Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6b trường trung học cơ sở lũng hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.11 KB, 11 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIỆN PHÁP
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM, LỚP 6B
TRƯỜNG THCS LŨNG HỒ
1. MỤC ĐÍCH - U CẦU
Nghị quyết Trung ương khố VIII khẳng định: “Muốn tiến hành cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Một
trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo hiện nay là hình thành và phát
triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để tạo ra những con người có tài
năng phẩm chất là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhà
trường phổ thơng nói riêng.
Luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo”. Vị trí vai trị của đội ngũ nhà giáo luôn được
Đảng, Nhà nước, xã hội quan tâm và tơn vinh. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trường.
Nguồn nhân lực giáo dục ở trường phổ thơng đóng vai trò trực tiếp đối với mọi
hoạt động của nhà trường trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, quản lý nhân
lực trong nhà trường bao gồm cả việc qui hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý và
sử dụng. Ở trường tiểu học, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trị hết sức quan
trọng trong việc dạy học, giáo dục và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường phổ thông là nhà quản lý khơng dấu đỏ, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là linh
hồn của lớp học vì họ là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý tồn diện một lớp học;
có vai trò trực tiếp trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh phát
triển toàn diện; là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều khiển và
phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối quan hệ
giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội. Có thể nói, người giáo viên chủ


nhiệm lớp là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.


2

Trong những năm gần đây, hiện tượng nghỉ học, bỏ học ở học sinh lớp 6B
trường THCS Lũng Hồ diễn ra khá phổ biến với nhiều nguyên nhân cả chủ quan và
khách quan khác nhau, đây là mối quan tâm trăn trở của những người làm nghề trồng
người và cũng là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Hiện tượng này nếu khơng có
biện pháp khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói
riêng và giáo dục nước ta nói riêng. Mặt khác, hiện tượng bỏ học, đi học theo kiểu
răng lược ở học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ nếu không được khắc phục sẽ để
lại hậu quả to lớn, trẻ em không đến trường sẽ dẫn đến các hệ lụy xã hội kéo theo.
Vấn đề đặt ra là phải duy trì được sĩ số học sinh, đây là trách nhiệm của toàn xã hội,
của lãnh đạo các nhà trường và trước hết là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Do vậy, nghiên cứu vấn đề “Duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6
6B trường THCS Lũng Hồ” làm sáng kiến có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
* Đặc điểm, tình hình
Năm học 2021 - 2022, số học sinh lớp 6b do tơi chủ nhiệm có 45 học sinh có 2
em Ly Mí Chính, Ly Mí Chỉ đầu năm thường xuyên nghỉ học dài ngày ảnh hưởng đến
các hoạt động thi đua của lớp, bằng các biện pháp vận động, hiện tại các em đã đi học
đều, và tham gia các hoạt động của lớp, cũng như nhà trường phát động hiện tại lớp
đảm bảo sĩ số 100%.
Do đặc thù ở các vùng cao, học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ chủ yếu là
con em đồng bào các dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, ở nhiều thơn, bản
xa xơi, khơng có sóng điện thoại, việc liên lạc với phụ huynh để cho học sinh đến
trường cịn nhiều bất cập. Trong khi đó có những học sinh cũng không muốn đến
trường để ở nhà lập gia đình, đi làm… Gần như phụ huynh “khốn trắng” việc học
của con em mình cho nhà trường. Vào thời điểm mùa vụ, nhiều học sinh lớp 6B

trường THCS Lũng Hồ vắng học để giúp bố mẹ. Trang thiết bị dạy học thì thiếu,
trường chưa kết nối internet do đường dây chưa được kéo về xã, thôn, bản. Các làng,
bản vùng cao cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số học sinh lớp
6B trường THCS Lũng Hồ chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã
bỏ học sau khi học xong cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở. Điều kiện kinh tế của


3

đồng bào dân tộc nói đây cịn khó khăn, đa số là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Một số
phong tục, tập quán của một số dân tộc ở Lũng Hồ còn lạc hậu ảnh hưởng đến việc
học tập của học sinh… Những đặc điểm trên đã tác động không nhỏ tới việc đến
trường của học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ.
*Thuận lợi
Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng
cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông qua nhiều các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị định Chính phủ. Trong đó, có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2015;
Nghị định số 57/2017/QĐ- TTg ngày 09/5/2017 của Chính phủ, về chính sách ưu tiên
tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số
(dưới 10.000 người). Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp tại các
thôn, bản vùng cao đã được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục ở các cơ sở giáo dục vùng cao được nâng lên. Tỉ lệ huy động trẻ em,
học sinh lớp 6 vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đến trường tăng.
Một trong những thuận lợi nừa là học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ có
tinh thần hiếu học; các cấp chính quyền, nhà trường cũng như nỗ lực tuyên truyền,
vận động. Thấy học sinh nào vắng học quá 2 buổi, giáo viên liền báo cho nhà trường
để tổng hợp danh sách gửi ủy ban nhân dân xã, từ đó có kế hoạch phối hợp vận động
các em quay lại lớp học. Trường cịn phân cơng mỗi giáo viên, cán bộ quản lý nhận

đỡ đầu 1 em có hồn cảnh khó khăn; kèm cặp, giúp đỡ những em học yếu. Công tác
xã hội hóa giáo dục cũng được đẩy mạnh, một số giáo viên kêu gọi các nhà hảo tâm
hỗ trợ gạo, mì tơm, đồng phục… cho học sinh.
Được sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên của các ban ngành, đặc biệt là Ban
giám hiệu nhà trường, kết hợp với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, các cơ giáo
giáo chủ nhiệm tận tâm với nghề nên học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ yên tâm
tới trường, tới lớp, sĩ số các lớp học được giữ vững.


4

Được sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên của các ban ngành, đặc biệt là Ban
giám hiệu nhà trường kết hợp với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, học sinh yên
tâm tới trường, tới lớp.
* Khó khăn
Có thể thấy, tình trạng học sinh bỏ học nói chung, học sinh lớp 6B trường THCS
Lũng Hồ bỏ học nói riêng dẫn đến rất nhiều hệ lụy, các em thiếu kiến thức... dẫn đến các
hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn mực, lướn lên dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ
bạc, rượu chè, nghiện hút... Ngoài ra, các em khơng có điều kiện tham gia vào các cơng
việc địi hỏi kỹ thuật cao mà chỉ làm các cơng việc lao động chân tay đơn giản, hiệu quả
và thu nhập thấp… Do đó, con đường tương lai của các em gặp nhiều khó khăn…
Phụ huynh đi làm ăn xa, hồn cảnh khó khăn chưa thật sự quan tâm đến việc
học của con em tra nhắc nhở con em họ học tập.
Ý thức tự học của các em chưa cao, phần lớn học sinh trong lớp là con em
nông thôn nên ngồi việc học các em cịn phải phụ giúp gia đình làm nương, thu
hoạch mùa, đa số các em đều là lao động chính trong gia đình. Do quan niệm của một
số phụ huynh, học không học cũng thế không quan trọng, học sinh bị thành phần xấu
lôi kéo.
Các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài, như giáo viên giảng bài em
không hiểu vấn đề, làm cho các em tự ti, mặc cảm khi phải đứng trả bài trước bạn

bè và đã tỏ ra sợ sệt, e dè. Một học sinh gặp trở ngại trong việc làm bài tập, học
bài ở nhà, những trục trặc trong việc lưu giữ kiến thức trong trí nhớ. Từ đó, những
bài tập, những bài học trở thành sự khó khăn, vất vả trong môn học và những bài
kiểm tra đã trở thành bức rào ngăn cách, đối với các em và các em cảm thấy mình
khơng thích nghi với mơi trường hiện tại là lớp học, nhà trường dẫn đến việc nghỉ,
bỏ học sẽ diễn ra.
* Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình học sinh lớp 6B trường THCS
Lũng Hồ khơng thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình q
nghèo, đơng con và khơng có ý thức đưa con em mình đến trường. Nhiều gia đình
dân tộc cịn quan điểm cổ hủ “trọng nam khinh nữ”, chỉ có con trai mới cần phải đi


5

học còn con gái đến 13-14 tuổi nên đi lấy chồng. Do đó, nhiều em gái chỉ học hết cấp
tiểu học là ở nhà và chuẩn bị xây dựng gia đình.
Về phía học sinh, nhiều em vì khơng có thời gian để làm bài tập về nhà cũng như
khơng có ai giúp đỡ hiểu thêm bài khi cô giáo giao nên dẫn đến học lực của những em
này thường rất kém và cuối cùng chán nản bỏ học ln. Có những học sinh chỉ thích
theo bố mẹ đi làm nương rẫy, khơng thích đến trường.
Hiện nay, các mơn học trong trường đều được dạy bằng tiếng Việt, trong khi đó
kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ do chủ yếu là
con em các dân tộc thiểu số cịn rất kém. Việc chưa thơng thạo tiếng Việt thể hiện qua
cách các em không nghe kịp được các thày cô giảng hoặc nhiều em nghe nhưng không
hiểu nghĩa của từ nên không nhớ được kiến thức cơ giáo dạy mình. Đây cũng là ngun
nhân dẫn tới việc học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ thường xuyên bỏ học.
Môi trường học tập tại trường chưa đủ hấp dẫn, thiếu các hoạt động ngoại khoá
cộng thêm điều kiện vật chất khó khăn khiến học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ
phải sống trong điều kiện nội trú không đủ đảm bảo vệ sinh và độ an toàn. Điều này làm

mất thời lượng học, giảm sự hứng thú khi đến trường ở trẻ em, khiến các em dễ dàng bỏ
học ngay cả vì những lý do rất đơn giản như trường học cách xa nhà. Đây cũng là
nguyên nhân khiến nhiều học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ không đến trường
hoặc không muốn đi học nữa.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc duy trì sĩ số học sinh không đảm bảo
là: Do điều kiện đời sống kinh tế của một số gia đình gặp nhiều khó khăn, khơng thể
tiếp tục cho con em tới trường học tập. Do địa bàn dân cư quá thưa thớt, trường học
quá xa,học sinh đi lại quá khó khăn. Do sự quan tâm chưa đúng mức,và sự nhận thức
chưa sâu sắc của một số phụ huynh về việc học của con em. Do sự quan tâm giúp đỡ
của chính quyền địa phương chưa kịp thời đối với những gia đình gặp khó khăn về
kinh tế. Chưa tạo điều kiện cho học sinh đi học gần,trường lớp quá xa.
* Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để duy trì sĩ số
trong cơng tác chủ nhiệm lớp 6 học sinh vùng cao
Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng nổ phải ln tự bồi dưỡng nâng cao
tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng ở trong nhà


6

trường đặc biệt là từng em học sinh để lôi cuốn học sinh, học sinh vui vẻ, tự tin trước
khi đến trường tạo thêm niềm vui, phấn khởi thực sự để hội cha mẹ học sinh nhận
thấy được ở trường là chỗ dựa vững chắc cho phụ huynh tin tưởng từ đó tạo niềm tin
cho phụ huynh phấn khởi và xây dựng môi trường thân thiện ở trong nhà trường.
Trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học
sinh, với Đồn thể, với địa phương, tạo những điều kiện môi trường giáo dục tốt.
Phải tạo đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh trong lớp qua các phong trào.
Tạo cho các em động cơ ham học trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm
phải ln giữ thái độ bình tĩnh, khơng nóng vội, khơng dùng lời lẽ nặng nề với các
em, hoà đồng vui vẻ với các em, xem học sinh là con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn,
cùng lắng nghe ý kiến học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Học sinh lớp 6B trường THCS Lũng Hồ trong độ tuổi biết tự ái, giận hờn, thích
được động viên khen thưởng, tuyệt đối khơng nên dùng hình phạt, đánh mắng làm
cho các em sợ sệt khơng ham thích đến lớp, phải tạo cho các em một niềm tin để các
em an tâm học tập và xem giáo viên chủ nhiệm là người mẹ hiền.
Nên tổ chức vui chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp để tạo sự
gắn bó thương yêu trong học sinh và giáo viên. Trong chương trình giảng dạy nên tổ
chức những buổi “Học vui,vui học” dưới hình thức ơn tập.
Việc chuyên cần học tập của học sinh đã quyết định sự tiến bộ của các em, nếu
để các em nghỉ học một hai lần với lý do không cần thiết lắm thì các em sẽ thích nghỉ
học đi chơi hơn là đến lớp bởi nhiều lý do: Sợ bị phạt, sợ bị chế giễu. Giáo viên nên
giải thích tai hại của việc bỏ học và đi học không đầy đủ đẫn đến hậu quả không tốt,
ảnh hưởngđến kết quả học tập.
Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải quan tâm tìm hiểu hồn cảnh của học
sinh để tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí buổi học phù hợp có thể lập Quỹ tình thương để
hổ trợ một phần nào cho các em về mặt vật chất, đồng thời cắt cử các em học sinh
trong lớp thường xuyên giúp đỡ, đỡ đần bớt các cơng việc gia đình để bạn có thời
gian đến trường.
Mặt khác, đối với những em có mặc cảm do có sự khác biệt về thành phần dân
tộc (H’mơng, tày …) hoặc do chưa thích nghi với mơi trường như: chuyển trường,


7

lưu ban thì lúc này vai trị của giáo viên rất quan trọng, những cử chỉ, giọng nói của
giáo viên tạo nên sự gần gũi giữa hai mối quan hệ là rất cần thiết. Một lời hỏi thăm là
bản thân giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tin tưởng, dễ gần, lòng cảm mến của
học sinh đối với giáo viên, giúp các em xóa đi những mặc cảm, tự ti để hòa nhập với
tập thể tốt hơn và ý định chán nản, bỏ học, nghỉ học sẽ dễ dàng xóa đi trong đầu các
em. Đối với học sinh khi học tập sa sút liên quang đến chuyện tình cảm trai gái,lúc
này giáo viên là người rất quang trọng tạo cho các em một niềm tin nên gặp riêng tâm

sự tìm ra ngun nhân và giải thích cho các em hiểu được vấn đề học tập bây giờ là
quang trọng nhất.
Để ngăn ngừa, khắc phục và phát huy sự thành công của nghệ thuật thuyết
phục học sinh trở lại trường, lớp sau khi nghỉ, bỏ học thì bản thân giáo viên cần kết
hợp chặt chẽ nhiều mặt khác như. Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, quan tâm và dành nhiều
thời gian trò chuyện tiếp xúc với các em. Đồng thời, ln tạo ra các tình huống mà
từng học sinh đều có thể thể hiện mình trong đó, cịn giáo viên thì cổ vũ, khuyến
khích mọi thành cơng của các em dù là những thành công rất khiêm tốn. Phối hợp với
Đồn Thanh niên, Cơng đồn trong nhà trường để có sự hỗ trợ và thường xuyên trao
đổi với phụ huynh về kế hoạch giáo dục, thuyết phục các em (điện thoại trực tiếp
hoặc gửi tin nhắn cho Phụ Huynh). Hướng những em định nghỉ, bỏ học cùng tham
gia các phong trào nhà trường nhằm mục đích động viên. Hợp tác với những cán bộ
lớp gương mẫu lập ra “Đôi bạn cùng tiến”và đề ra những hình thức thi đua khen
thưởng để khích lệ tinh thần học tập của các em.
Phổ biến nội quy, gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học: Ở tuần đầu tiên,
tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy nhà trường, trong đó có phần
quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha
mẹ xin phép . Và ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ
huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm khơng có ở nhà),
hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ Huynh hay điện thoại
trực tiếp gặp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.


8

3. KẾT QUẢ
Qua những năm đã làm công tác chủ nhiệm và qua thời gian hơn nửa kì học
chủ nhiệm lớp 6b bằng việc áp dụng biện pháp duy trì sĩ số của mình, bản thân đã có
được những thành cơng đáng khích lệ cả về phía cá nhân tơi và cả lớp tôi chủ nhiệm.

Đồng thời, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đổi rất
lớn của nhiều cá nhân học sinh nói riêng.
So sánh chất lượng về hạnh kiểm học kì 1 năm học 2021 - 2022 so với đầu
năm: Trước khi áp dụng biện pháp: Số học sinh có Hạnh kiểm tốt: 15 học sinh chiếm:
5,21%, Khá: 29 học sinh chiếm: 26,08%, Trung bình: 01 học sinh chiếm: 8,71%.
Khi áp dụng biện pháp: Số học sinh có Hạnh kiểm tốt: 25 học sinh chiếm
82,60%, Khá: 20 học sinh chiếm 17,40%, Trung bình: 00 học sinh chiếm: 00%.
Điểm học tập các môn học ở lớp, lực học của đa số học sinh có nhiều tiến bộ
và cao hơn so với năm học trước (qua theo dõi, nhìn nhận của giáo viên chủ nhiệm và
theo lời nhận xét của nhiều Giáo viên bộ môn).
Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết nghe
lời hơn (qua theo dõi của giáo viên chủ nhiệm và qua lời nhận xét BGH nhà trường,
của nhiều giáo viên bộ môn).
Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối với các
hoạt động phong trào (qua việc tham gia và kết quả cụ thể của các phong trào).
Thái độ và ý thức học tập tốt của học được nâng lên rõ rệt, học sinh cảm nhận
được tầm quan trọng của việc học và rèn luyện ở trường, lớp.
Đa số học sinh đã chủ động, tích cực và hăng say hơn khi tham gia các hoạt
động phong trào ở lớp, trường hay ở cấp trên.
Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của học
sinh được thể hiện trông thấy.
Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp đã giảm rất nhiều, số học sinh được
coi là cá biệt đã biết tự thay đổi, tự hòa nhập vào hoạt động chung của lớp.
Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan ngỗn và có tinh thần tự giác, tự
lập cao. Khơng cịn để giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
Học sinh dường như mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp và đứng trước tập thể.


9


4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đối vơi nhà trường: Về lâu dài, các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với cấp
ủy, chính quyền các xã để tuyên truyền, vận động, giải thích đầy đủ kịp thời cho phụ
huynh, học sinh. Bên cạnh đó, phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã vận
động xã hội hóa, xây dựng các mơ hình hỗ trợ học sinh vùng khó khăn để huy động
phụ huynh chung tay với nhà trường thực hiện bán trú. Trong những năm học tiếp theo,
khi khơng có sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, cần dự tính các trường ở những xã bị
ảnh hưởng có thể quay trở lại thực hiện mơ hình trường học bán trú dân ni (phụ
huynh đóng góp gạo, thực phẩm) để học sinh yên tâm học tập, bám lớp, bám trường.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn quan tâm, theo dõi và gần gũi với các đối
tượng học sinh. Đánh giá được khả năng tư duy, nhận thức về học tập và ý thức tham
gia các hoạt động của học sinh, giúp học sinh bớt nghỉ học, có hứng thú đến trường,
đến lớp. Tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình đối với học sinh.
Nhìn thấy được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có phương pháp
giáo dục. Tranh thủ được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của các bộ phận
và của đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm phải tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 6. Căn
cứ vào kế hoạch từng tháng, từng tuần để lồng ghép dạy trẻ các từ, cụm từ phù hợp
với chủ đề, cung cấp vốn từ cho trẻ. Đặc biệt, chú ý hơn tới học sinh lớp 6 để tạo cho
các em vốn tiếng Việt đầy đủ để học tập được tốt hơn. Thường xuyên tổ chức các
hoạt động múa hát tập thể, các trò chơi dân gian, cho trẻ xem băng hình về giáo dục
mầm non để trẻ tăng cường vốn tiếng Việt.
Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt khi trẻ ở
nhà. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm ngoài việc tự học tập trau dồi thêm kiến thức, để
thuận lợi trong q trình chăm sóc giáo dục học sinh lớp 6 vùng cao, tơi đã tìm hiểu
tiếng dân tộc và học một số từ đơn giản để dễ dàng giao tiếp với trẻ khi trẻ mới đi học
chưa biết tiếng Việt.
Giáo viên chủ nhiệm phải vận động xã hội hóa giáo dục. Một trong những
nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên nghỉ học ở nhà là do khi thời tiết thay đổi, phụ
huynh thường cho trẻ nghỉ ở nhà đốt lửa sửa ấm. Chính vì thế cơ và các đồng nghiệp



10

đã tổ chức vận động quyên góp ủng hộ áo ấm và đồ dùng học tập cho trẻ thông qua
nhiều kênh như: Tìm gặp các nhà hảo tâm, các quỹ từ thiện, các doanh nghiệp để xin
hỗ trợ. Qua mạng xã hội facebook, zalo tôi vận động anh em, bạn bè ủng hộ, quyên
góp áo ấm và đồ dùng học tập cho học sinh lớp 6. Nhờ những chiếc áo và đôi giày
được ủng hộ đã giúp học sinh lớp 6 thêm tự tin và khỏe mạnh khi đến lớp vào những
ngày giá rét.
Đối với gia đình phụ huynh học sinh: Luôn phải quan tâm đến nhu cầu học tập
của học sinh. Theo dõi sự phát triển của con cái để hiểu được tâm, sinh lí con cái và
đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh. Luôn gần gũi, lắng nghe ý
kiến con cái để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về tinh thần, vật chất cho con cái học
tập tốt. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để có hướng đi đúng cho con
cái và có biện pháp giáo dục con cái tốt nhất.
Đối với cá nhân học sinh: Luôn xác định nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong
một tập thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. Có phương pháp học tập
khoa học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng của việc học và rèn
luyện. Ln có lối sống lành mạnh, ln học tập những chuẩn mực đạo đức đúng đắn
để có cách ứng xử đúng với thầy cô, cha mè, bạn bè và những người xung quanh.
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Luôn biết lắng nghe lời dạy của gia đình,
thầy cơ và sự góp ý của bạn bè. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác chấp hành nội quy
trường lớp và nhiệt tình để hồn thành tốt mọi kế hoạch đề ra.
Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động tới gia đình học sinh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trong
toàn xã hội để học sinh đi học chuyên cần.
Huy động các nguồn lực giúp học sinh có hồn cảnh khó khăn, mượn sách giáo
khoa, ý kiến cấp phát các chế độ,học bổng cho các em kiệp thời, tham gia các hoạt
động thể thao vui chơi giải trí.

5. PHƯỚNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG NĂM HỌC TIẾP THEO
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho tất cả
các mảng của công tác chủ nhiệm. Làm tốt công tác dự báo về sĩ số học sinh để có
biện pháp khắc phục học sinh nghỉ học.


11

Xác định thời gian thực, hình thức thực hiện và người thực hiện đối với các
hoạt động mà giáo viên đã định hướng.
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp khác
như: Đội thiếu niên tiền phong; Thư viện; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh…
Ngay từ trong hè giáo viên phải liên hệ ngay với cán bộ thôn, bản, để nắm bắt
được thông tin học sinh lớp chủ nhiệm và huy động học sinh đến trường khi nhập học
chính thức.
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm nắm được các em có nguy cơ bỏ học, ở các
năm học trước, lập danh sách các em lười học, vắng thường xuyên có nguy cơ bỏ học
cao trong năm học mới rồi tìm hiểu nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học
tập… để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Thường xuyên liên hệ
với gia đình học sinh để hiểu rõ những khó khăn, vất vả và động viên họ cho con em
đến trường.
Lập danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy
động học sinh tới trường.
Trên đây là “Biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 6B
trường THCS Lũng Hồ” nội dung biện pháp tôi xây dựng còn những hạn chế nhất
định rất mong được sự giúp đỡ của Ban giám khảo, để năm học tiếp theo tôi làm công
tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt hơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG


.............., ngày tháng 02 năm 2022
Người viết



×