Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải quyết tranh chấp ly hôn từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.24 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN DIỆU HƢƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LY HƠN
TỪ THỰC TIỄN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN NGƠ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN DIỆU HƢƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LY HƠN
TỪ THỰC TIỄN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN NGƠ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Chun ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Thanh Hương

Hà Nội – 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác
và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Diệu Hƣơng


DANH MỤC VIẾT TẮT

TCLH

: Tranh chấp Ly hơn

TTLH

: Thuận tình ly hơn

Luật HNGĐ : Luật Hơn nhân và gia đình
BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự


HNGĐ

: Hơn nhân gia đình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu ......................................... 1
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 5
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LY HÔN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP LY HƠN TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ................................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của ly hôn ................................................................. 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án .......... 11
1.3. Cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến của việc giải quyết tranh chấp ly hơn
tại Tồ án ......................................................................................................... 12
1.3.1. Cơ sở của việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án nhân dân ........ 12
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án
nhân dân .......................................................................................................... 14
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp ly hơn tại
Tồ án nhân dân .............................................................................................. 16
1.4.1 Pháp luật tố tụng về giải quyết tranh chấp ly hôn .................................. 16
1.4.2. Pháp luật nội dung về giải quyết tranh chấp ly hôn .............................. 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LY HƠN TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGƠ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI

PHỊNG .......................................................................................................... 38
2.1. Khái qt chung về tình hình giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tịa án nhân
dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng................................................... 38


2.2. Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp ly hơn tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
......................................................................................................................... 41
2.2.1 Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật tố tụng..... 41
2.2.2 Những sai sót, vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật nội dung .. 51
2.3. Nguyên nhân của bất cập trong áp dụng pháp luật về giải quyết tranh
chấp ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng ..... 62
2.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập của pháp luật............................... 62
2.3.2. Ngun nhân từ phía Tồ án ................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 71
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LY HƠN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN QUẬN
NGƠ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................. 72
3.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Toà án
nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng .......................................... 72
3.2. Định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp ly hơn
tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng ......................... 74
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ly hơn tại Tồ án
nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phòng .......................................... 76
3.3.1. Những giải pháp về lập pháp ................................................................ 76
3.3.2. Những giải pháp về tổ chức thực hiện .................................................. 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt hơn.
Gia đình tốt phải được xây dựng trên nền tảng quan hệ hôn nhân bền
vững. Quan hệ hơn nhân có đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt
cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó
giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì lý do nào đó dẫn tới
giữa vợ chồng có xung đột sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với
nhau nữa thì vấn đề ly hơn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các
thành viên khác thốt khỏi mâu thuẫn gia đình. Nếu như kết hôn là khởi đầu
để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hơn có thể coi là điểm cuối của hôn
nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Khi đời sống hơn nhân khơng thể duy trì
được nữa thì ly hơn là một giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng c ng
như cho xã hội. Ly hơn giải phóng cho các cặp vợ chồng và những thành viên
trong gia đình thốt khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Ly hôn
là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hơn
nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Ly hơn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Do đó, khơng có sự
thống nhất trong quan điểm về ly hơn giữa các nền tư pháp, thậm chí trong
cùng một nền tư pháp ở các thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Theo quy định của
Luật dân sự La Mã, hôn nhân có thể được chấm dứt bất cứ lúc nào bởi ý chí
của hai vợ chồng hoặc ý chí của một trong hai bên vợ chồng mà khơng cần có
sự can thiệp nào từ phía nhà nước [25, tr 421]. Dưới góc độ pháp luật, ly hơn
là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hai bên chủ thể của quan hệ còn sống
do một bên yêu cầu hoặc hai bên thuận tình, được tịa án cơng nhận bằng bản
1



án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hơn. Ly hơn là một hiện
tượng xã hội, khó có thể khẳng định hiện tượng xã hội này dưới góc độ xác
định nó chỉ có tính tích cực hay tính tiêu cực [23, tr 103].
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin và cùng với sự du nhập
của nhiều luồng văn hóa, tư tưởng, lối sống phương Tây đã làm thay đổi rất
nhiều quan điểm, lối sống và lý tưởng ở mỗi người. Đặc biệt là trong quan hệ
gia đình, biểu hiện rõ nhất là số vụ ly hôn ngày càng gia tăng.
Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hơn
có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Khi đời
sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hơn là một giải pháp cần
thiết cho cả đôi bên vợ chồng c ng như cho xã hội. Ly hơn giải phóng cho các
cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu
thuẫn bế tắc trong cuộc sống. Bằng các quy định về ly hôn, Nhà nước c ng
hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi vợ, chồng có u cầu
Tồ án xin ly hơn.
Có thể thấy, hệ thống pháp luật Hơn nhân và gia đình của nhà nước ta
từ năm 1945 đến nay không ngừng được sửa đổi, bổ sung và đã đạt được một
số thành tựu nhất định, tạo cơ sở pháp lí để Tịa án giải quyết tranh chấp.
Theo số liệu thống kê tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải
Phòng, các tranh chấp từ quan hệ Hơn nhân và gia đình xảy ra rất nhiều, trong
đó các vụ việc ly hôn chiếm trên 90%. Mặc dù pháp luật về ly hơn ngày càng
được hồn thiện nhưng thực tế vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập
trong các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn trong
giải quyết tranh chấp tại Tồ án nói chung và Tồ án nhân dân quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải Phịng nói riêng.
Bên cạnh việc giải quyết tranh chấp ly hơn được Tịa án nhân dân quận
Ngô Quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả cao

2


"thấu tình, đạt lý", đảm bảo quyền lợi của các đương sự, nhất là quyền lợi của
người vợ và các con chưa thành niên thì vẫn cịn tồn tại những vụ việc được
giải quyết theo quan điểm "khiên cưỡng, máy móc”. Điều này dẫn đến việc
khiếu kiện kéo dài qua nhiều cấp xét xử. Ngun nhân thì có rất nhiều, trong
đó có nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật về ly hôn chưa
được cụ thể, các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa đầy đủ dẫn đến cách áp dụng chưa nhất quán tại các cấp Tòa
án nhân dân, trong đó có Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải
Phịng. Nhiều vụ việc ly hơn có những tình tiết, nội dung giống nhau nhưng
khi giải quyết lại có những phán quyết khác nhau ở các cấp Tòa án, đặc biệt là
việc chấp nhận quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng và giải quyết hậu quả
pháp lý của ly hôn (chia tài sản giữa vợ chồng, giải quyết quyền lợi của con
chưa thành niên…) cịn có nhiều bất cập và vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên
cứu tranh chấp ly hôn và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp
ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng là đề tài có
tính cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Với mong muốn hoàn thiện các quy định của pháp luật về ly hôn,
giúp việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân
dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng được nhất quán, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tôi đã chọn đề tài “Giải
quyết tranh chấp ly hơn từ thực tiễn tại Tịa án nhân dân quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải Phịng”.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là tập trung nghiên cứu việc
giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án, chứ khơng đi vào nghiên cứu tất cả
các phương thức giải quyết tranh chấp ly hôn. Cụ thể, luận văn xây dựng và
hệ thống hoá một số nền tảng lý luận về giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ

án; khái qt pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án;
3


từ đó phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tồ án nhân dân
quận Ngơ Quyền; đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
xét xử.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải
quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án xuất phát từ các nguồn của pháp luật như
các văn bản quy phạm pháp luật, các quan điểm, học thuyết pháp lý…; thực
tiễn thi hành pháp luật thông qua các vụ án đã được giải quyết tại Tồ án nhân
dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
văn phải giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu một số nền tảng lý luận, cơ sở lý luận về giải quyết tranh
chấp tại Toà án
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh
chấp ly hơn tại Tồ án và thực tiễn áp dụng tại Tồ án nhân dân quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải Phòng.
- Qua các vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp ly hơn
tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố, Hải Phịng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh c ng như quan
điểm, đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp

này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật về lý
luận và thực tiễn áp dụng pháp luật ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Ngô
4


Quyền. Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp
này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp
luật hiện hành có hợp lý hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương
quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác…
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển
khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến vấn đề bất cập trong thực tiễn giải
quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền,
đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cở sở đưa ra những kiến
nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để
làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Từ những phân tích, đánh giá của luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề
pháp luật liên quan đến đề tài, có ứng dụng trong thực tiễn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận văn xây dựng và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về
giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án.
Thứ hai, luận văn tập trung làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành
phố Hải Phịng từ đó chỉ ra chỉ ra những bất cập, đánh giá những nguyên nhân
của bất cập, hạn chế trong giải quyết các tranh chấp của Toà án.
Thứ ba, luận văn đưa ra một số quan điểm về định hướng hoàn thiện
pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về ly
hơn tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cuả luận văn có thể là tài liệu tham
khảo hữu ích không chỉ với đội ng giảng viên, sinh viên mà cịn có giá trị đối
với các cán bộ đang làm cơng tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp

luật về giải quyết tranh chấp về ly hôn.

5


6. Kết cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Khái quát về ly hôn và giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà
án nhân dân theo pháp luật Việt Nam
Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tịa án nhân dân
quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
Chƣơng 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phòng

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ LY HÔN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LY HƠN
TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm của ly hôn
Ly hôn thực chất là mặt trái của quan hệ hôn nhân c ng là mặt không
thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đó thực sự tan vỡ. Ly hơn là giải pháp sau
cùng khi khơng cịn khả năng hàn gắn lại cuộc sống vợ chồng, mục đích hơn
nhân khơng đạt được. Trước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu việc ly
hơn được xem là bất bình thường, bị xã hội lên án và bị hạn chế tối đa đặc
biệt là đối với người phụ nữ, việc chủ động xin ly hơn là điều khó chấp nhận
được. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay cách nhìn nhận về ly hơn đã thay đổi.
Ly hôn được xem là một hiện tượng bình thường của xã hội hiện đại, tức là

khi xã hội thừa nhận quyền tự do kết hơn thì c ng đương nhiên cho phép tự
do trong ly hôn.
Ly hôn là một định chế đã xuất hiện trong pháp chế từ thượng cổ [8, tr
5]. Tuy nhiên, sự quy định về ly hôn mỗi nơi mỗi khác và nhiều khi chính
trong một nước các quy định về ly hơn c ng biến đổi cùng thời gian, tùy theo
những mối quan tâm chính trị, xã hội của nhà lập pháp mỗi thời. Thực tế, vấn
đề nên thừa nhận hay bãi bỏ ly hôn đã từng là một đề tài gây nên rất nhiều
cuộc tranh luận trong học lý và mỗi đối phương đều cố tìm những luận cứ hữu
lý, để bênh vực chủ trương của mình. Ở thời kỳ mới khai lập thành La – Mã,
dân La Mã chưa biết tới ly hôn, song không bao lâu định chế này đã được
Luật La Mã quy định dưới hai hình thức: Sự thỏa thuận ly hôn (divortium
bona gratia) do hai vợ chồng thỏa thuận với nhau chấm dứt giá thú và sự tự ý
ly hơn (repudium) do ý chí đơn phương của một trong hai vợ chồng chấm dứt
hôn nhân. Định chế ly hơn bành trướng rất nhanh chóng trong xã hội La Mã,
khiến đạo luật Juvenal đã phải nhận xét rằng đối với một số thiếu phụ thời đó,
7


nếu muốn tính tuổi của họ, có thể dùng tên những người chồng kế tiếp mà họ
đã ly dị [22, tr 5]. Vì chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Luật La Mã trong
Đế quốc Mạt kỳ (Bas Empire) đã hạn chế sự tự ý ly hôn theo thuyết “giá thú
bất khả đoạn tiêu (marriage indissolution)”. Ngoài ra tại nhiều nước ở Châu
Âu, Giáo hội Thiên chúa lần đầu c ng được thừa nhận quyền lập pháp và
quyền tư pháp trong phạm vi giá thú. Thời kỳ này là thời kỳ nguyên tắc giá
thú bất khả đoạn tiêu toàn thắng và kéo dài đến thời Trung cổ [22, tr 6].
Ở Việt Nam, thời kỳ chính quyền Ngơ Đình Diệm, trong khóa họp đặc
biệt tháng giêng năm 1958, Quốc hội sau những phiên bàn cãi sôi nổi đã biểu
quyết Điều 55 của Luật Gia đình như sau: “Để khuyến khích và tài trợ sự
thuần nhất của gia đình, nay cấm chỉ sự vợ chồng ruồng bỏ nhau và ly hôn”.
Sự quyết định này là tối hậu và sẽ giải quyết luôn tất cả vấn đề liên quan đến

hiệu lực ly hôn, tức là các vấn đề liên hệ đến các con cái và tài sản của hai vợ
chồng. Sau đó, Sắc luật 23-7-1964 đã hủy bỏ giải pháp của Luật Gia đình và
chấp nhận lại định chế ly hơn.
Có thể thấy, ngày nay “ly hôn” được thừa nhận rộng rãi và được ghi
nhận như một chế định quan trọng trong pháp luật của các nước. Dưới góc độ
pháp luật, ly hơn là việc chấm dứt quan hệ còn sống do một bên u cầu hoặc
cả hai bên thuận tình, được tịa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc
bằng quyết định thuận tình ly hơn [25, tr 422]. Đây là biện pháp cuối cùng mà
luật cho phép thực hiện trong trường hợp vợ chồng lâm vào tình trạng khủng
hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của vợ chồng như: bất đồng ý
kiến kéo dài, đối nghịch về quan niệm sống, thần tượng sụp đổ, ngoại tình,
một trong hai người mất tích… Như vậy, định nghĩa ly hôn được diễn giải là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi cả hai vợ chồng cịn sống tại thời điểm ly
hơn và vợ hoặc chồng hoặc cả hai khơng muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn
nhân và muốn được tự do.
8


Ở Việt Nam, khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 quy định:“Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tịa án”. Theo quy định này, ly hơn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ
hôn nhân và phải do Toà án thực hiện. Sự chấp nhận của Toà án được thể hiện
dưới hình thức quyết định (áp dụng đối với trường hợp thuận tình ly hơn)
hoặc hình thức bản án (trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ
hoặc chồng). Hơn nữa, đó là sự đồng ý cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng
theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng mà hôn nhân của họ đã
được xác lập theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quan hệ pháp luật hôn nhân, nếu việc kết hôn làm phát sinh quan
hệ này thì ly hơn làm chấm dứt quan hệ đó. Nếu như việc kết hơn địi hỏi phải

tn theo pháp luật mới có giá trị pháp lý, thì việc ly hơn c ng vậy. Mặc dù
trong thực tế, quan hệ vợ chồng có thể khơng cịn tồn tại, vợ chồng ở trong
tình trạng khơng chung sống, gắn bó, u thương nhau. Tuy nhiên, nếu khơng
được Tồ án chấp nhận thì về mặt pháp lý họ vẫn là vợ chồng, vẫn chịu sự
ràng buộc về quyền và nghĩa vụ. Tóm lại, ly hơn chính là việc chấm dứt quan
hệ vợ chồng về mặt pháp lý do Toà án thực hiện khi hai vợ chồng còn sống và
một hoặc cả hai vợ chồng khơng muốn tiếp tục duy trì quan hệ hơn nhân. Do
đó, ly hơn mang những đặc điểm như sau:
Một là, ly hơn được thực hiện trên cơ sở ý chí của vợ, chồng, trong
hoàn cảnh cả hai vợ chồng đều còn sống và làm chấm dứt những hệ quả mà
kết hôn tạo ra. Nếu hôn nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của vợ
chồng thì việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn c ng phải do vợ chồng yêu
cầu. Đặc trưng của ly hôn là gắn với nhân thân của vợ, chồng. Vì vậy, khơng
ai có thể ép buộc vợ chồng ly hơn, đó là điều pháp luật nghiêm cấm. Nó cách
khác, ly hơn chỉ được thực hiện trên cơ sở ý chí tự do (tự nguyện) của cả hai
vợ chồng hoặc của một bên vợ, chồng. Nó phải xuất phát từ nguyện vọng,
mong muốn của vợ, chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Mặt khác, đặc
9


trưng của ly hôn là chấm dứt hôn nhân khi cả hai vợ chồng đều phải còn sống.
Nếu một trong các bên vợ, chồng chết thì việc xin ly hơn khơng cịn ý nghĩa.
Bởi lẽ, nếu vợ hoặc chồng chết (chết tự nhiên hoặc bị Toà án tuyên bố là đã
chết) thì bên chồng, vợ cịn sống được trả về với tình trạng độc thân với tư
cách là chồng, vợ (gố) chứ khơng phải tư cách là vợ, chồng ly hơn.
Hai là, các bên ly hơn phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Hôn nhân
chấm dứt bằng ly hôn phải là hơn nhân có giá trị, được pháp luật cơng nhận.
Theo đó, vợ chồng ly hơn phải tn thủ các quy định của pháp luật khi kết
hôn. Nếu hôn nhân khơng có hiệu lực thì quan hệ hơn nhân đó bị huỷ bỏ,
thậm chí nếu các bên có u cầu xin ly hơn thì hơn nhân đó c ng không thể

chấm dứt bằng con đường ly hôn.
Ba là, ly hơn phải được kiểm sốt bởi Nhà nước. Hệ quả của ly hôn
không chỉ ảnh hưởng đến vợ, chồng mà cịn ảnh hưởng đến gia đình và xã
hội. Do đó, ngày nay hầu hết các nước đều quy định về việc kiểm sốt của
Nhà nước đối với ly hơn thơng qua việc quy định về các căn cứ và thủ tục ly
hơn. Thậm chí, kể cả trường hợp ly hơn trên cơ sở yêu cầu của hai vợ chồng
(thuận tình ly hơn) thì việc thuận tình ly hơn vẫn phải được thực hiện dưới sự
giám sát của nhà nước. Sự kiểm soát của Nhà nước được hiểu là việc ly hôn
phải được thực hiện và được chấp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền (thơng
thường là Tồ án) theo những căn cứ và thủ tục pháp luật quy định.
Bốn là, hiệu lực của ly hôn tạo ra những hệ quả đối với vợ, chồng và
con. Kể từ thời điểm việc ly hơn có hiệu lực thì sẽ phát sinh những hậu quả
pháp lý đối với vợ chồng và con cái. Bản án ly hơn có tác dụng thiết lập một
tình trạng pháp lý mới mà khơng tồn tại trước đó c ng như thiết lập các quyền
của bên này hoặc bên kia [5, tr 351]. Đối với quan hệ vợ chồng, ly hôn tạo ra
những hậu quả pháp lý về nhân thân và tài sản. Còn đối với con cái, ly hôn
chỉ tác động đến phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với
con chứ không làm thay đổi nội dung quyền, nghĩa vụ. Bởi lẽ, các quyền và
10


nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đã có từ khi con sinh ra và không thể bị ảnh
hưởng bởi việc ly hôn của cha, mẹ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án
Về nguyên tắc, ly hôn làm chấm dứt những hệ quả do kết hơn tạo ra.
Do đó, tranh chấp ly hôn được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan
đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cụ thể bao gồm ly hôn, tranh chấp về
nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà án là tổng hợp các hành vi tố tụng
của Toà án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục do luật định,

từ giai đoạn nộp đơn khởi kiện, thụ lý đơn khởi kiện, hoà giải, thu thập, đánh
giá chứng cứ và đưa ra phán quyết dựa trên quy định của pháp luật tố tụng và
pháp luật nội dung có liên quan.
Bản chất của giải quyết tranh chấp ly hơn là việc Tồ án xem xét và ra
quyết định xử lý yêu cầu ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án tranh chấp
theo đúng quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật hôn nhân và gia đình.
Giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án được thực hiện
trên cơ sở yêu cầu của vợ, chồng. Toà án với chức năng là cơ quan tư pháp,
nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp ly hôn trên cơ sở tơn trọng ý
chí, sự tự nguyện của vợ, chồng nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi ích của
con cái, thành viên gia đình, lợi ích của xã hội. Đây c ng là một trong những
đặc thù của giải quyết tranh chấp ly hôn xuất phát từ đặc thù của quan hệ hơn
nhân và gia đình.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp ly hơn là việc Tồ án xem xét, xử lý các
yêu cầu ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Hiệu
lực của ly hôn tạo ra những hệ quả về nhân thân và tài sản đối với vợ, chồng
và đối với con cái. Do đó, tranh chấp ly hơn khơng chỉ bao gồm ly hôn mà
11


cịn các tranh chấp về ni con, chia tài sản khi ly hôn và việc giải quyết tranh
chấp ly hôn bản chất là việc Toà án xem xét, xử lý các vấn đề đó.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án phải tn theo trình tự,
thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật tố tụng và các quy định của pháp
luật nội dung. Việc giải quyết tranh chấp ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến
đương sự (vợ, chồng) mà còn gây nên những tác động đối với con cái và
những hệ luỵ đối với xã hội. Pháp luật về giải quyết tranh chấp ly hôn tại Toà
án bao gồm pháp luật tố tụng dân sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh

chấp ly hôn và các quy định của pháp luật nội dung, bao gồm pháp luật hơn
nhân và đình, pháp luật dân sự, pháp luật khác có liên quan được Tồ án áp
dụng trong giải quyết tranh chấp như quy định về căn cứ ly hôn, phân chia tài
sản chung, quy định về việc ni con sau khi ly hơn… Tồ án khi giải quyết
tranh chấp phải áp dụng một cách chính xác, đúng đắn, nghiêm ngặt, chính
xác các quy định này.
Thứ tư, các phán quyết của Toà án về vụ án tranh chấp ly hơn mang
tính chất cưỡng chế thi hành. Mục đích của đương sự khi khởi kiện là nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, sự đảm bảo thi
hành phán quyết của Tồ án bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước là một
trong những ưu điểm đặc trưng của giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án.
Tóm lại, việc giải quyết tranh chấp ly hôn tuy hệ lụy sẽ ảnh hưởng đến
rất nhiều mặt của đời sống xã hội nhưng bản chất nó là sự tiến bộ nhằm giải
quyết những mặt tiêu cực đã tồn tại từ lâu trong đời sống vợ chồng.
1.3. Cơ sở và các yếu tố ảnh hƣởng đến của việc giải quyết tranh chấp ly
hơn tại Tồ án
1.3.1. Cơ sở của việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án nhân dân
Giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án được dựa trên hai cơ sở quan
trọng: (i) đảm bảo quyền dân sự của vợ, chồng và (ii) đảm bảo sự kiểm soát
của Nhà nước đối với ly hôn.
12


Một là, giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án xuất phát từ việc đảm
bảo quyền dân sự của vợ, chồng.
Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn là quyền dân sự cơ bản của
vợ, chồng. Nếu việc kết hôn được xác lập trên cơ sở sự tự nguyện của vợ,
chồng thì vợ, chồng c ng có quyền quyết định việc tiếp tục duy trì hay chấm
dứt quan hệ hơn nhân và có quyền u cầu giải quyết các hậu quả liên quan
đến việc hôn nhân chấm dứt. Nếu kết hơn được thực hiện bởi cơ quan hành

chính Nhà nước thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, Toà
án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhân danh Nhà nước giải
quyết các tranh chấp ly hôn.
Xét về lý luận, quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn không thể bị
hạn chế. Tuy nhiên, pháp luật một số nước c ng có quy định riêng về việc hạn
chế quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn trong những trường hợp đặc
biệt. Chẳng hạn, theo pháp luật Trung Quốc, người chồng khơng được xin ly
hơn nếu người vợ có thai, hoặc chỉ có thể xin ly hơn sau khi vợ đã sinh con
một (01) năm hoặc sau 06 tháng kể từ khi vợ bị xảy thai [7, Điều 32,33].
Hai là, giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án dựa trên cơ sở đảm bảo
thấu tình, đạt lý, đúng quy định của pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án xuất phát từ việc đảm bảo
thấu tình, đạt lý, đúng quy định của pháp luật. Trong quan hệ hơn nhân,
khơng phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ chồng mà cịn có lợi ích của Nhà
nước và xã hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình- tế bào của
xã hội và lợi ích của con cái – thành viên gia đình và xã hội [1, tr 253]. Do đó,
yêu cầu ly hơn phải được Tồ án giải quyết và chỉ khi có phán quyết của Tồ
án thì quan hệ vợ chồng mới chấm dứt về mặt pháp lý. Nói cách khác, quyền
tự do ly hôn được thực hiện đảm bảo quyền của mỗi cá nhân nhưng phải tuân
thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật

13


Ly hôn nằm trong nội dung quyền dân sự của cá nhân nhưng u cầu ly
hơn chỉ được Tồ án tiếp nhận trong những trường hợp luật dự kiến [5, tr 297].
u cầu ly hơn có thể do vợ, chồng đưa ra nhưng Tồ án có quyền quyết định
cho phép hay không cho phép ly hôn trên cơ sở đánh giá mức độ chính đáng,
hợp lý, hợp tình của u cầu ly hôn. Việc ly hôn được cho phép nếu rơi vào
những căn cứ ly hôn pháp luật quy định, nếu xét thấy lý do ly hôn không

vững chắc hoặc có thể ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng cuộc sống sau ly hôn
của vợ, chồng hoặc đối với tương lai của con cái, so với việc tiếp tục quan hệ
hôn nhân thì Tồ án có thể bác đơn xin ly hơn. Chỉ khi nào u cầu ly hơn
được Tồ án chấp nhận thì mới xảy ra việc giải quyết các tranh chấp về chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và nuôi con khi ly hôn.
Về lý thuyết, có thể phân loại các mơ hình pháp luật quy định về các
trường hợp, điều kiện ly hôn thành hai loại: ly hôn dựa trên lỗi lỗi (Fault
Divorce Theory) và ly hơn khơng dựa trên lỗi (Non-Fault Divorce Theory).
Trong đó, ly hôn dựa trên lỗi xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 [24, tr 116], coi sự vi
phạm các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng là điều kiện, căn cứ để Tồ án
chấp nhận cho ly hơn. Để u cầu xin ly hơn được chấp nhận thì phải buộc
chứng minh được một bên vợ, chồng đã vi phạm những lỗi hôn nhân (thông
thường phải là những lỗi nghiêm trọng như ngoại tình; hành hạ, ngược đãi đối
với người vợ, người chồng của mình; bỏ rơi vợ, chồng…) [26, tr 5]. Mặt
khác, ly hôn không dựa trên lỗi bao gồm: thuận tình ly hơn (mutual consent),
ly hơn do hơn nhân tan rã (irretrievable breakdown) và ly hôn do vợ chồng
không có sự sống chung, tách biệt (separation) [25, trang 13] thì nhìn nhận
căn cứ ly hơn trên cơ sở đánh giá quan hệ hơn nhân về thực chất đã hồn tồn
tan vỡ, mục đích của hơn nhân khơng đạt được.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ
án nhân dân
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án chịu ảnh hưởng bởi
yếu tố tập quán
14


Tập quán là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người,
được tạo thành và tồn tại ở những cộng đồng xác định trong một thời gian dài
và mang sắc thái riêng của từng cộng đồng. Nói các khác, tập quán do con
người trong xã hội tự đặt ra được hình thành trong quá trình lịch sử, mang

tính ổn định và được một cộng đồng thừa nhận, tự giác thực hiện, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của
cộng đồng.
Việc áp dụng tập quán đã trở thành nguyên tắc được nhiều nước công
nhận khi giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án. Để việc giải quyết tranh
chấp ly hơn được thấu tình, đạt lý thì khi giải quyết các tranh chấp ly hôn cần
xem xét tới yếu tố về tập quán. Đặc biệt là tranh chấp ly hôn giữa các đương
sự ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Thứ hai, quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và con là yếu tố chi
phối đến việc giải quyết tranh chấp ly hôn
Phụ nữ và trẻ em được coi là những chủ thể yếu thế trong quan hệ hơn
nhân- gia đình và cần được pháp luật bảo vệ. Thực tiễn ghi nhận, phần lớn các
trường hợp, người phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần
sau khi ly hôn là người vợ và các con sinh ra từ hôn nhân, nhất là các con
chưa thành niên hoặc tật nguyền và khơng có khả năng lao động [5, tr 309].
Trong quan hệ hơn nhân và gia đình, khơng phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ
chồng mà cịn có lợi ích của con cái. Vì vậy, dù Tồ án tôn trọng sự tự nguyện
của vợ chồng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn nhưng phải trên cơ sở ưu
tiên đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con. Các quyền và lợi ích hợp
pháp của người vợ, con thường được cân nhắc, xem xét khi giải quyết tranh
chấp ly hôn được thể hiện thông qua việc hạn chế quyền ly hôn của người
chồng, ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con khi phân chia
tài sản chung của vợ chồng, lấy ý kiến về mong muốn của con khi cha mẹ ly
hôn…

15


Thứ ba, giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án phải tuân theo các quy
định của pháp luật

Pháp luật về giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án bao gồm pháp luật
tố tụng quy định các nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ly hơn
và các quy định pháp luật nội dung có liên quan được Toà án áp dụng trong
giải quyết tranh chấp ly hôn.
Do ly hôn tạo ra những hệ luỵ đối không chỉ đối với vợ, chồng mà còn
ảnh hưởng đến con cái và xã hội nên ly hôn không được khuyến khích và vì
vậy mà thủ tục ly hơn c ng có những tính chất đặc biệt, có phần nghiêm ngặt
hơn so với thủ tục tố tụng áp dụng cho các vụ án khác.
Việc khởi kiện tranh chấp ly hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện khởi
kiện thì Tồ án mới thụ ly giải quyết. Khi giải quyết tranh chấp ly hơn, Tồ án
cần thực hiện đúng, chính xác các quy định của pháp luật tố tụng về trình tự,
thủ tục và các quy định của pháp luật nội dung có liên quan.
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp ly
hơn tại Tồ án nhân dân
Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án là tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình
giải quyết tranh chấp ly hơn tại Tồ án, bao gồm các quy phạm pháp luật nội
dung và pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định
trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ly hôn. Pháp luật nội dung quy định
những cơ sở, căn cứ pháp lý được áp dụng trong giải quyết tranh chấp về ly
hôn, tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và tranh chấp nuôi
con khi vợ chồng ly hôn.
1.4.1 Pháp luật tố tụng về giải quyết tranh chấp ly hôn
Pháp luật tố tụng về giải quyết tranh chấp ly hôn quy định về trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp ly hơn để đảm bảo việc giải quyết vụ án tranh
chấp ly hôn được công khai, minh bạch, đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích
16


hợp pháp của đương sự trong vụ án. Trong khôn khổ đề tài, tại mục này của

luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp ly hơn tại Toà án nhân dân cấp huyện, cụ thể là
những quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét
xử sơ thẩm.
Thứ nhất, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của chủ thể khởi
kiện và ghi sổ thụ lý vụ án của Tòa án. Sau khi nhận được đơn khởi kiện,
Thẩm phán kiểm tra các vấn đề về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, hình
thức, nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
theo quy định từ Điều 186 đến Điều 189 BLTTDS năm 2015. Trường hợp
cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thơng báo cho người khởi kiện biết để
họ sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 193 BLTTDS năm
2015. Trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192
BLTTDS năm 2015 thì Tịa án phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do trả
lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện biết.
Trong vụ án hơn nhân và gia đình, ngồi các vấn đề trên, Thẩm phán cần
phải xem xét người khởi kiện có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền khởi kiện
theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 hay khơng? Bởi lẽ,
người chồng khơng có quyền u cầu ly hơn trong trường hợp vợ đang có
thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi [8, Điều 51]. Bên cạnh
đó, cần phải xem xét các giấy tờ có liên quan như giấy đăng ký kết hơn, sổ hộ
khẩu để làm rõ tính hợp pháp trong quan hệ hôn nhân của vợ, chồng, thời
gian tồn tại quan hệ hôn nhân.
Thụ lý vụ án là hành vi tố tụng đầu tiên của Tịa án trong q trình giải
quyết vụ án hơn nhân và gia đình. Thụ lý vụ án là cơ sở để xác định tư cách
tham gia tố tụng của các đương sự. Trong vụ án tranh chấp ly hơn, ngồi vợ,
chồng đóng vai trị là ngun đơn hoặc bị đơn cịn có thể có người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.
17



Để Tồ án giải quyết tranh chấp ly hơn thì phải có hồ sơ khởi kiện nộp
tại Tồ án nhân dân có thẩm quyền. Trước đây theo quy định của Luật HNGĐ
năm 2000 thì việc khởi kiện vụ án ly hơn phải do chính vợ, chồng u cầu,
pháp luật khơng có quy định cho phép người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật (trong trường hợp vợ, chồng bị mất hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi) đứng đơn thay cho người được giám hộ hoặc người được đại diện.
Hiện nay, Luật HNGĐ năm 2014, bên cạnh việc quy định quyền khởi kiện
của vợ, chồng còn quy định: “cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u
cầu Tồ án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị mắc bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ” [8,
khoản 1 Điều 51].
Thứ hai, xác minh thu thập chứng cứ
Theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 BLTTDS năm 2015 thì trong q
trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao
nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nếu đương sự không giao nộp hoặc giao
nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không
chứng minh. Do đặc thù tranh chấp ly hôn thường mang tính cảm quan, khác
với tranh chấp dân sự. Các biện pháp được áp dụng trong việc giải quyết
tranh chấp ly hơn thường mang tính chất phân tích, động viên hòa giải. Việc
thu thập tài liệu, chứng cứ thường được dựa trên lời khai của những người
làm chứng để làm rõ mâu thuẫn của hai vợ chồng.
Thứ ba, thủ tục hòa giải, chuẩn bị xét xử
Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì hịa giải là ngun tắc cơ
bản của việc giải quyết vụ án dân sự, là chế định quan trọng của pháp luật tố
tụng dân sự. Hòa giải vụ án ly hôn là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện giúp
đỡ vợ chồng hàn gắn những rạn nứt về tình cảm, quay về đồn tụ xây dựng
18



hạnh phúc gia đình. Quan hệ hơn nhân chính là quan hệ gốc, nếu hịa giải về
hơn nhân thành đồng nghĩa với việc Tịa án khơng phải giải quyết về vấn đề
tài sản, con cái.
Khi tiến hành hoà giải giữa các đương sự, tồ án giữ vị trí đặc biệt quan
trọng. Với tư cách là cơ quan xét xử của nhà nước, toà án phải chủ động trong
việc hoà giải để giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, không
phải bất kỳ vụ án tranh chấp ly hơn nào tồ án c ng phải tiến hành hồ giải,
các vụ án thuộc trường hợp khơng được hồ giải (Điều 181 BLTTDS) và
những vụ án khơng tiến hành hồ giải được (Điều 182 BLTTDS) thì tồ án
khơng tiến hành hoà giải.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tồn bộ
vụ án thì Tịa án lập biên bản hòa giải thành, biên bản này phải gửi ngay cho
các đương sự tham gia hòa giải. Các đương sự có quyền thay đổi ý kiến về
vấn đề thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành, hết thời hạn 07 ngày nếu khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về
việc thỏa thuận thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự. Nội dung hịa giải chỉ có giá trị pháp lý đối với những đương
sự có mặt tại phiên hịa giải. Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của đương
sự có hiệu lực pháp luật ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm. Nếu việc hịa giải khơng thành, Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử.
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn thứ hai của quá trình
tố tụng dân sự. Đây là giai đoạn tố tụng dân sự quan trọng, trong đó, Tồ án
xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, từ đó xác định được đầy đủ
nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Khi đã xác
định được các đương sự trong vụ án, Tồ án có thể u cầu họ cung cấp
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc bác lại yêu cầu của
đương sự khác…Nếu cần phải bổ sung chứng cứ thì Tồ án sẽ thu thập theo

19


×