Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây việt nam qua cải tiến chuối cung ứng và công nghệ sau thu hoạch ( ms58)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.03 KB, 36 trang )


1

Ministry of Agriculture & Rural Development



BÁO CÁO TIẾN ĐỘ


CARD 050/04/VIE

“Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây
Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công
nghệ sau thu hoạch”




MS8: Báo cáo sáu tháng lần thứ 5


Tháng 1 năm 2008


1
Mục lục trang

1. Thông tin về tổ chức 1
2. Tóm tắt dự án 3
3. Tổng kết của chuyên gia 3


4. Giới thiệu và nền tảng 4
5. Các hoạt động đã thực hiện 5
¾ Các điểm nổi bật 5
¾ Lợi ích đến người thụ hưởng 11
¾ Xây dựng năng lực 13
¾ Ấn bản 15
¾ Quản lý dự án 16
6. Báo cáo về nh
ững vấn đề chung 17
¾ Môi trường 17
¾ Giới và các vấn đề xã hội 18
7. Quá trình thực hiện và tính bền vững 20
¾ Các vấn đề và trở ngại 20
¾ Giải pháp 21
¾ Tính bền vững 22
8. Những công việc tiếp theo 23
9. Kết luận 23
10. Cam kết 24


1
1. Thông tin về tổ chức

Tên dự án Cải Thiện Thị Trường Nội Tiêu Và Xuất
Khẩu Trái Cây Việt Nam Thông Qua Quản
Lý Hệ Thống Cung ứng Và Công Nghệ Sau
Thu Hoạch
Đối tác Việt Nam
Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công
Nghệ Sau Thu Hoạch – SIAEP

Lãnh đạo phía Việt Nam
Thạc Sỹ Nguyễn Duy Đức
Đối tác Australia
Bộ Công Nghiệp Cơ Bản Và Thuỷ Sản Bang
Queensland
Nhân sự phía Australia
 Ông Robert Nissen
 TS. Peter Hofman
 Ông Brett Tucker
 Ông Roland Holmes
 Cô Marlo Rankin
Ngày bắt đầu
6/2005
Ngày kết thúc (theo kế hoạch)
5/ 2008
Ngày kết thúc (chỉnh sửa) 6/2008
Thời điểm nộp báo cáo trước Báo Cáo Sáu Tháng Lần 4, Tháng 9/2007
Người liên hệ
Tại Australia: Giám đốc dự án
Tên:
Ông Robert Nissen
Điện thoại:
+61 07 54449631
Vị trí:
Giám đốc dự án
Fax:
+61 07 54412235
Tổ chức:
Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thuỷ
sản Bang Queensland


Email:


Tại Australia: Quản lý dự án

Tên:
Michelle Robbins
Điện thoại
+61 07 3346 2711
Vị trí:
Chuyên viên kế hoạch cấp cao
Fax:
+61 07 3346 2727
Tổ chức :
Bộ Công nghiệp Cơ bản và
Thuỷ sản Bang Queensland
Email:

.au

Tại Việt Nam
Tên:
Ông Nguyễn Duy Đức
Điện thoại:
+84 (8) 8481151
Vị trí:
Giám đốc Phân viện
Fax:
+84 (8) 8438842

Tổ chức:
Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp
Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP)
Email:



2
2. Tóm tắt dự án

3. Tổng kết của chuyên gia:

Hiện nay các cán bộ của SIAEP và SOFRI đang áp dụng các kế hoạch chiến lược được dự án
CARD xây dựng trong thời gian trước.

Bốn cán bộ tham gia dự án CARD cũng như lãnh đạo SOFRI đã có cơ hội tham dự Hội thảo
quốc tế về “Nâng cao hiệu quả của các Hệ thống cung ứng tại các nền kinh tế đang chuyển
đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trườ
ng” do Hiệp hội Quốc tế về khoa học
trồng trọt và Quản lý hệ thống cung ứng tổ chức tại Hà Nội từ 23-27/9/2007. Các cán bộ dự
án của SOFRI đã trình bày nhiều tham luận tại hội thảo, trong đó có một bài về Phân tích hệ
thống cung ứng ngành trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới bằng Phương pháp đánh giá SWOT.
Áp dụng tại Việt Nam. Một bài tham luận đáng chú ý nữa là Tác động c
ủa Qui trình canh tác
nông nghiệp tốt GAP đến thị trường trái cây nội địa và xuất khẩu của Việt Nam.

Vào tháng 1/2008, dự án đã tiếp xúc với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (cụ thể là
gặp bà Lê Thị Minh Trang trưởng phòng quản lý chất lượng, và ông Stephan Maurin, trưởng
ngành hàng thực phẩm) để thiết lập kênh cung ứng sản phẩm cho các nông dân trồng xoài cát
Hòa Lộc của hai hợp tác xã tham gia dự án.


Các phân tích kinh tế được tập trung cho vấn đề sản xuất xoài Cát Hòa Lộ
c loại Hảo hạng để
đáp ứng nhu cầu của thị trường cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng thông qua việc
bao trái từ tháng Năm tới tháng Tám, nông dân có thu nhập cao hơn 27% so với không bao
trái.

Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau quả của
Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu USD. Tuy nhiên
trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường
xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nh
ất là Thái Lan và Trung
Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến
nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất
lượng sản phẩm đặc biệt là về vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án này sẽ nhận dạng những
mặt còn yếu kém và hạn chế trong kĩ thuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố

làm giảm chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơ về độ an toàn và hạn chế khả năng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽ tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và từ đó
khuyến khích nông dân áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình GAP với mong
muốn tạo ra giá trị tại nông hộ. Dự án tuân thủ 5 chiến lược phát triển nông thôn của
chương trình Card. Trong đ
ó đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tăng sản lượng và khả
năng cạnh tranh của hệ thống nông nghiệp, giảm nghèo đói và tính dễ bị tổn thương, tăng
khả năng tham gia của người dân và đảm bảo tính bền vững.

3
4. Giới thiệu nền tảng :


Rau quả thường mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng cây lương thực hay chăn nuôi.
Đặc biệt các nông hộ qui mô nhỏ có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình (lao động dồi
dào) và khắc phục điểm yếu (diện tích đất nhỏ, xa thị trường), khi canh tác sản phẩm giá trị
cao như rau quả. Điều này rất phù hợp với điều kiện ở khu vực đồ
ng bằng sông Cửu long và
duyên hải miền Trung của Việt Nam.

Ford và cộng sự (2003) đã chỉ ra những điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt
Nam. Đó là chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, chưa có tiêu chuẩn chất lượng,
công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, thiếu phối hợp trong sản
xuất tiêu thụ, thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu c
ầu khách hàng.

Dự án đang cố gắng khắc phục những đểm yếu nêu trên thông qua sự phối hợp với các Viện
nghiên cứu (SIAEP và SOFRI), nông dân trồng xoài và bưởi ở miền Nam. Dự án quan tâm
đến toàn bộ hệ thống cung ứng và tập trung vào những khâu quan trọng trong lĩnh vực trước
và sau thu hoạch, marketing.

Mục tiêu của dự án là:

• Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng quả (quả
n lý dịch hại
tổng hợp, quản lý mùa màng, kiểm soát ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư
lượng thuốc BVTV, nâng cao sức khoẻ người trồng và bảo vệ môi trường).
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho Xoài và Bưởi (quản lí nhiệt độ kho, đóng gói,
xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo chất lượng).
• Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và hệ thố
ng đảm bảo chất lượng áp dụng cho xoài và
bưởi. Phương pháp luận có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác.
• Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và xuất khẩu,

trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng.các thông tin này sẽ được thông
báo cho nông dân.
• Cung cấp thông tin và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng Xoài và Bưởi của Việ
t
Nam

Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu trong công nghệ trước và sau thu hoạch vốn đang
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các khóa đào tạo đã xây dựng theo yêu cầu của đối tác
Việt Nam và các thành viên trong chuỗi cung ứng đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai.

Ở qui mô nông hộ, việc thành lập các nhóm nông dân theo liên kết ngang sẽ nâng cao năng
lực đàm phán và mang lại thu nhập tốt hơn cho hộ
dân. Khi thu nhập nông hộ tăng lên đời
sống sẽ khá hơn và bộ mặt nông thôn sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, việc áp dụng hệ
thống quản lí chất lượng ở địa phương sẽ tạo ra cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là
cho phụ nữ cho các công việc như phân loại đóng gói sản phẩm.








4
5. Tiến độ thực hiện

Những hoạt động chính đã hoàn tất

Đào tạo về GAP và IPM/IDM

Các kế hoạch chiến lược về xoài và bưởi do dự án xây dựng hiện đang được cán bộ dự án của
SIAEP và SOFRI thực hiện. Đây là những hoạt động được qui định trong các hoạt động của
dự án (mục 3, 4, 6, 7, 8, 11, 12 và 13) và những điểm mốc của dự án (mục 4, 7, 9 và 10)

Năm ưu tiên hàng đầu cho ngành xoài (xếp theo thứ
tự ưu tiên giảm dần)
1. Tăng sản lượng (thực hiện theo qui trình GAP)
2. Tăng cường liên kết bốn nhà: nhà nông-thương lái, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
và nhà nước.
3. Cập nhật thông tin thị trường cho thị trường trong nước và xuất khẩu
4. Nâng cao kỹ thuật đóng gói và bảo quản để tăng thời gian sử dụng và giá trị sản
phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.
5. Qui hoạch vùng trồng để đảm bảo nguồn cung

Năm ưu tiên hàng đầu cho ngành bưởi (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần)
1. Hỗ trợ kỹ thuật từ khâu gieo trồng đến khi thu hoạch (theo qui trình GAP)
2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
3. Qui hoạch vùng trồng
4. Đào tạo về IPM
5. Nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật trong khâu thu hoạch, đ
óng gói và vận chuyển.

Trong thời gian tháng 9&10 năm 2007 cũng như tháng 1&2 năm 2008, chuyên gia Úc và cán
bộ dự án của SIAEP và SOFRI đã tiến hành tập huấn cho một số nông dân trồng xoài và
bưởi.

Nội dung tập huấn bao gồm:
• Qui trình GAP áp dụng cho xoài và bưởi (bao gồm nội dung IPM và IDM)
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch xoài, bưởi
• Tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng.


Những nội dung tập huấn này tuân theo các
ưu tiên chiến lược cho xoài và bưởi như sau:
• Ưu tiên 1 và 2 đối với xoài.
• Ưu tiên 1, 2, 3, 4 và 5 đối với bưởi.

Nâng cao năng lực cho cán bộ dự án
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia dự án, cũng như kiểm chứng tính khả thi của
các kế hoạch chiến lược cho dự án đưa ra, bốn cán bộ tham gia dự án CARD cũng như lãnh
đạo SOFRI đã có cơ hội tham dự Hội thảo quốc tế
về “Nâng cao hiệu quả của các Hệ thống
cung ứng tại các nền kinh tế đang chuyển đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường” do Hiệp hội Quốc tế về khoa học trồng trọt và Quản lý hệ thống cung ứng tổ chức tại
Hà Nội từ 23-27/9/2007. Các cán bộ dự án của SOFRI đã trình bày nhiều tham luận tại hội
thảo, trong đó có một bài v
ề Phân tích hệ thống cung ứng ngành trái cây nhiệt đới và cận
nhiệt đới bằng Phương pháp đánh giá SWOT. Áp dụng tại Việt Nam. Một bài tham luận đáng

5
chú ý nữa là Tác động của Qui trình canh tác nông nghiệp tốt GAP đến thị trường trái cây nội
địa và xuất khẩu của Việt Nam. Nội dung của những báo cáo này liên quan đến những điểm
mốc số 7 và 10, cũng như những hoạt động 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của dự án.

Những người tham gia Hội thảo gồm:
• TS Nguyễn Minh Châu (viện trưởng SOFRI)
• TS Lê Thị Thu Hồng
• TS Lê Thị Thu Hồng

Bà Trần Nguyễn Liên Minh
• Ông Tạ Minh Tuấn


Ông Nissen cũng trình bày 02 báo cáo tham luận tại Hội thảo này, trong đó có một báo cáo
về Quá trình phát triển của các chuỗi cung ứng trái cây tại khu vực Đông Nam Á. Bài viết
này liên quan đến mốc 4 và 7, trong đó phương pháp luận và kỹ thuật phân tích chuỗi cung
ứng được trình bày một cách chi tiết nhằm có thể sử dụng như những công cụ cho việc nâng
cấp chuỗi cung ứng ở khu vực. Chi tiết v
ề bài viết này được ghi trong phần Phụ lục A của
báo cáo.

Xây dựng kênh cung ứng mới
Vào tháng 1/2008, dự án đã tiếp xúc với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (cụ thể là
gặp bà Lê Thị Minh Trang trưởng phòng quản lý chất lượng, và ông Stephan Maurin, trưởng
ngành hàng thực phẩm) để thiết lập kênh cung ứng sản phẩm cho các nông dân trồng xoài cát
Hòa Lộc của hai hợp tác xã tham gia dự án. Điều này liên quan đến các hoạt động số 8, 9, 10
và 13 trong khuôn khổ ưu tiên 3 và 4 của kế ho
ạch lược mà dự án đã vạch ra đối với sản
phẩm xoài.

Các khóa đào tạo và tập huấn cho nông dân
Đào tạo nông dân trong tháng 9&10/2007
Các khóa đạo tạo nông dân được thực hiện bởi cán bộ của SIAEP và SOFRI với sự tham gia
hướng dẫn của chuyên gia Úc. Các khóa tập huấn được triển khai ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang và thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa cho nông dân trồng xoài và bưởi. Các
khóa tập huấn được tiến hành trong hai ngày với nội dung như
sau:
Ngày 1 về kỹ thuật trước thu hoạch
• Giới thiệu khái niệm về chuỗi cung ứng
• Phân tích chuỗi cung ứng trái cây của Việt Nam
• Kỹ thuật trước thu hoạch theo qui trình GAP
• Thiết kế vườn cây ăn trái

• Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
• IMP
• IDM
Ngày 2 về kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch
• Kỹ thuật thu hoạch

Qui trình hái quả
• Phân loại
• Đóng gói
• Bảo quản

Các buổi tập huấn đều khuyến khích sự tham gia của học viên, cho dù họ là nông dân, cán bộ
khuyến nông hay nghiên cứu viên, để cùng tìm ra giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng

6
trong chuỗi cung ứng. Địa điểm tập huấn là Trụ sở và vườn thực nghiệm của SIAEP và
SOFRI. Các chuyên gia Úc đóng vai trò hướng dẫn giám sát theo phương thức Đào tạo qua
thực hành (OJT), trong khi cán bộ dự án của SIAEP và SOFRI là cầu nối trực tiếp với học
viên. Danh sách học viên và chi tiết kết quả thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục B
và C.

Đào tạo nông dân trong tháng 1&2/2008
Các buổi đào tạo trong tháng 1&2/2008 được chuyên gia Úc tiến hành và
được diễn ra ở
SOFRI, Tiền Giang. Ông Rowland Holmes và Robert Nissen đã tiến hành tập huấn cho cán
bộ dự án và một số nông dân điển hình về các loại bệnh và côn trùng trên cây xoài trong thời
gian hai ngày

Hoạt động tập huấn trên liên quan đến các hoạt động 6, 7, 11 và 12 của dự án cũng như
những cột mốc số 7 và 9, cũng như theo Kế hoạch chiến lược cho xoài và bưởi mà dự án đã

xây dựng trước đó. Danh sách học viên được thể
hiện ở phụ lục C.

Phát triển hệ thống cung ứng mới cho xoài và bưởi

Bên cạnh các hoạt động tập huấn đào tạo đã nêu, trong các chuyến công tác tháng 9&10/2007
và 1&2/2008, các chuyên gia Úc đã phối hợp với cán bộ dự án tiếp tục hoàn thiện việc phân
tích dữ liệu điều tra và xây dựng hướng dẫn hệ thống chất lượng trên cơ sở tham khảo ý kiến
đóng góp của các tác nhân tham gia chuỗi cung
ứng. Đặc biệt trong buổi tiếp xúc với đại diện
của công ty Metro Cash & Carry Việt Nam vào tháng 2/2008, những hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng được trình bày với phía Metro để có thể đáp ứng nhu cầu nhập hàng của họ về
chất lượng. Hoạt động này liên quan đến các hoạt động dự án số 8, 9, 10, 11, 12 và 13, cũng
như mốc hoạt động số 4 của dự án theo như gợi ý của Ban quản lý các dự
án CARD trong
khi phê chuẩn dự án số MS6.


Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng:

Trong thời gian công tác tháng 9&10/2007 cũng như 1&2/2008, chuyên gia Úc tiếp tục phối
hợ cùng cán bộ dự án của SOFRI và SIAEP tiến hành thu thập thông tin thị trường, các vấn
đề kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình nâng cấp chuỗi cung ứng ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Hoạt động này liên quan đến các hoạt động dự án số 8, 9, 10, 12 và 13, cũng
như mốc hoạ
t động 7, 9 và 10.

Đánh giá kết quả tập huấn

Việc đánh giá kết quả của 08 khóa tập huấn được thực hiện bằng hệ thống ORID, qua đó

những học viên tham gia được yêu cầu đánh giá kết quả tập huấn vào cuối mỗi khóa học.

Những nội dung tập huấn gồm:
• Quản lý vườn cây ăn trái đối với xoài và bưởi
• Quản lý kỹ
thuật trước thu hoạch đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản
phẩm tốt nhất.
• Quản lý kỹ thuật sau thu hoạch đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản phẩm
tốt nhất.
• Áp dụng qui trình IPM/IDM đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
nhất.

7
Kết quả đánh giá tập huấn cho kết quả như sau:

• Thời gian tập huấn: kết quả dao động từ 70% đến 90%, trong đó trung bình 83% số
học viên cho rằng thời gian tập huấn vừa đủ, 17% còn lại cho rằng thời gian tấp huấn
hơi ngắn và đề xuất tăng lên ba đến năm ngày.
• Học viên nắm kết quả tập huấn: kết quả
dao động từ 65% đến 70%, trong đó 68% học
viên cho biết họ nắm rõ kết quả tập huấn và 32% cho rằng nắm khá rõ.
• Tính mới của thông tin: Về nội dung thiết kế và quản lý vườn cây 85% học viên cho
rằng thông tin họ được học là hoàn toàn mới trong khi 15% cho rằng phần lớn các nội
dung là mới. Về kỹ thuật trước và sau thu hoạch, 65% học viên cho rằng thông tin họ
nhận được là hoàn toàn mới và 35% cho là phần lớn các nộ
i dung là mới.
• Tính hữu ích của thông tin: Dao động trong khoảng từ 75% đến 86%, trong đó 79,5%
số học viên cho rằng họ kiến thức đã học rất có ích cho công việc và có thể hỗ trợ sự
phát triển của chuỗi cung ứng. 20,5% còn lại cho rằng khá hữu ích cho công việc sắp
tới của mình.

• Khả năng áp dụng thông tin: dao động trong khoảng 90% đến 95%, trong đó trung
bình 92% học viên cho rằng họ sẽ áp dụng ki
ến thúc đã học.
• Sự tự tin của học viên: dao động từ 90% đến 100%, trong đó 95% học viên cho biết
họ sẽ thêm tự tin nếu như tiếp tục được tham dự những khóa đào tạo tiếp theo.
• Rào cản về văn hóa: Dao động trong khoảng 34% đến 47%, trong đó 40% số học viên
cho rằng có một số trở ngại về văn hóa trong việc áp dụng kiến thức đượ
c học (đã
được áp dụng thành công ở Úc) vào điều kiện Việt Nam, 20% không biết chắc và
40% cho biết không có trở ngại gì trong việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch của
Úc vào điều kiện Việt Nam. Đối với nội dung quản lý vườn cây và kỹ thuật canh tác
trước thu hoạch, 50% cho rằng có sự khác biệt văn hóa, 30% không chắc chắn và
20% cho biết không có khác biệt gì.
• Kiến thức của giảng viên: 77% học viên cho rằng trình độ
của giảng viên rất tốt, 23%
cho rằng tốt.
• Đáp ứng mong đợi của học viên: 77% số học viên cho rằng các nội dung tập huấn đáp
ứng hoàn toàn các mong đợi của họ, trong khi 23% cho rằng các mong đợi của họ về
khóa tập huấn được đáp ứng khá tốt.

Các tài liệu tập huấn đã được dự án CARD cung cấp

Những tài liệu tập huấn theo nhu cầu đã đượ
c thực hiện cho đến nay gồm :

1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng.
2. Xây dựng chuỗi cung ứng.
3. Nâng cao cơ hội thị trường cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến hệ thống cung
ứng.
a. Kế hoạch chiến lược.

b. Xác định và phát triển chuỗi cung ứng.
c. Phân tích chuỗi cung ứng.
d. Xác định những điểm cần cải tiến và phát tri
ển chuỗi cung ứng mới.
e. Xây dựng kế hoạch hành động.
f. Giám sát và đánh giá hệ thống cung ứng.

4. Phân tích chuỗi cung ứng: kỹ năng điều tra và thiết kế bảng câu hỏi.
5. Biến đổi chất lượng: kiểm soát quá trình thay đổi chất lượng bằng cách lấy mẫu dọc
theo chuỗi cung ứng.

8
6. Phát triển chuỗi cung ứng đối với các sản phẩm được cải thiện về chất lượng.

a. Xây dựng chưỗi cung ứng mới như thế nào?
b. Nghiên cứu thị trường và phân khúc thị trường.
c. Xây dựng chiến lược Marketing.
d. Phát triển hệ thống cung ứng.
i. Tạo sản phẩm đúng theo nhu cầu thị trường
ii. Xây dự
ng chiến lược kiểm soát dùng thông tin.
iii. Xây dựng hệ thống phân phối.
iv. Tạo các mối quan hệ.
v. Tạo ra giá trị
1. Quản lý chất lượng
2. Đóng gói

7. Thiết kế vườn cây ăn trái cho xoài và bưởi
a. Qui hoạch vườn
b. Đường vào vườn và các thiết bị

c. Hệ thống kênh mương
d. Định vị hàng cây
e. Hệ thống tỉ
a cành
f. Chăm sóc cây con
g.
8. Cẩm nang bảo quản sau thu hoạch
a. Biến đổi sinh lí sau khi thu hoạch
i. Quá trình chín và suy giảm chất lượng
ii. Những tác nhân chính gây tổn thất sau thu hoạch
iii. Công nghệ sau thu hoạch
1. Giới thiệu về sinh lí trái sau khi thu hoạch
2. Thu hoạch và đóng gói tại vườn
3. Vận hành nhà đóng gói sơ chế
4. Ủ chín và bảo quản
5. Vậ
n chuyển xoài
6. Nhận biết thị trường
7. Nguyên nhân và giải pháp cho những khuyết tật xảy ra sau thu
hoạch
9. Xây dựng chương trình tập huấn cho nông dân trồng xoài và bưởi ở Việt Nam
10. Phân tích hiệu quả kinh tế tại nông hộ
11. Thiết kế vườn cây ăn trái cho xoài và bưởi
12. Sổ tay dành cho nông dân trồng cây có múi về tỉa cành tạo tán
13. Sổ tay dành cho giảng viên về tỉa cành tạo tán cây có múi
14. Sổ tay về dịch hại và bệnh trên cây có múi
15. Sổ tay hướng dẫn sử dụng hóa chất
16. Sổ tay quản lý dịch hại trên cây xoài
17. Sổ tay dành cho giảng viên về tối ưu hóa chất lượng xoài.



Những tài liệu bản in (sách do Úc xuất bản) đã chuyển giao cho tới nay gồm:

1. Sổ tay canh tác xoài
2. Sổ tay quản lý dịch hại trên xoài

9
3. Sổ tay quản lý bệnh trên cây xoài
4. Sổ tay về bưởi
5. Thiết kế vườn cây ăn trái cho xoài và bưởi
6. Cẩm nang về xoài Úc (kèm theo bản dịch tiếng việt)
7. Cẩm nang về cây có múi.
8. Sâu hại trên cây có múi và thiên địch của chúng.
9. Sổ tay về các loại côn trùng có ích.

Những tài liệu do phía Việt Nam biên soạn
• Sổ tay canh tác xoài
• Sổ tay quản lý bệnh trên cây xoài
• Sổ
tay quản lý dịch hại trên cây xoài
• Tờ rơi hướng dẫn nông dân trồng xoài về quản lý dịch hại trên cây xoài


Những điểm chính trong khung hoạt động

Theo khung hoạt động của dự án, đã được Ban quản lí dự án Card chấp thuận trong báo cáo
Sáu tháng lần 1 (phụ lục A) thì dự án này đã được triển khai đúng tiến độ và trong định mức
kinh phí. Tuy có một số điểm chậm trễ do m
ột số nguyên nhân khách quan ngoài dự kiến, dự
án đã đi đúng hướng. Cho đến nay những khung hoạt động chính đã đạt được gồm:


• Điểm mốc 1: tháng 6/2005
o Hợp đồng đã được kí kết
• Điểm mốc 2: tháng 1/2006
o Nộp báo cáo Sáu tháng lần 1 và đã được chấp nhận
• Điểm mốc 3 : tháng 7/2006
o Nộp báo cáo sáu tháng lần 2 và đã
được chấp nhận
• Điểm mốc 4 : tháng 1/2007 Chưa nộp báo cáo vì một số công việc chưa hoàn thành
o Xây dựng phương án luận, kỹ năng phân tích và tài liệu tập huấn về chuỗi
cung ứng.
o Xác định chuỗi cung ứng xoài và bưởi.
o Chiến lược hoạt động cho xoài và bưởi.
o Sổ tay về kỹ thuật sau thu hoạch và biến đổi sinh hóa lý trên trái (đã hoàn tất)
o S
ổ tay đảm bảo chất lượng xoài và bưởi (đang hoàn tất giai đoạn cuối)
• Điểm mốc 5: tháng 1/2007
o Nộp báo cáo sáu tháng lần 3 và đã được chấp nhận
• Điểm mốc 6: tháng 9/2007
o Nộp báo cáo sáu tháng lần 4 và đã được chấp nhận
• Điểm mốc 7 : Chưa nộp báo cáo vì một số công việc chưa hoàn thành
o Những vấn đề c
ần lưu ý khi tiến hành nâng cấp chuỗi cung ứng đối với một số
sản phẩm trái cây cụ thể (đã hoàn tất như là một phần của kế hoạch chiến lược
nâng cấp chuỗi)
o Xác định vai trò, trách nhiệm và khung thời gian triển khai các hoạt động
nâng cấp chuỗi
o Hoàn tất bộ tài liệu hỗ trợ bao gồm – (i) công cụ đào tạo nông dân và (ii) tài
liệu tuyên truyền nâng cao nhậ
n thức

• Điểm mốc 8: tháng 1/2008
o Nộp báo cáo sáu tháng lần 5

10
Lợi ích cho người trồng
Dự án Card này đã chứng minh rằng việc cải thiện hình thức canh tác (thiết kế vườn cây, tỉa
cành tạo tán, áp dụng hệ thống IPM và IDM ) sẽ tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân
cũng như trong việc mang lại giá trị cao hơn cho chuỗi cung ứng. Tuy việc cải thiện này chỉ
là một phần của hệ thống sản xuất nông nghiệp tốt và bền v
ững, sự gia tăng thu nhập là rất
đáng kể so với cách vận hành hệ thống cung ứng truyền thống.

Xoài

Nghiên cứu về xoài cát Hoà Lộc được thực hiện ở xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang cho thấy:
• Những hộ có mức đầu tư cao thu lãi 15 triệu/ công (1000m
2
), cao hơn 2,1 lần những
hộ có mức đầu tư trung bình và hơn 3,7 lần những hộ có mức đầu tư thấp ( quảng
canh).
• Hiện nay xoài chủ yếu đươc tiêu thụ ở thị trường địa phương. Nếu muốn có thu nhập
tốt hơn nông dân cần khai thác cơ hội thị trường ở TP.HCM và các tỉnh phía Bắc.

Bưởi

Nghiên cứu về người trồng bưởi Năm Roi được thực hiện ở xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long cho thấy:
• Những hộ có mức đầu tư cao thu lợi nhuận 3,576 triệu đồng/công, cao gấp 2,4 lần
những hộ có mức đầu tư trung bình và 3,9 lần những hộ có mức đầu tư thấp.

• Hiện nay bưởi chủ yếu đươc tiêu thụ ở thị
trường địa phương. Nếu muốn có thu nhập
tốt hơn nông dân cần khai thác cơ hội thị trường ở TP.HCM và các tỉnh phía Bắc.
Ngoài ra nông dân cũng có thể lập thành các nhóm liên kết ngang và tìm cách bán
hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

Lợi ích kinh tế của việc trồng xoài chất lượng cao

Cán bộ SOFRI cũng đã tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của việc nâng cao chất lượng
xoài cát Hòa Lộc cho thị trường mục tiêu là thành phố Hồ
Chí Minh. Việc kiểm chứng được
thực hiện qua kênh tiêu thụ truyền thống để xem thương lái cũng như người tiêu dùng có sẵn
lòng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng tốt hay không. Việc khảo sát được tiến hành từ
tháng 5 đến tháng 8 năm 2007 qua việc chọn ngẫu nhiên xoài từ những mẫu vườn khác nhau.
Mẫu là xoài được bao bằng loại bao do Đài Loan sản xuất.

Những trái được bao chi được phun hóa chất m
ột lần trước khi bao, trong khi mẫu đối chứng
là những trái không bao được phun thuốc thêm bảy lần. Kết quả là những trái được bao
không còn dư lượng hóa chất và do đó hoàn toàn an toàn để sử dụng khi đến tay người tiêu
dùng. Việc bao trái đã giảm 87% chi phí mua thuốc BVTV, cho trái có chất lượng tốt hơn
(xem bảng 1) và do đó được bán với giá cao hơn.

Bảng 1. So sánh tỉ lệ trái từng loại khi xoài được bao
Loại Khi bao trái (%) Khi không bao trái (%) % chênh lệch
Loại 1 60 40 20
Loại 2 30 40 10
Loại 3 10 20 10





11
Bảng 2. So sánh giá xoài được bao và không bao
Loại Giá xoài được bao
trái (VND/kg)
Giá xoài không được
bao trái (VND/kg)
% chênh lệch
Loại 1 35 000 30 000 14
Loại 2 25 000 20 000 20
Loại 3 10 000 7 000 30

So sánh về chi phí sản xuất, một cây xoài được bao trái có chi phí là 231 200 đồng, so với
một cây tương tự không được bao trái là 128 000 đồng. Thu nhập từ một cây được bao trái là
2 573 000 đồng so với 1 824 800 đồng khi không được bao trái. Từ đó cho thấy một cây xoài
được bao trái từ tháng 5 đến tháng 8 cho lợi nhuận 2 341 800 đồng so với một cây không
được bao chỉ có 1 696 800 đồng. Khoản lợi nhuận gia tăng 27% là rất đáng kể. Những phân
tích kinh tế xã hội sâu hơn đang được các cán b
ộ dự án triển khai. Hoạt động này liên quan
đến hoạt động số 8, 9, 10, 12 và 13, cũng như mốc thời gian 7, 9 và 10 của dự án.

Xây dựng chuỗi cung ứng mới

Trong khuôn khổ dự án Card này, cán bộ nghiên cứu của SIAEP và SOFRI đang phối hợp
với nhiều cá nhân và tổ chức để thiết lập hệ thống cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam. Việc
đánh giá hiệu quả của các chuỗi cung ứng đã đượ
c tiến hành trên ba loại hình:

• Chuỗi cung ứng truyền thống với cách đóng gói vận chuyển truyền thống

• Chuỗi cung ứng mới với cách đóng gói và vận chuyển mới
• Chuỗi cung ứng mới cung cấp hàng cho các siêu thị như Metro.

Hai hợp tác xã trồng xoài cát Hòa Lộc sẽ thử nghiệm việc cung ứng hàng cho Metro vào
tháng 5 và 6/2008 trong đó sẽ sử dụng bốn loại bao bì dành riêng cho từng loại sản phẩ
m từ
“siêu hạng”, đến loại ba.

Trái cây sẽ được phân loại và đóng gói theo hướng dẫn chất lượng đã được dự án biên soạn
với sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Sau đó hàng sẽ được hai hợp tác xã chuyển
tới siêu thị Metro bằng xe lạnh. Điều này sẽ hình thành mội chuỗi cung ứng mới mang tính
thử nghiệm trong đó toàn bộ qui trình bảo quản lạnh sẽ được áp dụng. Việc đ
ánh giá chất
lượng sản phẩm sẽ được cán bộ dự án của SIAEP và SOFRI thực hiện tại từng khâu của
chuỗi, và nhân viên phụ trách chất lượng của METRO sẽ thông báo lại cho dự án về chất
lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

Có cơ sở để hy vọng rằng hoạt động thử nghiệm này sẽ mang lại kết quả tích cực cho người
dân về kinh tế và cách thức ti
ếp cận với thị trường. Hoạt động này liên quan đến các hoạt
động dự án số 8, 9, 10, 11, 12 và 13, cũng như mốc hoạt động số 4 của dự án theo như gợi ý
của Ban quản lý các dự án CARD trong khi phê chuẩn dự án số MS6.

Nâng cao năng lực
Quá trình tổ chức hội thảo

Trong đợt tập huấn tháng 9&10/2007 và 1&2/2008, ngoài cán bộ nghiên cứu của SIAEP và
SOFRI còn có các đối tượng khác tham gia như nông dân, thương lái và cán bộ khuyến nông.
Tất c
ả bốn nội dung tập huấn đều được tổ chức theo phương pháp có sự cùng tham gia của


12
học viên trong việc xây dựng giải pháp cải tiến quy trình canh tác và bảo quản chế biến sau
thu hoạch. Điều này giúp cho các giải pháp mà dự án đưa ra phù hợp hơn với điều kiện sản
xuất kinh doanh thực tế ở Việt Nam và do đó khả năng được áp dụng là rất cao. Thông qua
hoạt động tập huấn có sự tham gia, kỹ năng xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi của các cán
b
ộ SIAEP và SOFRI được nâng lên đang kế.

Trong hai đợt tập huấn (tháng 9&10/2007 và 1&2/2008) ông Nissen đã phụ trách 15 lớp tập
huấn. Ngoài ra, ông Nissen cùng với ông Rowland Holmes tiến hành 02 lớp tập huấn vào
tháng 1&2/2008. Tổng cộng thời gian tập huấn vượt quá 24 ngày. Trong thời gian tháng
11&12/2006 ông Nissen và cô Rankin đã tiến hành 04 lớp tập huấn trong thời gian 15 ngày.

Nội dung tập huấn được tập trung nhấn mạnh cho bệnh và dịch hại trên cây xoài, phương
thức thu hái và kỹ thuật xử lý sau thu hoạch. Nội dung tậ
p huấn này là một trong ba phần tập
huấn dành riêng cho nông dân được các chuyên gia Úc thực hiện trong thời gian trên. Các
đợt tập huấn này làm nên tảng cho cán bộ dự án và các nông dân điển hình để họ có thể tiếp
tục công việc trong tương lai nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức. Các thông tin được các học
viên nêu ra trong thời gian tập huấn được dùng làm cơ sở nền tảng để xây dựng kế hoạch
nâng cấp chuỗi trong tương lai.

N
ội dung tập huấn tháng 9&10/2007 gồm:
• Giới thiệu về chuỗi cung ứng
o Phân tích chuỗi cung ứng rau quả ở Việt Nam

• Kỹ thuật trước thu hoạch cho xoài
o Thiết kế vườn cây

o Tỉa cành tạo tán
o IPM
o IDM
• Kỹ thuật sau thu hoạch cho xoài
o Xử lý sau thu hoạch cho xoài (biến đổi sinh lý sau khi thu hoạch)
o Thu hái
o Phân loại
o Đ
óng gói
o Tồn trữ
o An toàn thực phẩm

• Xây dựng hướng dẫn đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi ở Việt Nam
• Đánh giá và phân tích kinh tế xã hội liên quan đến chuỗi cung ứng
• Tổng kết những phát hiện về chuỗi cung ứng mới
o Xây dựng chuỗi cung ứng mới
o Xem xét kế hoạch hành động
o Lấy mẫu và đi
ều tra
o Kế hoạch hành động cho 6 tháng tiếp theo

11 đợt tập huấn trên được tiến hành vào các ngày:
• 1/10/2007: hội thảo 1
• 2/10/2007: hội thảo 2
• 3 /10/2007: hội thảo 3
• 4/10/2007: hội thảo 4

13
• 5/10/2007: hội thảo 5
• 8/10/2007: hội thảo 6

• 9/10/2007: hội thảo 7
• 10/10/2007: hội thảo 8
• 11/10/2007: hội thảo 9
• 12/10/2007: hội thảo 10
• 13/10/2007: hội thảo 11

Trong thời gian 14-21/1/2008 trong khuôn khổ khóa Đào tạo dành cho các nước ASEAN về
công nghệ sau thu hoạch rau và quả, ông Nissen đã tham gia tập huấn những nội dung trên
cho các học viên.

• 22-24/1/2007: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho xoài và bưởi (làm cùng cán bộ dự

án SIAEP và SOFRI)
• 25/1/2007: Phân tích kinh tế xã hội trong việc cải tiến chuỗi cung ứng bằng cách bao
trái xoài.
• 29&30/1/2008 Tập huấn về IPM và IDM cho cán bộ dự án SIAEP và SOFRI
• 31/1/2008: Tập huấn về IPM và IDM cho nông dân trồng xoài ở HTX Cát Hòa Lộc,
Tiền Giang
• 4-6/2/2008: xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi (làm cùng cán
bộ dự án SIAEP và SOFRI)
• 7/2/2007: xây dựng kế hoạch hành động cho dự án CARD trong thời gian tới. Phân
công trách nhiệm cụ thể cho cán b
ộ SIAEP và SOFRI.

Tài liệu tập huấn và các bài trình bày được thiết kế cho các đợt tập huấn gồm:
• Qui trình của Úc trong việc quản lý chất lượng sản phẩm tươi và an toàn thực phẩm
• Qui trình xử lý và vận chuyển sản phẩm tươi của Úc nhằm duy trì chất lượng và cung
cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
• Tập huấn về marketing cho những tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
• Biến đổi sinh lý c

ủa xoài sau khi thu hoạch và phương thức bảo quản
• Xây dựng chương trình tập huấn cho nông dân trồng xoài và bưởi ở Việt Nam
• Xây dựng hướng dẫn đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi ở Việt Nam
• Đánh giá và phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm xoài và bưởi ở Việt Nam
• Quản lý bệnh hại trên xoài
• Sổ tay đồng ruộng về bệnh và dịch hại trên xoài
• Qu
ản lý dịch hại trên cây xoài
• Sổ tay quản lý dịch hại trên xoài
• Sổ tay tối ưu hóa chất lượng xoài khi thu hoạch và tài liệu tập huấn dành cho nông
dân.

Trong thời gian ông Nissen ở Việt Nam, SIAEP đã tiến hành khóa đào tạo cho các nước
SEAN về Công nghệ sau thu hoạch rau quả (từ ngày 13-26/1/2008) cho học viên đến từ 10
nước ASEAN (trừ Singapore). 5 cán bộ của SIAEP đã tham gia giảng dạy và 04 người khác
hướng dẫn thí nghiệm. Ông Nissen cũng tham gia giả
ng một số nội dung. Các tài liệu do dự
án CARD xây dựng đã được sử dụng làm tài liệu tập huấn và được học viên đánh giá cao.

14
Xuất bản
Hai bài báo đã được viết và gửi cho bộ công nghiệp cơ bản và thuỷ sản (DPI&F), trong đó 1
bài sẽ được đăng trong báo cáo thường niên của bộ. Bài báo này điểm lại những hoạt động
mà DPI&F đã thực hiện ở Việt Nam từ nguồn tài trợ của cho chương trình CARD của
AusAID. Ngoài ra, ông Nissen còn giới thiệu về dự án trên trong hai cuộc hổi thảo quốc tế là
Hội nghị
vùng khu vực châu Á và Thái Bình Dương về rau quả do Tổ chức lương nông thế
giới (FAO) tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan và Hội nghị về trồng trọt tổ chức ở Hà Nội vào
tháng 9/2007.


Hoạt động quản lí dự án

Trong đợt công tác tháng 1&2/2008, ông Nissen và ông Nguyễn Duy Đức đã gồng ghép một
số hoạt động của dự án CARD 050/04 và Chương trình Hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản
(do bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật tài trợ). Cụ
thể ông Nissen đã trình bày một số nội dung và
đồng ý cho các bộ dự án sử dụng tài liệu do dự án CARD xây dựng cho mục đích đào tạo.

Nhân viên dự án của DPI&F và RMIT đang cùng triển khai Hệ thống đảm bảo chất lượng
cho rau quả ở các nước ASEAN (QASAFV). Đây là một trong mười dự án được thực hiện
trong khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển giữa Australia và khối ASEAN. Việc trao
đổi thông tin giữa hai tổ chức
được thực hiện thường xuyên, về những lĩnh vực sau:
• Khái niệm chất lượng sản phẩm và hướng dẫn đảm bảo chất lượng.
• Xây dựng tiêu chuẩn ASEAN GAP.
• Xây dựng chuỗi cung ứng và quá trình đánh giá
• Phương pháp khuyến nông dành cho khuyến nông viên.

Trong sáu tháng qua, dự án cố gắng bắt kịp tiến độ mà một số hoạt động bị chậm trễ ở đợ
t
báo cáo 6 tháng lần trước vì những lý do khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của ông Nissen.
Cụ thể một số nội dung tập huấn đáng lẽ phải thực hiện và đầu năm 2007 phải dời lại tháng
7&8/2007. Lý do sức khỏe của ông Hofman và ông Nissen là nguyên nhân dẫn đến sự chậm
trễ sau.

Trong gian đoạn sáu tháng này, dự án đã nỗ lực để hoàn tất các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên
do không lấy được đủ
mẫu để tiến hành phân tích (xoài bị mất mùa ở Emu Khánh Hòa) nên
việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và thiết kế kênh cung ứng mới chưa thể thực
hiện được.


Vì những lý do nêu trên, chúng tôi kính đề nghị Ban quản lý dự án chương trình CARD cho
phép gia hạn thời gian thực hiện dự án thêm 03 tháng để chúng tôi có thể hoàn tất những
công việc còn dang dở. Chúng tôi không đề nghị cấp thêm kinh tế. Xem phụ lục C để tham
khảo khung thực hiện.

6. Báo cáo về những vấn đề liên quan
Môi trường
Những vấn đề môi trường được nhận dạng trong những báo cáo trước vẫn là quan ngại lớn
của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Đó là:


15
• Việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng, số lượng
phân bón sử dụng và hình thức bón phân chưa thật sự thân thiện với môi trường (kể
cả phân hữu cơ và vô cơ).
• Hình thức xen canh và kết hợp chăn nuôi - trồng trọt kiểu truyền thống còn rất phổ
biến, làm trở ngại quá trình áp dụng cái mới.

Việc xâm mặn ngày càng nghiêm trọng hơn.
• Hạn chế trong việc sử dụng và quản lí nguồn nước (ví dụ phóng uế, vứt xác động vật
và xả rác bừa bãi xuống nguồn nước).


Việc phun thuốc trong sản xuất nông nghiệp

Việc hiểu rõ về các mối nghi hại của hình thức sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực
vật đóng một vai trò h
ết sức quan trọng trong việc tìm ra giải pháp. Mặc dù trong các cuộc
điều tra nông hộ do dự án thực hiện người nông dân không nêu rõ các mối nguy hiểm thường

trực, nhưng nhìn chung họ đều ý thức về mức độ ô nhiễm ngày càng cao cũng như độ an toàn
trong sản xuất và sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm.

Mặc dù nhiều nông dân đã ý thức về những tác hại đối với môi trường cũng như sức khoẻ

người tiêu dùng do việc lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần lớn nông
dân vẫn duy trì hình thức canh tác này do quan ngại về sự suy giảm thu nhập nếu nhu mất
mùa. Vì quan ngại trên nông dân vẫn tiếp tục sử dụng các chất hoá học một cách khá tuỳ tiện
dù biết rằng chi phí sản xuất sẽ ngày càng tăng khi sâu bệnh trở nên kháng thuốc.

Nhiều nông dân đã cố gắng tìm ra những giải pháp cho mình. Nh
ững biện pháp “tránh né”
thường được sử dụng là:
• Tạo thêm thu nhập từ những hoạt động phi nông nghiệp
• Chuyển rủi ro cho đối tượng khác, thí dụ cho thương lái
Áp dụng những chiến thuật riêng cho mình, thí dụ “tôi không xịt thuốc vì tốn kém quá, và
nếu tôi xịt mà ông nhà bên không xịt thì tôi xịt thuốc làm gì”

Việc bảo vệ thực vật thường gây nhiều mâu thuẫn giũa các thành viên tham gia chuỗi, vì lợi
ích của họ
nói chung là khác nhau, ít nhất là trong chuỗi cung ứng hiện tại. Các nhà nghiên
cứu và cán bộ khuyến nông luôn cố gắng hướng nông dân vào những chiến lược có lợi cho
môi trường. Vì thế họ cần hỗ trợ những nông dân điển hình áp dụng những kỹ thuật mới nhất
để họ tự so sánh hiệu quả so với cách áp dụng truyền thống. Việc áp dụng phương thức IPM
và IDM bền vững chỉ có thể khả thi nế
u như chứng minh được chúng thật sự mang lại lợi ích
kinh tế cho người sử dụng.

Mặc dù nhiều nông dân cho biết họ cũng có những quan ngại về môi trường do việc lạm
dụng phân bón và thuốc BVTV, nhưng nỗi lo sợ bị mất mùa thường lớn hơn và nhìn chung

người ta vẫn gắn với phương thức canh tác phổ biến.

Cũng có một vài phương thức để thay đổi tập quán c
ũ, và chúng tôi cho rằng việc đào tạo cho
nông dân về IPM/IDM sẽ có những đóng góp đáng kể vào tiến trình này. Việc hình thành hệ
thống giám sát đánh giá sẽ làm giảm đáng kể số lượng và tần suất sử dụng hóa chất. Hệ
thống giám sát cần nêu rõ:
• Điều kiện thời tiết
• Lấy mẫu bệnh và dịch hại phổ biến trong vườn

16
• Xây dựng ngưỡng dịch hại gây tổn thất kinh tế (chỉ áp dụng xịt thuốc khi vượt
ngưỡng)



Thiết kế vườn cây ăn trái.
Dự án phát hiện ra rằng phần lớn vườn cây ăn trái ở Việt Nam không được thiết kế và bảo
dưỡng đúng cách với quá nhiều cây lớn. Việc không được tỉa cành tạo tán đúng cách đưa đến
những hệ quả sau:

• Tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển
• Tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh.
• Gây ô nhiễm nguồn đất và nước do phải sử dụng nhiều hoá chất

Đợt tập huấn cho nông dân trồng xoài và bưởi về cách thức thiết lập vườn cây ặn trái được
tiến hành tháng 9&10/2007. Nhiều nông dân đã tích cực thảo luận về cách thức cải tạo vườn
vì họ đã hiểu nếu áp dụng đúng qui trình thì sẽ giảm đáng kể các mối nguy hại. Nhiều nông
dân cho biết đã lên kế hoạch cải tạo vườn cây của mình.


Vấn đề giới và xã hội
Các vấn đề xã hội
Đào tạo nông dân, người thu gom, nhà vận chuyển, người bán sỉ và ngưới bán lẻ là yếu tố cơ
bản để cải tiến chuỗi cung ứng. Việc cả
i thiện rõ nét về an toàn vệ sinh thực phẩm và GAP ở
mức độ nông dân là cần thiết nếu chuỗi cung ứng trái cây Việt Nam muốn đáp ứng được yêu
cầu của số đông người bán lẻ thực phẩm trong nước và các tiêu chuẩn chất lượng của thị
trường xuất khẩu.

Nhiều người thừa nhận rằng, tăng sản lượng và mức độ an toàn thực phẩm ở
mức nông hộ
nhỏ có thể đạt được thông qua sử dụng có hiệu quả nguồn lực và kỹ thuật sẵn có. Điều thừa
nhận này chưa quan tâm tới viễn cảnh của nông dân nhỏ, và hàm ý rằng nhiều nông dân nhỏ
có kỹ thuật lạc hậu, không biết áp dụng kỹ thuật mới và họ thiếu khát vọng và tinh thần
doanh nhân để cải thiện cuộc sống của mình.

Đ
iều được chấp nhận rộng rãi là các công nghệ do các trung tâm nghiên cứu tạo ra có khoảng
cách với sản xuất nông nghiệp hàng hóa và sau đó chuyển giao cho các nông dân nhỏ chấp
nhận công nghệ này. Điều này sai khi đề cập đến sự ưu tiên, những khó khăn, những nguồn
lực có sẵn và khát vọng kinh tế - xã hội của nông dân. Chấp nhận công nghệ mới phụ thuộc
vào quá trình xây dựng mối quan hệ giữa các nông dân điển hình, ng
ười thu gom, người bán
sỉ (thành viên) với những người muốn cải tiến và hỗ trợ (các nhà nghiên cứu và các cơ quan
khuyến nông).

Những người trợ giúp (nhà nghiên cứu, cơ quan khuyến nông) hay những người cung cấp
công nghệ cần phải tính tới nhiều vấn đề liên quan và phân tích những ưu tiên, chiến lược của
nông dân, người thu gom, người bán sỉ và tiến hành thực nghiệm với các thành viên này. Sau
đó xây dựng những khuyến cáo thông qua thu thập các quy trình quyế

t định có ảnh hưởng tới
rủi ro của các thành viên. Các phương pháp nghiên cứu và gói công nghệ nhập khẩu cần phải
được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương. Nếu tất cả các nguồn

17
tài chính bị chặn, nhiều nông dân, người thu gom, người bán sỉ (thành viên) sẽ chuyển sang
sản phẩm khác dễ dàng hơn

Sự phát triển các mô hình từ trên xuống dưới được dẫn dắt bằng các câu hỏi kỹ thuật sẽ
không được chấp nhận hoàn toàn vì không liên quan tới hoàn cảnh cụ thể ở địa phương.
Nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan khuyến nông đã không hợp tác đầy đủ với nông dân vì ngại
không đủ kinh phí
để tiếp cận thực tế. Hỗ trợ thông tin kỹ thuật và thị trường là điều cơ bản
cho sự thành công của nông dân. Nhiều nông dân được hỗ trợ về thông tin chung chung chứ
không có thông tin cụ thể về khối lượng thị trường và chất lượng sản phẩm. Trong nhiều
trường hợp thông tin nhận được duy nhất từ những người thương lái. Những thương lái Việt
Nam còn làm nhiệm vụ
khác ngoài việc bán hàng, họ thường cho nông dân nhỏ vay tiền. Bấy
kỳ sản phẩm nào không bán được đều trả lại cho nông dân sẽ tốt hơn là tiếp tục cho lưu
thông. Các rắc rôi hoặc giá cả không được như mong muốn gặp phải trong chuỗi cũng nên
phản hồi lại cho nông dân. Điều có thể tin là sẽ xảy ra là cung vượt cầu. Nhiều thành viên của
chuỗi trả giá rẻ hơn hoặc mua sản phẩm kém ph
ẩm chất hơn và bán với giá cao hơn để thu
nhiều lợi nhuận hơn. Điều này làm thiệt hại cho hệ thống canh tác mới, giảm tinh thần kinh
doanh của nông dân nhỏ và giảm lòng tin vào thị trường.

Các vấn đề ảnh hưởng tới sự chấp nhận kỹ thuật canh tác mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Việt Nam có quan hệ tới mục tiêu và vốn đầu tư của nông dân, người thu gom, ng
ười bán sỉ
là nhỏ hay lớn. Nhiều nông dân tin rằng kỹ thuật quản lý và canh tác hiện đại (sử dụng phân

hóa học, thuốc hóa học trừ sâu bệnh) là con đường duy nhất để cải thiện năng suất và tình
hình kinh tế xã hội. Nhiều kỹ thuật quản lý và canh tác mới này không tốt về kinh tế, sản xuất
và môi trường cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư (nông dân nhỏ) không hiểu rằng các chi phí
này có thể làm suy kiệt r
ất nhanh về tiền bạc của mình trừ phi chất lượng sản phẩm và thu
nhập được cải thiện. Nhiều chuỗi cung ứng và hệ thống kinh doanh hiện hữu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long và miền Nam Việt nam không trả đúng giá (thấp hơn) cho sản phẩm chất
lượng cao hơn, nhưng ngày nay tình hình đã bắt đầu thay đổi.

Người tiêu dùng ở TP.HCM bắt đầu yêu cầu sản phẩm ch
ất lượng cao hơn và an toàn, sản
phẩm canh tác hữu cơ và không có dư lượng hóa chất. Do đó nhiiều nông dân nhỏ cố gắng áp
dụng GAP, IPM và IDM, và bón phân hữu cơ. Hầu hết các nông dân nhỏ đều thấy các hệ
thống GAP, IPM và IDM quá phức tạp, tốn nhiều thời gian, thiếu vốn, thiết kế vườn cũ và kỹ
thuật canh tác không đủ để đáp ứng những kỹ thuật mới này hoặc điề
u kiện canh tác, thời tiết
không thuận lợi ở vài thời kỳ sản xuất. Điều này dẫn đến những nhà đầu tư này không có đầu
ra thuận lợi và mất lòng tin về kỹ thuật mới sẽ đem lại lợi nhuận cho họ.

Dự án CARD này cố gắng vượt qua các rào cản trên bằng các áp dụng quy trình được mô tả
ở phụ lục A.

Vấn đề giới
Như
đã trình bày trong các báo cáo trước, dự án này luôn ý thức về vai trò của giới trong việc
thiết kế và triển khai dự án. Dự án luôn chủ động lồng ghép vấn đề giới trong tất cả các hoạt
động của mình.

Kết quả điều tra của dự án cho thấy nữ giới đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thu hoạch
và tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các đối tượng thương lái, bán sỉ, bán lẻ

ở các chợ đầu mối
cũng nhu chợ bán lẻ là nữ giới (chiếm khoảng 85%) vì thế trong tất cả các nội dung đào tạo
số lượng nữ tham gia luôn chiếm tỉ lệ cao trên 50%.


18
Trong thành phần cán bộ dự án một tỉ lệ lớn nhân viên của SIAEP và SOFRI tham gia dự án
là nữ giới. Trong những hoạt động tập huấn gần đây số lượng nữ, nhất là các cán bộ trẻ nhân
viên luôn chiếm khoảng 50%. Những nhân viên này luôn tỏ ra năng động sáng tạo và tỏ ra
không kém các đồng nghiệp nam trong quá trình học tập cũng như thực hành. Đây là kết quả
rất đáng khích lệ thể hiện s
ự quan tâm của lãnh đạo hai đơn vị là ông Nguyễn Duy Đức và
TS. Nguyễn Minh Châu.
7. Tính bền vững
Những khó khăn
Chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn an toàn
Như đã thể hiện trong các báo cáo trước việc áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn
rất khó thực hiện, nhất là khi những tiêu chuẩn này được áp đặt từ bên trên hoặc bên ngoài
trước khi có sự đồng thuận của các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Dự án này đã đưa ra
những tiêu chuẩn chất lượng cơ bản và sẽ tiến hành nhiề
u hoạt động đào tạo tập huấn cho các
đối tượng là người thu mua, người bán sỉ cũng như bán lẻ với mong muốn là những tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm và độ an toàn sẽ được chấp nhận rộng rãi.

Xây dựng chuỗi cung ứng mới
Việc đào tạo cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân về xây dựng chuỗi
cung ứng mới đã được thự
c hiện vào tháng 11/2006. Tuy nhiên, việc đưa những chuỗi cung
ứng này vào điều kiện thực tế là một thách thức lớn vì những đối tượng được đào tạo không
phải là đơn vị chi phối chuỗi cung ứng. Vì thế có thể kết luận rằng việc xây dựng một chuỗi

cung ứng mới:

• Không thể được áp đặt bởi cán bộ nghiên cứu hay cán bộ khuyến nông.
• Cán bộ
nghiên cứu hay cán bộ khuyến nông chỉ có thể đóng vai trò thúc đẩy thông
qua việc tư vấn kĩ thuật và đào tạo.
• Chính những thành viên của chuỗi cung ứng sẽ quyết định có nên thiết lập một chuỗi
cung ứng mới hay không trên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận.

Phần lớn nông dân cũng như các thành viên khác của chuỗi cung ứng hiện nay rất sợ rủi ro
và không dễ từ bỏ hình thức giao d
ịch truyền thống. Hầu hết mọi người sợ những thay đổi
này sẽ ảnh hưởng đến đồng tiền bát gạo, miếng cơm manh áo của gia đình mình. Vì thế dự án
tin rằng áp lực thay đổi phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, cụ thể hơn là từ khách hàng. Thí
dụ một khi khách hàng ý thức về nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh, sạch và tẩy chay những
sả
n phẩm không an toàn thì người sản xuất không thể mãi duy trì cách thức canh tác cũ.

Dự án này không được thiết kế, và cũng không có ngân sách, để thiết lập một mô hình cung
ứng mới. Dự án chỉ có thể hỗ trợ nông dân và các thành viên khác trong chuỗi cung ứng ý
thức được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hỗ
trợ họ trong việc đáp ứng nhu cầu của thị tr
ường thông qua các hoạt động đào tạo tập huấn.

Các lựa chọn
Việc xây dựng chuỗi cung ứng mới cho xoài và bưởi dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng cụ
thể đã và đang được tiến hành với sự tham gia của nhiều thành viên trong chuỗi cung ứng.
Dự án đang hoàn tất các bảng hướng dẫn về độ chín thu hoạch cũng như tiêu chuẩn phân loại

19

trái. Các công cụ do dự án soạn thảo sẽ hỗ trợ việc thành lập chuỗi cung ứng mới. Cho đến
nay khả năng chuỗi cung ứng này có được thị trường chấp nhận hay không vẫn là một dấu
hỏi. Tuy nhiên, nếu như chuỗi cung ứng mới được thiết lập có thể giảm tỉ lệ hao hụt trước và
sau khi thu hoạch, có tỉ lệ sản phẩm tốt cao hơn, và do đ
ó mang lại lợi nhuận cao và ổn định
cho người nông dân thì nó sẽ được thị trường chấp nhận.

Các nông dân trồng xoài và bưởi nếu muốn tiếp cận phân khúc thị trường cấp cao thì phải:
• Hình thành các liên kết ngang.
• Cùng áp dụng một qui trình sản xuất
o Cách thức quản lí dịch bệnh để đảm bảo sản phẩm an toàn.
o Thu hoạch trái cùng độ chín (theo chỉ số thu hoạch).
o Tuân th
ủ các tiêu chuẩn về phân loại và chất lượng
o Đóng gói cùng một phương thức.
o Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Dự án CARD sẽ tiếp tục đào tạo các thành viên tham gia chuỗi cung ứng về qui trình GAP,
tiêu chuẩn phân loại và hỗ trợ họ hình thành một kênh phân phối mới cho thị trường cấp cao
ở thành phố Hồ Chí Minh.

Việc BQL các dự án CARD cho phép dự án gia hạn thêm 03 tháng sẽ tạo điều ki
ện để chúng
tôi thực hiện tốt những tài liệu cần hoàn tất.
Tính bền vững
Như đã báo cáo dự án sẽ đảm bảo tính bền vững thông qua:
• Hoạt động tập huấn có sự tham gia (PAL) và nông dân học hỏi lẫn nhau (FTF). Trong
các hoạt động dự án khuôn khổ dự án tất cả các thành viên trong chuỗi cug ứng đều
được mời tham gia một cách đầy đủ và trọn vẹn.
• Đào tạo cho các b

ộ nghiên cứu của SIAEP và SOFRI để họ có đủ nâng lực đứng lớp
chuyển giao công nghê cho các đối tượng khác.
• Kế thừa kết quả của các dự án đã và đang được triển khai tại Việt Nam như xây dụng
hệ thống đảm bảo chất lượng cho thanh long và dự án ADDCP.
• Nâng cao nhận thức về sức khoẻ con người, tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường khi áp dụng qui trình GAP, IPM, IDM.
• Định dạng hệ thống cung ứng hiện tại, phát hiện và phân tích các tồn đọng để trên cơ
sở đó xây dựng hệ thống cung ứng mới.
• Thực hiện nhiều điều tra về kinh tế, xã hội và môi trường để từ đó “chẩn bệnh” một
cách chính xác.
• Nhận dạng và hỗ trợ những thành viên trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng, tăng
cường
đào tạo cho những đối tượng này đề cho họ đủ năng lực ra quyết định.


Trong khuôn khổ thời gian và kinh phí cho phép, dự án luôn nỗ lực để đảm bảo duy trì tác
động ngay cả sau khi kết thúc dự án. Vấn đề hỗ trợ tài chính thường được nông dân nêu ra
trong các buổi hội thảo. Tuy dự án không thể giải quyết vấn đế này, dự án tin rằng việc hỗ trợ
tài chính cho các tổ chức cá nhân mong muốn áp dụng qui trình GAP
đang được nhà nước và
một số tổ chức phi chính phủ thực hiện.


20
8. Những hoạt động tiếp theo
Những hoạt động tiếp theo được hoạch định như sau:
• Xây dựng và áp dụng qui trình GAP, trước mắt tập trung vào việc quản lí dịch hại và
bệnh trên cây. Hoạt động đào tạo về IPM/IDM sẽ được triển khai trong tháng 7/2008
• Tập huấn cho nông dân về kĩ thuật canh tác, công nghệ thu hoạch đóng gói vận
chuyển. Các hoạt động này sẽ được thực hiện trong tháng 3/2008 và 7/2008

• Giảm hao hụt sau thu hoạ
ch thông qua việc thiết lập một mô hình sản xuất, phân loại,
đóng gói và vận chuyển để đảm bảo sản phẩm ngon nhất khi đến tay người tiêu dùng.
Các hoạt động này sẽ được thực hiện để cung cấp hàng chất lượng cao cho công ty
Metro vào 5/2008. Đồng thời vào tháng 5/2008 nông dân trồng xoài và bưởi ở hai
HTX ở Tiền Giang sẽ được tập huấn và tham quan học hỏi viề cách thực hiện qui
trình GAP, hệ thống xử lý sau thu hoạch xoài
ở công ty Emu, Khánh Hòa.
• Xây dựng chuỗi cung ứng mới để nông dân có thể tiếp cận thị trường cấp cao ở
TP.HCM thông qua hoạt động của hợp tác xã. Cán bộ của SIAEP và SOFRI sẽ hỗ trợ
kĩ thuật thông qua đào tạo và cung cấp thông tin thị trường cho các hợp tác xã để họ
có thể ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Hoạt động này cũng sẽ được thực hiện
vào 5/2008
• Hỗ trợ việ
c thành lập các liên kết dọc để gắn kết nông dân với thị trường thông qua
hoạt động đào tạo nhằm trang bị kiến thức kinh doanh cơ bản và lợi ích cũng như
nhược điểm của từng hình thức liên kết. Mục đích cuối cùng là gắn người sản xuất
với ngưòi tiêu dùng trên cơ sở gia tăng giá trị. Cho đến nay, dự án CARD đã làm tốt
khâu này, hỗ trợ cán b
ộ của SIAEP trong việc nâng cao năng lực để họ có thể tham
gia giảng dạy cho các dự án phát triển chuỗi cung ứng do công ty Metro thực hiện
cùng GTZ và Bộ Thương mại.
• Trước mắt hỗ trợ nông dân trồng xoài và bưởi xây dựng và áp dụng qui trình ASEAN
GAP
9. Kết luận
Dự án đang nhận được sự tham gia tích cực của các đối tác Việt Nam là SIAEP và SOFRI.
Mặc dù có một số chậm trễ từ phía Australia do những lí do bất khả kháng dự án nhìn chung
vẫn đảm bảo tiến độ với hầu hết các công việc được thực hiện trong khung thời gian với chất
lượng đảm bảo.


Các thành viên dang tham gia chuỗi cung ứng hiện nay rất quan tâm đến hoạt động dự án và
bước đầu ch
ấp nhận những thông điệp và tài liệu mà dự án đưa ra. Nhìn chung quá trình thực
hiện kế hoạch hành động chiến lược cho xoài và bưởi là rất tốt.

Trong thời gian trước mắt, dự án sẽ khó có thể đạt được mức độ tin cậy cao của các bên liên
quan. Nhưng những nỗ lực của cả chuỗi cung ứng đã mang lại những kết quả bước đầu tại
nông hộ cũng nh
ư tại đơn vị nghiên cứu.

Dự án CARD sẽ tiếp tục sử dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng áp dụng cho rau quả cho các
nước ASEAN (dự án ASEAN GAP do Chương trình hợp tác giữa Úc và ASEAN thực hiện).




21

22
Phụ lục A: Xây dựng chuỗi cung ứng
(Tham luận tại ISHS)

Bài tham luận dưới đây do R. J. Nissen viết và trình bày tại ISHS về xây dựng quy trình mới để
đánh giá và ứng dụng các chuỗi cung ứng mới. Bài viết trình bày phương pháp luận và kỹ thuật
đánh giá, quá trình đào tạo và vật liệu sử dụng để xây dựng mới và cải tiến chuỗi cung ứng cho
dự án CARD 050/04 VIE: “Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông
qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch”.

ISHS SCM 29
Xây dựng quy trình mới về đánh giá và ứng dụng chuỗi cung ứng mới trong các nền kinh

tế quá độ ở Đông Nam Á
R. J. Nissen
1
, A. P. George
1
, P. Hofman
1
, B. Tucker
2
, M. Rankin
3
.

1
Bộ Công Nghiệp Cơ bản và Thủy Sản, Trung tâm Nghiên Cứu Maroochy, hộp thư 5083,
Sunshine Coast Mail Centre, Nambour, Queensland, 4560, Australia
2
Bộ Công Nghiệp Cơ bản và Thủy Sản, 16-32 Đường Enterprise, Bundaberg, Qld 4670
3
Đại Học Queensland, Trường Quản Lý Hệ Thống Tự Nhiên và Nông Thôn, cơ sở Gatton,
Gatton, Queensland, 4343 Australia.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng, lập chuỗi cung ứng chiến lược, cơ sở của chuỗi cug ứng, nghiên cứu
tác động tham gia (PAL), các mối quan hệ chuỗi cung ứng.

Tóm lược
Chúng tôi xây dựng một quy trình mới hỗ trợ nông dân, thương lái và các thành phần mở rộng
khác để áp dụng chuỗi cung ứng cải tiến các sản phẩm nghề làm vườn cho các nền kinh tế quá
độ ở Đông Nam Á. Tại Đông Nam Á, khoảng 30% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Trên 80%
sống dựa vào nông nghiệp. Trên toàn cầu, việc người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm an

toàn và chất lượng sản phẩm đã dẫn đến việc ứng dụng các hệ thống an toàn thực phẩm mới,
nhưng việc áp dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng mới yêu c
ầu nguồn lực, thời gian tiêu thụ
và tăng chi phí của nông dân.
Nông dân ở các nền kinh tế quá độ đang cố gắng đáp ứng được các hướng dẫn an toàn thực
phẩm của các quốc gia lớn, và các công ty bán lẻ quốc tế để giữ được lợi nhuận. Nhiều nhà bán
lẻ lớn áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống đảm bảo chất lượng riêng của mình, dẫn đến
nhi
ều nông dân, nhà thu gom, thương lái và nhà xuất khẩu tin rằng điều đó nhằm loại bỏ họ tiếp
cận các thị trường giá trị cao. So với các nước phát triển, chuỗi cung ứng của các nền kinh tế
truyền thống dài hơn, thường bao gồm gấp đôi số lượng những người tham gia và dựa trên các
tập quán cổ truyền khó mà thay đổi được. Đào tạo các nhóm đối tượng có thể hỗ trợ tích c
ực
đầu ra của cả nông dân nhỏ và các thành viên khác của chuỗi cung ứng. Chúng tôi đã hỗ trợ cho
các nông dân trồng bưởi và xoài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, nông dân trồng cây
hạch quả ở các vùng núi ở Việt Nam, Thái Lan và Lào để đánh giá chuỗi cung ứng hiện hữu và
xây dựng chuỗi cung ứng mới. Bài báo này sẽ trao đổi quy trình chúng tôi sử dụng để đánh giá
hai nhóm nông dân này.

23
Thông tin chung
Đông Nam Á có số dân 1,85 tỉ người sống dựa vào nông nghiệp, trong đó 50-80% là nông dân
nhỏ. Khoảng 30% dân số, hầu hết sống ở vùng nông nghiệp nông thôn, sống dưới mức nghèo
khổ. Sự đổi mới đầu tư và thương mại đã tạo ra sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Khu vực này
hiện tạo ra 2% thu nhập của toàn cầu, nhưng chiếm 22% dân số thế giới và 44% người nghèo của
thế giới (Gunasena, 2003). Xuất khẩu rau quả từ các nước đang phát triển đang gia tăng, nhưng
sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và lợi nhuận có thể giảm. Ví dụ, Trung Quốc đã tăng cường thị
trường xuất khẩu rau quả ra thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng ngoạn mục từ 2,3 tỉ USD năm
2004 lên 5,1 tỉ USD năm 2004 (Huang, and Gale, 2006).


Nhiều chuỗi cung ứng truyền thống và chợ thông thường ở châu Á thiếu các phương tiện vệ sinh
cần thiết đáp ứng yêu cầu sản phẩm an toàn đang tăng của các nhà xuất khẩu lớn, thường vẫn là
của các nước Phương Tây. Hai hệ thống sản xuất, truyền thống và hiện đại, cùng tồn song song ở
các nền kinh tế quá độ Đông Nam Á. Hầu hết các chuỗi cung ứng hiện đại trong vùng này được
điều hành bởi các công ty đa quốc gia với rất ít thành viên. Các nhà cung cấp cần có sự linh động
lớn để cộng thêm giá trị vào sản phẩm và đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được các tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn.

Các nhà làm vườn đơn lẻ trong chuỗi cung ứng truyền thống có lợi nhuận rất hạn chế, vì vậy họ
cần cải tiến nhiều về chất lượng sản phẩm và xây dựng chuỗi cung ứng mới. Thông qua các công
việc dự án tiến hành đối với nông dân trồng xoài, bưởi và hạch quả (đào, mận và xuân đào) ở
Việt Nam, Thái Lan và Lào, chúng tôi đã đào tạo các nhóm nông dân với cách quản lý sản xuất
và sau thu hoạch một cách tốt nhất. Chúng tôi cũng đã đào tạo họ về quản lý chuỗi cung ứng và
cách xây dựng chuỗi cung ứng cải tiến (Nissen et al., 2006a; Nissen et al 2006b). Quy trình
khuyến nông và đào tạo chúng tôi đang sử dụng dựa trên nguyên cứu tác động tham gia (PAL)
(Horne and Stür, 2003), đào tạo tiểu giáo viên (TTT) và học viên đào tạo lẫn nhau (PTP). Chúng
tôi cũng sử dụng một số kỹ thuật đánh giá chiến lược sau:
♦ Điều tra phối hợp và phân tích quy trình
♦ Phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) (Haberberg, 2000)
♦ Phân tích khoảng cách
♦ Kiểm tra tính phù hợp
♦ Đầu tới cuối, nguyên trạng và đơn giản hóa kiểm tra (Cohen and Roussel, 2005)

Cho dù nhà v
ườn tạo lợi nhuận bằng tăng năng suất, mối quan tâm cơ bản của họ là kiếm sống
hợp lý từ mảnh vườn của mình với sự thân thiện môi trường và kinh tế bền vững. Nông dân ít khi
chấp nhận hoàn toàn một công nghệ trọn gói xây dựng cho họ. Nói cách khác, họ thường chấp
nhận cái gì họ quan tâm, đó là các phần chính, các mô đun có thể kết hợp với nhau cho phù hợp
với nhu cầu thực thế, “họ áp dụng cho phù hợp hơn là chấp nhận” (Horne and Stür, 2003).


Ở bài này, chúng tôi trình bày phương pháp đã sử dụng để hỗ trợ nhà vườn xây dựng mới và cải
tiến chuỗi cung ứng hiện hữu và phát triển kỹ năng đánh giá, kiến thức xã hội để họ đáp ứng nhạy
bén hơn với yêu cầu của khách hang. Các kỹ năng chúng tôi đang cố gắng truyền đạt cho họ liên
quan đến hai lĩnh vực then chốt. Đó là:
1. Kỹ năng về quan hệ con người với con người để giữ gìn và xây dựng chuỗi cung ứng
2. Quy trình lập kế hoạch chiến lược để xây dựng hoặc thay đổi chuỗi cung ứng

×