Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chăm sóc cửa sổ tâm hồn cho bé yêu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.61 KB, 6 trang )

Chăm sóc cửa sổ tâm hồn cho
bé yêu
Nhiều mẹ không biết rằng trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm trùng mắt rất cao. Bé sơ
sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng
viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé
không được thực hiện hàng ngày.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tuy nhiên mắt lại rất dễ nhiễm các bệnh như viêm giác mạc,
viêm kết mạc hay phổ biến là bệnh cận thị. Để bé yêu có đôi mắt khỏe, các mẹ nên chú ý
chăm sóc ngay từ khi bé còn nhỏ.

Đôi mắt như thế nào là bình thường?

Thị giác của trẻ sẽ phát triển từ khi sinh ra đến lúc 6 tuổi thì hoàn thiện cùng với cấu trúc
của hệ thần kinh trung ương. Trước 2 tuổi nhận định trẻ có sức nhìn bình thường hay
không dựa vào các phản xạ:

- Bị thu hút vào vật gây kích thích;

- Cố định mắt vào vật gây kích thích;

- Theo đuổi theo vật khi vật này di chuyển.

(Vật kích thích ở đây thường là đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, nguồn sáng hoặc chính là
khuôn mặt của người mẹ khi ở tư thế mặt đối mặt).

Sau 3 tuổi: chúng ta có thể dùng các bảng thị lực có chữ cái, có các hình tượng để thử thị
lực cho trẻ. Ở 2 năm tuổi thị lực của trẻ có thể ước lượng được bằng một dụng cụ đặc biệt
của Teller.




Nguy cơ nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ không biết rằng trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm trùng mắt rất cao. Bé sơ sinh
thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết
mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé không được
thực hiện hàng ngày.

Bé sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng
viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé không
được thực hiện hàng ngày.

Trong một số trường hợp bé sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể
dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt
nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi,
bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và
Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người
chăm sóc).

Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea, vì nó có thể gây
mù nếu không được điều trị. Chlamydia là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm
khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy
mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể
bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm
khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên
y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây
ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị.
Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có
thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.


Ước tính có 3% bé bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù. Lậu và
chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay gặp nhất ở phụ nữ mang
thai.

Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus xảy ra trong 10 đến 20% những bé sơ sinh và
có thể lây lan rất nhanh từ bé này sang bé kia, nhất là tại các cơ sở y tế. Tụ cầu cũng là
nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.

Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho trẻ sơ sinh

Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc bé đều phải rửa tay thường xuyên, sử
dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn
bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở bé sơ sinh. Do vậy
nếu mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị (hay điều trị chưa ổn định)
thì bé sinh ra có nguy cơ viêm kết mạc mắt. Khi thấy mắt bé bị sưng (hay đổ ghèn) thì
phải báo ngay cho bác sĩ (hoặc cho bé đi khám ngay) để bé được chẩn đoán và điều trị
kịp thời.Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.

Có một vài lưu ý cho các mẹ khi vừa sinh bé:

- Ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này
phải được nhúng nước sôi để nguọi.

- Bé thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt (hay tra thuốc mỡ mắt) sau khi lau mắt trong
vòng một tiếng sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc (hay đầu ống thuốc) chạm
vào mắt bé.

- Bất cứ người nào chạm đến bé đều phải rửa tay trước và sau chăm sóc bé.


Để bé có đôi mắt khỏe mạnh

Những thói quen hàng ngày ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mắt. Ví dụ như vừa nằm
vừa đọc sách là "sở thích" của nhiều bé nhưng lại hại vô cùng. Các mẹ tham khảo những
gợi ý sau để bảo vệ mắt bé một cách tốt nhất nhé.

- Hãy để ý thời gian bé xem tivi hoặc đọc truyện. Cứ khoảng 30-40 phút, bạn nên rủ bé
chơi những trò khác hoặc chỉ cho bé những con chim bồ câu đang bay ngoài cửa sổ. Mắt
bé sẽ được thư giãn với màu xanh mát của bầu trời.

- Hướng dẫn cho con đọc sách một cách khoa học. Khoảng cách tốt nhất từ mắt đến sách
là 30cm. Tuyệt đối không được vừa nằm vừa đọc.
- Nếu cho bé ngồi trước máy vi tính cần lưu ý, khoảng cách từ mắt tới màn hình vi tính là
50cm. Bạn nên chỉnh độ sáng thích hợp, không cần quá sáng vì dễ làm lóa mắt bé.

- Khuyến khích trẻ ngồi cách tốt nhất là gấp 5 lần đường chéo màn hình tivi. Mỗi lần bé
dán mắt hoặc ngồi quá gần tivi, hãy chỉ dẫn nhẹ nhàng và để bé ngồi xa hơn.

- Đưa bé đi khám mắt định kỳ nếu bé có biểu hiện hay dụi mắt, nhìn không rõ Bé sẽ
được khám và điều trị kịp thời nếu mắc các tật khúc xạ Ngồi học đúng tư thế: Ngồi học
phải giữ đúng tư thế: nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát
nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên
bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mắt: Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả vàng
đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần, thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành,
dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6….

- Ngăn ngừa tổn thương cho mắt: Khi ra nắng, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ con bạn
khỏi tia tử ngoại mà bé còn cần phải đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu

bé trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra, các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa
chất khác cần để ngoài tầm nhìn của trẻ, bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc.
Khi cho trẻ đi bơi, nên cho trẻ đeo kính bơi để nước không gây kích ứng mắt.

×