Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành da giầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.16 KB, 47 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU
đáp ứng nhu cầu ngành da-giầy”
Mã số đề tài: 193A.12.RD/HĐ-KHCN

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì : Viện Nghiên Cứu Da Giầy
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Minh Hoàng



9691

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2012


Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 2



DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH


STT Họ và tên
Học vị, học hàm,
chuyên môn

Cơ quan

1 Nguyễn Minh Hoàng
Nghiên cứu viên,
Kỹ sư Hóa
Viện Nghiên cứu Da Giầy
Chủ nhiệm đề tài
2 Vũ Hoàng Duy ThS. CNHH
Viện Nghiên cứu Da Giầy
Cộng tác viên
3 Lê Đắc Kháng Kỹ sư Hóa
Viện Nghiên cứu Da Giầy
Cộng tác viên
4 Nguyễn Thị Hải Hưng
Nghiên cứu viên,
Kỹ sư Hóa
Viện Nghiên cứu Da Giầy
Cộng tác viên













Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 3


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI………………………………………………………6
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………8
Cơ sở pháp lý, sự cần thiết của đề tài………………………………………………….8
Mục tiêu của đề tài…………………………………………………………………… 8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 9
Nội dung nghiên cứu 9
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………9
PHẦN I. TỔNG QUAN………………………………………………………………10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước………………………………… 10
1.2. Cơ sở khoa học 13
PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN…………………………………… 25
2.1. Chuẩn bị vật liệu da váng và hóa chất………………………………………… 25
2.2. Nghiên cứu công nghệ phủ PU lên da váng …………………………………… 31
PHẦN III. KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………… 47

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………… 48





Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Tên bảng Trang
Bảng 1. Thông số cốc kiểm tra độ nhớt dung dịch trau chuốt 34
Bảng 2. Thành phần định lượng hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 1 35
Bảng 3. Thành phần định lượng hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 2 37
Bảng 4. So sánh 2 công nghệ bôi phết-phun xì và cán tráng màng
trên da váng làm da mũi giầy.
42
Bảng 5. Các lỗi gặp phải và hướng xử lý trong cán-màng (roller
coating).
43
Bảng 6. Kết quả phân tích sản phẩm da váng làm da mũ giầy. 44
Bảng 7. Giá thành da váng phủ PU 45















Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 5


DANH MỤC HÌNH VẼ

TT Tên hình Trang
Hình 1. Máy cán tráng màng PU 11
Hình 2. Thiết bị máy cán-hấp xốp PU 12
Hình 3. Sơ đồ ngâm tẩm mặt da váng 26
Hình 4. Sơ đồ phương pháp trau chuốt bôi tay. 32
Hình 5. Cán bộ kỹ thuật thao tác thí nghiệm tại xưởng thực nghiệm 32
Hình 6. Máy cán màng quy mô phòng thí nghiệm 33
Hình 7. Sơ đồ quy trình thực hiện thí nghiệm 1 35
Hình 8. Sơ đồ công nghệ cán màng (roller-coating) trên da váng 38
















Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 6


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành
Da - Giầy Việt Nam” được thực hiện căn cứ Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
193A.12.RD/HĐ-KHCN ngày 26 tháng 06 năm 2012 giữa Bộ Công Thương và Viện
Nghiên cứu Da – Giầy.
Trong công nghiệp sản xuất da thuộc, sau khi xẻ da lấy c
ự ly phần cật, da váng là
sản phẩm phụ được tách ra có giá trị sử dụng rất thấp, hướng nghiên cứu sử dụng PU
làm vật liệu phủ lên nền (da váng) rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của da
thuộc tự nhiên, phục vụ cho ngành giầy và nhiều lĩnh vực khác.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất, nhu cầu loạ
i da váng phủ PU.
- Nghiên cứu lựa chọn PU phù hợp để phủ da váng.
- Nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp phủ PU lên da váng.
- Nghiên cứu xác định thông số tối ưu của công nghệ phủ PU trên da váng.
- Phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm da váng phủ PU theo
phương pháp lựa chọn.
- Xác định quy trình công nghệ phủ PU trên nền da váng. Biện luận và rút ra quy
trình công nghệ tối ưu mang tính khả thi.
Kết quả của đề tài là công nghệ sản xu
ất da váng phủ PU:
- Công nghệ phủ PU lên da váng theo công nghệ cán- màng trên da váng.
Sản phẩm da váng phủ PU của đề tài đã được phân tích trên phòng thí nghiệm của
Trung tâm Vật liệu thuộc Viện Hóa học Công nghiệp. Các chỉ tiêu cơ-lý, hóa đều đạt
yêu cầu đề ra.
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 7

Đề tài đã áp dụng các công nghệ này để sản xuất một số váng da phủ PU làm mũ
giày. Chất lượng da hoàn toàn tốt, đáp ứng yêu cầu làm da mũ giầy.
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất da váng phủ PU có tính khoa học, khả thi
cao, sản phẩm thử nghiệm cho thấy công nghệ tương đối ổn định.
























Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 8


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết của đề tài
1.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ số 193A.12.RD/HĐ-KHCN ngày 26 tháng 06 năm

2012 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da – Giầy về việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu công nghệ s
ản xuất da váng phủ PU nhằm đáp ứng nhu cầu ngành Da -
Giầy”.
1.2 Sự cần thiết của đề tài
Trong công nghiệp sản xuất da thuộc, sau khi xẻ da lấy cự ly phần cật, da váng là
sản phẩm phụ được tách ra có giá trị sử dụng rất thấp. Tuy nhiên, lượng da váng này
chiếm khoảng 25-30% so với lượng da cật. Nếu như lượng da váng tồn dư nhiều mà
không được tận dụng mộ
t cách triệt để cũng sẽ gây ra những tác động bất lợi đối với môi
trường. Một trong các hướng xử lý hiệu quả tiên tiến nhất là làm da váng phủ PU. Theo
các khảo sát gần đây, một số công ty dán phủ PU lên bề mặt da váng để làm giầy thể
thao, vật liệu bọc và trang trí nội thất ô tô, nhà cửa và đồ dùng hàng ngày Riêng các
loại nguyên liệu mũ giày (da, giả da, da nhân tạo, da tráng PU…) trong nước mới sản
xuất được mộ
t lượng nhỏ, phần lớn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc.
Do đó, hướng nghiên cứu sử dụng PU làm vật liệu phủ lên nền (da váng) rất cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của da thuộc tự nhiên, phục vụ cho ngành giầy và
nhiều lĩnh vực khác.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sản xuất da váng phủ PU tăng giá tr
ị sử dụng
của da váng.
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Công nghệ sản xuất da váng phủ PU.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong quy mô phòng thí nghiệm.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất, nhu cầu loại da váng phủ PU.
- Nghiên cứu lựa chọn PU phù hợp để phủ da váng.
- Nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp phủ PU lên da váng.
- Nghiên cứu xác định thông số tối ưu của công nghệ phủ PU trên da váng.
- Phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm da váng phủ PU theo
phương pháp lựa chọn.
- Xác định quy trình công nghệ phủ PU trên nền da váng. Biện luận và rút ra quy
trình công nghệ tối ưu mang tính khả thi.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.









Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 10


PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, ở các nước có ngành da phát triển, họ đã đưa ra các nghiên cứu về
sản phẩm giả da với nhiều phương pháp khác nhau như giả da đi từ PVC, giả da từ PU,
TPE… các sản phẩm này được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với da
váng, ngoài việc sử dụng làm da lót, da nhung, ứng dụ
ng hiệu quả nhất vẫn là tạo váng
phủ màng nhựa PVC, PU… Có nhiều phương pháp phủ khác nhau: phủ một lớp, phủ
nhiều lớp, phủ màng xốp… Bằng phương pháp tráng phủ lên chất nền, các sản phẩm đã
dần được nâng cao chất lượng và có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế. Việc sử dụng vật liệu
PU để phủ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu, t
ạo ra sản phẩm có cấu trúc
ổn định, không biến dạng, đảm bảo chất lượng các sản phẩm giầy. Các sản phẩm này có
độ bền, độ thẩm thấu, chịu nhiệt, chi phí thấp và tăng hiệu quả kinh tế. PU lại dễ bị phân
huỷ trong môi trường theo thời gian, nên được coi là vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
Da tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất qua chuyển giao công nghệ. Do nguồn
cung cấp da thuộc không đầy đủ và chi phí cao đã tạo ra nhu cầu sản xuất loại da tổng
hợp. Da tổng hợp đã dần thay thế da thuộc trong nhiều lĩnh vực. Trong nhiều thập kỷ
gần đây, nhu cầu da tổng hợp đã t
ăng lên rất nhiều.
Mặc dù đã có rất nhiều loại vật liệu được dùng để sản xuất da tổng hợp nhưng
chất liệu PU, PVC vẫn là loại vật liệu được dùng phổ biến trên thị trường. Da tổng hợp
PU có tính linh hoạt và độ co dãn cao hơn. Trong khi da tổng hợp PVC được dùng để
sản xuất ra các sản phẩm có tính chịu nhiệt cao, da tổng hợp PU được sử dụng để
sản
xuất ra một loạt các sản phẩm phủ PU có tính chịu nhiệt cao như ủng túi xách, găng
tay,…
Giả da tráng phủ PU là một tấm PU được hình thành trên da váng cơ sở. Điều này

được thực hiện bởi một lớp phủ với một lớp hỗn hợp chứa MEK, EVA, nhựa PU. Sau đó
được sấy khô trong lò với nhiệt độ 100
o
C. Tiếp theo, nó được sơn lại với chất làm khô
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 11

và được làm khô lại trong lò. Nhiệt độ lần này lên tới 110-140
o
C. Tấm PU được ép lên
vải hay da váng cơ sở. Tại thời điểm này, giấy trên tấm PU được hình thành và in ra. Sản
phẩm này được đánh giá cao trong lĩnh vực may mặc, da giầy, ngành công nghiệp.
Máy móc và thiết bị chính:
- Bốn lớp phủ.
- Máy kiểm tra giấy
- Ba màu sắc xử lý bề mặt M/C
- Phần thân của máy
- Máy đánh bóng hai lớp
- Máy trộn nguyên liệu
- Máy giám sát sản phẩm
- Máy kiểm tra vải
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ
- Thiết bị tái chế DOP

Hình 1. Máy cán tráng màng PU công nghiệp




Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 12


1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vài năm trở lạ̣i đây ngành công nghiệp chế biến đồ da khá phát triển
đã kéo nhu cầu da váng phủ PU cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác sản lượng của
các doanh nghiệp thuộc da đã tăng lên 350 triệu bia/năm, vì vậy lượng da váng sản xuất
ra cũng nhiều. Một số doanh nghiệp lớn đã nhập dây chuyền công nghệ
tráng phủ da
váng như: PVC, PU như công ty Tong Hong, Prima, Rạng Đông
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc sử dụng các vật liệu phủ lên da
váng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do một số nguyên nhân về công nghệ, tài chính,
trang thiết bị,

Hình 2. Thiết bị máy cán-hấp xốp PU


Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 13


1.2. Cơ sở khoa học
1.2.1 Khái quát về vật liệu Polyurethane:
Phương pháp sản xuất vật liệu PU thông dụng nhất là phản ứng của hợp chất diol
hay polyol ( như polyester, polyeter tận cùng bằng các nhóm –OH) với hợp chất

diisocyanat hay polyisocyanat . Cấu tạo chung của phân tử PU mạch thẳng từ hợp chất
diol (HOROH) và diissocyanat (OCNR’NCO) có thể được biểu diễn bằng công thức
sau:
[ -R-OC-NHR’-NHC-O- ]

O O O
Trong đó nhóm uretan có cấu hình đặc trư
ng =N-C-O-
Khi số nhóm định chức của các polyol và polyisocyanat lên tới 3 hoặc nhiều hơn
nữa thì có thể tạo ra các mạch polymer phân nhánh hoặc polymer có liên kết ngang giữa
các mạch polymer.
Cần lưu ý rằng nhóm chức –NCO có tính hoạt động hóa học rất mạnh, tham gia
vào nhiều phản ứng với các hợp chất khác có nguyên tử hydro hoạt động như nước, acid
hữu cơ, các amin tạo ra các nhóm chức khác như nhóm ure, amid trong phân tử vật liệu
PU. Hơn nữa, sự
phong phú, đa dạng của các vật liệu đầu vào, quá trình tạo ra sản phẩm
trung gian / tiền polymer (prepolymer), các dạng chất xúc tác và công nghệ quá trình
tổng hợp đã góp phần tạo ra nhiều dạng sản phẩm PU khác nhau như dạng sợi, dạng
xốp, dạng elastomer, dạng màng phủ
1.2.2 Hóa học về màng phủ polyuretan:
Các màng phủ PU truyền thống gồm 2 loại màng 1 cấu tử và màng 2 cấu tử.
Màng 1 cấu tử được chia thành 3 nhóm sau:
+ A: các dầu uretan là các loạ
i dầu khô được biến tính bằng các isocyanat.
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 14

+ B: sản phẩm cộng hợp/ tiền polymer có các nhóm tận cùng là nhóm isocyanat

(lưu hóa bằng độ ẩm).
+ C: màng isocyanat kết khối ( lưu hóa bằng nhiệt)
Màng 2 cấu tử gồm có 2 nhóm:
+ Sản phẩm cộng hợp có nhóm tận cùng isocyanat với cấu tử thứ 2 là hợp chất
chứa nhóm –OH.
+ Các tiền polymer giống loại B ở màng 1 cấu tử với chất xúc tác là cấu tử thứ 2.
5 loại màng PU trên đã được xem là cách phân loại tiêu chuẩn b
ởi Hiệp hội thử
nghiệm vật liệu Mỹ(ASTM).
- Phản ứng quan trọng nhất trong hóa học về màng uretan là phản ứng của nhóm
isocyanat với nhóm –OH của các polyester, polyeter, dầu thầu dầu

R-N=C=O + HO-R’ Æ R- N - C -OR’

H O
- Phản ứng quan trọng tiếp theo là phản ứng với nước vì độ ẩm của không khí
đóng vai trò chính trong việc lưu hóa hệ màng chứa các nhóm isocyanat chưa
phản ứ
ng:
2 RNCO + HOH Æ RNH – CO - NHR + CO2
Tiếp theo là các phản ứng của nhóm –NCO với các nguyên tử H hoạt động của
các acid béo, amin béo có trong hệ màng:
R-N=C=O + HOOC – R’ Æ CO2 + R-NH – CO – R’ ( h/c amid)
R-N=C=O + H2N – R’ Æ R- NH – CO – NH (h/c ure)
Liên kết ngang luôn được thực hiện bằng cách dùng các chất polyol có 3 hay
nhiều hơn nhóm –OH và bằng các triisocyanat. Nhờ có mạng lưới liên kết ngang, màng
phủ PU sẽ có độ bền hóa và độ bền nhiệt cao hơn.
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –

Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 15

Như đã nói ở trên, độ ẩm không khí có vai trò quan trọng trong việc lưu hóa hệ
màng PU, đôi khi như là tác nhân có chủ đích ( màng 1 cấu tử nhóm B) hoặc là tác nhân
cạnh tranh trong các hệ màng khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy độ ẩm tương đối thấp thì
sự lưu hóa tăng tốc đáng kể khi độ ẩm tương đối tăng từ 0 đến 30% với hệ màng 2 cấu
tử. Việc tăng mạnh độ ẩ
m ở phạm vi cao hơn nữa chỉ có tác dụng tương đối ít.
Nhiệt độ lưu hóa thường có tác động rõ rệt đến tính chất của màng phủ PU, cũng
như đến tốc độ lưu hóa . Sự lưu hóa ở nhiệt độ 100-125 độ C so với 25-30 độ C đã cho
màng phủ có độ bên hóa học và độ bám dính cao hơn. Nhiệt độ cao sẽ làm tăng độ linh
động của các nhóm tận cùng ở cuối quá trình trùng hợ
p màng do đó đảm bảo phản ứng
của chúng triệt để hơn và sự phát triển cấu trúc mạng hoàn thiện hơn. Sự lưu hóa bằng
nhiệt cũng làm giảm bớt các ứng suất gây ra sự co màng do bay hơi dung môi trong qúa
trình tạo màng nên cũng làm tăng sự bám dính của màng.
Sự lựa chọn xúc tác trong hệ tạo màng PU thực sự là quan trọng vì một số xúc tác
thích hợp với phản ứng của nhóm –NCO với nhóm –OH, mộ
t số hợp với phản ứng –
NCO với HOH và một số khác có thể xúc tiến chon lọc cho phản ứng tạo trimer Các
amin bậc 3 thường được sử dụng
Sự lựa chọn tác nhân phản ứng ảnh hưởng quan trọng nhất đến tính chất của màng
phủ PU. Nói chung, mức độ tạo liên kết ngang trung bình sẽ cho màng phủ đàn hồi có
độ dãn dài tốt và độ bền va đập cao, nhưng chỉ có độ b
ền trung bình đối với dung môi và
hóa chất. Hệ có liên kết ngang nhiều hơn sẽ cho màng có độ cứng, độ bền hóa học và
dung môi cao hơn, nhưng sẽ giảm về độ đàn hồi, độ dãn dài và độ bền va đập.
Các dạng màng phủ polyuretan:
Từ các polymer polyester và polyisocyanat (Desmophen và Desmodur) các nhà
khoa học Đức đã tạo ra các màng phủ có tính đàn hồi lớn cùng với độ bền chặt, tính cách

điện tuyệt vời và độ bền hóa hóa họ
c và bền ma sát tốt. Chúng có thể được dùng ở dạng
vecni trong suốt hoặc dạng pigment hóa và có thể hóa rắn ở nhiệt độ thường hay ở nhiệt
độ thích hợp. Một số nhược điểm ban đầu của các màng này là xu hướng bị vàng hóa khi
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 16

tiếp xúc với ánh sáng là do sự oxy hóa một số nhóm amin thơm tận cùng và độc tính của
các hợp chất isocyanat mạch thẳng. Tuy nhiên đến nay các hạn chế này đã dần dần được
nghiên cứu khắc phục bằng cách thay thế nhóm amin thơm bằng nhóm amin mạch thẳng
và sử dụng các hợp chất isocyanat ít độc hại hơn.
Trước tiên hệ màng phủ uretan 1 cấu tử thường gọi là “dầu uretan”- sản phẩm
phản
ứng của isocyanat với các dầu khô hoặc dẫn xuất của chúng, được sử dụng trong
công nghiệp sơn vì giá thành của chúng tương đối thấp. Sự hóa rắn của các màng này
được thực hiện nhờ sự oxy hóa phần acid béo không no trong dầu khô. Các dầu uretan
có thể được thao tác giống như màng phủ thông dụng từ nhựa alkyd và dễ dàng được
phối trộn màu. Các màng phủ từ dầu thầu dầu và diisocyanat đã được dùng phổ biến làm
màng bảo trì và bảo vệ cho các sàn bê tông và các ứng dụng khác.
Hiện nay các màng phủ PU từ polyeter đã được nghiên cứu ứng dụng nhiều. Cả 2
loại màng 1 và 2 cấu tử với nhiều công thức phối chế khác nhau đã cho các màng phủ
kết hợp được nhiều tính chất mong muốn và giá thành tương đối thấp. Chúng được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt làm vecni trong suốt cho gỗ và tạo ra các
màng đàn hồi cho da, cao su, chất dẻ
o, các chất sợi Một dạng khác của màng phủ PU
từ polyeter là các dung dịch elastomer uretan trong các dung môi hữu cơ thích hợp.
Màng phủ đàn hồi: loại màng này được ứng dụng rộng để phủ lên các nền là sản
phẩm da, cao su, sợi, sợi phủ nhựa dẻo và giấy. Trong một vài loại nền kể trên cần có sự

xử lý sơ bộ hay lớp phủ sơ bộ tùy vào bản chất và thành phần của nền và s
ự xuyên thấm
cần thiết của màng phủ đối với nền. Màng phủ PU có độ đàn hồi cao thường được tạo ra
từ hệ 2 cấu tử sản phẩm cộng hợp isocyanat và các polyester thẳng hay từ các
prepolymer với xúc tác. Mặc dù màng PU đàn hồi thường có độ bền hóa học và độ bền
dung môi kém hơn màng phủ cứng, nhưng lại có khả năng che phủ tốt, có độ bền với
th
ời tiết và với ozon tốt, độ bóng cao, độ bền mài mòn và độ bền với nước tốt hơn.
Các màng phủ kiểu prepolymer điển hình thích hợp với nhiều loại nền đàn hồi đã
được sản xuất tư polyeter hoặc dầu thầu dầu. Các prepolymer được điều chế ở tỉ lệ
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 17

NCO/OH = 2 bằng cách phối trộn polyeter, TDI và dung môi để thu được dung dich 35-
50% chất rắn. Sau đó dung dịch được gia nhiệt đến 80-100 độ C, giư trong 3 giờ trước
khi làm lạnh. Cuối cùng chúng được lưu hóa bằng amin bậc 3 hoặc bằng amin bậc 3
chứa 4 nhóm –OH như Quadrol. Sự phối màu cho các màng phủ này có thể thực hiện tốt
nhất bằng cách đưa dung dịch prepolymer trong suốt vào pigment đã được phân tán kỹ
trong dầu thầu dầu.
Ứng dụng n
ổi bật nhất của màng phủ PU từ polyeter và dầu thầu dầu là thay thế
dầu lanh trong lĩnh vực trau chuốt da láng (patent leather) vì màng PU này có độ bóng
cao, độ bền ma sát tốt và chống lão hóa tốt và có độ bền với thời tiết tuyệt vời. Để đạt
được lớp mành phủ dày và đồng đều cho da láng thường dùng máy phủ màng dạng
mành (curtain) trên bề mặt da phẳng, sạch bụi và sau đó được giữ ngang bằng trong thời
gian lưu hóa kho
ảng vài giờ.
Hơn nữa, loại màng này còn dùng để nâng cấp các loại da chất lượng thấp thành

các sản phẩm có giá trị hơn nhiều, trong đó đáng lưu ý là trường hợp trau chuốt “wet
look” dễ làm sạch và bóng bẩy. Khi đó một hệ phân tán của polymer trong môi trường
nước được sử dụng làm lớp phủ lót có khả năng bám dính cao vào bề mặt da và khá đàn
hồi. Thường dùng hệ nhũ tương của resin polyacrylic phân tử l
ượng trung bình để ngâm
tẩm. Lớp trung gian là nhữ tương hoặc dung dịch của nitroxenlulo để khô kỹ và sau đó
lớp ngoài cùng là lớp bóng từ hệ trau chuốt PU một cấu tử.
Trong xử lý với da thuộc, đặc biệt với da váng, việc tạo lớp phủ sơ bộ ( sealer/
prime coat) trên bề mặt da là rất cần thiết để ngăn ngừa sự xuyên thấm quá mức của
uretan vào bên trong cấu trúc da. Khi đó 1 số nhóm isocyanat chưa ph
ản ứng của uretan
có thể phản ứng với các nhóm protein của da (collagen) dẫn đến làm dòn cứng các sợi da
do làm tăng số lượng các liên kết ngang.
Qua cơ sở lý thuyết cho ta thấy Polyurethane (PU) là vật liệu duy nhất có tính đàn
hồi hơn cao su và bền bỉ dẻo dai hơn kim loại. Nó là vật liệu có dải độ cứng khá rộng (từ
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 18

mềm mịn đến cứng rắn), có tính kháng dầu, chống xé rách, chống trầy xước và chịu mài
mòn cao hơn cao su nhiều lần.
So với nhựa, PU có khả năng chịu nén, chống co dãn và chống va đập tuyệt vời.
Chính vì lẽ đó mà nó được sử dụng thay thế cao su và nhựa trong nhiều lĩnh vực - cho
phép giảm thời gian bảo dưỡng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài chính. Chính vì các đặc
điểm đó, da tráng phủ PU có tính kháng mài mòn cao, có nhi
ều tính chất vật lý vượt trội
nên được ứng dụng nhiều cho ngành giầy trong việc sản xuất nguyên phụ liệu, phụ kiện
da giầy,…
1.2.3. Chất dẻo hóa và chất làm mềm.

Trong kỹ thuật người ta thường gọi là chất tăng cường hay chất cải thiện. nhiệm
vụ chất dẻo hóa là làm cho liên kết giữa các nguyên tử trong mạch polime trở nên linh
đông, dễ uốn, quay quanh nguyên tử trung tâm.
Đôi khi người ta th
ường nhầm lẫn chất hóa dẻo với chất làm mềm, chất làm mềm
thường được dùng là dầu thực vật khi sử dụng chất làm mềm có vai trò như chất đềm
giữa các mạch polime. Chất làm mềm thường được dùng cùng với chất dẻo hóa, tuy
nhiên tỷ lệ không lớn vì nó làm cho màng mất tính cứng. chất làm mềm đôi khi được gọi
là phụ gia gia công.
1.2.4. Chất nhũ hóa hay chất phân tán
Chất nhũ
hóa là các chất hoạt động bề mặt có phân cực hoặc không phân cực,
trong dung dịch keo, chất nhũ hóa bao quanh hạt keo ngăn cản sự tương tác giữa các hạt
keo (hạn chế keo tụ). vì vậy đối với hệ nhũ tương, chất nhũ hóa có vai trò chống lại sự sa
lắng, đảm bảo độ ổn định của dịch nhũ tương.
Chất nhũ hóa thường được dùng cho polime huyền phù, nhũ t
ương trong môi
trường nước.
Có ba loại chất phân tán chính: chất phân tán cation, anion và hệ không phân cực.
Trong nhóm các chất phân tán anion có các carboxyl cho các muối:
Alkyl sunphat, alkyl sulphonat, xantogenat, ditiophotphat.
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 19

Thuộc nhóm các chất phân tán cation là các muối của các amin bậc 1,2,3 và cả
muối amoni bậc 4.
Các chất phân tán không ion là những chất không phân cực, không có khả năng
phân ly thành ion và tan kém trong nước, như lauryl ete.

Phần lớn các chất làm bóng đều dùng hệ phân tán anionic nên chúng có thể được
trộn lẫn với các dung dịch casein anionic, past pigment, các chất mầu axit, các loại
paraffin… các tác nhân phân tán có thể là sulphat ancol béo, các loại xà phòng, đôi khi
với một ít nhũ tương bảo về tan trong nước để tạo ra một ít tính nhớt (ví dụ như: casein,
muối poliacrylat ). như vậy chúng sẽ ổn định hơn tại pH cao và kết tủa hoặc đông tụ lại
trong môi trường axit với sự có mặt của các cation, nồng độ muối cao, nồng độ cồn,
keton và các chất hòa tan khác cao. Độ ổn định của chất phân tán là một yếu tố quan
trọng trong quá trình hoàn thiện da và có thể thay đổi theo độ pH, lượng tác nhân phân
tán hoặc là lượng keo bảo vệ.
Nếu như sử dụ
ng chất phân tán không ion thì sẽ có độ ổn định cao hơn rất nhiều
trong những điều kiện tương tự tạo ra việc xâm nhập tốt hơn vào da thuộc crom cation
hoặc thuộc axit. Cả các tác nhân anion hoặc cation đều có thể có mặt trong trường hợp
này.
Chất phân tán cation sử dụng chất hoạt động bề mặt cation, chúng ổn định hơn khi
có độ pH thấp và sự có mặt của cation nên chúng dễ dàng đông tụ
(dầu thực vật, dầu
sulphat, nhựa anionic) chúng có tác dụng chủ yếu tạo nên màng trám kín trên các loại da
anionic và thường được thêm lớp nhựa anionic.
Do cỡ hạt hình thành của polymer phân tán rất nhỏ so với mạng lưới sợi da, vì vậy
nếu các hạt nhỏ đủ để chống lại sự đông tụ thì chúng có thể xuyên dễ dàng vào lớp da
ngấm đầy nước.
Nếu như hệ nhũ tương không ổn định nh
ư trong trường hợp có mặt axit, muối sắt,
chất làm lạnh… thì giọt polymer sẽ có xu hướng kết tủa hoặc tách lớp. với polymer resin
rất cứng thì có thể tạo ra bột mịn (như PVC) phần lớn các loại polymer được sử dụng
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 20


đều mèm hơn rất nhiều và khiến các hạt hội tụ các loại polymer được sử dụng đều mềm
hơn rất nhiều và khiến các hạt hội tụ hoặc dính lại với nhau để tạo ra một khối platic dẻo
1.2.5. Chất tạo mầu
Pigment được dùng trong hỗn hợp trau chuốt nhằm tạo cho hỗn hợp trau chuốt
mang màu. Pigment là chất hữu cơ và vô cơ không tan trong nước, nhưng khu
ếch tán
được trong nước.
Pigment vô cơ chủ yếu là các oxyt như oxyt bary, oxyt titan, oxyt sắt… pigment
vô cơ tạo mầu sắc “chết” (không tươi), trong khi đó pigment hữu cơ tạo mầu sắc tươi
hơn. Muốn tạo mầu tươi khi dùng pigment hữu cơ tạo mầu sắc tươi hơn. Muốn tạo mầu
tươi khi dùng pigment vô cơ, nên dùng kết hợp với pigment hữu cơ, để mầu sắc tạo ra
không bị “ch
ết”
Pigment hữu cơ là phẩm mầu hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp pigment hữu cơ tạo được
mầu sắc tươi, song khả năng che phủ khuyết tật kém hơn so với pigment vô cơ.
Pigment được dùng trong việc pha chế hỗn hợp trau chuốt đòi hỏi phải có độ mịn
cao, độ mịn càng cao, độ bao phủ càng lớn. ngoài ra pigment cần phải có độ bền với ánh
sáng và không bị thay
đổi màu dưới tác dụng của nhiệt.
1.2.6 Màng bóng
1.2.6.1. Sự hình thành màng bóng
a. Chất làm bóng
Trên thị trường, các loại polymer dùng để pha chế chất làm bóng phổ biến hiện
nay là nitroxenlulo, polivinylaxetat, poliuretan,…, dạng nhũ hóa trong nước và dạng dầu
hóa trong dung môi hữu cơ. Mỗi loại polymer khác nhau khi pha chế sẽ cho các sản
phẩm với những đặc tính khác nhau như:
Nitroxenlulo: bền nước, độ bóng cao, cứng, trước khi dùng cần biến tính để mạch
polymer mềm dẻo hơn trướ
c khi pha chế dùng cho da thuộc.

Polyvinylaxetat: bền mài nỉ mướt, bền uốn gấp, chịu va chạm cơ học tốt
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 21

Polyuretan: rất bóng, chịu nước tốt, bền cơ lý tốt hơn hai loại trên. Các yêu cầu cơ
lý của chất làm bóng cho da thuộc:
- Độ bám dính màng: cao
- Độ bền uốn, dẻo: cao
- Chống mài mòn nỉ khô, ướt: cao
- Chịu dung môi, hóa chất: không tan trong nước, không tan trong một số
dung môi như cồn, methanol, formol, kiềm loãng, axit yếu.
- Chịu nhiệt: có thể chịu được nhiệt độ tới -10
0
C đến 100
0
C.
- Không làm ảnh hưởng tới độ thoáng hơi, khí của da.
Chất làm bóng thường dùng các phương pháp phun xì máy, cán màng, quét, …
lượng phun xì khoảng 3-5g/bia da, 7-10g/bia da khi cán hoặc bôi.
Người ta phân loại chất làm bóng dựa vào dung môi hòa tan như loại tan trong
nước, loại nhũ hóa trong nước và loại tan trong dung môi. Gần đây các hãng mới đưa ra
loại chất làm bóng vừa tan trong nước, vừa tan trong dung môi.
b. Chất làm bóng tan trong nước
Thường là các polymer tự nhiên như gelatin, casein, tinh bột biến tính, lòng trắng
trứng v.v , được hòa tan vào nước cùng với các thành ph
ần khác như một số chất hoạt
động bề mặt, polyol v.v…, sau khi phun dung dịch chất tạo màng này lên da, màng chất
bóng dạng dung dịch keo được hình thành nhờ sự mất nước do hydrat hóa với lớp nước

thoát và mất nước do bay hơi. Mối liên kết được tạo ra từ việc chất bóng sa lắng xuống
bên cạnh các lớp nước thoát nhờ việc mất nước do bay hơi và việc hydrat hóa của lớp
này.
c. Chất làm bóng tan trong dung môi hữu c
ơ
Chất làm bóng tan trong dung môi hữu cơ các dung dịch chất làm bóng dùng
dung môi hữu cơ thường là các polymer tổng hợp, mốt ít từ tự nhiên. Các polymer nitro
xenlulo, các xenlulo ete hoặc este, các polymer vinylic, các polyacrylat, một vài
polyuretan được hòa tan trong dung môi rồi trộn với các chất kết dính dạng sơn nói
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 22

chung (dầu lanh biến tính), các chất làm khô và các hóa chất khác tạo ra một hệ đồng
nhất. việc dùng dung môi giúp quá trình hòa tan các polymer tốt hơn và cải thiện thời
gian khô cũng như chất lượng của chất làm bóng.

1.2.7. Công nghệ ghép màng PU đa lớp và ứng dụng
Với công nghệ cán màng PU truyền thống, có thể sản xuất các loại màng mỏng
PU có độ dày từ 0.04mm đến 0.19mm. Các sản phẩm này được sử dụng gia công áo
mưa, in khăn trả
i bàn, văn phòng phẩm, băng keo, decal,…
Để đa dạng nguồn sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu và cạnh tranh trên thị
trường trong nước cũng như xuất khẩu, đã phát triển dòng sản phẩm màng PU dày trên
0.20mm và màng ghép đa lớp. Với dòng sản phẩm màng PU ghép đa lớp được đưa vào
sử dụng thì các ứng dụng của PU càng gần gũi với người tiêu dụng hơn, nó có thể được
dùng để làm bạt che các thi
ết bị quân sự (với các loại bạt mỏng rất dễ bị xé rách), làm
bìa ngoài sổ, làm bìa menu trong các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, ứng dụng trong

xây dựng làm tấm chống thấm, tappy lót sàn,…
Vậy công nghệ ghép màng đa lớp là gì? Thực tế, với công nghệ cán truyền thống,
chỉ sản xuất được các loại màng PU có độ dày tối đa là 0.50mm, loại sản phẩm này có
đặc trưng là mềm nên rất dễ dính hít trên các bề mặt phẳng. Ngoài ra, với nhiề
u lí do về
kĩ thuật và giá thành các sản phẩm PU mềm và dày không được ưa chuộng ngoài thị
trường. Để giải quyết các vấn đề trên, kỹ thuật ghép nhiều lớp nhựa PU nhằm đạt được
độ dày lớn được ứng dụng trong sản xuất, hiện nay có thể ghép được tới 5 lớp nhựa PU
với độ dày tối đa có thể đạt được là 1.5mm.
Với công nghệ ghép nhựa PU đa l
ớp, sản phẩm sẽ có cơ tính cao hơn, độ bền hóa
học, thẩm thấu, cũng như độ bền môi trường rất cao, ứng dụng nhiều cho việc làm tấm
lót, tấm bạt che phủ.
Một số ứng dụng của sản phẩm PU ghép đa lớp:
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 23

- Sản phẩm ghép 2 lớp PU: dòng sản phẩm này rất thông dụng trên thị trường với
lí do có giá thành vừa phải, với nhiều mẫu và màu sắc đa dạng, chất lượng sản phẩm
không quá mềm, độ dày sản phẩm có thể đạt từ 0.25mm đến 0.40mm nên dễ dàng gia
công ở các công đoạn khác, được sử dụng làm bìa sổ, bìa menu, bìa trình kí văn
phòng….
- Sản phẩm ghép 3 lớp PU trở lên: đây là loại sản phẩm
đặc biệt, được ứng dụng
cho các ứng dụng riêng biệt nên Rạng Đông chỉ sản xuất khi khách hàng yêu cầu cụ thể.
Đây là dòng sản phẩm đòi hỏi sự chính xác cũng như lao động có tay nghề cao và kinh
nghiệm. Các màng PU được ghép trực tiếp trên máy cán để đạt được độ dày mong
muốn, sau khi ghép xong sẽ được đưa qua 1 thiết bị chuyên dụng để định dạng bề mặt

sản phẩm (hiệ
n naycó nhiều hình dạng bề mặt sản phẩm từ bề mặt sản phẩm nông cạn
đến sâu), cũng như ép dính các lớp keo PU lại với nhau. Sản phẩm sau khi được ép dính
và định dạng bề mặt sản phẩm sẽ được kiểm tra các tính chất cơ lý của sản phẩm cuối
cùng. Ứng dụng của dòng sản phẩm này là làm tấm lót, bạt lót, tấm màn che các thiết bị
quân sự…
- Các sản ph
ẩm ghép PU với vải: đây cũng là dòng sản phẩm đặc biệt. Cũng tương
tự nhự dòng sản phẩm PU ghép 3 lớp ở trên nhưng lớp cuối cùng là lớp vải (mỏng hoặc
dày tùy theo yêu cầu sản phẩm), quy trình sản xuất cũng tương tự như trên. Ứng dụng
của dòng sản phẩm này là làm yên xe máy.
1.2.7. Cấu tạo da động vật
Đối tượng chủ yếu của thuộc da là ph
ần trung bì ( các sợi da )
Lớp cật ( grain ): Tiếp giáp với lớp biểu bì, bề mặt của lớp này được tạo bởi các
bó sợi mịn và được kết chặt với nhau, tạo nên bề mặt da nhẵn phẳng
Lớp lưới : Nằm sát ngay lớp cật có độ dày lớn hơn, có cấu trúc mạng lưới (trong
quá trình xẻ phần dưới chính là lớp váng ), lớp này xác định độ bền cơ học của thành
ph
ẩm
Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 24

Cấu tạo da váng : Da váng là phần da lớp lưới ở phía dưới tiếp xúc với tổ chức
bạc nhạc, còn lại sau khi tấm da được xẻ tách lấy phần da có mặt cật. Da váng có cấu
trúc tương đối lỏng lẻo, bề mặt không trơn bóng nên các tính chất cơ lý và cảm quan
thường thấp hơn da mặt cật rất nhiều.
Vật liệu phủ lên da váng vẫn chưa sử dụng rộng rãi do mộ

t số nguyên nhân về
chi phí, trang thiết bị, nếu như lượng da váng tồn dư nhiều mà không được tận dụng
một cách triệt để cũng sẽ gây ra những tác động bất lợi đối với môi trường như ô nhiễm
môi trường và các tính chất của da váng so với bề mặt cật nên cần phải tạo ra một lớp có
tính chất cơ lý, cảm quan giống như bề mặt cật chính vì vậy nh
ững lý do trên đề tài đã
lựa chọn da váng làm nguyên liệu cho đề tài.

















Mã số: 193A.12.RD/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất da váng phủ PU đáp ứng nhu cầu ngành Da –
Giầy”–Kỹ sư: Nguyễn Minh Hoàng. 25

PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN

2.1. Chuẩn bị vật liệu da váng và hóa chất
2.1.1. Nguyên liệu da váng
Nguồn nguyên liệu da váng rất phong phú được thu mua từ các điểm thuộc da và
trên thị trường da váng nhập từ Trung Quốc, Đài Loan… đề tài lựa chọn hai loại da
váng, da váng trong nước và da váng có xuất xứ từ Đài Loan đã thành phẩm.
Da váng sẽ được ngâm tẩm bề mặt để đảm bảo bề mặt da váng đạt độ mịn và đồng đều.
- Ngâm t
ẩm da váng:
Ngâm tẩm dùng để xử lý mặt. Hệ ngâm tẩm bao gồm nước, chất trợ xuyên, chất
kết dính. Chất kết dính là các polime, dễ đi vào cấu trúc sợi của da và có độ kết dính tốt.
thời gian ngâm tẩm phải đảm bảo không lâu quá vì nếu lâu quá sẽ làm da cứng, nhanh
quá hóa chất chỉ bám lên bề mặt cũng dễ gây cứng, độ lỏng của da không cải thiện được
nhiều.
Quy trình công nghệ ngâm tẩm như
sau:
- Sơ đồ ngâm tẩm cải tạo mặt da váng












×