Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA LAN DENDROBIUM TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC- TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.38 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
VÀ GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA LAN DENDROBIUM TRỒNG TẠI
THỦ ĐỨC- TP.HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HÀ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009
Tháng 08/2010
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
VÀ GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA LAN DENDROIUM TRỒNG TẠI
THỦ ĐỨC- TP.HỒ CHÍ MINH
Tác giả
NGUYỄN THỊ HÀ
Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010
2
LỜI CẢM ƠN
Con kính thành biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục và suốt đời tận tụy vì con


để con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban Chủ Nhiệm
khoa Nông Học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học
tại trường.
Quý thầy cô trong khoa Nông Học cùng quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học
vừa qua.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài với tất cả lòng nhiệt thành và trách nhiệm.
Xin cám ơn Ban Chủ Nhiệm khoa Công Nghệ Sinh Học đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài tại khoa.
Xin cám ơn tất cả bạn bè trong và ngoài khoa Nông Học đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ HÀ
3
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể hữu
cơ đến sự sinh trưởng và phát triển của lan Dendrobium 3 tháng tuổi trồng tại Thủ Đức-
TP Hồ Chí Minh. Thời gian từ 20/02/2010- 20/06/2010.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm hai yếu tố có lô phụ với ba lần lặp lại.
Gồm 2 yếu tố:
-Yếu tố chính (phân bón) B: Growmore, Đầu trâu 501, HVP siêu sắc màu, HT-
Orchid.311, HVP 1601.WP-PL.
-Yếu tố phụ: 50% phân trùn + 50% xơ dừa, 50% phân trùn + 50% dớn cọng.
Kết quả thu được như sau:
4
MỤC LỤC

Trang tựa
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các hình
Danh sách các bảng
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
1.2.2 Yêu cầu
1.3 Giới hạn đề tài
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới
2.1.2 Lịch sử nuôi trồng hoa lan ở Việt Nam
2.2 Sơ lược về hoa lan
2.2.1 Phân loại
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
2.2.3 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.4 Giá trị kinh tế của hoa lan
2.2.5 Các thách thức trong việc phát triển ngành hoa lan ở Việt Nam
2.3 Giới thiệu về cây lan Dendrobium
2.3.1 Phân loại
2.3.2 Nguồn gốc và sự đa dạng
2.3.3 Đặc điểm sinh học của lan Dendrobium
5
2.3.4 Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
2.3.5 Chăm sóc

2.4 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cho lan
2.4.1 Nguyên tố đa lượng
2.4.2 Nguyên tố trung và vi lượng
2.4.3 Sơ lược một số loại phân bón lá được dùng trong thí nghiệm
2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng lan trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Trên thế giới
2.5.2 Ở Việt Nam
2.6 Giá thể trồng lan
2.6.1 Giới thiệu một số loại giá thể trồng lan
2.6.2 Giới thiệu về phân trùn
2.6.3 Sơ lược về chất kết dính Gelatine
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Giống lan
3.2.2 Điều kiện thời tự nhiên
3.2.3 Vật liệu thí nghiệm
3.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3 Các bước thực hiện
3.3.1 Giai đoạn chuẩn bị (trước 5 ngày)
3.3.2 Ngày vào chậu (ngày 0)
3.3.3 Giai đoạn sau trồng (từ ngày 0 đến ngày 15)
3.3.4 Giai đoạn theo dõi
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong giá thể
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng, phát triển
3.5 Phân tích thống kê và xử lý số liệu
6
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá một số chỉ tiêu hai loại giá thễ hữu cơ

4.1.1 Hàm lượng dinh dưỡng của hai loại giá thể hữu cơ trước thí nghiệm
4.1.2 Ẩm độ của giá thể trong thời gian thí nghiệm
4.2 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến sự sinh trưởng, phát triển của lan
Dendrobium
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều
cao
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể đến số lá và tốc độ tăng trưởng số lá
4.2.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón tới số giả hành và tốc độ tăng trưởng giả hành.
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể tới số chồi mới của lan Dendrobium
4.2.5 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể tới động thái tăng trưởng chiều dài tán lá
4.2.6 Ảnh hưởng của phân bón và giá thể tới động thái tăng trưởng chiều rộng tán lá
4.3 Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của giá thể hữu cơ sau thí nghiệm
4.4 Tính chi phí vật liệu và giá thể cho một chậu trồng
4.5 Tình hình sâu bệnh hại
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh thí nghiệm
Phụ lục 2: Đồ thị
Phụ lục 3: Thống kê
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
7
D: Dớn
DT: Đầu trâu
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
PT: Phân trùn
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH

8
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
9
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra loại phân bón và giá thể thích hợp cho lan Dendrobium nhằm tăng khả năng
sinh trưởng, phát triển của lan với chi phí thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng , phát triển của cây lan Dendrobium khi phun các
loại phân bón lá khác nhau trên các loại giá thể khác nhau.
Tính toán chi phí đầu tiên ban đầu cho một chậu trồng.
Chọn ra loại phân bón lá và giá thể phù hợp.
1.3 Giới hạn của đề tài
Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chưa nghiên cứu được sự ảnh hưởng của các
loại phân bón và giá thể lên toàn bộ đời sống của cây lan về lâu dài.
Quy mô thí nghiệm nhỏ, kinh phí thực hiện đề tài hạn chế, điều kiện và thiết bị làm
việc còn thiếu nên đề tài còn nhiều khiếm khuyết.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
10
2.1 Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Lịch sử nuôi trồng hoa lan trên thế giới
Hoa lan (Orchidaceae) được con người biết đến rất sớm và được coi là loài hoa
tinh khiết, hoa vương giả chi hoa, nữ hoàng của các loài hoa.
Châu Á
Hoa lan được biết đến từ rất lâu vào khoảng những năm 800 trước Công Nguyên.
Năm 500 trước Công Nguyên đã có những ghi chép của Khổng Tử ca ngợi vẻ đẹp và

hương thơm của loài hoa này. Những loài lan được ghi nhận sớm là Dendrobium
monilifor và Bletilla atriata.
Theo tài liệu Breichaeder thì thời vua Thần Nông (2800 năm trước Công Nguyên)
lan rừng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Trong quyển thảo dược và phương pháp dưỡng sinh của HaoSiang thời nhà Tống,
(Trung Quốc năm 960-1279) đã trình bày rõ công dụng chữa bệnh của nhiều loại lan
thuộc giống Dendrobium.
Vào triều đại nhà Minh (năm 1363-1644) hoa lan đã được nhiều nhà họa sĩ nổi
tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ vẽ vào tranh tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phục
vụ cho việc trang trí.
Năm 1728, Matsuka (Nhật Bản) đã viết lên những kiến thức ban đầu về kinh
nghiệm trồng và chăm sóc các loại lan.
Mãi đến thế kỷ 20, người Anh mới đến Singapore mở đầu cho một giai đoạn mới
và lập trại nuôi trồng hoa lan và kỹ nghệ nuôi trồng hoa lan.
Từ năm 1957, Thái Lan, Indonexia đã bắt đầu phát triển nuôi trồng hoa lan với quy
mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Các loài lan rừng, lan lai, lan cắt cành của Thái
Lan đươc xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.
Châu Âu
Hoa lan cũng được biết đến từ trước Công Nguyên, Châu Âu cũng là nơi những
loại lan đã được cấy trồng từ thời văn minh cổ Địa Trung Hải. Theo Phrastus là người đầu
tiên sử dụng từ Hy Lạp (Orchis) để chỉ nhóm thảo mộc đặc biệt này.
11
Các thế kỉ XVI, XVII, XVIII người Châu Âu đặc biệt là người Anh đã đi khắp thế
giới nghiên cứu, sưu tập cây cỏ. Trong thời kỳ này nhiều loại lan nhiệt đới đã được đưa về
Anh.
Năm 1974, ở Anh người ta đã biết được 15 loài lan nhiệt đới. Đến năm 1812
Loddiges đã thiết lập vườn lan thương mại đầu tiên trên thế giới.
Năm 1836, John Lindely dùng từ Orchid dịch danh từ chung cho các loài lan.
Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật gieo trồng hoa lan từ hạt bằng nhiều nấm cộng sinh có từ
cây lan mẹ bắt đầu mở ra một giai đoạn mới đối với nghề nuôi trồng lan.

Năm 1970, cây lan đơn thân nuôi cấy mô đầu tiên đã được tiến hành thành công
nhờ M.vajrabhaya và T.vjabhara.
Ngày nay, kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng đã đạt đến tiến độ hoàn thiện. Nghề
nuôi trồng hoa lan đã trở thành một bộ phận chủ yếu nhất của ngành trồng hoa cảnh xuất
khẩu của nhiều nước.
2.1.2 Lịch sử nuôi trồng hoa lan ở Việt Nam
Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về nguồn gốc của cây lan song vẫn còn
chưa rõ lắm, có lẽ người đầu tiên khảo sát hoa lan ở Việt Nam là Gioalar Noureir, nhà
truyền giáo người Bồ Đào Nha.
Đối với người Việt Nam hoa lan tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch. Từ thời
Trần Anh Tông, nhà vua thích sưu tầm những loài hoa cây cảnh quý, đặc biệt đã sưu tập
được 500 loại lan quý lập nên “Ngũ bách viên”.
Bên cạnh đó Phạm Hoàng Hộ đã có những bước đầu nghiên cứu về lan qua những
mô tả bằng hình vẽ trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam”. Theo Phạm Hoàng Hộ (1993) tổng số
loài hoa lan ở Việt Nam là 653 loài. Theo cuốn sách “Flore generale de I’Indochine de
Comte” thì Việt Nam có trên 634 loài phong lan quý. Sách “Phong lan Việt Nam” của
Trần Hợp, Việt Nam ghi nhận có 570 chi và 25.000 lan rừng.
Từ những năm 1960-1970 do ảnh hưởng của ngành hoa lan, cây cảnh thế giới
(Thái Lan và các nước Tây Âu) các giống lan như Phalaenopsis, Dendrobum, Cattleya,
Cymbidium được nhập nội vào miền Nam Việt Nam chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Lạt phát triển mạnh.
12
Việc xuất khẩu hoa lan của Việt Nam chính thức được thực hiện vào năm 1980 do
công ty Vegetexco xuất lan cắt cành Đà Lạt ra thị trường thế giới.
Tại TP Hồ Chí Minh từ năm 1983-1984 bắt đầu có hàng loạt các cơ quan tổ chức thử
nghiệm nuôi trồng trên quy mô lớn để xuất khẩu.
2.2 Sơ lược về hoa lan
2.2.1 Phân loại
Tên khoa học: Orchidsp
Ngành: Angiospermatophita (Hiển hoa bí tử)

Lớp: Monocotyledonae (Đơn tử diệp)
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidacea
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Họ phong lan là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm, phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560
vĩ Nam, tức là từ gần cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng ở cực
Nam của Australia, tập trung chủ yếu ở hai vùng nhiệt đối là châu Mỹ và các nước Đông
Nam Á với 250 chi và 6800 loài. Đến nay người ta biết được 750 chi với khoảng 25000
loài nhỏ trong tự nhiên và đã bổ sung thêm vào danh sách 75000 loài lan thông qua quá
trình chọn lọc và lai tạo ( Saprorhx – Teahultum, 1953; Camphell, 1964).
Mỗi loài lan có một cách phát triển và phân bố rất riêng biệt cho kiểu dáng và kích
cỡ khác nhau rất nhiều, đặc trưng cho từng loài. Sự khác biệt đó không chỉ vì xuất sứ từ
các lục địa khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng địa lí vài kilomet vuông.
Các giống lan được trồng phổ biến trên thế giới: Cattaleya (Cát lan hoặc Cát lệ
lan), Dendrobium (Đăng lan), Phalaenopsis (Hồ điệp), Oncidium (Vũ nữ), Vanda (Vân
lan), Arachnis (Lan Bò cạp), Cymbidium (Địa lan), Rhynchostylis, Paphiopedilum (Lan
hài).
2.2.3 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Thị trường lan trên thế giới sôi động cả về mặt hàng lan cắt cành lẫn lan trồng
trong chậu. Sản xuất lan tập trung chủ yếu ở các nước như Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và
13
hiện nay có rất nhiều quốc gia cũng đang đầu tư phát triển ngành sản xuất lan như Trung
Quốc, Singapore, Indonesia.
Thái Lan: có ngành công nghiệp hoa lan rất phát triển nhờ tiếp thu thành tựu công
nghệ sinh học thế giới, sự tiến bộ trong cải tiến quy trình và luôn tạo ra các sản phẩm mới
lạ chủ yếu là do thành quả của việc nghiên cứu đa ngành, do đó ngành công nghệ sinh học
vẫn sẽ tiếp tục là yếu tố chính trong sự phát triển công nghệ hoa lan Thái Lan. Thị trường
của Thái Lan rất rộng, sản phẩm của Thái Lan có mặt ở Châu Mỹ. Nhật Bản là nước nhập
khẩu hoa lan cắt cành số một thế giới, kế tiếp là Ý, Pháp, Đức, Mỹ.

Ở Hà Lan: là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có công nghệ trồng lan xuất khẩu. Do
trồng trong nhà kính nên Hà Lan xuất khẩu lan quanh năm, nhất là Cymbidium. Ý là quốc
gia nhập khẩu lớn nhất ở Châu Âu.
Ở khu vực Đông Nam Á: hiện nay các nước trong khu vực đang chạy đua phát
triển ngành trồng lan như Singapore, Thái Lan, Indonesia.
2.2.3.2 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Trước năm 1975, tại Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, các nghệ nhân hoa kiểng phát
động phong trào trồng hoa lan, nhưng những vườn lan lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hầu hết giống ở các vườn lan này đều là giống nhập nội đắt tiền. Ngoài ra, cũng có một
số nghệ nhân hoa kiểng ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Nhuận, Gò Vấp lập ra nhiều vườn
lan nhỏ, trồng khoảng đôi ba trăm chậu, đa số để tiêu khiển hoặc để trao đổi giống quý
với bạn bè. Cũng có một vài nhà vườn trồng với mục đích kinh doanh nhưng không phát
triển lắm (Việt Chương và ctv, 2004).
Đến năm 1986, nghề trồng lan Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhưng chỉ tập trung ở
một số làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Lạt và một số tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Theo thống kê năm 1993, diện tích trồng hoa của nước ta chiếm 0,02% tổng
diện tích đất nông nghiệp (khoảng 1585 ha). Tuy nhiên, trong số đó hoa lan chỉ chiếm xấp
xỉ 10%.
Vài năm lại đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống , văn hóa người dân
được nâng cao , nhất là ở các đô thị và khu công nghiệp lớn nên nhu cầu tiêu thụ hoa cắt
14
cành ngày càng tăng. Trong đó, mặt hàng hoa lan rất được ưa chuộng bởi sự phong phú
về màu sắc chủng loại, tươi lâu mà giá cả cũng khá phù hợp. Nên thu nhập do ngành
trồng lan mang lại khá cao, đã khuyến khích sự phát triển ngành trồng lan trong cả nước.
Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại hiện nay là mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi
hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu nội địa.
Trong những tháng đầu năm 2007, mặc dầu kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành đã giảm
đáng kể so với các tháng trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch
nhập khẩu phong lan qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515
nghìn USD, giảm 20,17% so với các tháng 01/2007 nhưng vẫn còn tăng 51,76% so với

tháng 12/2006. Thị trường nhâp khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua
là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt cành.
Theo thống kê, hiện nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ tính
riêng tại TP.Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ hoa lan và cây cảnh mới chỉ đạt 200-
300 tỷ đồng, nhưng chỉ trong quý I năm 2006, con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây cảnh cũng tăng từ 264 cơ sở năm 2003 lên
trên 1000 cơ sở, với lượng phong lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây.
Tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng. Qua khảo sát, hiện chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài
trồng phong lan tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50-60
ha/doanh nghiệp. Một vài địa phương khác cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới
dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài m2 đến vài nghìn m2, cá biệt có vài hộ trồng
trên 1-2 ha, chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.
Hiện nay cũng có vài công ty tư nhân đang đầu tư trong lĩnh vực cấy mô, lai tạo
giống phong lan Dendrobium, Mokara hay Oncidium để tạo ra nguồn giống riêng của
Việt Nam mặc dù hướng nghiên cứu gene hoa lan ở Việt Nam chưa được chú ý đến. Tuy
nhiên, nếu việc lai tạo các giống hoa lan thành công thì đây là bước khởi đầu cho công
nghiệp hoa lan Việt Nam và cần được sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học đặc biệt là
công nghệ gene trong nông nghiệp.
15
Vai trò của hoa lan và hoa cắt cành ở Việt Nam mới chỉ trở nên quan trọng trong
những năm gần đây, nhưng các qui trình công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực hoa
lan chưa được chọn lọc và nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Hầu
hết là học tập và mô phỏng theo cách trồng của Thái Lan ở quy mô cá thể với diện tích
chưa đủ lớn để tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong tập quán trồng hoa của nông dân Việt
Nam, trong đó vấn để sâu bệnh hại là yếu tố quyết định cho sản xuất lan công nghiệp.
Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối trên thị trường trong nước qua
các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chợ Hồ Thị Kỷ, Q.10. Các cửa hàng kinh
doanh mua trực tiếp từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn
lan.

2.2.4 Giá trị kinh tế của hoa lan
Hoa lan là loại hoa có giá trị kinh tế cao, được trồng với số lượng lớn ở một số
quốc gia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hoa lan được dùng để trang trí nhà cửa, phòng làm việc, buổi dạ hội, tặng nhau
trong ngày cưới, ngày lễ, ngày Tết, sinh nhât.
Nhiều dân tộc Trung và Nam Mỹ dùng các bộ phận của một số loài hoa lan làm
thức ăn, nước uống thay trà, trị bệnh sốt rét, táo bón, nhức đầu, bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
em, đan chiếu rổ, dệt đồ trang sức, làm kèn thổi trong các buổi lễ đình đám hội hè.
Công nghệ mỹ phẩm dùng tinh dầu hoa lan làm hương liệu và nhiên liệu.
Trước đây, bột vani dùng để tăng hương vị của nhiều loại bánh được ly trích từ trái
của một loài hoa lan Vanilla phanifolia.
2.2.5 Các thách thức trong việc phát triển ngành hoa lan ở Việt Nam
Hiện nay, hoa lan Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, đằng sau các cơ hội
là những thách thức đối với ngành công nghiệp hoa lan vẫn còn non trẻ, cụ thể là:
- Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột
phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở
dạng chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng nhập
khẩu là chính.
16
- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần
phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng.
- Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất canh tác hoa ổn định không theo
mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường.
- Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng.
- Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao.
- Chưa sử dụng đúng cách thuốc trừ sâu.
- Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân
bay.
- Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt
Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác.

- Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch
định sản xuất theo nhu cầu thị trường.
- Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên
chưa có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ngành hoa lan phát triển.
2.3 Giới thiệu về cây lan Dendrobium
2.3.1 Phân loại
Ngành hạt kín: Magnoliophyta
Lớp một lá mầm: Monocotyledones
Bộ lan: Orchidales
Họ lan: Orchidaceae
Giống: Dendrobium
2.3.2 Nguồn gốc và sự đa dạng
2.3.2.1 Nguồn gốc
Dendrobium bắt nguồn từ tiếng Latinh, “ Dendro” ngĩa là cây, còn chữ “ Bios”
nghĩa là sự sống. Do đó Dendrobium được hiểu là cây lan sống ở trên cây (epiphytic) hay
phong lan.
17
Giống lan Dendrobium được Swart đặt tên vào năm 1799, là giống lan có hơn
1600 loài nguyên thủy, tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Châu Á và Châu Úc. Đây
là giống lan vô cùng phong phú về hình dạng cây, dạng hoa và điều kiện sống.
Trước đây người ta nghĩ rằng lan được biết đến đầu tiên ở Châu Âu nhưng thực ra
lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông khoảng từ năm 551- 479 trước Công Nguyên.
Loài lan này xuất xứ từ Ấn Độ sang đến Châu Á tới quần đảo Tahiti, trên từ Hàn Quốc,
Nhật Bản xuống đến Châu Úc. Lan Dedrobium tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam
Á.
2.3.2.2 Sự đa dạng của Dendrobium
Do quá đa dạng nên Dendrobium tập trung thành 2 dạng chính: dạng đứng
(Dendrobium Phalaenopsis) và dạng thòng ( Dendrobium Nobile).
Dendrobium được chia ra thành nhiều nhóm:
- Nhóm thứ nhất có đặc điểm là lá xanh quanh năm và hoa thì thường mọc ở gần

ngọn như Dendrobium Antennatum, Dendrobium Phalaenopsis…
- Nhóm thứ hai thì lá thường rụng vào mùa đông và hoa thường mọc ở gần đốt trên
thân cây như Dendrobium Anosmum, Dendrobium Wardianum…
- Nhóm thứ ba hay còn gọi là nhóm Callista khi ra hoa thì hoa rũ xuống phía dưới
như Dendrobium Chrysotoxum, Dendrobium Farmeri…
- Nhóm thứ tư là nhóm Latoura với chùm hoa mọc thẳng đứng như Dendrobium
Atroviolaceum, Dendrobium Spectabile…
- Nhóm thứ năm là nhóm Formosae có đặc điểm là trên than và lá cây có long màu
đen và hoa thường là màu trắng như Dendrobium Draconis, Dendrobium Formosum…
Chính vì sự đa dạng về chủng loại mà loài lan này có điều kiện sinh thái rất đa
dạng, có loài hoa chỉ mọc ở vùng lạnh, có loài lại chỉ sống ở vùng có không khí nóng,
cũng có loài chỉ chịu được nhiệt độ vừa phải, nhưng có một số loài lại rất dễ chịu là điều
kiện khí hậu nào cũng sống được.
Dendrobium cũng là giống rất phong phú về màu sắc và hình dạng hoa. Chính vì
thế người Việt nam dùng những hình tượng khác nhau để tượng trưng cho một số loài
Dendrobium nào đó: một con chim bồ câu trắng - lan Bạch câu, một loài hạc lẻ loi – lan
18
Giả hạc, hay một đàn bướm vàng bay trong gió – lan Kim điệp và nếu ta đã có lần nhìn
thấy lan Long tu nở rộ trong rừng với thể buông xuôi của dòng thác đổ, ta mới thấy được
sự tưởng tượng vô cùng phong phú của đầu óc người Việt Nam ta.
Thế giới Dendrobium là một thế giới vô cùng phức tạp, ngay sự ra hoa thuộc loài
các giống cũng có hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: một nhóm gồm các loài thuộc giống
Dendrobium ra hoa vào đầu mùa mưa do quá trình khô hạn trong mùa nắng, nhóm khác ra
hoa vào dịp Tết và hiện nay chưa được biết một cách chắc chắn do ảnh hưởng của quang
kỳ hay thọ hàn, hoặc do tác động hiệp trợ của cả hai yếu tố.
2.3.3 Đặc điểm sinh học của lan Dendrobium
2.3.3.1 Đặc điểm hình thái của lan Dendrobium
a. Rễ
Phong lan có nhiều loại lan sống ở đất vách hoặc sống phụ, sống hoại nên có bộ rễ
phát triển khác nhau.

Lan Dendrobium thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn thân thì rễ
mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ Dendrobium có hình trụ, có nhánh bậc
một, bậc hai, bậc ba hoặc không và thường rất dài. Đặc tính chính của đa số các loài lan là
sự hiện diện một lớp mô xốp gọi là mạt, bọc chung quanh rễ thật với vai trò trữ nước và
nuôi cây. Ngoài ra nó còn ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt.
Chóp rễ của các giống lan thường có màu xanh lá cây. Ở phần này các sắc lạp
không bị màng bao xốp ngăn chặn. trái lại ở một vài loài ít lá, phần quang hợp được tiến
hành trong toàn bộ cấu trúc rễ.
b. Thân
Thân lan còn gọi là thân vảy giả, có người gọi là thân củ giả, ngọn lau. Thân vảy
giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan như hình tròn, hình cầu dẹp, hình
trứng, hình bầu dục. Thân vảy giả cũng là một đặc trưng để phân biệt các chủng loại lan.
Trên thân vảy giả có đốt. trên mối đốt mọc một nhánh lá hoặc lá bao. Thân vảy giả là cơ
quan giữ nước và chất dinh dưỡng, mầm hoa và mầm lá đều mọc từ phần gốc của bộ phận
thân.
19
Dendrobium thuộc nhóm đa thân. Giả hành là một bộ phận đặc biệt của cây hoa
lan. Tuy là thân nhưng giả hành lại chứa diệp lục tố, dự trữ nước và chất dinh dưỡng, đây
là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây.
c. Lá
Lá lan là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan, là “ xưởng” chế tạo chất dinh dưỡng
bằng quang hợp. Những chủng loại lan khác nhau, hình dáng của lá cũng có dạng khác
nhau như: lá có dạng hình giọt nước, hình mũi mác, hình tim, hình xoang, hình tam giác;
phiến lá dài hoặc ngắn, rộng hoặc hẹp; đầu lá nhọn hay trònhay chẻ ra dạng đuôi chim én,
môi âm dương; mặt lá bằng phẳng hay có đường gân; lá mỏng hay dày, có bóng hay
không, hai mặt lá có hai màu sắc khác nhau: mặt trên xanh bóng, mặt dưới có màu sẫm;
mép lá có răng cưa hay không; khớp cuống lá có hiện rõ không. Đây là những điểm đặc
trưng để phân loại các loại lan khác nhau.
Ở lan Dendrobium lá thường có dạng mũi mác hay gần giống hình elip, lá dày, hơi
dẻo dai. Mỗi giả hành thường có từ 6-13 lá.

d. Hoa
Hoa lan được đánh giá là loài hoa đẹp nhất từ cấu trúc cho đến màu sắc. Hoa lan có
nhiều dạng: dạng hoa đơn (chỉ một đóa hoa nở duy nhất), dạng hoa chùm (nhiều hoa tập
hợp lại thành chùm). Dạng hoa có muôn màu muôn vẻ nhưng đều có ba phần: ba lá đài
thường có kích thước và màu sắc giống nhau, ba cánh hoa và một trụ nhị.
- Cánh đài: ba lá đài hoa bên ngoài có màu như cánh hoa nên được gọi là lá đài
dạng cánh, lá đài chính giữa là lá đài chính, hai lá đài đối xứng ở hai bên gọi là cánh bên,
còn gọi là vai. Nếu hai lá đài bên hợp thành một đường thẳng thì gọi là vai bằng hay vai
chữ nhất, vểnh lên trên gọi là vai bay, cụp xuống dưới là vai rũ, cong xuống nhiều gọi là
vai rũ lớn. Theo sự đánh giá truyền thống cho lan là dạng vai bay là giống cực tốt, vai rũ
là giống thứ phẩm, vai rũ nhiều là hang xấu.
- Cánh hoa: ba cánh hoa còn gọi là ba cánh trong, do hai cánh đỡ tâm và một cánh
môi hợp thành. Hai cánh bên có kích thước, hình dáng và màu sắc gần giống nhau. Còn
cánh hoa thứ ba nằm phía trên hay dưới thường có màu sắc nổi bật hơn, quyến rũ hơn hai
20
cánh bên và được đặt riêng là “cánh môi”. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ cùa hoa
lan.
- Chính giữa cánh môi là nhụy và nhị hoa hợp sinh trên cùng một trụ gọi là trụ nhị,
còn gọi là đầu mũi (gọi tắt là mũi). Đây là cơ quan sinh dục của hoa lan. Điều kì diệu của
đa số các loại hoa lan là khi nở hoa cánh mô tự xoắn đến nửa vòng là nâng cao giá trị của
hoa lan và thêm phần đặc sắc cùng với hai cánh bên được lộ hẳn lên trên, phô diện ngay
chính tầm nhìn của người thưởng ngoạn.
e. Quả và hạt
Sự thụ phấn của hoa lan cũng như sự thụ phấn của hoa nhiều giống cây trồng khác,
cũng nhờ vào các lại côn trùng như: ong, bướm. Khi trên núm nhụy có sự hiện diện của
phấn hoa khiến cho hoa héo nhanh chóng rồi bầu hoa bắt đầu nở rộng ra. Sau một thời
gian noãn được thụ phấn, bầu hoa phát triển đầy đủ và quả chín (tùy thuộc từng giống,
nhanh nhất là vài tháng và chậm nhất là cả năm). Quả lan thuộc quả nang khi chín nó sẽ
tự mở ra theo 3-6 đường nứt dọc. Hạt lan rất nhỏ và nhiều, nằm trên một mạng lưới nhỏ
xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2-18 tháng, theo quả chín bung ra hạt

thường theo gió phát tán đi xa, chỉ hạt nào gặp được môi trường sống phù hợp hoặc cộng
sinh thích hợp thì mới nảy mầm và phát triển thành cây con.
2.3.3.2 Đặc điểm sinh thái của lan Dendrobium
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của lan Dendrobium. Vào mùa hè
nóng nực cây phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây
này thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 50-60
0
F (10-16
0
C) và ban ngày vào
khoảng 70-90
0
F (21-32
0
C). Nếu trời nóng hơn nhiệt độ ở trên chúng ta nên tưới cây
thường xuyên hơn, cây sẽ không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay nóng cháy. Vì đa
dạng về chủng loại nên mỗi loài lan Dendrobium cần một nhiệt độ nhất định.
Đối với lan Dendrobium ưa lạnh, chúng sẽ sinh trưởng phát triển tốt nhất ở nhiệt
độ lý tưởng là 15
0
C, những giống này được lấy ở vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến
Điện trên độ cao 1000m như các loài Vảy Cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy Tiên tím
(Dendrobium Amabile), Long Nhãn Kim Điệp (Dendrobium Fimbriatum). Các loài này
21
nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25
0
C thì cây vẫn sống nhưng phát triển yếu
hơn và hiếm bao giờ ra hoa.
Đối với nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của

Châu Úc, Indonesia, Malaixia và các loài của giống Dendrobium lai hiện được trồng tại
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các loài của nhóm
này là 25
0
C. Tuy nhiên các giống Dendrobium lại chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều.
Đối với nhóm Dendrobium trung gian có thể sống được ở cả vùng lạnh và vùng nóng.Ở
vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn, ví dụ các loài Dendrobium Primulinum,
Dendrobium Fanmeri, Dendrobium Chryxotoxum, nhiệt độ lí tưởng của các loài này là
20
0
C.
Ngoài ra nhiệt độ còn là một trong những yếu tố quan trọng để điều chỉnh sự ra
hoa của cây lan: như ở lan Dendrobium nếu hạ nhiệt độ xuống đột ngột khoảng 5
0
C-6
0
C
vài ngày thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt. Ở 18,5
0
C Phaphiopedilum
Insigne và Dendrobium Nobile chỉ tiếp tục tăng trưởng mà không ra hoa nhưng chúng sẽ
ra hoa khi nhiệt độ hạ xuống 13
0
C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm
nước trong tế bào của cây kết tinh thành nước đá to, phá vỡ cấu trúc tế bào. Ngược lại,
nếu nhiệt độ quá cao thì sự quang hợp ngừng lại vì nguyên sinh chất trong tế bào đặc
quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và chết đi. Như vậy, chúng chỉ phát triển tốt
nhất ở trong khoảng nhiệt độ gọi là nhiệt độ tối hảo.
b. Ẩm độ
Phong lan sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước

trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự xuất hiện của các loài phong lan. Vì thế độ
ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lan. Độ ẩm thích hợp giúp cho
cây được phát triển nhanh hơn, hoa cũng tươi tốt và lâu tàn.
Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện
không khí ẩm và thoáng, vào ban ngày cây cần độ ẩm khoảng từ 40-60%, vào ban đêm độ
ẩm thích hợp từ 60-90%, vì vậy cần phun nước để đảm bảo ẩm độ thích hợp cho lan sinh
trưởng và phát triển, phun sương nước khoảng 2 lần mỗi ngày nếu trời nắng gắt thì phun 3
lần.
22
Độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây qua các giai đoạn hô hấp, quang
hợp và biến dưỡng. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự phát triển
của lan Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biều hiện là các cây con mọc từ phần
ngọn của thân ( keiki). Đối với lan Dendrobium, vì thuộc nhóm cây ưa sáng và nóng đòi
hỏi ẩm độ không khí cao nên phải đảm bảo độ ẩm của giá thể khoảng 70% là tốt. Với độ
ẩm cao, lá cây và rễ cây có thể hút hơi nước trong không khí khi cần thiết.
c. Ánh sáng
Cũng như nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng là yếu tố quan trọng rất cần thiết đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây lan. Quá trình quang hợp và hô hấp giúp cây lan tạo
được chất dinh dưỡng, ánh sáng còn quyết định cho sự ra hoa và lá. Nếu thiếu ánh sáng
cây sẽ mềm yếu và chậm phát triển, không những thế mà có thể còn làm cho cây không ra
hoa được. Nhưng nếu quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc cây con bị chết.
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trong trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay khuếch
tán. Ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che với độ sáng 30%
dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.000-30.000 1m/m2 rất thích hợp
cho sự phát triển của Dendrobium.
Các chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có
khoảng cách 25cm cho các loài có dạng lớn và 15cm cho các loài có dạng nhỏ, nhằm mục
đích tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống, ta nên trồng một
loại Dendrobium đồng nhất trong giàn, hoặc nếu một giàn trồng nhiều giống khác nhau
nên chọn những cây cùng kích thước (để sự phân bố ánh sáng được điều hòa) và những

cây cùng tuổi (để việc sử dụng phân bón dễ dàng hơn).
Dendrobium có thể trồng dưới ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên
để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta phải tập cho các cây thích nghi từ từ và các
chậu khi trồng phải treo hơi khít vào nhau.
Đối với các loài thuộc giống Dendrobium, phải nên nhớ là, thà rằng cây bị bỏng lá
vì thừa ánh sáng còn hơn là thiếu. Nếu thiếu ánh sáng sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, cây
vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi,
nhiều loại lan không đủ sức ra hoa được, hoa nhỏ ngắn, màu sắc không tươi, mau tàn.
23
Trái lại, thừa ánh sáng đối với các loài thuộc giống Dendroibum chỉ làm cho cây thấp, lá
quá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, giả hành trơ trụi, dễ ra hoa
sớm khi cây còn nhỏ nên phát hoa ngắn, hoa nhỏ nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn đảm
bảo cây ra hoa nhiều và đẹp. Dù sao điều kiện ánh sáng lý tưởng vẫn cho kết quả tốt nhất.
d. Độ thông thoáng
Độ thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho lan phát triển tốt. Không khí nơi
vườn lan cần thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không chỉ cần để làm mát
cây mà còn làm thay đổi lượng CO
2
cần cho sự quang hợp của cây. Càng thiếu thông
thoáng càng gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá lớn lại làm gia tăng sự
bốc hơi làm cho môi trường có ẩm độ thấp, sự thoát hơi nước ở cây cao, cây kém phát
triển. Vì vậy, ở nơi quá thông thoáng như sân thượng, nơi đồng trống thì phải có che
chắn, còn ở những vùng thiếu sự thông thoáng cần điều chỉnh lại mật độ trồng.
2.3.4 Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
a. Thiết kế vườn
Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm
bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dung lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt
chậu làm bằng sắt, giàn che làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần
dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40
Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với đường đi của ánh

nắng. Các chậu lan cần chọn cùng kích cỡ, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu
vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan để tạo khí hậu mát
cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu
khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole…
xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để
giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng
chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.
b. Chọn giống
24
Lan Dendrobium là cây rất dễ trồng với khí hậu Việt Nam. Hoa đẹp lâu tàn nên
được ưa thích nhập trồng nhiều loại, cây rất dễ tách chiết, nhân giống nhanh, có thể trồng
cắt cành được.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất cây con bằng nuôi cấy
mô đã thu được những thành công đáng kể. Phương pháp cấy mô là phương pháp duy
nhất có thể nhân giống lan trên quy mô công nghiệp, các cây lan con được sản xuất hoàn
toàn giống nhau từ một cây bố mẹ quý mới được lai tạo và được xem là có giá trị sau lần
trổ hoa đầu tiên. Cây cấy mô có nhiều ưu điểm như: tạo được số lượng cây con lớn, độ
đồng đều cao, sạch bệnh, giá thành thấp. Tuy nhiên, lan nuôi cấy mô tốn nhiều công chăm
sóc ở giai đoạn mới đem ra môi trường bên ngoài bên ngoài để trồng và thời gian cho ra
hoa kéo dài 2-3 năm.
c. Chuẩn bị giá thể và chậu
Giá thể có thể dùng than gỗ, xơ dừa, dớn, vỏ lạc để trồng lan. Than gỗ nung cần
chặt khúc, kích thước 1x2x3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi
ngâm khoảng một tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch, phơi
khô. Vỏ dừa chặt khúc 1x2x3cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất
nung, kích cỡ tùy loại và độ tuổi.
d. Kỹ thuật chuyển chậu
Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4-6cm có 3-4 lá cần chuyển ra
khỏi bình mô: cho một ít nước vào bình mô sau đó dùng kẹp gắp cây lan ra, gắp theo trình
tự rễ trước lá sau, rửa qua nước cho sạch agar để 2-3 ngày sau mới trồng nhưng thỉnh

thoảng phun nhẹ qua một lớp nước. Khoảng vài ngày sau đó có thể bỏ xơ dừa hay trồng
trên dớn mềm đến khi cây cứng cáp thì chuyển vô chậu trồng. Sau khi trồng trên giàn
khoảng 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.
Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy
kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám…
Đối với cây lớn chuyển chậu khi chậu quá chật thiếu ánh sáng, cạnh tranh dinh
dưỡng, khi giá thể đóng rêu, hư mục, khi cây chậm lớn, hoặc khi cây quá lớn mà chậu quá
nhỏ. Trước khi sang chậu cần tưới nước để làm cho rễ ướt và mềm hơn. Sau đó lấy cây ra
25

×