Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Tô Hiến Thành pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.57 KB, 3 trang )

Tô Hiến Thành


Tô Hiến Thành (1102-1179), quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan
Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua:
Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công
minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý.
Tiểu sử
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng
Giêng năm Nhâm Ngọ (1102) - mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179) , ông sinh ra
ở Xóm Lẻ thuộc làng Hạ Mỗ - Xã Hạ Mỗ - huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây(cũ) (nay
thuộc huyện Đan Phượng, Tp.Hà Nội).[1] Do họ của ông là Tô, có giả thuyết cho rằng
ông có thể có quan hệ họ hàng với Tô thị, vợ của Đỗ Anh Vũ[2] là nhân vật có quyền
lực nhất trong triều đình đầu thời trị vì của vua Lý Anh Tông.[3]
Tô Hiến Thành được đề cập lần đầu trong sử sách do vai trò của ông trong việc
bình định nổi loạn Thân Lợi.[4] Năm 1140, Thân Lợi tự xưng là con trai Lý Nhân
Tông và nổi loạn chống vua Lý Anh Tông ở khu vực phía bắc (nay là Thái
Nguyên).[5] Quân của Thân Lợi cuối cùng đã bị quân nhà Lý do Đỗ Anh Vũ chỉ huy
đánh tan, Thân Lợi bị Tô Hiến Thành bắt và bị chém đầu theo lệnh của Lý Anh Tông
tháng 10 năm 1141.[6] Chính Tô Hiến Thành đã khuyên nhà vua tha cho các thành
viên tham gia nổi loạn để tỏ lòng nhân ái đối với dân chúng.[7] Sự nghiệp làm tướng
võ của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tiếp nối
gương của Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái úy Tô Hiến Thành đã cùng vua Lý Anh
Tông đi dẹp loạn các nơi, mở mang bờ cõi thêm về phía Tây bắc. Chống Chân Lạp
xâm lược, chinh phạt Chiêm Thành. Làm cho vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời
Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh với các nước lân bang và với nhà Tống. Buộc nhà
Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164.
Đền thờ Tô Hiến Thành tại nơi đã ghi trên.
Sự nghiệp làm quan văn của ông cũng hiển hách không kém, nhưng phần lớn
công lao lại tập trung ở giai đoạn cuối đời, khi ông trở thành đại thần phụ chính tài
năng và đức độ cuối cùng của nhà Lý. Ở giai đoạn trước đó, công lao lớn nhất của ông


là việc ông tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh
và Thanh Hóa ngày nay. Cuối đời ông làm đến chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó
bình chương quân quốc trọng sự (tể tướng). Khi vua Lý Anh Tông băng hà năm 1175,
hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long
Trát mới có 1 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông phụ chính.
Hoàng hậu - mẹ Long Xưởng - đem mâm vàng đến hối lộ ông, mong ông đổi di
chiếu đưa Long Xưởng lên ngôi, nhưng ông kiên quyết từ chối và làm theo sự ủy thác
của Tiên đế. Nhưng do tuổi già sức yếu mà thời gian phò trợ ấu chúa của ông không
được là bao. Năm 1179 khi vua mới 6 tuổi, thì ông ốm nặng và mất. Trước khi mất
ông tiến cử Trần Trung Tá, người có thực tài, thay mình phụ chính nhà vua, mà nhất
quyết không tiến cử Vũ Tán Đường người hầu cận bên mình. Mặc dù người đương
thời ví Tô Hiến Thành như Gia Cát Lượng thời Tam Quốc bên Tàu[8], triều đình sau
đó đã không nghe theo lời ông cho Trần Trung Tá làm Thái phó phụ chính cho vua,
dẫn đến sau này vua Cao Tông không được dạy bảo điều hành chính sự mà chỉ lo ăn
chơi, nhà Lý đi vào suy vong.

×