Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp và kiến nghị hoàn thiện và tình huống Sea games 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.53 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Họ và tên:
MSSV:
Lớp:

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................................1
Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ đối tượng sở hữu cơng nghiệp và kiến nghị hồn thiện..................................................1
1. Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về huỷ bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ đối tượng
sở hữu cơng nghiệp...........................................................................................................................1
2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu cơng
nghiệp................................................................................................................................................2
Câu 2: Giải quyết tình huống...............................................................................................................2
a.

Cơng ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?....................................2

b.

Cơng ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó?..................................4



KẾT LUẬN..............................................................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................6


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

CSHQTG

Chủ quyền sở hữu tác giả

QTG

Quyền tác giả

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ


VBBH

Văn bằng bảo hộ


ĐỀ BÀI
Câu 1 (5 điểm)
Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo
hộ đối tượng sở hữu cơng nghiệp và kiến nghị hồn thiện.
Câu 2 (5 điểm)
Công ty X là một công ty chuyên sản xuất, phân phối các video, phim hoạt hình, truyện tranh dành
cho trẻ em ở Việt Nam. Nhân dịp SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam, các nhân viên của Công ty X
đã sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị trường của Công ty
X, đồng thời Công ty X cũng tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim
hoạt hình của Cơng ty.
a. Cơng ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?
b. Cơng ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó?


LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian qua, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta đã được xây dựng, sửa đổi, bổ
sung, qua đó, tạo nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc bảo hộ và thực
thi quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ điều này, em xin trình bày nội dung bài tiểu luận qua phần trả lời
câu hỏi Bộ mơn đưa ra.
NỘI DUNG
Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về hủy bỏ hiệu lực
văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu cơng nghiệp và kiến nghị hồn thiện
1. Phân tích quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về huỷ bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ đối
tượng sở hữu công nghiệp
1.1. Khái niệm văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân
nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng 1.
1.2. Các trường hợp huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật SHTT quy định các trường hợp VBBH bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực
bao gồm: a) Người nộp đơn đăng ký khơng có quyền đăng ký và khơng được chuyển nhượng quyền
đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; b) Đối tượng SHCN
khơng đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp VBBH.
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN hủy bỏ hiệu
lực VBBH trong các trường hợp trên với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
1.3. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực VBBH là suốt thời hạn bảo hộ; đối với
nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp VBBH, trừ trường hợp VBBH được cấp do sự
không trung thực của người nộp đơn2.
1.4. Thủ tục yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hủy bỏ hiệu lực VBBH đối
tượng SHCN với điều kiện phải nộp phí và lệ phí. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu
sau:
- Tờ khai yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (theo Mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C
của Thơng tư 16/2016/TT-BKHCN);
- Chứng cứ (nếu có);
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị hủy bỏ
một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương
ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
1 Khoản 25 Điều 4 Luật SHTT
2 Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT

1



-

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực
tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực VBBH và ý kiến của các bên liên quan,
cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực VBBH
hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực VBBH.
1.5. Hậu quả pháp lý
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều
kiện bảo hộ. Điều này là khả thi do các đối tượng SHCN là tập hợp của nhiều thành tố, khi hủy bỏ
một phần thì chỉ phần hủy bỏ sẽ khơng cịn hiệu lực. (Ví dụ: Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Khi một trong các yếu tố này khơng cịn đảm bảo điều
kiện bảo hộ thì văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần khơng đáp ứng đó).
Khi hủy bỏ tồn bộ VBBH thì tồn bộ sự bảo hộ đối với đối tượng SHCN đó sẽ khơng cịn giá
trị.VBBH sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ khi vi phạm về mặt chủ thể và điều kiện bảo hộ.
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công
nghiệp
Thứ nhất, cần xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về huỷ bỏ hiệu lực VBBH. Việc huỷ bỏ
hiệu lực VBBH hiện tại chỉ được quy định rất chung chung tại Điều 96 Luật SHTT, chưa được quy
định chặt chẽ dẫn đến tình trạng lách luật cịn tồn đọng nhiều. Đồng thời cần siết chặt sự quản lý của
cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, giám sát về VBBH.
Thứ hai, Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT quy định: “đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm
năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung
thực của người nộp đơn”. Trường hợp này cần quy định rõ về các loại chứng cứ cần cung cấp để
chứng minh sự không trung thực của người nộp đơn.
Thứ ba, cơ quan nhà nước cần giám sát, quản lý chặt chẽ, tránh sự tùy tiện trong xác lập
quyền SHCN cũng như huỷ bỏ hiệu lực VBBH. Tăng sự chi trả tài chính, hỗ trợ cho việc bảo hộ đối
tượng của quyền SHCN, huỷ bỏ VBBH nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra một cách khoa học

và công minh.
Câu 2: Giải quyết tình huống
a. Cơng ty X đã có những hành vi nào vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP dễ nhận thấy hình tượng Sao la là tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng do đây là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong lĩnh nghệ thuật, được thể
hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích là linh vật của SEA Games 31
(Đại hội Thể thao Đơng Nam Á 2021). Trong đó, quyền tác giả thuộc về họa sĩ Ngô Xuân Khôi và
chủ sở hữu quyền tác là Uỷ ban Olympic Việt Nam. Tác giả sẽ được hưởng quyền nhân thân, bao
gồm quyền đặt tên, đứng tên cho tác phẩm,... quy định trong Điều 19 Luật SHTT. Ủy ban Olympic
Việt Nam sở hữu QTG có các quyền về tài sản quy định trong Điều 20 Luật SHTT.
Công ty X không phải là tác giả hay chủ sở hữu của tác phẩm hình tượng nhân vật Sao la. Xét
thấy các hành vi của công ty X bao gồm: (1) Sao chép hình tượng linh vật Sao la để đưa vào bộ
truyện tranh đang phát hành trên thị trường của công ty; (2) Tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao
2


la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của cơng ty. Có thể thấy những hành vi trên là hành vi sử
dụng, sao chép hình tượng linh vật Sao la vì mục đích thương mại và khơng được cấp phép bởi Uỷ
ban Olympic. Như vậy, công ty X đã có hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
 Hành vi xâm phạm về nhân thân:
Hình tượng Sao la vốn được tạo ra nhằm mục đích duy nhất là trở thành linh vật của Sea
Games 31. Công ty X đưa Sao la vào bộ truyện tranh và chuyển thể hình tượng Sao la để đưa vào sản
phẩm phim hoạt hình đồng nghĩa với việc thêm nội dung, ngữ cảnh, tình huống trong truyện, phim đi
cùng hình tượng Sao la khiến cho tác phẩm khơng cịn giữ ngun ý nghĩa, nội dung ban đầu theo ý
tưởng của tác giả. Việc cơng ty X lợi dụng hình tượng Sao la để sửa chữa, xuyên tạc truyền tải sai
lệch ý nghĩa của hình tượng Sao la đến cơng chúng sẽ gây phương hại đến QTG. Linh vật Sao la là
sản phẩm tinh thần của tác giả và không dễ dàng có được, thật vậy, hoạ sĩ Khơi đã bỏ rất nhiều cơng
sức để tìm hiểu và sáng tạo ra linh vật3.
Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định quyền nhân thân bao gồm: “Bảo vệ sự toàn vẹn của
tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức

nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Có thể thấy đây là hành vi xâm phạm quyền
nhân thân không gắn với tài sản do công ty X đã sửa chữa, xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả (khoản 5 Điều 28 Luật SHTT).
 Hành vi xâm phạm về tài sản:
o Hành vi sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật:
Uỷ ban Olympic là chủ sở hữu quyền tác giả và có các quyền về tài sản đối với tác phẩm.
Theo Điều 189 BLDS 2015: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản”. Nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ tại Điều 25 Luật SHTT thì mọi hành vi sử dụng phải
có sự cho phép của Uỷ ban Olympic và phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác
cho CSHQTG4.
Cơng ty X đã có hành vi sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát
hành trên thị trường, tự ý chuyển thể hình tượng linh vật Sao la để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình.
Những hành vi trên đều là hành vi xâm phạm QTG do công ty X sử dụng tác phẩm với mục đích
thương mại mà không được chủ sở hữu cho phép cũng như thanh toán các khoản tiền theo luật định
cho chủ sở hữu QTG.
o Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả:
Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng
bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử (khoản 10
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2009).
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ
sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác
phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện
tử.

3 />4 Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT

3



Trừ trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 25 Luật SHTT thì mọi hình thức sao chép tác phẩm
phải có sự đồng ý của CSHQTG. Đối với tác phẩm chưa được cơng bố thì chỉ có CSHQTG hoặc
người được CSHQTG cho phép mới được sao chép tác phẩm. Đối với tác phẩm đã được công bố, các
tổ chức, cá nhân khác muốn sao chép thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cùng các quyền
lợi vật chất khác cho CSHQTG.
Cơng ty X đã sao chép hình tượng Sao la để đưa vào bộ truyện tranh đang phát hành trên thị
trường của Công ty X. Công ty X khơng phải CSHQTG. Hành vi sao chép hình tượng linh vật Sao la
của Công ty X là hành vi nhằm mục đích kinh doanh thương mại, chưa có sự cho phép của chủ sở
hữu và không thuộc trường hợp ngoại lệ tại Điều 25 Luật SHTT. Như vậy, hành vi sao chép của công
ty X là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Khoản 6 Điều 28 Luật SHTT.
o Hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả:
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngơn ngữ khác, tác phẩm phóng
tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn 5. Trong đó, chuyển thể là việc chuyển đổi
một tác phẩm sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc. Hình
tượng Sao la của Sea Games 31 có tính sáng tạo và phân biệt cao, không dễ gây nhầm lẫn. Khi đưa
vào sản phẩm phim hoạt hình, cơng ty X vẫn sử dụng hồn tồn hình ảnh Sao la của tác giả Ngơ
Xn Khơi và chỉ thay đổi về hình thức thể hiện. Như vậy, hành vi tự ý chuyển thể hình tượng linh
vật Sao la của Công ty X để đưa vào sản phẩm phim hoạt hình của cơng ty X là hành vi làm tác phẩm
phái sinh.
Hành vi làm tác phẩm phái sinh qua phương thức chuyển thể của công ty X khơng có sự cho
phép của tác giả, CSHQTG và khơng thuộc trường hợp ngoại lệ tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Luật
SHTT nên đây cũng được xem như là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Khoản 7 Điều 28 Luật
SHTT.
b. Cơng ty X có thể phải chịu những chế tài gì do hành vi xâm phạm đó?
 Chế tài dân sự:
Thơng qua Tịa án, chủ thể có quyền bị xâm hại yêu cầu tòa án áp dụng những biện pháp dân
sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Điều 202 Luật SHTT quy định các biện pháp dân sự gồm:
“Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng

nhằm mục đích thương mại đối với hàng hố, ngun liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện khơng làm ảnh
hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”. Nguyên tắc bồi thường thiệt
hại quy định tại Điều 585 BLDS 2015. Mức độ bồi thường thiệt hại xác định tại Điều 205 Luật
SHTT. CSHQTG có thể yêu cầu các biện pháp dân sự sau:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại về tinh thần: Công ty X đã tự ý chuyển thể, sao chép tác phẩm
khiến nguyên tác bị thay đổi, sai lệch mà khơng có sự cho phép của tác giả hay CSHQTG khiến tác
phẩm không cịn giữ được mục đích, ý nghĩa ban đầu khi đến với cơng chúng. Hành vi này, có thể
gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, danh tiếng của CSHQTG. Vì vậy, cơng ty X này phải bồi thường
5 Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT

4


thiệt hại về tinh thần cho CSHQTG. Căn cứ Khoản 2 Điều 205 Luật SHTT, CSHQTG có quyền u
cầu Tồ án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tuỳ
thuộc vào mức độ thiệt hại.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại về vật chất: CSHQTG có thể u cầu Tồ án quyết định mức bồi
thường thiệt hại về vật chất theo nguyên tắc tác Khoản 1 Điều 205 Luật SHTT do hành vi sử dụng,
sao chép, chuyển thể trái pháp luật của công ty X gây thiệt hại về doanh thu (vé xem Sea Games 31,
tiền tài trợ,…) của Uỷ ban Olympic Việt Nam.
 Chế tài hành chính:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả của công ty X khiến linh vật tác phẩm không bảo đảm được
tính tồn vẹn khi đến với cơng chúng. Như vậy, công ty X bị xử phạt đối với hành vi “thực hiện hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội” (Điểm a Khoản
1 Điều 211 Luật SHTT). Theo Điều 214 Luật SHTT, cơng ty X có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, tuỳ
theo mức độ có thể chịu các hình phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục theo Khoản 2, 3
Điều 214 Luật SHTT. Xét theo từng hành vi xâm phạm, công ty X sẽ phải chịu những hình phạt hành
chính sau theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP: (1) Đối với hành vi hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác
phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, cơng ty X sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng; (2) Đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của
tác giả, công ty X bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; (3) Đối với hành vi sao chép
tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, công ty X chịu mức phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng; (4) Đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả, công ty X chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng. Ngồi ra, cơng ty X còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục như buộc cải chính cơng khai
trên phương tiện thơng tin đại chúng và dỡ bỏ bản sao tác phẩm.
 Chế tài hình sự:
Cơng ty X là pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm quyền tác giả. Tuỳ theo mức độ hậu
quả, công ty X sẽ phải sẽ chịu mức phạt tiền, bị đình chỉ kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn theo Khoản 4 Điều 225 6 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017.

6 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất
chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000
đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại cịn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5


KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng quyền tác giả và các quy định về văn bằng bảo hộ đã được quy định trong
Luật SHTT hiện hành. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về SHTT vẫn chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ
về những vấn đề trên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả và xác lập quyền sở hữu,
xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có tính hệ thống cao là u cầu quan trọng đối với hệ
thống pháp luật Việt Nam.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan;
5. Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ
năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả,
quyền liên quan;
6. Viết Tuân, “Hành trình sao la thành linh vật SEA Games 31”, 11/5/2022,
/>
7




×