Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận văn học về hành động trả thù của tấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.17 KB, 2 trang )

Nghị luận văn học về hành động trả thù của Tấm
Có người cho rằng cô Tấm trong truyện Tấm Cám là một người đẹp không hoàn chỉnh. Hành
động trả thù của Tấm: “lấy nước nóng đội cho Cám chết nhăn răng rồi làm mắm gửi về cho dì
ghẻ” là một hành động độc ác, tàn nhẫn vô nhân tính. Nhưng theo em có lẽ không đơn giản như
vậy.
Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay dộc, nghiệt ngã của
mẹ con mụ dì ghẻ độc ốc. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu.
Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp. hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ, một con ở trong chính
tổ ấm của mình. Tấm phải cam chịu nhìn kẻ khác hạnh phúc êm ấm trong khi mình phải chịu
cảnh cô dơn, buồn tủi. Lúc ấy có ai thông cảm, chia sẻ với Tấm đâu?
Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết nàng, đưa
Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn
nào hơn thê nữa? Có người mẹ nào lại nỡ giết chết con mình nhất là trong ngày giỗ bố? Có người
em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình?
Sự thực thì lúc ấy Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta thì cái thiện không bao giờ
chết được. Tấm đã lẩn lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi,
thành cây thị. Nhưng cái ác vần luôn rình rập để gieo họa. Mẹ con Cám đã giết Tấm và bây giờ
chúng lại độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa là làm mọi cách để giết nốt linh hồn của Tấm. Chúng
đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi… Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt của
Tấm trên đời dù là trong oan hồn. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều
lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng.
Bởi vậy, trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đường nào khác là giết
chúng.
Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối
như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng, mẹ con nhà Cám vẫn vậy,
vần ganh ghét đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết chính
Cám.
Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết đó là
dã man bởi ở ác gặp ác, kẻ gieo gió ắt phải gặp bão. Tấm trả thù như vậy mới đáng với những gì
mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Nhất là trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi là triệt hẳn.
Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm,


cái ác của chúng mới không thể sống lại để tác oai tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị trời
phạt sai thiên lôi đánh chết như Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ nhàng quá không? Có
đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn không? Và tại sao nhân dân cứ mượn trời trả mối hận
thù của mình như trong truyện dân gian cùng loại trước đó? Ở truyện này chính người dân lương
thiện muốn trực tiếp trừng phạt bằng một hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác,
trừng phạt cho cái ác phải táng đởm kinh hồn chả lẽ lại bị chê trách sao?
Thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không chỉ có một cách xử chết. Ngày xưa có cách tùng xẻo
hay tứ mã phanh thây thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cùng chỉ là hình bóng của lịch sử
mà thôi. Đem quan niệm nhân đạo ngày nay để phê phán há chẳng không nên lắm sao?
Cho nên em đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó có cho là tàn bạo. Hình
ảnh cô Tấm vẫn mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em. Như nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô
Tấm hóa thân thành Phật và được nhân dân thờ cúng. Chẳng lẽ qua hiện tượng này nhân dân đã
thiếu tinh tường khi không xét đến cách xử tàn ác của Tấm sao?

×