Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu Chăm sóc khi trẻ mắc những bệnh thông thường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.34 KB, 1 trang )

CHĂM SÓC KHI TRẺ MẮC NHỮNG BỆNH THÔNG
THƯỜNG

Khi trẻ ốm ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, các bậc phụ huynh cần
phải biết cách chăm sóc bởi không chăm sóc đúng cách và phù hợp đôi khi gây nguy hiểm cho
trẻ. Sau đây là một số kinh nghiệm chăm sóc khi trẻ mắc một số bệnh thông thường.



Chăm sóc khi trẻ sốt

Đối với trẻ bị sốt cấp tính, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng được chỉ định.
Nên để trẻ mặc quần áo thoáng mát và cho trẻ uống nhiều nước. Những sai lầm hay mắc phải khi
trẻ sốt là người lớn ủ kín trẻ quá mức, cho trẻ mặc 2-3 áo, đóng hết cửa để tránh gió lùa vào và
không cho trẻ tắm. Khi giữ gìn quá mức như vậy, trẻ sẽ bị sốt cao hơn vì nhiệt xung quanh trẻ
không được thoát đi. Sự lưu thông không khí sẽ làm giảm nhiệt độ cho trẻ. Trẻ có thể vẫn tắm
được, cần tắm cho trẻ bằng nước ấm vì nước ấm sẽ bốc hơi tốt hơn nước lạnh, do đó sẽ giúp làm
giảm thân nhiệt của trẻ tốt hơn.

Khi trẻ bị co giật
Khi bị sốt cao đột ngột đôi khi trẻ có thể bị co giật. Thường những cơn co giật này kéo
dài khoảng một phút và tự ngưng. Khi trẻ bị co giật, biểu hiện thường thấy là mắt trợn ngược lên
hay đứng tròng, không biết gì, sùi bọt mép, tay và chân giật từng hồi liên tục. Trong trường hợp
này, cho trẻ nằm nghiêng một bên để đờm nhớt có thể chảy ra ngoài và làm thông thoáng đường
thở của trẻ. Chờ một hay vài phút cho trẻ hết co giật và thở đều trở lại rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế
gần nhất. Lưu ý, khi trẻ bị co giật không được cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ, bởi nếu cố cạy
miệng trẻ dễ làm trầy xước, chảy máu miệng hoặc thậm chí làm gẫy răng của trẻ.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy
Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiêu chảy phân lỏng và kéo dài nhiều
ngày. Điều quan trọng nhất là khi trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống dần nước bù tiêu chảy bằng


cách pha oresol theo đúng hướng dẫn. Trong thời gian này, nên theo dõi xem trẻ có các dấu hiệu
bị mất nước không như trẻ lừ đừ, mắt trũng, khô miệng lưỡi cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám
ngay để kịp thời điều trị. Đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy vẫn phải ăn uống đủ chất, không được hạn
chế khẩu phần ăn của trẻ. Nếu trẻ bú mẹ thì vẫn cho bú như bình thường, cho bú nhiều lần hơn,
mỗi lần một ít.
Trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng có phát ban ngoài da
Có khá nhiều bệnh nhiễm trùng gây phát ban ngoài da khoảng vài ngày sau khi sốt như sởi,
rubella, sốt xuất huyết... Những ban này là những mảng nổi màu hồng, thường ở mặt, thân mình
và tay chân. Đa số phát ban này tự hết trong khoảng vài ngày... Điều cần làm là cho trẻ tắm bình
thường, nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát và ăn uống bình thường.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hoàng Dương (suckhoedoispng.vn)

×