Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.26 KB, 7 trang )


1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙYNH MẪN ĐẠT LẦN THỨ 16 - NĂM HỌC 2008-2009

ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút


Câu 1: (3.0 điểm)
Độ cao Mặt Trời lúc chính trưa ở một thành phố B vào ngày 22/6/2008 là 82
0
59', và giờ của thành
phố B chậm hơn giờ của thành phố A là 2 giờ 17 phút nhưng nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (Grin-
uych) là 4 giờ 53 phút. Hãy xác định tọa độ địa lí của thành phố A và B. Biết rằng cả 2 thành phố A
và B nằm trên cùng một vĩ độ và trong vùng nội chí tuyến.
Đáp án
Câu 1: (3.0 điểm)
- Vĩ độ của thành phố B:
Thành phố B nằm ở bán cầu Bắc, bởi vì ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn 66
0
33' và nằm trong vùng nội
chí tuyến.
B = α - (90
0
- h
0
)
= 23
0


27' - ( 90
0
- 82
0
59' )
= 16
0
26' B (1.0 điểm)
- Kinh độ thành phố B:
Thành phố B nằm ở bán cầu Đông, bởi vì có giờ sớm hơn với giờ ở kinh tuyến gốc:
B = 4 giờ 53 phút x 15
0

= 73
0
15' Đ
- Tọa độ địa lí thành phố B (16
0
26' B, 73
0
15' Đ) (1.0 điểm)
- Thành phố A nằm trên cùng một vĩ độ và trong vùng nội chí tuyến nên vĩ độ của thành phố B cũng
chính là vĩ độ của thành phố A: 16
0
26' B
Thành phố A cũng nằm ở bán cầu Đông, bởi vì có giờ nhanh hơn thành phố B, vậy kinh độ của
thành phố A:
A = (4 giờ 53 phút + 2 giờ 17 phút) x 15
0


= 7 giờ 10 phút x 15
0

= 107
0
30' Đ
- Tọa độ địa lí thành phố A (16
0
26' B, 107
0
30' Đ ) (1.0 điểm)


2

Câu 2: (2.0 điểm)
Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm? Vì sao hai ngành này
phân bố nhiều ở các nước đang phát triển.

Đáp án
Câu 2 (2.0 điểm)
a) Đặc điểm chung của ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm:
+ Gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và trình độ kĩ thuật
(0.25 điểm)
+ Sản phẩm các ngành phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống hằng ngày của con người.
(0.25 điểm)
+ Một số ngành có nguồn gốc từ sản xuất thủ công dần dần được cơ khí và hiện đại hóa. (0.25
điểm)
+ Nguồn lao động này không đòi hỏi khắt khe về giới tính và kỹ thuật. (0.25 điểm)
b) Hai ngành này phân bố ở khắp các nước đang phát triển vì:

+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. (0.25 điểm)
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, tiền lương thấp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, ngoài
ra còn có thị trường nước ngoài (0.5 điểm)
+ Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các ngành khác.(0.25
điểm)


3

Câu 3 ( 3.0 điểm )
So sánh sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên giữa hai đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án
* Giống nhau (1.0 điểm)
+ Là 2 đồng bằng rộng nhất nước do các con sông bồi đắp.
+ Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông, bờ biển bằng phẳng.
+ Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hóa.
+ Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
* Khác nhau (2.0 điểm)
+ ĐBSH ở phía Bắc nước ta, được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; còn
ĐBSCL ở phía Nam nước ta, được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu.
+ Diện tích của ĐBSH (15.000km
2
) ít hơn ĐBSCL (40.000 km
2
) khoảng 2.67 lần.
+ Địa hình của ĐBSH cao ở phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành
nhiều ô; còn ĐBSCL địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
+ ĐBSH có hệ thống đê; còn ĐBSCL không có hệ thống đê nhưng mạng lưới kênh rạch

chằng chịt nên về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng.
+ ĐBSH được khai thác từ lâu đời và có biến đổi mạnh, còn ĐBSCL mới được khai thác
gần đây.
+ ĐBSH nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh; ĐBSCL nằm trong vùng
khí hậu xích đạo có một một mùa mưa và một mùa khô.
+ Tiềm năng về rừng ngập mặn ven biển và thủy sản ở ĐBSCL lớn hơn rất nhiều so với
ĐBSH.
+ Khoáng sản ở ĐBSH chủ yếu là sét, than nâu (Hưng Yên) khí đốt (Thái Bình) cũng nghèo
hơn ĐBSCL. ĐBSCL có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, than bùn lớn, đá vôi


4

Câu 4: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với
lượng mưa ở nước ta.

Đáp án

* Đặc điểm cơ bản của địa hình và khí hậu nước ta ( 0.5đ)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa phong phú : 1500-2000mm.(0.25đ)
- Địa hình phần lớn là đồi núi, đồi núi thấp là chủ yếu; cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Địa hình là nhân tố quan trọng tham gia vào sự phân hóa phức tạp của lượng mưa (0.25đ)
* Ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa (2.5đ)
- Lượng mưa chi phối bởi độ cao, hướng núi và hướng sườn địa hình. (0.25đ)
- Lượng mưa trung bình năm lớn nhất ( trên 3000mm) ở các vùng núi cao (trên 2000m) như Bạch
Mã, Ngọc Linh, Tây Côn Lĩnh (0.25đ)
- Độ nghiêng chung địa hình là TB-ĐN thấp dần ra biển tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển có thể
tác động sâu vào đất liền. Hướng địa hình chủ yếu ở nước ta: hướng TB-ĐN và hướng vòng cung
nhưng tùy theo mùa gió mà có các sườn đón gió và khuất gió, gây ra lượng mưa khác nhau ở mỗi
sườn theo mùa. (0.5đ)

+ Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc làm cho đầu mùa và giữa mùa đông, sườn phía
ĐB mưa trên 1200mm, còn TB lượng mưa thấp hơn 400mm; tương tự như vậy ở Tam Đảo và khối
Vòm sông Chảy. (0.25đ)
+ Dãy núi cao Trường Sơn Bắc giáp biên giới Việt - Lào chắn gió mùa Tây Nam vào mùa
hạ gây hiệu ứng phơn cho Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đông Trường Sơn Bắc đón gió mùa đông bắc
gây mưa muộn vào thu đông. (0.25đ)
+ Các sườn khuất gió: Sơn La ( do cao nguyên Hủa Phan ) Lạng Sơn ( do cánh cung Đông
Triều, thung lũng sông Ba ( Trường Sơn Nam) lượng mưa rất thấp. (0.25đ)
- Các dãy núi chạy ngang ra biển: Hoành Sơn, Bạch Mã, Vọng Phu làm cho mùa đông các vùng này
có mưa ở sườn bắc; mùa hạ mưa ở sườn nam. (0.25đ)
- Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hai mùa gió không mang mưa lại cho vùng Ninh
Thuận, Bình Thuận, mưa rất thấp (dưới 800mm). (0.25đ)
- Đồng bằng do ít có sự khác biệt về độ cao, địa hình nên không chi phối sự phân hóa lãnh thổ của
lượng mưa (0.25đ)

5

Câu 5: Dựa vào Atlát và kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ. Giải thích nguyên nhân và ảnh hưởng của sự phân bố đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của vùng

Đáp án

* Đặc điểm phân bố dân cư (1đ)
- Đây là vùng thưa dân, dân cư phân bố không đồng đều (0.25đ)
+ Các thành phố, trung tâm Công nghiệp: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Mật độ dân số
500-1000 người/km
2
(0.25đ)
+ Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km

2
( Sơn La, Điện Biên, Lai Châu ) ở trung du
100 - 300 người/km
2
( Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, )
(0.25đ)
- Thành phần dân tộc: nhóm ngôn ngữ Tày Thái, Hmông, Dao chiếm ưu thế (0.25đ)

* Nguyên nhân: (0.75đ)
- vùng còn nhiều khó khăn về tự nhiên: Địa hình núi cao, khí hậu không ổn định, đất trồng dễ
suy thoái, (0.25đ)
- Điều kiện kinh tế xã hội vùng còn rất nhiều hạn chế về: cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ
tầng, tốc độ phát triển kinh tế, trình độ Công nghiệp hóa, đô thị hóa (0.5đ )
* Ảnh hưởng ( 0.5đ)
- Khó khăn trong việc phát triển kinh tế, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên vì lực lượng
lao động vừa thiếu vừa yếu (0.25đ)
- Hạn chế việc cải thiện đời sống của người dân (0.25đ)
* Biện pháp giải quyết 0.75đ
- Phân bố lại dân cư lao động trên toàn quốc và từng vùng (0.25đ)
- Xây dựng các cơ sở công nghiệp ở miền núi và Trung du để thu hút lao động (0.25đ)
- Xây dựng cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ để khai thác hết tiềm năng thế mạnh của
vùng (0.25đ)

6

Câu 6: Cho bảng số liệu: Cơ cấu vận tải 2004 của nước ta.

(Đơn vị: %)
Hành khách Hàng hóa Lọai hình vận tải
Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển

Đường sắt 1,1 9,0 3,0 3,7
Đường bộ 84,4 64,5 66,3 14,1
Đường sông 13,9 7,0 20,0 7,0
Đường biển 0,1 0,3 10,6 74,9
Đường hàng không 0,5 19,2 0,1 0,3

Phân tích bảng số liệu, nhận xét về cơ cấu vận chuyển, luân chuyển hành khách và hàng hóa
phân theo loại hình vận tải của nước ta trong năm 2004.

Đáp án
* Cơ cấu khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển của các loại hình giao thông vận tải
không đồng đều (0.25đ)
* Cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách ( 1đ )
- Đường bộ chiếm ưu thế lớn hơn 4/5, tiếp đến là đường sông ( 13.9%) có loại hình chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ ( đường biển chỉ chiếm 0.1%) (0.5đ)
- Khối lượng hành khách luân chuyển : hàng không đứng thứ 2 : 19.2% ( so khối lượng vận chuyển
chỉ chiếm 0.5%) (0.5đ)
* Cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân cuyển hàng hóa ( 1đ)
- Đường bộ đứng đầu với 66.3% ; tiếp đến là đường sông và đường biển, còn khối lượng hàng hóa
vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( 0.1% ) (0.5đ)
- Về khối lượng luân chuyển thì ngành biển chiếm 4/5 trong khi đường bộ 14.1%
Còn loại hình vận tải khác khác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ : đường sông 7% ; đường sắt 3.7% , hàng
không 0.3% (0.5đ)
* Nguyên nhân : (0.75đ)
- Đường bộ : ưu điểm lớn nhất là tính linh động, khả năng thích hợp với loại điều kiện địa hình, khí
hậu và rất hiệu quả trong cự li vận chuyển ngắn và trung bình. (0.25đ)
- Đường hàng không: có khối lượng luân chuyển hành khách lớn : do ưu điểm tốc độ nhanh nhất và
cự ly vận chuyển của hàng không là rất dài. (0.25đ)
- Đường biển: có khối lượng luân chuyển hàng hóa chiếm 4/5 so với đường bộ (14.1%). Điều đó nói
lên cự ly vận chuyển của đường biển là rất dài, còn đường bộ có cự ly vận chuyển ngắn. (0.25đ)




7

Câu 7: Sử dụng tập Atlat Địa lý Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm phân bố công nghiệp của
Trung du miền núi Bắc Bộ. Phân tích nguyên nhân của đặc điểm đó.

Đáp án
a) Đặc điểm phân bố (1.5đ)
- Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi gắn với việc
chế biến nông sản ( Hạ Long, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Phú Thọ, ), khai thác khóang
sản ( Lào Cai, Tĩnh Túc ) vật liệu xây dựng ( Lạng Sơn, Sơn La, ) (0.5đ)
- Các trung tâm công nghiệp ở Trung du thường có quy mô trung bình; riêng Quảng Ninh là trung
tâm công nghiệp lớn, cơ cấu tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng ( khai thác
than, cơ khí và một số ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản ). (0.5đ)
- Một số trung tâm công nghiệp điển hình khác (0.5đ)
+ Bắc Giang: hóa chất, phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí
+ Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, chế tạo máy và vật liệu xây dựng
+ Việt Trì: hóa chất, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, xenlulô và vật liệu xây dựng
+ Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng.
- Nhìn chung công nghiệp miền núi và Trung du Bắc Bộ còn kém phát triển, chưa tương xứng với
tiềm năng (Ý này dùng để thưởng điểm)
b) Nguyên nhân (1.5đ)
* Thuận lợi: (1đ)
- Vị trí : giáp phía nam Trung Quốc, Lào, giáp vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, giáp
biển Đông, thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp thu kiến bộ khoa học kĩ thuật, nguồn lao động
lành nghề, tiêu thụ sản phẩm (0.5đ)
- Giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng. Các khóang sản chủ yếu :
than( Quảng Ninh), apatit ( Yên Bái, Lào Cai), đồng ( Lào Cai ), thiếc ( Cao Bằng, Tuyên Quang),

bôxit ( Cao Bằng, Lạng Sơn) (0.5đ)
- Nguồn thủy năng : trên sông Đà, sông Chảy tài nguyên rừng, tài nguyên biển và một số nguồn
nguyên liệu lấy từ Nông Nghiệp ( chủ yếu cho Công nghiệp chế biến lâm sản nhất là chè, thuốc lá,
một số đặc sản có nguồn gốc cận nhiệt ) (0. 5đ)
* Hạn chế: ( 0.5đ)
- Vùng này đã được khai thác từ lâu đời nên tài nguyên bị cạn kiệt
- Hạn chế về cơ sở hạ tầng làm cho giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu,
vùng xa, biên giới.
- Là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, có trình độ phát triển thấp; còn thiếu và
yếu về nguồn lao động.

HẾT

×