thực nghiệm 5,5 tuổi đạt bình qn 70
m3/ha/năm (Turnbull, 1999). Và một số cơng thức thí nghiệm đạt trên 100
m3/ha/năm (Eldridge, 1993). Bên cạnh thể tích thân cây, các tính trạng khác
cũng cho tăng thu đáng kể. Chẳng hạn khối lượng thể tích (khối lượng riêng) gỗ
tăng từ 480 lên 490 kg/m3, năng suất bột giấy từ 47% tăng lên 49%, hàm lượng
vỏ giảm từ 18% xuống còn 12% (Turnbull, 1999). Vào giữa thập niên 90, Cơng
ty Aracruz đã có 133.000 ha rừng trồng bạch đàn, trong đó phần lớn diện tích
trồng cây hom bạch đàn lai (Turnbull, 1999). Ở Congo các nghiên cứu của
Trung tâm Kỹ thuật Lâm Nghiệp Nhiệt đới khẳng định tăng trưởng bình qn
năm ở tuổi 6 của các lơ hạt chưa được tuyển chọn là 12 m 3/ha/năm trong khi
tăng trưởng của các xuất xứ đã được chọn lọc là 25 m 3/ha/năm và tăng trưởng
của các dịng vơ tính được chọn lọc là 35 m 3/ha/năm (Dẫn từ Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001). Từ năm 1997, các giống lai nhân tạo đã được tạo ra và cho tới nay
hàng trăm dịng vơ tính bắt nguồn được đưa vào khảo nghiệm dịng vơ tính để
tuyển chọn dịng vơ tính tốt nhất phục vụ cho trồng rừng. Từ cuối những năm
80, Công gơ đã có 174 kiểu gen ưu việt của tổ hợp lai E. alba x E. urophylla
(Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). Ở Colombia cũng giống như nhiều nước
khác, rừng trồng bạch đàn bắt nguồn từ kết quả khảo nghiệm xuất xứ, sau đó lấy
hạt của xuất xứ tốt đem trồng rừng nên có biến động lớn về kích thước và chất
lượng cây. Tiềm năng để cải thiện năng suất và chất lượng thông qua chọn giống
là rất lớn và có thể thực hiện được. Một chương trình cải thiện giống ngắn hạn
đã được đề xuất và triển khai thực hiện cho một số loài bạch đàn như E.
urophylla và E. grandis (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). Từ chương trình
này, 65 dịng vơ tính trong đó có 15 dịng tốt nhất đã được dùng để sản xuất hom



cho giai đoạn trước mắt. Do cường độ chọn lọc thấp nên năng suất rừng trồng
dự kiến chỉ tăng khoảng 15%. Chương trình ngắn hạn này bao gồm chọn cây trội
với cường độ chọn lọc cao (khoảng 1900 cây chọn 1 cây), khảo nghiệm 460
dịng vơ tính với hy vọng chọn được 30 dòng tốt nhất vào nhân hom hàng loạt,
có năng suất tăng lên thêm 60%, tức là từ 25 m 3/ha/năm lên 40 m3/ha/năm trong
một thế hệ. Ở Nam Phi từ năm 1983, một đơn vị trồng rừng của Cơng ty Mondi
đã triển khai một chương trình ứng dụng nhân giống hom bạch đàn vào trồng
rừng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về bột giấy. Các kết quả nghiên
cứu đã được sử dụng để tuyển chọn các dịng vơ tính năng suất cao để nhân
giống hàng loạt. Chương trình đã được bắt đầu bằng việc chọn và nhân hom các
cây trội được tuyển chọn tại chỗ và từ các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm
cây Bạch đàn lai của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi, sau đó xây dựng các khảo
nghiệm dịng vơ tính nhằm chọn được các dịng vơ tính có triển vọng nhất. Kết
quả đã được Quaile (1989) thông báo trên cơ sở các rừng trồng so sánh 30 tháng
tuổi. Trong khảo nghiệm thực hiện với 30 dịng vơ tính tuyển chọn tại chỗ, tăng
trưởng bình qn về thể tích cây con từ hạt (cây đối chứng) là 19,4 m 3/ha/năm,
trong khi đó có 14 dịng vơ tính vượt trội đối chứng và tăng trưởng bình qn
năm của dịng tốt nhất đạt khoảng 24,4 m3/ha/năm (Dẫn từ Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001). Trong một khảo nghiệm khác gồm 78 dịng vơ tính được chọn lọc
từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 của Viện Nghiên cứu rừng Nam Phi và các
dịng vơ tính thế hệ 1 của vùng Mondi, cây con từ hạt (đối chứng) đạt tăng
trưởng bình quân năm là 21,9 m 3/ha/năm trong khi đó có 50 dịng trong số 78
dịng vơ tính của Viện vượt đối chứng, 9 dịng vơ tính đạt trên 30 m 3/ha/năm và
3 dịng vơ tính tốt nhất đạt tăng trưởng bình quân năm là 40 m 3/ha/năm (Dẫn từ
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
1.1.2. Nghiên cứu về các biện pháp lâm sinh trong trồng rừng keo và bạch
đàn
a. Quản lý độ phì của đất



Độ phì đất là yếu tố lập địa quan trọng ảnh hưởng đến năng suất rừng
trồng, trong đó lượng vật chất hữu cơ trong đất quyết định đến độ phì của đất.
Phần lớn đất đồi núi vùng nhiệt đới nghèo dinh dưỡng, do đó nguồn dinh dưỡng
chính cho cây trồng là các chất phân hủy từ vật chất hữu cơ trong đất (Vitousek,
1984). Quản lý các vật chất hữu cơ đảm bảo duy trì độ phì đất và năng suất rừng
đã được Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) quan tâm nghiên
cứu từ 1995. Các nghiên cứu tập trung cho các lồi bạch đàn, keo và thơng trên
16 lập địa khác nhau trên thế giới như Australia, Brazil, Congo, China, India,
Indonesia, South Africa và Việt Nam (Nambiar, 2008). Kết quả cho thấy, duy trì
vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng (VLHCSKT) có tác động lâu dài đến năng
suất rừng. Năng suất rừng trồng tăng ngay ở chu kỳ hiện tại sau khi áp dụng các
biện pháp duy trì vật liệu sau khai thác. Năng suất của rừng bạch đàn tăng từ 13
– 30% (Deleporte et al., 2008; Gonỗalves et al., 2008), rng Keo tai tng tng
15% (Hardiyanto and Wicaksono, 2008) và rừng Keo lá tràm tăng từ 7 – 10%
(Huong et al., 2004) so với thí nghiệm đốt hoặc lấy đi các vật chất hữu cơ sau
khai thác. Năng suất tăng có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng một số chất dinh
dưỡng trong đất tăng đáng kể sau khi các chất hữu cơ được giữ lại phân hủy.
Trên 16 lập địa khác nhau, có 9 lập cho thấy để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác
đã làm tăng đáng kể chất hữu cơ trong đất, 6 lập địa chưa cho thấy tăng, và 1 lập
địa giảm (Tiarks and Ranger, 2008). Điều này đảm bảo lượng dinh dưỡng trong
đất cũng như năng suất của luân sau sẽ cao hơn luân kỳ trước (Hardiyanto and
Wicaksono, 2008; Nambiar, 2008).
Keo là cây cố định đạm và sinh trưởng nhanh nên có khả năng sản xuất
nhanh các vất chất hữu cơ trong đất, cao hơn các loài bạch đàn (Schiavo et al.,
2009; Yang et al., 2009), thông (Bernhard-Reversat, 1996), rừng trồng một số
loài cây bản địa (Wang et al., 2010), hay đất sa-van và trảng cỏ (Kasongo et al.,
2009; Yang et al., 2009). Rừng trồng Keo tai tượng có thể tạo ra lượng vật rơi
rụng từ 9,4 đến 11.1 tấn/ha/năm (Li et al., 2000; Hardiyanto and Wicaksono,

2008), và rừng trồng Keo lá tràm là từ 4,8 đến 6,7 tấn/ha/năm (Li et al., 2000;
Huong et al., 2008). Tuy nhiên, rừng trồng cây mọc nhanh hiện nay chủ yếu


được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn giản như trồng thuần lồi và
khai thác trắng. Khí hậu mưa mùa tập trung đã gây ra mất một lượng các chất
dinh dưỡng trong đất do xói mịn, rửa trôi, cũng như phá vỡ kết cấu và các chức
năng khác của đất (Macedo et al., 2008). Paul et al. (2002) đã tổng hợp kết quả
nghiên cứu của 43 đề tài trồng rừng cho thấy, hàm lượng mùn hầu hết giảm
trong những năm đầu sau khi trồng rừng, nguyên nhân là do ảnh hưởng của các
biện pháp chuẩn bị đất và đất không được che phủ nhưng năm đầu dẫn đến xói
mịn rửa trơi mạnh. Một số nơi có tập quán canh tác như đốt các vật liệu hữu cơ
sau khai thác nhằm giảm chi phí nhân cơng chuẩn bị hiện trường gây mất một
lượng lớn các chất dinh dưỡng do bị phân giải ở nhiệt độ cao hoặc dễ dàng bị
rửa trơi sau khi được giải phóng từ dạng hữu cơ sang vô cơ (Huong et al., 2004;
DeBano et al., 2005; Hardiyanto and Wicaksono, 2008). Khi đốt các vật liệu hữu
cơ này có thể làm tăng tạm thời một số cation, lân và kali trong đất ở dạng dễ
tiêu (DeBano et al., 2005; Toit et al., 2008), làm cho cây trồng thường sinh
trưởng tốt trong năm đầu. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này dễ dàng bị rửa
trôi dẫn đến mất dinh dưỡng đất (DeBano et al., 2005) và cây trồng sinh trưởng
chậm lại ở những năm sau nếu khơng được bón thúc bổ sung dinh dưỡng đất.
Các tính chất lý hóa và sinh học khác của đất cũng bị ảnh hưởng do sự mất đi
của lượng mùn trong đất. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hạn chế xói mịn rửa
trơi và giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác có thể duy trì được một lượng lớn
chất hữu cơ là nguồn dinh dưỡng cho luân kỳ sau.
b. Trồng luân canh keo và bạch đàn
Từ lâu người trồng rừng bạch đàn có định kiến là lồi cây này có tác động
xấu đến lập địa như hút nước và dinh dưỡng mạnh, có tính cạnh tranh cao kìm
hãm sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật bản địa và sinh vật đất, do đó
làm giảm đa dạng sinh học và một số chức năng của đất (Casson, 1997). Ngược

lại, mặc dù cũng hút nước và dinh dưỡng mạnh nhưng các loài keo khả năng cố
định đạm nên có tác dụng cải tạo dinh dưỡng đất (Brockwell et al., 2005). Hơn
nữa, vật rơi rụng của keo có hàm lượng đạm cao, dễ phân hủy và thích hợp cho
các vi sinh vật đất phát triển, giúp phục hồi các đặc điểm lý và hóa tính của đất.


Nhiều nghiên cứu cho thấy đất rừng Keo tai tượng và keo lá tràm có hàm lượng
carbon và đạm tổng số, lân, và một số cation dễ tiêu cao hơn đất rừng trồng bạch
đàn, thông và rừng trồng một số loài cây bản địa (Bernhard-Reversat, 1996;
Schiavo et al., 2009; Yang et al., 2009; Wang et al., 2010). Rừng keo cũng có
khả năng điều hịa các yếu tố tiểu khí hậu dưới tán rừng như nhiệt độ khơng khí,
nhiệt độ và độ ẩm đất tốt hơn rừng bạch đàn, do đó có lượng sinh vật đất cao
hơn, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy thảm mục trong đất (Schiavo et al.,
2009). Đất dưới rừng keo cũng có độ chặt thấp hơn, khả năng giữ nước trong đất
cao hơn nhiều loài cây trồng khác (Bin et al., 2007; Yang et al., 2009). Do đó đất
sau khai thác rừng keo thường tốt hơn đất sau khai thác rừng bạch đàn. Tuy
nhiên các nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng bạch đàn tới đất cho thấy,
nếu quản lý lập địa tốt rừng bạch đàn khơng ảnh hưởng tới các tính chất lý và
hóa tớnh ca t (Deleporte et al., 2008; Gonỗalves et al., 2008; Mendham et al.,
2008; Zhang et al., 2010).
Từ những đặc điểm trê, nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm trồng rừng hỗn
giao keo và bạch đàn. Rừng trồng hỗn loài được đánh giá có một số ưu điểm hơn
so với trồng thuần loài như hạn chế rủi ro dịch bệnh (Watt, 1992), tăng các giá
trị sinh thái rừng (Kelty, 2006), và tổng năng suất rừng cao hơn nếu các loài
trồng xen có tác dụng bổ trợ cho nhau (Ashton and Montagnini, 1999). Rừng
trồng hỗn giao keo và bạch đàn có tổng lượng sinh khối cao hơn rừng trồng
thuần loài. Forrester et al. (2006) đã tổng hợp và đánh giá 18 đề tài nghiên cứu
về trồng hỗn giao giữa bạch đàn và cây cố định đạm cho thấy, tổng sinh khối
rừng cao hơn so với trồng thuần loài bạch đàn. Sinh trưởng của bạch đàn cao
hơn ngay trong 1 đến 2 năm đầu sau khi trồng. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy

sinh trưởng của bạch đàn tăng có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng đạm trong đất
tăng do keo có khả năng cố định đạm và tốc độ phân hủy của vật rơi rụng của
keo nhanh nên lượng dinh dưỡng nhanh chóng được giải phóng sang dạng dẽ
tiêu cho cây trồng hấp thụ (Forrester et al., 2006). Lượng đạm trong lá bạch đàn
cũng tăng đáng kể trong các rừng trồng hỗn giao với keo, điều này giúp khả
năng quang hợp cao hơn và tổng hợp được nhiều sinh khối hơn (Forrester et al.,


2006). Tỷ lệ hỗn loài cũng ảnh hưởng đến tăng năng suất, và tỷ lệ hỗn loài 50%
keo + 50% bạch đàn cho tổng sinh khối cao nhất (Forrester et al., 2006).
Rừng trồng bạch đàn có khả năng tái sinh chồi rất mạnh, nên việc xử lý gốc
bạch đàn sau khai thác thường gặp khó khăn và tốn kém. Có thể xử lý gốc bằng
phương pháp cơ giới, thủ công và hóa học. Phương pháp cơ giới có thể áp dụng
như đào gốc bằng máy hoặc dùng máy nghiền gốc cây trực tiếp sâu xuống dưới
mặt đất. Phương pháp thủ công như dùng tấm ni-lon đen phủ gốc cây và chèn
kín bằng đất xung quanh (DiTomaso and Kyser, 2013). Các phương pháp này có
thể diệt tồn bộ gốc bạch đàn nhưng rất tốn kém. Phương pháp dùng chất hóa
học thường được áp dụng như Picloram + 2,4D (Tordon 101M, Tordon RTU
hoặc Pathway), Triclopyr (Garlon 3A, Garlon 4 Ultra, hoặc Pathfinder II), và
Glyphosate (Roundup hoặc Accord XRT III) (DiTomaso and Kyser, 2013). Các
phương pháp này có hiệu quả cao, nhưng nhiều chất hóa học được khuyến cáo
hạn chế sử dụng vì có thể gây ơ nhiễm đất và nước, có thể ảnh hưởng đến cây
trồng khác bên cạnh.
c. Nuôi dưỡng rừng keo và bạch đàn tạo gỗ lớn
Rừng tạo gỗ lớn u cầu có đoạn thân thẳng, trịn đều, ít khuyết tật và kích
thước đủ lớn để có thể làm gỗ xẻ, do đó các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được áp
dụng là tỉa cành, tỉa thưa kết hợp bón phân. Hạn chế kích thước cành là khâu kỹ
thuật quan trọng trong tạo chất lượng thân cho gỗ lớn. Đối với keo và bạch đàn,
cành có kích thước lớn hơn 20 mm rất dễ bị xâm nhiễm bệnh sau khi tỉa cơ giới
hoặc chết tự nhiên (Beadle, 2006). Trồng rừng mật độ cao để hạn chế phát triển

cành ngang và tỉa cành tạo độ thẳng thân (form pruning) thường được áp dụng
để hạn chế nhược điểm trên. Ngoài ra, tỉa cành nhỏ (lift pruning) cũng được áp
dụng sớm để tránh tạo mấu mắt trên gỗ. Việc tỉa cành có thể ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây nếu cường độ tỉa quá cao làm giảm đáng kể diện tích lá cho
quang hợp. Tuy nhiên, đối với loài cây mọc nhanh như keo và bạch đàn, sự ảnh
hưởng này ít hơn (Beadle, 2006). Thí nghiệm trên Keo tai tượng của Majid and
Paudyal (1992) cho thấy cường độ tỉa trên 40% tổng chiều dài tán mới ảnh


hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây. Sinh trưởng của Keo tai tượng sau khi tỉa
25% chiều dài tán 18 tháng có sinh trưởng cao hơn rõ rệt so với không tỉa; điều
này là do thay đổi sinh lý của cây sau khi tỉa cành đã kích thích phát triển tán lá;
khả năng quang hợp và sản xuất lượng sinh khối của tán lá mới cao hơn (Beadle,
2006). Các biện pháp tỉa cành thích hợp cho thấy chất lượng thân cao hơn hẳn so
với khơng tỉa; thí nghiệm tỉa cành Keo tai tượng cho 83% số cây có đoạn thân
thẳng đẹp so với 61% ở thí nghiệm khơng tỉa (Beadle, 2006).
Đường kính gỗ là yếu tố quan trọng quyết định giá trị gỗ, vì vậy tỉa thưa
làm giảm cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng thúc đẩy sinh trưởng đường kính
rất quan trọng. Medhurst et al. (2001) thí nghiệm tỉa thưa rừng bạch đàn nitens
từ mật độ 1140 cây/ha xuống các mật độ từ 100 - 600 cây/ha, và kết luận mật độ
thích hợp nhất cho trồng rừng gỗ lớn chu kỳ 20 – 25 năm là 200 – 300 cây/ha.
Tuy nhiên, mật độ này có thể khơng phải là tối ưu cho chu kỳ ngắn hơn. Chất
lượng lập địa cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng sau tỉa thưa, vì đối với
những lập địa xấu khả năng cung cấp dinh dưỡng có hạn nên cường độ tỉa thưa
cao cũng không giúp cây sinh trưởng nhanh hơn đáng kể (Medhurst et al.,
2001). Do đó tỉa thưa thường kết hợp với bón phân.
Beadle (2006) tổng hợp nghiên cứu về cành và tỉa thưa Keo tai tượng tại
Indonesia và Bạch đàn nitens tại Australia và đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho
trồng rừng gỗ lớn như sau. Đối với Keo tai tượng, mật độ trồng ban đầu là 3 x 3
m (1111 cây/ha). Áp dụng 4 lần tỉa cành và tỉa thưa:

Lần
Lần 1

Thời điểm
4



Tỉa thân, Tỉa cành

Tỉa thưa

6 Tỉa để 1 thân

tháng
Lần 2

Chiều cao Chọn những cây có chất 5 hàng chặt bỏ 1 hàng,
trung bình lượng thân tốt, tỉa tồn bộ mật độ cịn lại 889 cây/ha
4m

cành to >15 mm đến 2,5 m
chiều cao cây

Lần 3

Chiều cao Chọn những cây có chất Chặt bỏ tồn bộ những


trung bình lượng thân tốt, tỉa tồn bộ cây khơng được tỉa cành,

8m

cành to >20 mm đến 4,5 mật độ cịn lại 593 cây/ha
chiều cao cây. Tỉa tồn bộ
cành nhỏ đến 2,5 m chiều
cao cây

Lần 4

Chiều cao Chọn những cây có chất Chặt bỏ những cây hình
trung bình lượng thân tốt, tỉa tồn bộ thân xấu khơng được tỉa
12 m

cành đến 4,5 m chiều cao cành đến 4,5 m, mật độ
cây

còn lại 296 cây/ha

Tuy nhiên, mật độ để lại phụ thuộc vào yêu cầu đường kính gỗ lớn (liên quan
đến chu kỳ trồng rừng) và điều kiện cụ thể của từng vùng. Nếu u cầu đường
kính khơng q lớn, chu kỳ ngắn hơn, mật độ cuối cùng để lại có thể cao hơn,
hoặc không cần tỉa thưa đến lần thứ 4. Đối với vùng có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiều gió bão, mật độ để lại thưa rất dễ dần đến đổ gãy do bão.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu cải thiện giống
Keo tai tượng, Keo lá tràm và các loài bạch đàn đã được du nhập vào Việt
nam từ những năm 1960 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Đến năm 2013, cả nước
có khoảng 1,1 triệu ha rừng Keo và 0,2 triệu ha rừng Bạch đàn (Nambiar và
Harwood, 2014). Hàng năm diện tích trồng rừng của các lồi keo và bạch đàn
được dự đốn khoảng 250.000 ha/năm. Công tác cải thiện giống cây rừng cũng

đã được tiến hành từ những năm 1980. Đến nay, các khảo nghiệm lồi/xuất xứ
được xây dựng tương đối đồng bộ và có hệ thống nhằm xác định các lồi/xuất
xứ có triển vọng cho trồng rừng tại Việt nam. Những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu đã được tiến hành nhằm cải thiện chất lượng di truyền của các vật liệu trồng
rừng ở mức độ và cường độ cao hơn thông qua việc chọn lọc các gia đình, các
cây trội và đặc biệt là các dịng vơ tính. Để phục cho mục tiêu lâu dài, một số
quần thể chọn giống có nền tảng di truyền tương đối rộng và đa dạng cũng đã
được thiết lập cho cả hai loài.


Các loài keo và bạch đàn được trồng ở Việt nam hiện nay chủ yếu có nguồn
gốc từ Australia và một số khu vực lân cận như Papua New Guinea (PNG), West
Papua, Indonesia (Nguyễn Hồng Nghĩa và Lê Đình Khả, 1998). Việc xác định
các loài cây phù hợp, thu thập các nguồn gen và nhập nội trồng tại Việt nam đã
được tiến hành với sự hợp tác giúp đỡ của các chương trình khảo nghiệm lồi và
xuất xứ quốc tế được chính phủ Australia, FAO và CSIRO thực hiện từ những
năm 1970 (Turnbull et al. 1998). Từ các khảo nghiệm loài và xuất xứ trong
nhiều năm đến nay đã thấy được một số lồi cây và những xuất xứ có triển vọng
nhất của chúng thật sự có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng và có giá trị kinh
tế hoặc phòng hộ cho phát triển kinh tế nghề rừng trong cả nước. Các lồi keo và
bạch đàn có triển vọng cho vùng thấp bao gồm Keo tai tượng (Acacia
mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Bạch
đàn Eucalyptus brassiana, E. exserta, E. camaldulensis, E. cloeziana, E. pellita,
E. tereticornis, E. urophylla và các giống giữa chúng. Trong đó các lồi thích
hợp trồng ở các tỉnh vùng thấp ở miền Bắc là E. exserta, E. pellita, E. urophylla
và E. camaldulensis (trên các tầng đất sâu hơn hoặc bờ kênh rạch, ven đường).
Keo tai tượng có sinh trưởng nhanh và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc.
Các lồi thích hợp trồng ở các tỉnh vùng thấp từ miền Trung đến miền Nam là E.
brassiana, E. camaldulensis, E. cloeziana, E. pellita, E. tereticornis, E.
urophylla, Keo lá tràm và Keo lá liềm. Từ các kết quả nghiên cứu, một số xuất

xứ ưu việt của các loài cây được xác định đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận là các giống tiến bộ kỹ thuật. Cụ thể như sau:
 Keo lá tràm có các xuất xứ: Mibini (PNG), Coen River và Kings Plains
(Qld) và Manton River (NT)
 Keo tai tượng có các xuất xứ: Pongaki (PNG), Iron Range, Ingham và
Mossman (Qld).
 Keo lá liềm có các xuất xứ từ PNG là: Mata, Gubam, Dimisisi và DeriDeri.


 E. urophylla có các xuất xứ từ Indonesia: Lembata, Mt.Egon, Lewotobi,
Sirinumu, Oro Bay và Laura river
 E. camaldulensis có các xuất xứ: Ketherine (NT), Kennedy river,
Morehead river và Perford area (Qld)
Ngồi ra một số xuất xứ có triển vọng của các loài khác như: E. grandis, E.
cloeziana, E. pellita và E. tereticornis cũng đã được khuyến cáo sử dụng. Cụ thể
là:
 E. cloeziana có các xuất xứ từ Qld: Herberton và Helenvale (Lê Đình
Khả et al., 2003)
 E. pellita có các xuất xứ từ Qld: Kuranda và Helenvale (Lê Đình Khả et.
al., 2003)
 E. tereticornis có các xuất xứ từ Qld: Sirinumu Sogeri và Laura River
(Phạm Văn Tuấn, 1997)
 E. grandis có các xuất xứ: Paluma (Qld) (Lê Đình Khả, 1996)
Trước năm 1995, công tác cải thiện giống tập trung vào việc chọn lọc các
cây trội cho các loài bạch đàn và keo sinh trưởng tốt ở các vùng sinh thái, tiếp
theo là khảo nghiệm dịng vơ tính cho các dịng năng suất cao và khả năng thích
nghi tốt. Một số dòng bạch đàn E. urophylla năng suất cao cũng đã được nhập từ
Trung Quốc để phục vụ cho trồng rừng. Vào năm 1993, một khảo nghiệm dịng
vơ tính gồm 38 dòng Bạch đàn E. camaldulensis được chọn từ khu rừng trồng 4
năm tuổi được xây dựng tại Cẩm Quỳ - Hà Tây. Đường kính và chiều cao của tất

cả các cây được chọn đều có độ vượt trên 1,5 lần độ lệch chuẩn so với giá trị
trung bình của khu rừng trồng. Kết quả đã có được 8 dòng sinh trưởng tốt hơn so
với giống sản xuất của Bạch đàn caman (C), Bạch đàn liễu (E), Bạch đàn urô
(U) và giống lai tự nhiên EC. Các kết quả ở tuổi 7 đã xác định 26 dòng sinh
trưởng nhanh hơn Bạch đàn caman đối chứng và 12 dịng có sinh trưởng kém
hơn. Đặc biệt có 2 dịng C22 và C7 sinh trưởng nhanh nhất, có thể tích thân cây
lớn gấp 2 lần Bạch đàn urô đối chứng và gấp 3 lần các dòng Bạch đàn caman.


Khảo nghiệm này đã là một minh chứng tốt cho các tổ chức nghiên cứu lâm
nghiệp địa phương về tính cấp thiết của việc chọn lọc và khảo nghiệm dòng vơ
tính (Lê Đình Khả et al., 2003). Cây trội dự tuyển của Bạch đàn urơ cũng đã
được khảo nghiệm dịng vơ tính. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp ở Phú Thọ
đã chọn được rất nhiều cây trội của Bạch đàn urô từ các khu rừng trồng và các
khảo nghiệm xuất xứ và đã xây dựng các khảo nghiệm dịng vơ tính. Hiện nay,
một số dịng này đã được cơng nhận là các giống tiến bộ kỹ thuật như dòng PN 2,
PN3d, PN10, PN14, PN46, PN47 và PN108.(Huỳnh đức Nhân et al., 2006) Các dòng
này thể hiện sinh trưởng tốt hơn hai dòng nhập nội từ Trung Quốc, là U 6 (E.
urophylla) và GU8 (E. grandis x E. urophylla). Tuy nhiên, dòng PN2 lại rất mẫn
cảm với bệnh tàn rụi lá gây ra bởi nấm Phaephleospora destructans (Nguyễn
Hoàng Nghĩa 2003).
Tương tự như vậy, chọn lọc cây trội trong các rừng trồng mơ hình xuất xứ
Keo lá tràm - Coen River tại Ba Vì, sau đó được nhân giống và xây dựng khảo
nghiệm tại Ba Vì và Đơng Hà, trong đó cây hạt của xuất xứ Coen River và lô hạt
đại trà của công ty giống được sử dụng làm đối chứng. Từ kết quả khảo nghiệm,
các dòng Blt25, Blt83, Blt84 và Blt85 là những dịng có sinh trưởng nhanh
(năng suất 10-18 m3/ha.năm) (Lê Đình Khả et al., 2003) và đã được Hội đồng
khoa học chuyên ngành của Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Năm 1999, trong các khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn caman, Keo lá tràm và Keo
tai tượng ở Ba Vì, Phú Thọ và Bình Dương, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự

phân hố rõ rệt về sinh trưởng thế tích giữa các gia đình trong các vườn giống.
Trị số trung bình về sinh trưởng thể tích của 20 gia đình tốt nhất vượt hơn 37%
so với giá trị trung bình của vườn giống. Thể tích của 20 cây trội chọn lọc trong
20 gia đình tốt nhất dao động trong khoảng từ 323,6 - 742,7 dm3/cây. Từ kết quả
này 150 cây trội tốt nhất trong vườn giống của từng lồi (50 gia đình, 3 cây tốt
nhất/gia đình) đã được chọn lọc. Các cây trội sau đó được dẫn dịng bằng
phương pháp giâm hom, và tiến hành xây dựng khảo nghiệm dịng vơ tính tại 3
địa điểm đại diện cho 3 miền bắc, trung và nam. Đánh giá sinh trưởng và xác
định giá trị chọn giống (sinh trưởng và chất lượng thân cây) của các dòng vô


tính tại Bình Dương, Quảng Bình và Phú Thọ đã chọn được một số dòng tốt
nhất, với độ vượt trung bình là 67,2%.
Qua nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền các dịng có triển vọng đã
được tuyển chọn có sinh trưởng, chất lượng thân cây và chất lượng gỗ vượt trội
giống sản xuất và xuất xứ tốt nhất của loài (Nguyễn Việt Cường et al., 2008; Hải
et al., 2008a; Hải et al., 2008b; Hải et al., 2009; Hải et al., 2010; Nguyễn Hoàng
Nghĩa et al., 2010; 2013; Hà Huy Thịnh et al., 2011). Một số dòng đã được Hội
đồng khoa học chuyên ngành của Bộ NN&PTNT công nhân là giống quốc gia
và giống tiến bộ kỹ thuật. Các giống này có năng suất biến động từ 15 tới 38
m3/ha/năm phụ thuộc vào từng loại lập địa. Nhiều dòng có các tính chất cơ lý gỗ
phù hợp với mục tiêu làm gỗ xẻ. Cụ thể như sau:
 Các dòng Keo lá tràm: Clt7, Clt18, Clt19, Clt25, Clt26, Clt43, Clt57,
Clt58, Clt62, Clt64, Clt98, Clt133, Clt171, Clt1C, Clt1E, Clt1F, AA1,
AA6, AA7, AA9, AA10, AA12 và AA15.
 Dòng Keo tai tượng: M2
 Các dòng Bạch đàn E. camaldulensis: C9, C55, C159 và BV22
 Các dịng Bạch đàn urơ: PN10, PN46, PN47, PN46, PN108 và PN3D
Lai tạo và chọn lọc dòng Bạch đàn lai: các giống lai tự nhiên giữa Bạch
đàn trắng và Bạch đàn đỏ (gọi là Bạch đàn lẫn) cũng đã được phát hiện trước

đây có năng suất cao gấp 2 - 3 lần giống bố mẹ (Lê Đình Khả, 1970), cũng như
các giống Bạch đàn lai khác trên thế giới và Keo lai trong những năm gần đây
có năng suất rất cao đã gợi lên vấn đề lai giống nhân tạo cho bạch đàn. Từ
những năm đầu của thập niên 90, kết quả tích cực của việc chọn lọc cây trội cho
3 loài cây bố mẹ: Bạch đàn E. camaldulensis (C), Bạch đàn liễu E. exserta (E)
và Bạch đàn E. urophylla (U) đã được khẳng định, tiếp theo là lai giống nhân tạo
để sản xuất các hạt lai khác loài và hạt thuần lồi sau đó xây dựng các khảo
nghiệm nhằm phát triển các dòng ưu việt. Bằng việc lai giống nhân tạo, các tổ
hợp lai thuận nghịch giữa 3 loài này đã được tiến hành và hơn 70 tổ hợp lai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×