Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG và các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH CHỦ đề 5 các ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
&&&&&

HỌC PHẦN: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ 5: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

Giảng viên

: Ths. Nguyễn Thị Nhã Uyên

Lớp

: 46K18.1

Nhóm

: Hảo Hán

Họ và tên thành viên: Lê Duy Đức
Nguyễn Xuân Đức
Phan Lê Anh Nguyên
Nguyễn Diễm Quỳnh

1


Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022

2



Chèn cuốn sách vào
Chèn khung bìa
Trang đóng góp
Mục lục tự động
Danh mục bảng biểu, hình ảnh (02 cái)
Times 12, đề mục 14
Danh mục tài liệu tham khảo:

3


CHỦ ĐỀ 5: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Nội dung:

1. Lịch sử hình thành, sự phát triển, đặc điểm và vấn đề tồn tại của công ty bảo hiểm
tại Việt Nam.

2. Đặc điểm quỹ hưu trí và vấn đề tồn tại của quỹ hưu trí tại Việt Nam.
BÁO CÁO
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM.
A1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của cơng ty bảo hiểm tại Việt
Nam.
Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành bảo
hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện
nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm
trong khu vực và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của
mình đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình
phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam từ những ngày đầu đến nay.

1. Trước năm 1986:
Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay
từ thời thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt,
hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy
quyền.
* Ở miền Nam trước năm 1975: Có hơn 52 cơng ty trong và ngồi nước đã
triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm
chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động…
Các công ty hoạt động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm
trên toàn thị trường miền Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước thường được
thành lập dưới dạng Hội vô danh và Hội tương hỗ. Các cơng ty nước ngồi thành
lập ở Việt Nam dưới hình thức cơng ty chi nhánh. Hầu hết các cơng ty đều đặt trụ sở
chính ở Sài Gịn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm
được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi toàn miền Nam. Để

4


đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh, các công
ty bảo hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm của mình. Hiệp hội có
chức năng thơng tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp tác. Việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thơng qua Bộ Tài chính. Các
văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài ra, Hội
đồng tư vấn bảo hiểm quốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng.
* Ở miền Bắc trước năm 1975: Hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi
có sự ra đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại
thương, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty
Bảo hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức
đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho
ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những

điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát
triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực
hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và
tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó
cũng tương đối cao.
* Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng: Cũng như tất cả các ngành kinh
tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hố. Cơng
ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách
nhiệm của các công ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp
đồng. Đối với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, cơng ty có trách nhiệm thanh tốn
và địi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về
mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt
động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch tốn kế tốn kinh tế thống
nhất tồn ngành. Cơng ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính
thống nhất quản lý cơng tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ
bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh
doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện

5


các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Có thể nói,
thời gian này, hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển.
2. Từ năm 1986 đến nay:
Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế của
nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra vào năm
này đã đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành
mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất –

kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành
bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hồn cảnh mới. Sự
xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công
ty 100% vốn nước ngồi… sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển bảo
hiểm ở nước ta.
Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã
được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt
Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ
chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù
vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời:
Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO… và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC,
VIA,… Ngồi ra, với khoảng 40 văn phịng đại diện của các cơng ty bảo hiểm nước
ngồi và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển
ngày một sôi động.
Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới
đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh
ngày càng quyết liệt. Các cơng ty liên tục hồn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời
nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp
dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dịch
vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ
ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được
rộng mở. Khơng chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, cơng tác chăm sóc khách

6


hàng cũng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị
trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển.
A2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM.
I. Những khái niệm chung.

1. Khái niệm.
Công ty bảo hiểm là định chế cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để
bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài chính bằng
cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.
2. Ước tính mức phí bảo hiểm.

- Nhờ các số liệu thu thập được trong quá khứ, chun viên bảo hiểm có thể tính tốn
xác suất xuất hiện của một biến cố nhất định và tính mức thiệt hại do mỗi biến cố
gây ra. Dựa vào những thơng tin này, chun viên bảo hiểm ước tính mức phí bảo
hiểm cần thiết và thu phí bảo hiểm để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm và đảm
bảo mức lợi nhuận hợp lí.

- Các khó khăn khi định giá bảo hiểm bao gồm có:
+ Dựa trên thống kê về dân số nói chung.
+ Các vấn đề lựa chọn bất lợi.
+ Các rủi ro về đạo đức.
+ Cần đảm bảo lợi nhuận của công ty bảo hiểm (phí bảo hiểm lớn hơn khoản tiền phải
thanh tốn).
3. Đặc điểm công ty bảo hiểm.
3.1. Đặc điểm.
- Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính, chủ yếu
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của
kinh doanh bảo hiểm được thể hiện:

7


● Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro. Sản
phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vơ hình, nó là sự đảm bảo về mặt tài chính trước
rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan.


● Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra
trước, doanh thu được thực hiện sau đó mới phát sinh chi phí.
- Thứ hai: doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức, thành lập và hoạt động theo
các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật.
- Thứ ba: doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính.

● Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc điểm giúp phân biệt
doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
3.2. Nội dung hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm:
- Thứ nhất: Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm

● Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo
hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp; thơng qua các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo
hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

● Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhượng chuyển
một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
khác nhưng khơng được nhượng tồn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một
hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo
hiểm.
- Thứ hai: Quản lý quỹ và đầu tư vốn

● Quản lý quỹ: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải ln duy trì
mức vốn điều lệ đã đóng góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định.

● Trích lập quỹ dự phịng nghiệp vụ: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải
trích lập nhằm mục đích thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác
định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.


● Đầu tư vốn: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm : vốn diều lệ,
quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi những năm trước chưa sử

8


dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của doanh
nghiệp, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm:
3.3.1. Đối tượng kinh doanh đa dạng:

- Bảo hiểm tài sản: BH ô tô, xe máy, BH máy bay, BH tàu thủy, BH vận chuyển hàng
hóa nội địa và xuất nhập khẩu, BH đầu máy và toa xe, BH tài sản cá nhân và doanh
nghiệp, BH tín dụng.

- Bảo hiểm con người: BH nhân thọ, BH tai nạn lao động, BH tai nạn hành khách,
BH tai nạn học sinh, sinh viên…

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: BH trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới, BH trách
nhiệm dân sự chủ tàu, BH trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng không…
3.3..2. Bảo hiểm là ngành kinh doanh có nguồn vốn lớn:
Hiện các công ty bảo hiểm đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn. Nguồn
vốn này các Cơng ty bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào các dự án có
mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận.
3.3..3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ln ln phải có dự phịng bảo
hiểm:
Doanh nghiệp phải ln duy trì khả năng thanh tốn trong suốt q trình hoạt
động kinh doanh bảo hiểm. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, doanh nghiệp
phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khơi phục khả năng thanh tốn, đồng

thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ
mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục. Nếu không khôi phục được khả
năng thanh tốn, doanh nghiệp sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
3.3..4. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh:
Doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự
cạnh tranh để doanh nghiệp bảo hiểm tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm.
Trong quá trình phát triển thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải hợp tác để
đưa đến thống nhất và đòi hỏi canh tranh lành mạnh.

9


3.3..5. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân theo các quy định của
pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan:
Để các DN bảo hiểm hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường cần
thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt
động bảo hiểm.
4. Vai trị của cơng ty bảo hiểm:
a) Khía cạnh kinh tế - xã hội:
- Những rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại về người và của, làm gián đoạn
quá trình sinh hoạt của dân cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền
kinh tế. Quỹ dự trữ Bảo hiểm được tạo lập trước 1 cách có ý thức, nhằm khắc phục
hậu quả nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh, tái lập và đảm bảo tính
thường xuyên liên tục của xã hội. Như vậy, bảo hiểm có vai trị bảo tồn vốn sản
xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia mua bảo hiểm, thúc đẩy ý
thức đề phòng – hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội. Giải quyết việc
làm cho phần lớn lực lượng lao động và tăng thu nhập ngân sách nhà nước.
b) Khía cạnh tài chính:
- Đối với người tham gia bảo hiểm: giúp cho tài sản và bản thân người tham

gia bảo hiểm được bảo đảm bằng một khoản tiền nào đó. Và nếu như có rủi ro xảy
ra đối với người tham gia bảo hiểm thì họ sẽ được các cơng ty bảo hiểm chia sẻ một
phần nào đó khó khăn, giúp họ có khả năng tài chính để có thể vượt qua được khó
khăn trước mắt.
- Đối với cơng ty bảo hiểm: bảo hiểm chính là một kênh tập trung vốn của các
công ty bảo hiểm. Với số tiền mà khách hàng đóng vào, sẽ giúp cơng ty bảo hiểm
đầu tư vào các ngành kinh doanh khác, mamg lại lợi nhuận nhiều hơn, qua đó giúp
tăng khả năng tài chính của công ty, đồng thời đảm bảo nguồn tiền mặt đối với các
hoạt động thường ngày của một công ty.
- Đối với xã hội: bảo hiểm là một kênh luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Nó
tạo ra sự an tâm cho dân chúng và nhà đầu tư, thúc đẩy hoạt động tài chính, các hoạt
động kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.

10


Sau ngân hàng thì cơng ty bảo hiểm là những trung gian tài chính có khả năng
huy động lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ dân chúng, từ đó cung cấp vốn cho nền
kinh tế, đồng thời công ty bảo hiểm cũng được coi như tổ chức đầu tư chuyên
nghiệp, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, làm cho thị trường tài chính
tiền tệ hoạt động ổn định và có hiệu quả.
5. Phân loại cơng ty bảo hiểm:

- Theo tính chất bảo hiểm, các cơng ty bảo hiểm có thể được phân thành hai nhóm:
+ Các cơng ty bảo hiểm nhân thọ, bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, niên kim và
các sản phẩm lương hưu. Đây là loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất
thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người.
Các hợp đồng loại này thường là dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời…)

+ Các công ty bảo hiểm phi nhận thọ hoặc tài sản/thương vong, bán các loại bảo hiểm

khác. Đây là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định tương
đối theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người. Hợp đồng bảo hiểm
loại này thường là ngắn hạn (một năm).
a) Công ty bảo hiểm nhân thọ:
- Các công ty bảo hiểm nhân thọ chiếm một lực lượng lớn trong ngành công
nghiệp bảo hiểm. Các công ty này bồi thường theo chính sách cho người thụ hưởng
sau khi người được bảo hiểm mất hoặc người được bảo hiểm sống đến một thời
điểm ghi rõ trong hợp đồng.
- Phí bảo hiểm phụ thuộc vào xác suất công ty bảo hiểm phải thực hiện bồi
thường cho người thụ hưởng cũng như là quy mô và thời gian sẽ phải thanh tốn.
- Nguồn vốn của cơng ty bảo hiểm xuất phát chủ yếu từ

+ Phí bảo hiểm (khoảng 31%).
+ Nguồn vốn từ việc cung cấp các chương trình niên kim.
+ Thu nhập từ đầu tư.
+ Vốn: lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu.
- Nguồn vốn này sẽ được sử dụng trong việc mua các trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, cho vay thế chấp bất động sản, cho thuê bất động sản với mục đích

11


thương mại và cho vay theo chính sách (chỉ áp dụng đối với người mua bảo hiểm
nhân thọ trọn đời).
b) Công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
- Bảo hiểm tài sản và thiệt hại: Bảo vệ khỏi cháy nổ, trộm cắp, trách nhiệm
pháp lý và những sự kiện dẫn đến các tổn thất về kinh tế và phi kinh tế khác đối với
tài sản của người mua bảo hiểm.
- Bảo hiểm sức khỏe: Chi trả các chi phí y tế tại các Bệnh viện và phòng khám
khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hay thai sản thuộc phạm vi bảo hiểm. Chi phí bảo

hiểm dành cho loại bảo hiểm nay là khá cao. Bảo hiểm sức khỏe có 2 loại chương
trình chăm sóc sức khỏe: chương trình quản lí về y tế và chương trình bồi thường
thiệt hại.
- Bảo hiểm doanh nghiệp: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi nhiều rủi ro.
- Bảo hiểm trái phiếu: Bảo vệ những nhà đầu tư thu mua trái phiếu khi người
bán trái phiếu bị vỡ nợ.
- Bảo hiểm thế chấp: Bảo vệ người cho vay thế chấp khi người vay theo đơn
bảo hiểm không thể thanh tốn nợ và vỡ nợ. Phí bảo hiểm dành cho loại bảo hiểm
này được trả định kì.
II. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam.
1. Các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
Thông qua sự đánh giá khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá
năng lực tài chính doanh nghiệp; đánh giá uy tín doanh nghiệp trên truyền thơng
theo phương pháp Media coding; và khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên
quan, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố
Top 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2022 như sau:

1.

Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ

2.

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam

3.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam

4.


Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam)

5.

Công ty TNHH Manulife Việt Nam

12


6.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam

7.

Công Ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas

8.

Công ty TNHH bảo hiểm HANWHA Life Việt Nam

9.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

10. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam

Hình Top 10 Cơng ty bảo hiểm nhân thọ uy tín năm 2021
Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính tới cuối

năm 2021, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 710.002 tỷ đồng, tăng
23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền
kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021 ước đạt 455.606 tỷ đồng, tăng 24,89% so với
cùng kỳ năm 2020.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, năm 2022, dù diễn biến Covid-19
vẫn còn khá phức tạp, đồng thời sự phục hồi của nền kinh tế cịn nhiều thách thức,
khó khăn, tuy nhiên thị trường bảo hiểm vẫn dự kiến khá tích cực. Theo đó, hầu hết
các chỉ tiêu quan trọng đều dự báo sẽ vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số. Theo đó,

13


tổng tài sản thị trường bảo hiểm năm 2022 ước đạt 808.908 tỷ đồng, tăng 13,93% so
với cùng kỳ năm 2021. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 677.036 tỷ đồng, tăng
17,32% so với năm 2021. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 533.758 tỷ
đồng, tăng 17,15% so với năm 2021.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 ước đạt
165.069 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2021. Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm
2022 ước đạt 253.730 tỷ đồng, tăng 18,04% so với năm 2021. Chi trả quyền lợi bảo
hiểm trong 2022 ước đạt 58.291 tỷ đồng, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, có thể thấy bảo hiểm vẫn là ngành phát triển tiềm năng trong thời
đại mới, khi dịch bệnh, thiên tai hoành hành, giá trị của con người ngày càng được
coi trọng và cần bảo vệ nhiều hơn.
2. Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2021.
Theo các báo cáo cập nhật gần nhất của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm và
phân tích của tác giả, mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nhưng
thị trường bảo hiểm trong nước vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phí bảo
hiểm cả năm 2021 đạt khoảng 215.000 tỷ đồng, tăng 24,98% so với cùng kỳ năm
2020, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 47.245 tỷ đồng,

tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt
khoảng 123.600 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể đối với bảo
hiểm nhân thọ và phi nhân thọ như sau:
2.1. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ năm 2021 là
56.339 tỷ đồng, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020. Dẫn đầu thị trường về doanh
thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu đạt khoảng 8.149 tỷ đồng (giảm 9% so với
cùng kỳ năm 2020, chiếm 15,56% thị phần). Tiếp đến là PVI với doanh thu đạt
khoảng 7.533 tỷ đồng (tăng 10,75%, chiếm 14,38% thị phần), PTI với doanh thu đạt
khoảng 5.250 tỷ đồng (giảm 2,55%, chiếm 10,03% thị phần), Bảo Minh với doanh
thu đạt khoảng 3.965 tỷ đồng (tăng 1,15%, chiếm 7,57% thị phần), MIC với doanh
thu đạt khoảng 3.418 tỷ đồng (tăng 21,41%, chiếm 6,53% thị phần), PJICO với
doanh thu đạt khoảng 2.916 tỷ đồng (giảm 8,52%, chiếm 5,57% thị phần). Ngoài

14


các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường nêu trên, một số doanh nghiệp bảo
hiểm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm
2020 như OPES (813 tỷ đồng; tăng 78,13%); Chubb (283 tỷ đồng; tăng 50,58%).
Về thị phần bảo hiểm thì Bảo Việt vẫn là đơn vị dẫn đầu với tỷ lệ là 15,48%,
tiếp đến là PVI 14,45%, PTI 10,02%, Bảo Minh 7,64%, MIC 6,44%, Pjico 5,53%
và cuối cùng là các đơn vị khác với tổng tỷ trọng là 40,44%.

Hình Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2021
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khỏe đạt 15.036 tỷ đồng, chiếm 31,82% lớn nhất trong tổng doanh thu; tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới đạt 12.588 tỷ đồng,
chiếm 26,64%; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại đạt 6.552 tỷ đồng, chiếm
13,87%; bảo hiểm cháy nổ đạt 6.132 tỷ đồng, chiếm 12,98%.

15



Hình Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021
*Về bồi thường: Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi
nhân thọ năm 2021 là khoảng 16.862 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là
29,74%; thấp hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2020 (39,06%).
19/32 doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi có
tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường. 13
doanh nghiệp bảo hiểm cịn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ
bồi thường của tồn thị trường, trong đó có 04 doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi
thường trên 40% là Phú Hưng (90,9%), Bảo Việt (42,41%), BHV (41,44%) và
Liberty (40,27%).
2.2. Đối với bảo hiểm nhân thọ.
2.2.1. Kết quả khai thác mới.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới năm 2021 đạt 47.491 tỷ đồng,
tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác
mới như sau: Manulife (24,1%), Bảo Việt nhân thọ (12,8%), Prudential (12,7%),
Dai-ichi (12,2%), AIA (8,1%), MB Ageas (7,3%), Sun Life (4,6%), FWD (4,3%),
Generali (3,3%), Chubb (2,5%), Cathay (2,2%), Hanwha (2%), Aviva (1,5%), 05
doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần 2,4%.

16


Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 83,6% doanh
thu phí khai thác mới. Tiếp theo là bảo hiểm hỗn hợp, chiếm 2,8%; bảo hiểm tử kỳ
chiếm 1,9%; các nghiệp vụ chính cịn lại (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định
kỳ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe (sản phẩm chính)) chiếm 1,4%. Doanh thu
phí bảo hiểm bổ trợ chiếm 10,3%. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu khai thác
mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư tăng 35,4%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn

hợp giảm 53,3%, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ tăng 4,4%.
Về số lượng hợp đồng khai thác mới, năm 2021 đạt khoảng 3.574.600 hợp
đồng, dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư với 1.616.314 hợp đồng bảo
hiểm cá nhân và thành viên trong nhóm (chiếm 54,3%, tăng 6% so với cùng kỳ năm
2020), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm tử kỳ với 1.005.509 hợp đồng (chiếm 33,8%,
tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2020), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp là 83.877 hợp
đồng (chiếm 2,8%, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2020). Số lượng hợp đồng khai
thác mới các nghiệp vụ chính cịn lại chiếm 9,2%, tăng 230% so với cùng kỳ năm
2020.

Hình Tỷ trọng hợp đồng khai thác mới theo nghiệp vụ năm 2021
2.2.2 Quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ.

17


Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt khoảng 13.179.600 hợp
đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
đạt khoảng 123.600 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tính doanh thu
phí theo từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn
nhất, với 67,2%; tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 20,7%, các nghiệp vụ
chính cịn lại chiếm tỷ trọng 1,9%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,2%
tổng doanh thu phí tồn thị trường. Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể
như sau: Bảo Việt nhân thọ (19,8%), Manulife (19,1%), Prudential (16,8%), Daiichi (11,7%), AIA (10,6%), MB Ageas (3,7%), Chubb (2,7%), Generali (2,7%),
FWD (2,5%), Hanwha (2,5%), Aviva (2,1%), Sun Life (2,1%), Cathay (1,5%),
BIDV MetLife (1%), các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.
2.2.3. Về mơi giới bảo hiểm.
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm năm 2021 là 13.011 tỷ
đồng, (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước), trong đó phí bảo hiểm thu xếp gốc
đạt khoảng 6.790 tỷ đồng (tăng 13,1% so với cùng kỳ), phí tái bảo hiểm thu xếp đạt

5.200 tỷ đồng (tăng 26,8% so với cùng kỳ).
Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2021 đạt khoảng 1.000 tỷ
đồng (tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó hoa hồng môi giới bảo hiểm
gốc đạt khoảng 800 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ), hoa hồng môi giới tái bảo
hiểm đạt khoảng 210 tỷ đồng (tăng 43,4% so với cùng kỳ).
A3. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM:
I.. Thực trạng và nguyên nhân trục lợi, gian lận bảo hiểm ở Việt Nam.
1. Thực trạng trục lợi, gian lận bảo hiểm ở Việt Nam.
Sau 20 năm hình thành thị trường bảo hiểm, những năm gần đây, hiện tượng
trục lợi, gian lận bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều trên diện rộng, ở tất cả các lĩnh
vực – nghiệp vụ bảo hiểm, tất cả các công ty có mặt trên thị trường:
- Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: từ năm 2007 đến năm 2013, đã xảy ra
khoảng 52.860 vụ khiếu nại trục lợi (tương đương số tiền là 520 tỷ đồng). Số vụ
khiếu nại trục lợi chiếm từ 6 – 28% tổng số vụ khiếu nại tùy thuộc từng doanh
nghiệp bảo hiểm mà nhiều nhất là các doanh nghiệp đứng đầu thị trường như

18


Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Dai-ichi, ACE và AIA. Trong đó: Bảo hiểm bổ trợ
sức khỏe chiếm 93% số vụ trục lợi toàn thị trường; Bảo hiểm hỗn hợp: 4%, Bảo
hiểm trọn đời: 1%.
- Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: Giai đoạn 2007 – 2012, đã xảy ra
khoảng 5.079 vụ khiếu nại trục lợi (tương đương số tiền khiếu nại là 215 tỷ đồng),
trung bình 35.9 tỷ/năm. Các doanh nghiệp phát hiện trục lợi nhiều nhất gồm: Bảo
Việt 3193 vụ(tương đương 31 tỷ đồng); liberty: 1095 vụ(12 tỷ đồng); PJICO: 315
vụ (114 tỷ đồng). Các chuyên gia bảo hiểm nhận định rằng “trục lợi, gian lận bảo
hiểm ở VN ngày càng “sâu”, phức tạp, tinh vi và gắn với bất kỳ khâu nào trong quy
trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm”.
2. Nguyên nhân.


- Xuất phát chủ yếu từ sự bất cập của hệ thống luật pháp:
+ Đối với chế tài hành chính: Nghị định số 98/2013/NĐ – CP không đề cập đến khái
niệm hay đưa ra một định nghĩa nào rõ ràng về trục lợi bảo hiểm. Nghị định chỉ quy
định chủ yếu xử phạt hành chính đối với các hành vi gian dối của phía doanh
nghiệp bảo hiểm chứ không xử lý đối với hành vi gian dối của khách hàng bảo
hiểm.

+ Đối với chế tài dân sự: Luật kinh doanh bảo hiểm cũng không đề cập đến trục lợi
bảo hiểm mà chỉ đề cập đến “nghĩa vụ cung cấp thông tin” và “quyền của doanh
nghiệp bảo hiểm” từ chối chi trả , bồi thường khi bên mua bảo hiểm cung cấp thông
tin không trung thực. Theo đó, việc chế tài chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp bảo
hiểm được từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng
bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu”.

+ Đối với chế tài hình sự: Trước tình hình hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng thì việc đưa ra một chế tài có sức răn đe
hơn là rất cần thiết. Dó đó, lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam đã
hình sự hóa tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Tội gian lận trong kinh doanh
bảo hiểm được quy định, hướng dẫn tại Điều 213 Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bên cạnh đó, có thể thấy các nguyên nhân khác như:

19


- Từ phía doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Ý thức, hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật kinh doanh bảo hiểm của nhân viên
các doanh nghiệp bảo hiểm chưa cao.


+ Cịn nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa có quy định quản lý nghiệp vụ chặt chẽ,
chưa có hoặc chưa đủ khả năng trang bị công cụ quản lý hiệu quả.

+ Chưa có sự hợp tác, cung cấp chia sẻ thơng tin giữa các doanh nghiệp.
- Từ phía bên mua bảo hiểm - xuất phát từ lòng tham, đặc biệt trong hồn
cảnh kinh tế khó khăn:

+ Trong điều kiện quy định chế tài của pháp luật còn lỏng lẻo, người dân chưa ý thức
được bản chất việc trục lợi là phạm tội, thậm chí, khơng sợ phạm tội mà có tâm lý
chỉ được hoặc ít hoặc nhiều chứ khơng bị mất gì;

+ Các quy định về quy trình quản lý nghiệp vụ của các DNBH còn lỏng lẻo, nhiều kẽ
hở dễ dàng lợi dụng.
- Từ các cơ quan hữu quan:

+ Các cơ quan công quyền thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự phối hợp, hỗ trợ, thậm
chí gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong điều tra, xác minh các hồ sơ
khiếu nại có nghi ngờ trục lợi. Đâu đó có dấu hiệu tham nhũng, ăn hối lộ và ngày
càng phổ biến

+ Các tổ chức giám định, sửa chữa cung úng vật tư, cơ sở y tế khơng có ý thức về
ngăn ngừa trục lợi, dễ dàng bị mua chuộc để sai lệch, làm giả hồ sơ yêu cầu bồi
thường để tiếp tay trục lợi, thiếu quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện
trục lợi.
II. Những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam:

20



1. Bối cảnh cạnh tranh trong ngành bảo hiểm.
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam là một xu thế tất
yếu, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn diện, khi chúng ta đã là thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sự phong phú về hoạt động kinh doanh, tốc độ
tăng trưởng cao về kinh tế, mức thu nhập ngày càng cao của nhiều tầng lớp dân cư,
tính phức tạp, đa dạng của các loại rủi ro là những yếu tố quan trọng tác động mạnh
đến việc hình thành và tăng nhanh các nhu cầu về bảo hiểm trong xã hội.
Trong quá trình phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam, thời gian đầu, Tổng Công
ty Bảo hiểm Việt Nam thực sự là doanh nghiệp đóng vai trị trụ cột trên thị trường.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ có thể hiểu là hầu hết khơng có sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp. Ngày 18/12/1993, với việc ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh
bảo hiểm của Chính phủ đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển ngành
bảo hiểm nước ta. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, cùng với việc mở cửa thị
trường trong bối cảnh hội nhập, đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ra đời. Đến
nay, trên thị trường đã có 37 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (nếu
tính cả 2 Cơng ty mới ra đời là Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam (Bảo Nông) và Cơng ty Bảo hiểm Qn đội (MIC) thì tổng
số lên tới 39 cơng ty), trong đó có 1 cơng ty nhà nước, 18 công ty cổ phần, 4 doanh
nghiệp liên doanh... Điều đáng chú ý là thị trường bảo hiểm Việt Nam cịn có sự góp
mặt của 37 văn phịng đại diện của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 cho thấy những dấu hiệu phát triển khả quan đã
tiếp tục tạo ra nhiều yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Ngành
bảo hiểm Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, mức tăng cao nhất trong vòng 5
năm trở lại đây. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục
gia tăng mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này được dự báo sẽ còn diễn ra khốc liệt hơn vào
những năm tiếp theo khi các cơng ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép
cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam theo cam kết
WTO.


21


Mơi trường kinh doanh ngành xuất hiện nhiều tín hiệu thuận lợi khiến cho thị
trường bảo hiểm Việt Nam đã sôi động, nay càng mang lại cơ hội và thách thức hơn
bao giờ hết đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Có thể kể đến một số thay đổi như:
một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành,
sửa đổi đã tác động tích cực tới khả năng tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho toàn thị
trường như Nghị định 45-46 (sửa đổi Nghị định số 42-43), các thông tư hướng dẫn về
hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành, sửa đổi cùng với các cam kết của Việt
Nam về gia nhập WTO. Ngoài ra, các Nghị định như Nghị định bắt buộc về bảo hiểm
cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, hay Nghị định mới qui định về bảo hiểm y tế thay đổi
cách thức chi trả (bệnh nhân tự đóng 20%), Nghị định qui định chi tiết Luật du lịch
yêu cầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách, cũng là một trong
những yếu tố quan trọng khiến thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động.
2. Thực trạng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hiện nay.
2.1. Thực trạng cạnh tranh.
Cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển
của sản xuất hàng hoá và trở thành đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi kinh tế phát triển, cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô
rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành dịch vụ
như bảo hiểm. Trước hết, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về sản
phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển kênh phân phối sản phẩm và
trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Thứ hai đó là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước
ngồi về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khn khổ đã cam kết tại WTO. Thứ ba là
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút
tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh những nội dung
cạnh tranh chính như đã nói ở trên, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có nhiều vấn

đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soát được trục lợi
bảo hiểm, dùng áp lực của các mối quan hệ để chi phối khách hàng, độc quyền kinh
doanh bảo hiểm đối với một số ngành đặc thù.

22


Trong lĩnh vực bảo hiểm, để phân tán rủi ro, các doanh nghiệp thường duy trì
hoạt động tái bảo hiểm cho nhau, vì vậy các sản phẩm bảo hiểm có tính tương đồng và
tính quốc tế rất cao. Khi một doanh nghiệp mới vào thị trường hoặc muốn giành khách
hàng từ các doanh nghiệp khác để tăng thị phần, thì biện pháp cạnh tranh phổ biến
nhất là hạ phí, tăng tỷ lệ hoa hồng trong khai thác hay áp dụng các biện pháp cạnh
tranh không lành mạnh khác. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này về lâu dài vừa
gây ra rủi ro cho chính doanh nghiệp bảo hiểm vừa làm thị trường bảo hiểm Việt Nam
phát triển không lành mạnh.
2.1.1. Hạ phí bảo hiểm.
Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần hay giành được dịch vụ khơng phải
là hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành công cụ cạnh tranh của nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, thị
trường bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện tình trạng có những sản phẩm bảo hiểm mức
phí đã giảm từ 40-50%, thậm chí cịn thấp hơn quy định của Bộ Tài chính rất nhiều
lần. Để giành được dịch vụ, nhiều công ty bảo hiểm sẵn sàng hạ phí bằng mọi giá mà
khơng tính đến hiệu quả kinh doanh. Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh nói trên
bắt đầu lan trên diện rộng từ khi các công ty sử dụng những cán bộ nhân viên khơng có
nghiệp vụ bảo hiểm hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi
nhánh, phịng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Để đạt chỉ tiêu được giao khoán, các bộ
phận này buộc phải chạy theo doanh số, không đánh giá, khảo sát rủi ro, bán sản phẩm
bảo hiểm bằng mọi giá. Điểm qua tình hình cạnh tranh về phí của một số sản phẩm
bảo hiểm cơ bản trong thời gian qua ta có thể nhận thấy rất rõ vấn đề này.
Đối với bảo hiểm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ mức phí từ 4060%, kể cả đối với các mặt hàng nhạy cảm có tỷ lệ bồi thường cao. Với mặt hàng sắt

thép, phí bảo hiểm đã giảm tới 70%. Trước đây, phí bảo hiểm mặt hàng này trung bình
vào khoảng 0,14% tổng giá trị lơ hàng. Hiện nay, có doanh nghiệp đã đưa ra mức phí
hạ xuống cịn 0,08%, rồi đẩy phí xuống còn 0,06% và gần đây nhất chỉ còn 0,05%. Với
mặt hàng phân bón, phí bảo hiểm đã giảm từ 0,6% cịn 0.3-0,35%.
Hiện nay tất cả các cơng ty bảo hiểm đều thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm cho hàng

23


hóa xuất nhập khẩu. Ngồi các cơng ty bảo hiểm trong nước, đối tượng tiềm năng của
sản phẩm này còn có các cơng ty bảo hiểm liên doanh, cơng ty bảo hiểm 100% vốn
nước ngồi, là những cơng ty có tiềm lực tài chính mạnh và có cơng ty mẹ sẵn sàng
chịu lỗ để được bảo hiểm những lô hàng giá trị lớn. Trong khi đó, vì nơn nóng muốn
giành thị phần, các công ty cổ phần bảo hiểm mới ra đời đã sẵn sàng hạ phí bảo hiểm
đến “chóng mặt” đối với những khách hàng lớn, có nhiều tiềm năng để khai thác. Một
sản phẩm rẻ hơn thông thường khơng thể có một chất lượng phục vụ tốt. Vì với mức
phí bảo hiểm thấp, sản phẩm bảo hiểm đó khơng thể tái bảo hiểm được. Khi có tổn thất
xảy ra, đặc biệt là với lơ hàng có giá trị lớn, vượt q khả năng thanh tốn, hơn nữa lại
khơng được tái bảo hiểm, khách hàng sẽ là người chịu nhiều thiệt thịi khi các quyền
lợi bảo hiểm khơng được bảo đảm.
Dịch vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt luôn là loại hình bảo hiểm có mức thu lời lớn
do những rủi ro, tổn thất xảy ra với các công trình xây dựng là khơng nhiều. Mỗi năm,
cả nước có thêm hàng ngàn cơng trình xây dựng mới, dịch vụ bảo hiểm các cơng trình
xây dựng, lắp đặt cũng vì thế mà phát triển mạnh theo. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm
này đang tiềm ẩn những rủi ro lớn do tình trạng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đang
cạnh tranh bằng cách giảm phí, kể cả chấp nhận phi kỹ thuật, có thể dẫn đến việc các
hãng tái bảo hiểm từ chối chi trả nếu xảy ra sự cố. Theo quy định, để thực hiện một
hợp đồng dịch vụ bảo hiểm xây dựng cho các cơng trình có vốn đầu tư trên 50 triệu
USD, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (nhà bảo hiểm gốc) buộc phải thu xếp
việc tái bảo hiểm với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có mức độ tín nhiệm

nhất định nhằm đảm bảo an tồn tài chính cho dự án. Thực tế có nhiều doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước đã chào phí thấp hơn cả mức phí của cơng ty tái bảo hiểm. Tình
trạng này dẫn đến nguy cơ nếu có các sự cố dẫn đến phải bồi thường, các nhà tái bảo
hiểm có thể sẽ từ chối thanh toán do hợp đồng của nhà bảo hiểm gốc với khách hàng
không đúng tiêu chuẩn. Các công ty bảo hiểm gốc này không nhận thức được rằng chỉ
cần một vụ tổn thất lớn xảy ra thì phí bảo hiểm tích lũy và lời lãi nhiều năm kinh
doanh cũng không đủ chi trả bồi thường. Trong khi đó, các cơng ty bảo hiểm mới
thành lập lại thường chưa có tích lũy nhiều từ các khoản dự phòng nghiệp vụ (bao gồm

24


dự phòng dao động lớn). Hành vi này khiến cả khách hàng và cơng ty bảo hiểm gốc có
thể sẽ phá sản.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm đóng tàu, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang
cạnh tranh gay gắt và có những biểu hiện đáng báo động. Mặc dù nghiệp vụ này mới
triển khai trong những năm gần đây, nhưng thị trường bảo hiểm đóng tàu là một thị
trường đầy tiềm năng và hứa hẹn với các doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vậy, các doanh
nghiệp đã cạnh tranh nhau giảm phí bảo hiểm chỉ cịn 50% so với mức phí ban đầu. Có
doanh nghiệp bảo hiểm đóng tàu 6.500 tấn với phí 0,25% trong khi đó biểu phí là
0,45% lại cịn hồn phí 10% khi tổn thất khơng xảy ra. Có thể thời gian đầu chưa có
tổn thấy nhưng trong trường hợp rủi ro xảy ra tổn thất, mức độ bồi thường khi đó là rất
lớn, nhất là trong bối cảnh các cơ sở đóng tàu ở Việt Nam mới được hình thành, thiếu
chun nghiệp và khó có thể đảm bảo an tồn được.
Ngồi ra, tình trạng cạnh tranh bằng cách hạ phí bảo hiểm đang diễn ra ở rất
nhiều nghiệp vụ khác dưới những hình thức khác nhau. Nghiệp vụ bảo hiểm con người
có sự cạnh tranh gay gắt với việc bán bảo hiểm gộp nhóm từ 3-5 người nhằm giảm phí.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm
đưa ra bản chào giá cả gói bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe
cơ giới, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm người ngồi trên xe, trong đó giảm phí hai loại

bảo hiểm sau để hấp dẫn khách hàng. Đối với bảo hiểm các dự án lớn hơn như các dự
án thủy điện nhỏ, một số doanh nghiệp bảo hiểm đua nhau hạ phí xuống rất thấp trong
khi các nhà tái bảo hiểm lại không quản lý được rủi ro này.
Có thể nói, chưa bao giờ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ lại cạnh tranh căng
thẳng như hiện nay. Tình trạng hạ phí bảo hiểm thấp hơn phí tái bảo hiểm liên tục xảy
ra dẫn đến sự phát triển không lành mạnh của thị trường bảo hiểm.
2.1.2. Tăng chi phí hoa hồng khai thác không đúng với quy định của nhà
nước.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang trong tình trạng càng làm càng lỗ
hoặc gần như khơng có hiệu quả, do việc chi hoa hồng quá mức giữa các doanh
nghiệp. Theo quy định, khi ký được hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo

25


×