Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghị luận văn học: Thoát khỏi hệ thống ước lệ của “thơ cũ” thời trung đại, các nhà thơ mới lần đầu tiên nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính mình, nhưng sự “thoát xác” ấy đến Xuân Diệu mới thật sự trọn vẹn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.68 KB, 10 trang )

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Thốt khỏi hệ thống ước lệ của “thơ cũ” thời
trung đại, các nhà thơ mới lần đầu tiên nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính
mình, nhưng sự “thốt xác” ấy đến Xn Diệu mới thật sự trọn vẹn”.
Bài làm
Theo đà phát triển của xã hội, con người chúng ta ngày càng tiếp nhận nhiều
kiến thức, tư tưởng mới. Điều này càng khẳng định rằng con người ngày một thông
minh hơn, sáng tạo hơn để theo kịp sự tiến bộ này. Nền văn học Việt Nam cũng từ đó
mà phát triển bởi vì nó chính là “cuốn sách kỳ diệu”, ghi lại tất cả những suy nghĩ,
cảm xúc của con người trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhà văn Antona
Phrăng xơ đã nhận xét "Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con
người", điều này là bởi vì đằng sau những câu chữ ấy là tấm lòng của thi nhân đã in
dấu trong tác phẩm của mình. Trải qua nhiều thời gian, các nhà thơ đã không ngừng
đổi mới phong cách, ngôn ngữ và đặc biệt là tư tưởng để có thể theo kịp sự tiến bộ của
thời đại. Phong trào Thơ mới ra đời đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn trong sáng tác văn
học nước nhà và Xuân Diệu đã tiếp nhận sự đổi mới này một cách trọn vẹn. Vì thế mà
đã có nhận xét rằng “Thốt khỏi hệ thống ước lệ của “thơ cũ” thời trung đại, các nhà
thơ mới lần đầu tiên nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính mình, nhưng sự “thốt
xác” ấy đến Xn Diệu mới thật sự trọn vẹn”.
Đầu thập niên 1930, văn học Việt Nam diễn ra một “cuộc vận động” đổi mới
thơ ca với sự xuất hiện của những làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, đầy cá tính và sáng tạo
độc đáo, thốt khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ. Trong thời kỳ này, thơ mới xuất hiện
góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học nước nhà. Khuynh hướng chung của
nó là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ “cái tôi” của tác giả. Điều này cho
thấy, các thi nhân muốn thoát khỏi những nguyên tắc chung của thơ ca, họ muốn sáng
tạo bằng chính cảm xúc của mình, cho thấy rằng cảm hứng sáng tác gắn liền với ý
thức cá nhân. Thơ mới là thơ của “cái tôi”, một “cái tôi” chưa bao giờ được nhắc đến
trong thơ cổ, nó vượt lên những cơng thức ước lệ, khn khổ, khn mẫu vốn có của
thơ văn xưa
Thời xưa, các nhà thơ cảm thụ và mô tả thế giới không bằng cặp mắt và ngơn
ngữ của chính mình mà dùng cặp mắt và ngôn ngữ chung của cộng đồng, xã hội.
___________________________________________________________________________


Tài liệu chuyên văn
1


Trong thơ cổ đều có những thể loại thơ nhất định như thất ngôn bát cú,thơ lục bát, thất
ngôn tứ tuyệt,... Mỗi thể loại đều có những nguyên tắc riêng mà mỗi nhà thơ đều phải
tuân thủ một cách chặt chẽ. Vì thế mà thơ cổ thường tuân theo những quy định và
mang tính khn mẫu. Hơn nữa, số chữ, số từ trong từng câu thơ, từng dòng thơ đều
bị giới hạn bởi một số lượng nhất định nên thơ cũ thường xúc tích, cơ đọng và sâu sắc.
Họ thường dùng thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người, cụ thể là các hình ảnh
hoa, lá, liễu,... Do trong giai đoạn xã hội bấy giờ, các nhà thơ xưa chịu ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng Nho giáo, họ muốn thốt khỏi sự khn khổ ấy nhưng thực sự
quá khó khăn. Trong thơ văn lúc bấy giờ, khi nhắc đến việc miêu tả người phụ nữ thì
trước hết là họ phải đẹp, có nhan sắc, có tài năng nhưng phải chịu sự khắc nghiệt, éo
le, ngang trái của cuộc đời. Điển hình là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm đặc sắc
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nàng được “nét cọ” của nhà thơ tài hoa này phác họa
một cách tuyệt đẹp:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
Tuy nhà thơ Nguyễn Du đã có những tư tưởng tiến bộ vượt thời đại, những
quan điểm của ông sâu sắc và phong phú hơn trong tình u đơi lứa, cụ thể là cho
Kiều “xăm xăm bóng tối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng, nàng có thể tự do
đi tìm hạnh phúc cá nhân của mình, khơng phụ thuộc vào cha mẹ và quan niệm cổ hủ
của thời đại trước, nhưng đâu đó vẫn theo một quy luật là người phụ nữ đẹp thường
gặp nhiều trắc trở, gian truân. Tác phẩm “Truyện Kiều” là một điển hình xuất sắc.
Khơng chỉ vậy, các nhà thơ xưa còn chịu ảnh hưởng của thơ Đường. Tuy nó
sang nước ta nhưng đã được các thi nhân thuần hóa, mang đậm phong cách dân tộc từ
ngơn ngữ đến nội dung. Đó là sự sáng tạo khơng ngừng của các thi nhân giúp cho nền

văn học Việt Nam thêm phong phú. Bên cạnh đó, thơ xưa cũng mang cấu trúc, đặc
điểm riêng của thơ Đường. Các tác phẩm này thường dùng chữ Hán, chính vì thế mà
tuy nội dung, tư tưởng mang phong cách dân tộc nhưng vẫn cịn mang nét gì đó của
văn học Trung Quốc. Khơng những vậy, một số tác phẩm còn sử dụng điển tích, điển

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
2


cố Trung Quốc trong thơ văn của mình, góp phần làm tăng tính sâu sắc và tinh tế hơn
cho tác phẩm. Điều này cho thấy, lúc bấy giờ, các thi nhân xưa còn chịu ảnh hưởng
khá lớn của thơ Đường. Dù vậy, trong thời gian này, vẫn để lại những áng văn chương
bất hủ, làm rung động tâm hồn người đọc. Chẳng hạn như bài “Nam quốc sơn hà” của
Lý Thường Kiệt trải qua không biết bao nhiêu lần lên xuống của Mặt Trời nhưng nó
vẫn in sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam, cịn được xem là bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên của dân tộc., mãi mãi vĩnh cửu cùng thời gian, mãi mãi trong tâm hồn
người Việt qua chỉ vẻn vẹn bốn dòng thơ mà thôi:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Đối với thơ văn cổ,, hình ảnh mai, lan, cúc, trúc - bốn loài thực vật được xem là
cao quý theo quan niệm của Trung Quốc và người Việt Nam ta, là biểu tượng tương
ứng với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, là một trong những đề tài thường được nhắc đến
trong thơ xưa. Họ luôn cho rằng mai là loài hoa tượng trưng cho cốt cách thanh nhã
của người quân tử. Ngày trước, Cao Bá Quát cũng từng nói: “Nhất sinh đê thủ bái mai
hoa” (Có nghĩa: Cả đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai) cũng đã thể hiện ít nhiều cái
mong muốn làm người quân tử, suốt đời trong sạch. Đến hoa lan thì có những nét
riêng biệt mà Khổng Tử gọi là “Vương giả chi hoa”, nó tượng trưng cho người quân

tử bất đắc chí. Sang cúc thì lại khác, nó khơng chịu nở cùng các loài hoa khác mà chỉ
nở vào tiết lạnh của mùa thu, tượng trưng cho bậc quân tử ẩn dật, lánh đời. Trúc thì
tượng trưng cho đức tính nhẫn nại, tự cường của người quân tử, bởi vì dù sương mù
tuyết lạnh nhưng nó vẫn tươi tốt và phát triển, trong khi những loại cây khác đã cằn
cỗi, khơ héo. Bên cạnh đó, cây tùng, cây bách là biểu tượng của sự cứng cỏi, hiên
ngang, chịu đựng của người qn tử. Chính vì điều này mà khi nhắc đến nam nhân,
những người có bản lĩnh “đầu đội trời, chân đạp đất”, các nhà thơ thường sử dụng loài
cây này để miêu tả sự mạnh mẽ, kiên cường của nam nhi thời ấy.
Trong thơ cổ thì khi nhắc đến “người”, nhất là miêu tả đều gắn liền với thiên
nhiên. Lúc bấy giờ, họ khơng bao giờ nói lên cảm xúc riêng của chính mình mà ln

___________________________________________________________________________
Tài liệu chun văn
3


mở rộng ra ngôn ngữ của cộng đồng, nhân dân và xã hội. Nhưng duy chỉ có Hồ Xuân
Hương đã xưng “em” trong tác phẩm của mình, thể hiện được con người làm chủ sự
vật, sự việc, nhưng đây lại là lời than thân của người phụ nữ phải chịu đựng và chấp
nhận số phận:
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.”
(Bánh trơi nước, Hồ Xuân Hương)
Nhắc đến mùa thu, ta thường nhớ đến ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
- một nhà thơ cổ của dân tộc, mang đậm phong cách riêng của ông, dùng cấu trúc theo
luật thơ nhà Đường:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

(Thu điếu, Nguyễn Khuyến)
Mùa thu không phải là đề tài mới lạ trong văn học Việt Nam và nó có một số
đặc tính hằng hữu, thường được các nhà thơ xưa nhắc đến: Mùa thu là mùa của gió
heo mây, của trời xanh, mùa của lá rụng,... Nhưng khi phong trào thơ mới bắt đầu hình
thành, các nhà thơ mới đã tạo ra sự mới lạ, dùng những hình ảnh khác để diễn tả mùa
thu. Điều này giúp cho nền văn học nước nhà được “sang trang mới” qua sự sáng tạo
không ngừng của các tác giả trẻ, là những người tiếp thu và phát huy những truyền
thống thơ văn của cha ông. Ở thế hệ trẻ, họ được sống trong một thời đại tiến bộ,
những suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm cũng có những thay đổi nhất định. Trong lịng họ
có một sự nỗ lực, cố gắng khơng ngừng nghỉ để có thể cho ra đời những tác phẩm
mang màu sắc mới, riêng biệt của chính mình, để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng
người đọc. Chính vì vậy mà trong cuộc sống ngày nay, thơ văn có thể đáp ứng nhiều
yêu cầu của bạn đọc, ngày một đổi mới và hoàn thiện hơn. Thơ mới giúp cho các nhà
thơ được “tự do”, được thoát khỏi những quy định chặt chẽ, cách gieo vần bằng trắc
của thơ cũ trói buộc, họ thoải mái sáng tác, thả sức tưởng tượng, nói lên điều mình
nghĩ, mình mong muốn cho người đọc cảm nhận. Đây là điều mà có lẽ nhà thơ nào

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
4


cũng mong muốn, họ khao khát có thể đồng cảm với bạn đọc. Qua mỗi tác phẩm, mỗi
thi nhân đều gửi gắm những quan điểm, chân lý của cuộc sống tươi đẹp này. Trong thơ
mới, “cái tôi” cá nhân được đề cao, suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình có thể được đón
nhận mà khơng phải là ngơn ngữ của cộng đồng, xã hội chi phối. Đây là điều mà các
nhà thơ xưa không thể thực hiện. Mỗi thời đại sẽ có những nhu cầu, nguyện vọng về
tình cảm, cảm xúc cho chính mình. Cũng chính vì dùng sự tưởng tượng, cảm xúc chân
thật trong từng tác phẩm nên đôi khi cũng có thể đồng cảm cùng bạn đọc. Người đọc
sẽ hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng hơn về tác phẩm mà họ đọc. Lúc này, văn học cũng trở nên

gần gũi hơn, dễ hiểu hơn, ít trừu tượng và dễ đồng cảm hơn thơ cổ. Nhưng dù là thơ
cũ hay thơ mới thì mỗi bài đều để lại cho đời những triết lý sâu sắc. Do bởi các tác giả
cảm nhận thơ bằng tất cả cảm xúc, trái tim và niềm say mê của mình. Sự đổi mới
trong ngơn ngữ thể hiện cách nhìn đời, nhìn thiên nhiên của “cái tơi” cá nhân.
“Sự thốt xác này đến Xn Diệu mới thực sự trọn vẹn”. Quả thật là như vậy.
Ông đã từng được Hoài Thanh nhận định là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
Trước ơng, đã từng có rất nhiều tác giả trong phong trào thơ mới nhưng tại sao Hoài
Thanh lại nhận xét Xuân Diệu như vậy? Chắc có lẽ thơ Xuân Diệu có thể thấy được
“cái tôi” của nhà thơ bùng nổ mãnh liệt, phát triển ở mức độ cao và đem lại nhiều cái
mới trong thơ ca.
Thế nhưng, tác giả Thế Lữ lại được xem là người có đóng góp đáng kể vào việc
hiện đại hóa văn thơ Việt Nam, là một trong những nhà thơ mới của nước ta mà không
phải là nhà thơ mới nhất. Điều này là do ơng chưa thốt hẳn phong cách diễn đạt ước
lệ của thơ cũ, mặc dù thơ Thế Lữ đã có những cách tân táo bạo về hình thức nghệ
thuật. Ở thời kỳ đầu của thơ mới, những cách tân của Thế Lữ đã mở đường cho bút
pháp của các nhà thơ sau này. Thơ Thế Lữ nói lên khát khao được sống tự do, thốt
khỏi tù túng để đến với thế giới bao la hơn. Bài thơ “Nhớ rừng” mượn lời con hổ
trong vườn bách thảo được xem là lời tâm sự của một lớp người đang đau khổ trong
cuộc sống, chán ghét thực tại tầm thường, giả dối nhưng bất lực và chỉ biết chìm đắm
trong dĩ vãng oai hùng, thể hiện tư tưởng giải phóng bản thân và khát vọng tự do một
cách mạnh mẽ. Dù muốn thốt ly, nhưng “cái tơi” của Thế Lữ trong mấy vần thơ vẫn
buồn, chân trời thoát ly cịn chưa được mở ra hết. Từ xưa, trí tưởng tượng của con

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
5


người đã tạo nên một xứ bồng lai tiên cảnh, đó là giấc mơ để xoa dịu, an ủi cuộc sống
hiện tại của mình. Thế Lữ cũng đã có những giấc mộng trong sáng tác của mình với

những cảnh sắc huyền ảo:
“Trời cao xanh ngắt ơ kìa
Hai con hạc trắng bay về bồng lai.”
(Tiếng sáo thiên thai, Thế Lữ)
Ông dường như vẫn còn muốn trốn tránh cuộc sống hiện tại, đi tìm một thế giới
khác kỳ diệu hơn, vui vẻ hơn.
Chế Lan Viên cũng là một trong những nhà thơ mới của nước nhà. Ơng đã
khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo sao cho các tác phẩm của mình thật độc đáo, mới lạ.
Con đường thơ ca của nhà thơ này cũng trải qua nhiều biến động, khó khăn nhưng nó
cũng không thể ngăn cản được sự đam mê của Chế Lan Viên dành cho thơ ca. Thơ của
tác giả này “trải qua” nhiều chủ đề, tùy theo từng thời điểm. Trước cách mạng, thơ ca
của Chế Lan Viên giống như một thế giới kinh dị, thần bí và bế tắc của một thời đại
điêu tàn. Nhưng sau cách mạng, ông đã đến với cuộc sống của nhân dân và đất nước,
thấm nhuần ánh sáng của cách mạng. Trong thời kỳ 1960 - 1975, thơ ơng sử dụng
tính sử thi hào hùng, chất chính luận và đậm tính thời sự. Tuy vậy, “cái tôi” cá nhân
trong thơ của Chế Lan Viên vẫn còn chưa rõ ràng, thể hiện khuynh hướng suy tưởng
triết lý nhiều hơn.
Vậy thì, ở nhà thơ Xuân Diệu, chắc phải có những phong cách rất nổi bật, cũng
lại rất mới lạ mới được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Trước tiên,
Xuân Diệu có một cái nhìn và cách miêu tả thiên nhiên táo bạo, đó là “Tháng giêng
ngon như một cặp mơi gần”. Phải nói rằng, trong thơ Việt Nam chưa có ai cảm nhận
mùa xuân như cách cảm nhận của Xuân Diệu. Một điều đáng chú ý là Xuân Diệu
không lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh vẻ đẹp con người như ta vẫn thường
gặp trong thơ cổ mà lại lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực để so sánh vẻ đẹp
của thiên nhiên, đó cũng chính là đặc điểm trong thơ của ông. Nếu ta gặp trong thơ
của Nguyễn Du, nhan sắc của Thúy Vân được miêu tả “Mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da” (Truyện Kiều), thì Xn Diệu lại có cách so sánh khác “Tháng giêng
ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng).

___________________________________________________________________________

Tài liệu chuyên văn
6


Con người bao giờ cũng là điều tuyệt diệu. Không chỉ vậy, với cặp mắt “xanh
non” và “biếc rờn”, nhà thơ Xuân Diệu nhận ra rằng trần gian đẹp biết bao nhiêu.
Những sự vật dù rất nhỏ bé, tầm thường nhưng chúng cũng làm cho những cảnh vật
khác thêm rực rỡ, sáng chói, sinh động và đầy màu sắc qua các câu thơ của ông:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Nhà thơ Xuân Diệu đã miêu tả cảnh thiên nhiên giống như một thiên đường nơi
trần gian, cớ sao lại phải tìm những chốn tiên cảnh khác. Bướm ong thì có tuần tháng
mật, đồng nội thì có mn hoa, cành tơ thì có mn lá, mắt người thì có ánh sáng.
Những câu thơ của ơng nhanh gấp trong một nhịp điệu dào dạt và đầy sức sống.
Ông là người khát khao sống đến mãnh liệt, muốn tận hưởng hết cuộc đời mình
một cách trọn vẹn nhất. Từ xưa đến nay, người ta chỉ tiếc mùa xn khi nó khơng cịn,
chỉ tiếc thời gian khi nó trôi qua. Nhưng với sự nhạy cảm đến lạ lùng của Xuân Diệu,
ông đã thể hiện thái độ yêu cuộc sống đến mức độ say đắm, tiếc mùa xuân khi nó vẫn
đang cịn tồn tại:
“Xn đương tới nghĩa là xn đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân đã già.”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Và rồi dường như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận ra rằng, con người khao khát vô
tận được sống nơi trần gian tươi đẹp chứa đựng biết bao điều kỳ diệu này, nhưng cuộc
đời lại có những quy luật của nó, vơ cùng nghiệt ngã và éo le:
“Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”
(Vội vàng, Xuân Diệu)

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
7


Trong đoạn thơ trên, Xuân Diệu đã xưng “tôi”, điều này cho thấy “cái tôi” cá
nhân của nhà thơ được bộc lộ mãnh liệt và sâu sắc. Nhà thơ Xuân Diệu không tưởng
tượng, không mơ ước sẽ đến nơi nào khác xa xôi, ông luôn đối mặt với hiện thực trần
gian mà nhà thơ cho rằng nơi đây muôn màu, mn vẻ. Ơng khun chúng ta cần phải
trân trọng vì cuộc đời quá ngắn ngủi và con người sinh ra chỉ có một lần, tuổi trẻ là
tuổi đẹp nhất, hãy sống sao cho đáng sống để khi về già, mình sẽ không hối tiếc những
năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
Tài năng của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở đó mà cịn thể hiện ở cách dùng
ngơn ngữ, hình ảnh táo bạo, mới lạ và gây hiệu quả thẩm mỹ cao. Những sự vật, sự
việc rất đỗi gần gũi, giản dị nhưng qua nét bút của nhà thơ lại trở nên sinh động và
hồn tồn khác lạ:
“Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uất lẫn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đồn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Khơng gian xám tưởng sắp tan thành lệ.”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Cách miêu tả buổi chiều thật mới lạ, một buổi chiều tương tư thật buồn. Gió thì
lướt thướt, vài miếng đêm thì u uất,... Bằng nghệ thuật nhân hóa hình ảnh gió, đêm,..
cho ta thấy không gian lúc này thật tẻ nhạt, thất vọng và hình ảnh thiên nhiên dường
như cũng buồn theo con người. Con người chúng ta làm chủ thể, làm chủ thiên nhiên

và mọi vật.
Khơng những vậy, Xn Diệu cịn tiếp thu văn hóa phương Tây và dùng khả
năng sáng tạo, kế thừa các yếu tố truyền thống của thơ văn xưa đã tồn tại trong tâm
hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với cuộc đời này. Được mệnh danh là “ơng hồng của
thơ tình”, nhà thơ Xn Diệu ln rất đa cảm về tình u đơi lứa - một trong những đề
tài ln được người đọc đón nhận, những dịng thơ của ơng đã để lại những ấn tượng
thật khó phai mờ:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi !

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
8


Anh nhớ anh của tháng ngày xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đơi mắt đang nhìn anh đăm đắm.”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Nhắc đến chủ đề tình yêu, chúng ta thường có rất nhiều cảm xúc yêu thương,
giận hờn và đặc biệt là tương tư, nó là cảm giác khơi nguồn cho tình u đơi lứa được
“chắp cánh” bay xa. Nhưng với người có cảm xúc tột cùng mãnh liệt về yêu thương
tột độ đắm say thì càng có nhiều cảm xúc đặc biệt hơn:
“ Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài.”
(Xa cách, Xuân Diệu)
Tuy là hai người đang ngồi gần nhau nhưng chàng trai vẫn còn sợ rằng tình yêu
của họ sẽ xa cách. Nhà thơ Xuân Diệu đã diễn đạt tình yêu nơi trần gian một cách cụ
thể, đầy đủ, thể hiện ở cả hai phương diện, đó là tinh thần và nhục thể. Trên cuộc đời
này, con người chúng ta khơng thể sống mà khơng có tình u thương bởi vì “Nơi

lạnh lẽo nhất khơng phải là Bắc Cực mà là nơi khơng có tình thương” (M.Go-rơ-ki):
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.”
(Bài thơ tuổi nhỏ, Xuân Diệu)
Tình yêu trong thơ của Xuân Diệu giống như là một “khu vườn” đủ mọi hương
sắc, làm bản nhạc đủ mọi âm thanh và dù ở cung bậc nào nó cũng nồng nàn, say đắm
đến cuồng nhiệt và mang đậm phong cách phương Tây. Một sự mới lạ nữa trong thơ
của Xuân Diệu, khác với các nhà thơ cũ, tình yêu của họ thật kín đáo, lặng lẽ mà
“Tương tư” của Nguyễn Bính là một ví dụ điển hình:
“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.”
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Cịn với Xn Diệu, nhà thơ như nói lên hết cảm xúc của mình qua câu thơ:

___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
9


“Anh nhớ em, em hỡi ! Anh nhớ em”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Câu thơ chính là tâm trạng thật của chàng trai được bộc lộ một cách thẳng thắn
chứ không hề lặng lẽ, khéo léo.
Với sự đóng góp to lớn của Xuân Diệu cho nền văn học Việt Nam, ông đúng là
nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Sự xuất hiện của ơng đã góp phần làm cho
nền văn học nước ta thêm phong phú, đa dạng và dạt dào tình cảm con người. Lời
nhận xét trên hồn tồn đúng đắn, giúp cho ơng có thêm niềm tin, ý chí, nỗ lực để
sáng tạo thêm những tác phẩm mang phong cách của riêng mình.


___________________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
10



×